Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu khẩu Việt Nam, Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học - 2


PHẦN MỞ ĐẦU‌

1. Lí do chọn đề tài:

Thực hiện chính sách cơ chế mở cửa nhằm tạo đà phát triển và hội nhập với Quốc tế, Chính Phủ Việt Nam luôn xác định Chính sách Kinh tế đối ngoại là “ Đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế với mọi Quốc gia, mọi tổ chức kinh tế”. Việc gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO vào năm 2006 và diễn đàn TPP 2016 đã mang đến cả cơ hội cũng như thách thức phát triển cho Việt Nam. Để có thể hội nhập thành công, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, hoạt động thương mại, hoạt động Ngân hàng, trong đó cần chú trọng đến hoạt động kinh doanh Ngoại tệ, coi đây là một trong những phương tiện để thâm nhập vào thị trường Quốc tế và thúc đẩy hỗ trợ nền kinh tế phát triển.

Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành

thông tư

15/2015/TT­NHNN về

hướng dẫn giao dịch ngoại tệ

trên thị

trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

ngoại tệ

của tổ

Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu khẩu Việt Nam, Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học - 2

chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Ngân hàng

thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những tổ chức tín dụng được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được phép triển khai ngay từ ngày đầu mới thành lập, đến nay đã có nhiều thành tựu trong các hoạt động kinh doanh ngoại hối và ngoại tệ.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những nguồn thu chính của hầu hết các Ngân hàng thương mại. Việc tìm ra phương pháp đẩy mạnh phát triển kinh doanh ngoại tệ là một vấn đề kim chỉ nam của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Eximbank nói riêng. Xuất phát từ quan điểm trên, tôi xin phép được chọn đề tài “Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam,

phòng giao dịch Nguyễn Thái Học” để tìm hiểu và giải quyết vấn đề trên.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (KDNT) là một trong các hoạt động kinh


doanh đầu tiên của ngân hàng thương mại (NHTM) và mang lại khá nhiều lợi nhuận. Do tầm quan trọng như vậy, khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Một số nghiên cứu, bài viết có giá trị cao về hoạt động kinh doanh ngoại tệ như:

Luận văn thạc sỹ “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” của tác giả Nguyễn Thị Tươi (2014): Đề tài làm rõ khái niệm đặc điểm và nội dung của hoạt động KDNT và các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động KDNT của NHTM, phân tích, đánh giá sự phát triển KDNT của Ngân hàng VPBank trong thời gian qua, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những bất cập và nguyên nhân của những bất cập. Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động KDNT của VPBank nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Trần

Huyền Trâm (2011): Đề tài đi sâu nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng, các nghiệp vụ của nó và ảnh hưởng của hoạt động này tới các hoạt động cho vay ngoại tệ, thanh toán quốc tế... từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT.

Luận văn thạc sỹ kinh tế “ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011) đã nêu được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại BIDV có thể kể đến là: Hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại BIDV, trong đó cần tập trung marketing, giới thiệu khách hàng sử dụng các sản phẩm ngoại hối phái sinh tại ngân hàng; mở rộng hoạt động KDNT trên thị

trường ngoại hối liên ngân hàng và thị trường quốc tế; nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực. Ngoài ra luận văn này cũng đưa ra một số kiến nghị đối với

NHNN và các doanh nghiệp XNK nhằm mở rộng môi trường kinh doanh và tiềm năng hoạt động KDNT cho các NHTM nói chung và BIDV nói riêng.

Luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của


Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồ

(2008) đã phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Việt Nam Eximbank. Nhận ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt

động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Từ

đó đề

ra biện pháp nhằm giúp

phòng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Việt Nam Eximbank kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn và giữ vững vị thế đứng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần về lĩnh lực kinh doanh ngoại hối.

Luận văn thạc sỹ “Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” của tác giả Trần Thanh Hà (2005) trên cơ sở nhận thức lý luận, qua thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tế hoạt động và đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm góp phần vào công cuộc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Đặc biệt là luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Công Giảng (2007) về “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam”. Trong luận văn này, tác giả đã nêu được những khái niệm cơ bản về kinh doanh ngoại tệ đồng thời cũng đi sâu phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ và đưa ra một số giải pháp, tuy nhiên khi phân tích về các đối tượng tham gia vào việc trên thị trường hối đoái thì tác giả đã không đề cập đến các cá nhân mà chỉ đề cập đến các tổ chức tài chính: Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các công ty và định chế tài chính phi ngân hàng, các nhà môi giới (broker).

Như vậy có thể thấy các tác giả nói trên mới chỉ tập trung vào nghiên cứu việc phát triển và mở rộng hoạt động KDNT tại các NHTM mà chưa đi sâu vào phân tích các tiêu chí về kết quả hoạt động KDNT, đặc biệt là chưa có đề tài nào nghiên cứu hiệu quả hoạt động KDNT tại phòng giao dịch đặc thù nào.

Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học là phòng giao dịch thuộc chi nhánh Long Biên, là phòng giao dịch loại 1 duy nhất tại miền Bắc đang trong quá trình thai


nghén được ban Tổng giám đốc cân nhắc xét duyệt lên Chi Nhánh. Do đó, ngoài nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng rất được coi trọng tại phòng giao dịch.

3. Mục đích của đề tài:

Trên cơ sở tổng hợp lý luận về kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại, thực trạng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, phòng giao dịch Nguyễn Thái Học giai đoạn 2014­2016, mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra các biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại phòng giao dịch Nguyễn Thái Học.

4. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh ngoại tệ thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam.

5. Phạm vi nghiên cứu:

tại ngân hàng

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng

thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, phòng giao dịch Nguyễn Thái Học giai đoạn 2014 ­ 2016.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu và tìm ra được đối tượng nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại.

Phân tích thực trạng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, phòng giao dịch Nguyễn Thái Học giai đoạn 2014­2016.

Đề xuất các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại

phòng giao dịch Nguyễn Thái Học.

7. Giả thuyết khoa học:

Nếu áp dụng các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại


ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, phòng giao dịch

Nguyễn Thái Học thì sẽ tăng thu nhập cho phòng.

8. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện được các nhiệm vụ

nghiên cứu, đề

tài đã thực hiện các

phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thống kê, điều tra thu thập số liệu và xử lý số liệu.

Phương pháp toán học: Thống kê toán học, sử dụng mô hình, số liệu.

9. Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo danh mục chữ viết tắt, mục lục và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh Ngoại tệ tại ngân hàng thương

mại.

Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh Ngoại tệ của Eximbank,

phòng giao dịch Nguyễn Thái Học giai đoạn 2014­2016.

Chương 3: Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, phòng giao dịch Nguyễn Thái Học.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.‌

1.1. Hoạt động kinh doanh Ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại.


1.1.1. Các khái niệm


1.1.1.1. Ngoại hối


Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau. (Nguyễn Văn Tiến, 2009, tr13).

Tại Việt Nam, khái niệm ngoại hối được đề cập đến trong khoản 1, điều

4, Pháp lệnh ngoại hối của

Ủy ban thường vụ

Quốc hội số

28/2005/PL­

UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005.

Ngoại hối bao gồm:

 Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);


 Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;


 Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;


 Vàng thuộc dự

trữ

ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở

nước ngoài của

người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam


 Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.


Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm ngoại tệ, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.

1.1.1.2. Ngoại tệ


Ngoại tệ là một loại ngoại hối và có thể hiểu ngoại tệ là đồng tiền nước ngoài. Ngoại tệ có thể là tiền giấy, tiền trên tài khoản, tiền điện tử, tiền kim loại, séc du lịch và các phương tiện khác được xem như tiền.

Theo điểm a khoản 1, điều 4, Pháp lệnh ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngoại tệ là “đồng tiền của quốc gia khác

hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử thanh toán quốc tế và khu vực”.

1.1.1.3. Thị trường Ngoại hối

dụng trong


 Khái niệm:


Thị trường ngoại hối hiện đại bắt đầu hình thành từ những thập niên 1970 khi các quốc gia bắt đầu chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Thị trường ngoại hối hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách cho phép chuyển đổi tiền tệ. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, đến tháng 4 năm 2010, luân chuyển trung bình hàng ngày trên thị trường ngoại hối toàn cầu được ước tính là 3,98 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 20% so với khối lượng hàng ngày 3,21 nghìn tỷ USD của tháng 4 năm 2007.

Một cách tổng quát "thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau". (Nguyễn Văn Tiến, 2009, Tr14). Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85%

tổng doanh số giao dịch), nên theo nghĩa hẹp thì thtrường ngoi hi là nơi

mua bán ngoại tệ (Interbank).

 Chức năng:

giữa các ngân hàng, tức là thị

trường liên ngân hàng


Chức năng chính của thị

trường ngoại hối là cung cấp dịch vụ

cho các

khách hàng thực hiện các giao dịch Quốc tế. Thị trường này là nơi tập trung kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các hợp đồng như kì hạn, hoán đổi, quyền chọn hay hợp đồng tương lai.

Do đó, thị trường ngoại hối còn có chức năng là luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế giúp cho thương mại

Quốc tế

được trôi chảy. Không chỉ ứng dụng trên thị

trường quốc tế

mà thị

trường này còn là nới Ngân hàng Trung ương (NHTW) tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

 Các bên tham gia thị trường ngoại hối:


 Các công ty thương mại: Thị trường ngoại hối tồn tại không thể không có sự xuất hiện của các công ty thương mại giao dịch quốc tế. Khối lượng mà các công ty thương mại giao dịch tương đối nhỏ so với các ngân hàng hoặc các nhà đầu cơ, và các trao đổi của họ thường có tác động ngắn hạn lên lãi suất thị trường. Tuy nhiên, dòng chảy thương mại là một yếu tố quan trọng theo hướng dài hạn của tỷ giá hối đoái của đồng tiền.


 Các ngân hàng trung ương: Các ngân hàng trung ương (NHTW) đóng một vai trò quan trọng trong thị trường ngoại hối. Họ cố gắng kiểm soát cung tiền, lạm phát, và/hoặc các lãi suất và thường có các tỷ giá mục tiêu chính thức hoặc không chính thức cho đồng tiền của mình. Họ có thể sử dụng dự trữ ngoại hối để ổn định thị trường.


 Các thương nhân ngoại hối bán lẻ: Có hai loại chính của các nhà môi giới ngoại hối bán lẻ cung cấp các cơ hội cho trao đổi đầu cơ tiền tệ: nhà môi giới và nhà đại lý hoặc nhà tạo lập thị trường. Nhà môi giới phục vụ như một đại lý của khách bằng cách tìm kiếm mức giá tốt nhất trên thị trường và xử lý thay mặt cho khách hàng bán lẻ. Họ tính phí hoa hồng hoặc đánh dấu

bổ sung vào giá thu được trên thị trường. Nhà đại lý hoặc nhà tạo lập thị

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí