dưỡng nghiệp vụ tổ chức,cán bộ" của TS. Hoàng Mạnh Đoàn; "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở một số nước trên thế giới" của Lê Quang; Các bài viết đó đã tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, tổ chức, nhất là giải pháp đào đạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ.
1.1.2. Các công trình liên quan đến xây dựng nhà nước pháp quyền
Đến nay trong sách báo khoa học ở Việt Nam và các nước trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền. Từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II (1945) đến những thập kỳ gần đây, vấn đề NNPQ được nhiều nhà khoa học phương Tây quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về nhà nước đã được tiến hành ở Anh từ những năm 1970, ở Pháp những năm 1980 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNPQ của nhiều tác giả, có thể kể ra như; Dominique Colas, michel Crozer, Blandine, Kriegel, v.v… Năm 1984 Pháp có Ủy ban hiện đại hóa Nhà nước do Tổng thống F.Mitterand đề nghị. Claude Nicolet viết: “Nhà nước hiện đại đối với chúng ta, những người ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi thế kỷ ánh sáng và bởi Hêghen, là một cấu trúc nghiêm ngặt của công pháp (drot public) với tư cách là sự thể hiện quyền lợi chung”. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là từ những bài học cay đắng của lịch sử, khi các Nhà nước phát xít và quân phiệt ở Đức, Italia và Nhật Bản…đã từ bỏ những nguyên tắc sơ đẳng của nhà nước pháp quyền, coi “Nhà nước pháp quyền là tất cả” và “không thể chống lại” đã đưa nhân loại vào cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử.
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam tập trung giải quyết những vấn đề nhận thức luận về nhà nước pháp quyền như: sự hình thành tư tưởng về nhà nước pháp quyền, các đặc trưng nguyên tác của NNPQ; mô hình nhà nước pháp quyền trong điều kiện, hoàn cảnh đặc thù ở Việt Nam hiện nay, có thể nêu ra các công trình tiêu biểu dưới đây :
- Trước hết, cần kể đến chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX04 (2001 - 2010) “Xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân” trong đó có đề tài KX04-02 “Mô hình tổ chức và hoạt động của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” giai đoạn 2001 - 2010 do GS.TS. KH. Đào Trí Úc làm chủ nhiệm. Công trình đưa ra những luận cứ khoa học mô hình lý thuyết về tổ chức và hoạt động của NNPQ, ở một mức độ nhất định cũng đã đề cập tới từng loại cơ quan nhà nước trong NNPQ Việt Nam, trong đó có chính quyền cấp tỉnh. Những công trình nghiên cứu này tập trung giải quyết những vấn đề có tính phương pháp luận về NNPQ, về bộ máy nhà nước trong NNPQ, mà không đi sâu nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CC của cơ quan nhà nước từng cấp.
- GS.TSKH. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2006), "Mô hình tổ chức và hoạt động của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (sách chuyên khảo), Nxb Tư Pháp, H, tiếp cận dưới góc độ pháp lý, trên cơ sở khái quát về mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới, nêu bật sự khác biệt và tính phổ quát về nhà nước pháp quyền. Trong đó khẳng định xây dựng NNPQ là yêu cầu; giá trị cơ bản của chế độ dân chủ, tạo nên sự đồng thuận xã hội. Với bản chất nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tác giả khái quát và chỉ ra những đặc điểm của nhà nước pháp quyền, những đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt Nam, đồng thời đề xuất mô hình tổng thể tổ chức cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam.
- Đề tài khoa học mã số KX04.09 “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” trong đó có báo cáo chuyên đề “đánh giá thực trạng đội ngũ CB, CC hiện nay” đã đưa ra những đánh giá cơ bản về đội ngũ CB, CC ở Việt Nam trong giai đoạn đầu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những nguyên nhân dẫn đến bất cập của đội ngũ CB, CC hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 1
- Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Đặc Điểm Của Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh
- Khái Niệm Xây Dựng Đội Ngũ Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
- PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2005), "Sự hạn chế quyền lực nhà nước", Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, phân tích cơ chế quyền lực bằng pháp luật, bằng quyền lực của các nhánh quyền lực, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai
trò của cơ quan tư pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Ngoài ra còn một số công trình khác cũng đề cập tới NNPQ ở khía cạnh lý luận và thực tiễn.
- PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (2010), "Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Lý luận và thực tiễn", (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN, quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền, đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, thực trạng và quan điểm, phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trong phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam tác giả đề cập đến phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung của bộ máy nhà nước.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Ở CHDCND Lào vấn đề xây dựng đội ngũ CCHC nói chung và CCHC cấp tỉnh nói riêng đến nay rất ít công trình nghiên cứu đến, Những năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu đến đội ngũ CB, CC cấp tỉnh và các công trình nghiên cứu đến đội ngũ CB, CC nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau như sau:
- Vắt tha Na CHĂN SA VANG (2007), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp tỉnh vùng Tây Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào’’, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về CB và xây dựng đội ngũ CB, CC cấp tỉnh, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ CB, CC cấp tỉnh, vùng Tây Bắc, CHDCND Lào đồng thời đề xuất những giải pháp để góp phần xây dựng đội ngũ CB, CC cấp tỉnh. Trong luận văn tác giả chủ yếu phân tích các quan niệm, khái niệm về đội ngũ CB, CC vùng Tây Bắc một cách khái quát, đi sâu vào việc xây dựng đội ngũ CB, CC cấp tỉnh vùng Tây Bắc nói chung, chưa đề cập những đến vấn đề cụ thể về xây dựng đội ngũ CC hành chính cấp tỉnh.
- Khăm Pha Phim Ma Sỏn (2010), “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở Tỉnh Bo Ly Khăm Xay, CHDCND Lào”, Luận án
tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Trong nội dung của luận án, tác giả chủ yếu tập trung làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp khả thi để xây dựng đội ngũ CC quản lý nhà nước về kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế của tỉnh BoLy Kham Xay. Trong đó có đề cập đến việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản để làm rõ về đội ngũ CC và xây dựng đội ngũ CC quản lý nhà nước về kinh tế cấp địa phương, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CC ở một số nước, chủ yếu là ở Việt Nam và rút ra bài học đối với CHDCND Lào nói chung, tỉnh BoLy Kham Xay nói riêng, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém và các vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ CC quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay, đồng thời đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ CC quản lý nhà nước về kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cả trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, trong luận án mặc dù tác giả cũng đề cập đến những nội dung cơ bản của việc xây dựng đội ngũ CC như: quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, xây dựng tiêu chuẩn, xây dựng tiêu chí đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức thực thi công tác CB, CC ở CHDCND Lào, nhưng tác giả chỉ giới hạn tập trung vào nội dung xây dựng đội ngũ CC quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp địa phương thuộc địa bàn tỉnh BoLy Kham Xay, CHDCND Lào.
- Bun Sợt Tham Mạ Vông (2004), "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tác giả làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng đội ngũ CB chủ chốt cấp huyện ở Nam Lào và thực trạng xây dựng đội ngũ CB chủ chốt trong thời gian qua, luận án đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.
Tác giả làm rõ vị trí, vai trò cấp huyện và đội ngũ CB chủ chốt cấp huyện nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, tác giả phân tích thực trạng đội ngũ CB chủ chốt cấp huyện và công tác xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm, chỉ ra mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay.
Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ CB, CC chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào. Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện và công tác xây dựng CB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào hiện nay và những kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào. Luận án nêu một số giải pháp chủ yếu, khả thi xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay.
- Đệt Tạ Kon Phi La Phan Đệt (2004), "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay", Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ CB lãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn. Tác giả phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ CB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn và thực trạng kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ CB, CC.
Trên cơ sở phân tích tác giả luận chứng cơ sở khoa học về vai trò, vị trí đặc trưng và yêu cầu mới của đội ngũ CB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn.
Qua khảo sát thực trạng đội ngũ CB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở
thành phố Viêng chăn, luận án phân tích, rút ra những bài học, kinh nghiệm
về công tác cán bộ và xác định một cách cụ thể hóa tiêu chuẩn, cơ cấu của đội ngũ cán bộ này. Tác giả kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
- Bun Lư Sổm Sắc Đi (2004), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của nước CHDCND Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay” Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và đánh giá được thực trạng xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp tỉnh phía Bắc Lào từ 1986 - đến nay, những vấn đề đặt ra và bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc Lào trong thời kỳ mới.
Tác giả tập trung phân tích và hệ thống hóa một số quan điểm lý luận cơ
bản về CB, CB chủ chốt nói chung và CB chủ chốt cấp tỉnh ở Lào nói riêng.
Sâu khi đánh giá thực trạng đội ngũ CB và công tác xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp tỉnh phía Bắc (những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân), tác giả bước đầu đề xuất một số giải pháp đồng bộ có tính khả thi nhằm xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp tỉnh ở phía Bắc CHDCND Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
- Khăm Phăn Phôm Mạ Thắt (2005), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới", Luận án tiến sĩ chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB lãnh đạo quản lý chủ chốt, đặc biệt là với đối tượng thuộc diện quản lý của Trung ương, trong thời kỳ đổi mới, nhất là hoàn cảnh trong nước và thế giới hiện nay. Phân tích đánh giá đúng thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý. Trên cơ
sở đó nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng chủ yếu nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa các quá trình đào tạo, bồi dưỡng CB lãnh đạo chủ chốt với chất lượng hiệu quả ngày càng cao.
Trên cơ sở phân tích tác giả trình bày tương đối có hệ thống những luận cứ khoa học của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý nói chung và đối với những người lãnh đạo chủ chốt thuộc diện quản lý của Trung ương nói riêng. Qua đó góp phần bổ sung, phát triển lý luận, quan điểm đúng đắn về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới.
Tác giả đề xuất các giải pháp cần thiết và tương đối cụ thể cho việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng CB lãnh đạo quản lý chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới.
* Tạp chí
Vấn đề công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay có hai bài viết trên tạp chí đó là: "Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay" của Th.S Un Kẹo Si Pa Sợt, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8 năm 2009, đã tập trung phân tích đội ngũ cán bộ làm công tác CB của Đảng ở các tỉnh hiện có những mặt mạnh, yếu và một số quan điểm và giải pháp về công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay; bài viết: "Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Lào hiện nay" của Th.S Un Kẹo Si Pa Sợt, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, năm 2009, đã tập trung phân tích thực trạng những mặt mạnh, yếu kém, tồn tại của đội ngũ CB làm công tác CB nói chung và đội ngũ CB làm công tác CB cấp tỉnh nói riêng và rút ra một số kinh nghiệm bước đầu về công tác CB cấp tỉnh ở Lào hiện nay.
Đó là những công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu. Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến vấn đề nói trên trong các tạp chí, thông tin có giá trị không nhỏ. Tuy nhiên việc nghiên cứu công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới cũng chỉ đề cập đến đội ngũ cán bộ, công chức cấp
tỉnh nói chung hoặc đề cập đến những nội dung, khía cạnh nhất định mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về CCHC cấp tỉnh. Vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào cần phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những vấn đề lý luận cơ bản đã được giải quyết
Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, có thể thấy rằng, chưa bao giờ các vấn đề công chức và công tác CB, CC được đặt ra, nghiên cứu một cách sâu rộng với nhiều người tham gia trong giai đoạn vừa qua. Đây là các tài liệu quý bởi các thông tin được cập nhật và gởi mở những ý tưởng nghiên cứu. Tập thể các tác giả nêu trên đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa, bổ sung vấn đề lý luận cơ bản về việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ CC trong đó có công chức hành chính nhà nước nhằm đáp ứng các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Một số khâu trong công tác CB, CC cũng được các tác giả nghiên cứu như: khái niệm, đặc điểm, vai trò chức năng của công chức; tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động và chế độ chính sách đối với đội ngũ CB, CC.
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền XHCN trong đó đề cập vấn đề xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung của cả bộ máy. Có một số công trình nghiên cứu về đội ngũ công chức hành chính nhưng mới đề cập từng nội dung xây dựng đội ngũ công chức, hoặc xây dựng đội ngũ công chức ở từng địa phương cụ thể. Kết quả nghiên cứu của các công trình này là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho việc nghiên cứu luận án. Các công trình nghiên cứu về công chức đã góp phần giải đáp những đòi hỏi cấp bách của thực tế đối với đội ngũ CCHC nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ và sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB,