Trình Bày Được Nguyên Tắc Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Và Sulfamid.

BÀI 11. THUỐC KHÁNG SINH – SULFAMID.


MỤC TIÊU:

1. Trình bày được nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh và sulfamid.

2. Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của các kháng sinh

3. Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của các sulfamid.


NỘI DUNG:

A. KHÁNG SINH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

I. ĐẠI CƯƠNG:

Kháng sinh: là những chất do vi sinh vật tiết ra ( vi khuẩn, vi nấm ) được chiết suất tổng hợp, bán tổng hợp có tác dụng chống vi khuẩn

Dược lý - Trường trung cấp Tây Sài Gòn - 15

Tác dụng của kháng sinh: Ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn yếu đi và bị tiêu diệt trước sức đề kháng của cơ thể hoặc có cả tác dụng diệt khuẩn.

II. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA KHÁNG SINH :

- Cản trở sự tổng hợp chất cấu tạo tế bào vi khuẩn : các penicilin , các cephalosporin , vancomycin , foromycin , bacitracin .

- Làm thay đổi tính thấm màng tế bào vi khuẩn : colistin , các kháng sinh kháng nấm .

- Làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp Protein vi khuẩn bị kìm hãm không sinh sản và phát triển được : nhóm aminosid , nhóm macrolid , lincomycin ,Acid fucidic .

- Thay đổi gen thông tin di truyền do tác động vào gen vi khuẩn ngừng sinh sản : các qiunolon , rifamicin , novobiocin , co- trimoxazol .

III. NGUYÊN TÁC SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH (QUI TRÌNH CHUNG KHI DÙNG KHÁNG SINH)

1. Chỉ dùng kháng sinh khi chắc chắn do nhiễm khuẩn: Có thể dựa vào:

- Lâm sàng: quá trình phát triển bệnh, quá trình khám bệnh.

- Cận lâm sàng: X – quang, công thức bạch cầu.

- Xét nghiệm vi khuẩn: Tìm vi khuẩn gây bệnh.

- Không dùng kháng sinh cho bệnh do virus gây ra: cúm, sởi, bại liệt, dị ứng, thiếu máu, suy nhược cơ thể.

2. Chọn đúng kháng sinh :

Việc lựa chọn kháng sinh để điều trị một bệnh nhân bị nhiễm trùng dựa vào các cơ sở sau:

- Vị trí nhiễm trùng: được xem là yếu tố quan trọng nhất để chọn kháng sinh.

- Phổ hoạt tính: dựa vào kinh nghiệm, kháng sinh đồ.

- Tính chất dược động của thuốc : hấp thu, phân bố, T1/2, MIC, Vd.

- Yếu tố thuộc về người bệnh: tình trạng bệnh, lứa tuổi, chức năng gan thận, mang

thai, cho con bú.

3. Chọn dạng dùng thích hợp:

Dựa vào căn cứ vào vị trí nhiễm khuẩn của bệnh nhân để chọng kháng sinh ở dạng uống hay dạng tiêm. Nên hạn chế kháng sinh tại chỗ vì vì dễ gây dị ứng hoặc hiện tượng kháng thuốc( trừ khi bị nhiễm khuẩn mắt), còn các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài da nên dùng thuốc sát khuẩn .

4. Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng.

- Dùng ngay liều điều trị, dùng liên tục, không ngắt quãng, không ngừng đột ngột, không giảm liều từ từ. Tất cả điều trên để tránh kháng thuốc.

- Riêng bệnh thương hàn bệnh càng nặng liều dùng ban đầu càng nhỏ.

5. Sử dụng kháng sinh đúng thời gian qui định

- Thời gian sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng nặng nhẹ của bệnh nhân, tác nhân gây bệnh (nhiễm nấm và cần thời gian dài) , nơi nhiễm khuẩn (viêm màng trong tim, viêm xương tủy cần thời gian dài) và tình trạng hệ miễn dịch của bệnh nhân

- Nguyên tắc chung là sử dụng kháng sinh đến hết vi khuẩn trong cơ thể (hết sốt và giảm các triệu chứng bệnh ) + 2 – 3 ngày ở người bình thường, 5 – 7 ngày ở người suy giảm miễn dịch

6. Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp ly

- Phòng ngừa ở các bệnh nhân tiếp xúc các tác nhân gây bệnh

- Phòng ngừa ở các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao

- Phòng ngừa trong phẫu thuật

7. Phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết.

- Việc phối hợp kháng sinh nhằm mục đích mở rộng phổ kháng khuẩn, tăng cường sự diệt khuẩn và giãm sự đề kháng thuốc của vi khuẩn.

- Khi phối hợp kháng sinh cần tuân thủ theo nguyên tắc:

+ Không kết hợp > 2 kháng sinh (ngoại trừ bệnh lao) vì dể gây đối kháng, tai biến và tăng chi phí điều trị.

+ Nên phối hợp 2 kháng sinh thuộc 2 họ khác nhau.

+ Không nên phối hợp 2 kháng sinh có cùng độc tính.

IV. CÁC NHÓM KHÁNG SINH CHÍNH:

- Nhóm β lactam ( gồm các penicilin và các cephalosporin )

- Nhóm Aminoglycosid ( còn gọi aminosid ): Streptomycin ,Gentamycin , Kanamycin .

- Nhóm Cloramphenicol : Cloramphenicol , Thiamphenicol .

- Nhóm Tetracyclin : Tetracyclin , Docycylin , Minocylin .

- Nhóm Macrolid :Erythromycin , Troleadomycin , Spiramycin .

- Nhóm Lincosamid : Lincomycin , Clindamycin .

- Nhóm Quinolon : acid Nalidicid , pefloxacin , ofloxacin .

- Nhóm 5- nitro- imidazol

- Nhóm Polypeptid : Colistin , bacitracin , Tyrothricin .

- Nhóm Sulfamid : co-trimmxazol (Sulfamethazol + Trimethazol )

- Nhóm kháng nấm .

- Nhóm Kháng sinh khác . NHÓM β- LACTAMIN

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÓM β- LACTAMIN 1.Cơ chế tác động:

Nhóm này Ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn làm vách bị biến đổi vì vậy vi khuẩn không tồn tại và phát triển được

2. Phân loại: 2 loại

- Penicillin.

- Cephalosporin.

3. Tác dụng phụ:

- Dị ứng: mề đay, sốt, ngứa, Sốc phản vệ ( rất hiếm 0,05%).

- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy.

- Liều cao ở người suy thận: chóng mặt, co giật, rối loạn về máu.

II. PHÂN NHÓM PENICILIN.

1. Nhóm Peniciin G:

- Tính chất: Chế phẩm của nấm Penicillinum notatum, bột trắng, không mùi, vị đắng, dễ tan trong nước, dễ phân hủy với axit, penicilinase.

- Tác dụng: Có tác dụng diệt khuẩn: cầu khuẩn Gram ( + ), Gram ( - ); trực khuẩn Gram (

+ ).Tác dụng tốt với vi khuẩn kỵ khí.

- Tác dụng phụ .

+ Dễ gây sốc phản vệ, cần thử phản ứng trước khi tiêm.

- Chỉ định:

+ Viêm phổi, viêm khớp.

+ Viêm nội tâm mạc.

+ Bệnh than, lậu, giang mai.

- Chống chỉ định.

+ Mẫn cảm.

+ Vi khuẩn đã lờn với penicillin.

- Dạng Penicilin G ( natri benzylpenicilin):

+ Dạng thuốc: lọ 500.000 – 1.000.000 UI

+ Tiêm bắp: 200.000 – 1.000.000 đv/24h: 3 -4 lần, có thể dùng 2 – 3 triệu đv/24 giờ.

+ Nếu viêm màng trong tim có thể dùng 20 – 30 triệu đv/24 giờ.

+ Còn có thể pha vào dung dịch NaCL 0,9% để tiêm tĩnh mạch.

+ Lưu ý: Phải thử phản ứng nội bì trước khi tiêm.

- Dạng penicilin G có tác dụng kéo dài: kết hợp các muối ít tan và chậm hấp thu như:

* Bipenicilin ( natri benzylpenicilinat + procain benzylpenicilinat) mỗi ngày tiêm một lần

, không dùng cho trẻ

* Extencilin ( Benzathin penicilin ) tiêm bắp một lần, tác dụng kéo dài 3 – 4 tuần, dùng để phòng bệnh Thấp khớp.

2. Penicilin V:

Phenoxymethylpenicilin, Ospen, Oracillin.

- Tính chất: Là sản phẩm của nấm Peniclinum notaum. Bột trắng, không mùi, vị đắng, ít tan trong nước, bền vững trong môi trường axit, dùng uống được

- Tác dụng: giống penicilin G, nhưng yếu hơn với vi khuẩn Gram ( -) và kị khí

- Tác dụng phụ:

+ Dị ứng: mề đay, sốt, ngứa .

+ Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy.

+ Liều cao ở người suy thận: chóng mặt, co giật, rối loạn về máu.

- Chỉ định:

+ Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng, da và niêm mạc.

+ Nhiễm khuẩn nhẹ ở đường hô hấp ở trẻ em.

+ Chỉ định tiếp sau khi dùng PNC- G

- Chống chỉ định.

+ Mẫn cảm.

+ Vi khuẩn đã lờn với penicillin.

- Cách dùng: uống trước bữa ăn 1 giờ.

+ Dạng thuốc: viên nén: 400.000 đv – 500.000đv

+ Uống: người lớn: 1 triệu – 2 triệu đơn vị / ngày x 3 - 4 lần / ngày. Trẻ em : 50.000 đv – 400.000đv/ kg/ ngày x 3lần/ ngày.

3. Nhóm Penicilin A: ( phổ rộng )

* Ampicilin ( còn bị penicilinase phá hủy )

- Tính chất: Là Pennicilin bán tổng hợp, có tác dụng rộng: cả vi khuẩn Gram

(-) và (+), hấp thu tốt qua đường uống, thức ăn làm ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Nên uống lúc bụng đói.

- Tác dụng phụ:

+ Dị ứng.

+ Rối loạn tiêu hóa.

+ Nhiễm nấm Candida.

- Chỉ định:

+ Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng, răng miệng.

+ Nhiễm khuẩn nhẹ ở đường hô hấp .

+ Nhiễm trùng thận, tiết niệu, sinh dục.

- Chống chỉ định.

+ Mẫn cảm.

+ Vi khuẩn đã lờn với penicilin.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí