Giọng Điệu Của Hai Tiểu Thuyết Viết Về Thiếu Nhi Côi Cút Giữa Cảnh Đời Và

cửu”, “thiện ác”… hay sử dụng rất nhiều những câu nói nổi tiếng, những câu thơ, bài thơ hay để khắc họa tâm trạng, tính cách, tình cảnh của nhân vật. Đặc biệt là Chu Văn Dương - một Bí thư huyện ủy Phong Sa, một con người có một ý chí sục sôi với con tim đầy nhiệt huyết, gần gũi với cái cao thượng lớn lao. Anh thường mượn những câu châm ngôn ở trong cuốn Nhật ký của người bạn thân thiết mình để làm phương châm sống và cần ghi nhớ suốt đời như: “…Chỉ có thể kết bạn với người có đạo nghĩa. Vì nghĩa bạn là mãi mãi”…Và “Có gắn mình vào đạo lễ mới nên người. Có lấy văn chương làm cứu cánh, có lên cao, nhìn thấy, ngưỡng mộ cái đẹp và noi theo cái đẹp mới nên người! Có sống vì người khác mới xứng với danh hiệu con người” [28, tr. 161]. Hơn nữa, Ma Văn Kháng còn sáng tạo ra những ngôn ngữ lạ, độc đáo, nhiều từ vựng chưa có bao giờ trong kho tàng tiếng Việt như: phàm phạp, ke kè ke, bình bịch, thu lu, nhuồi nhuội…[28].

Như vậy, tiểu thuyết thực sự là một tác phẩm xuất sắc, hội tụ được những mặt mạnh, sở trường của ngòi bút tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, đồng thời nó mở ra những tiềm năng tự sự mới của thể loại tiểu thuyết Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI với Chuyện của Lý.

Tóm lại, Ma Văn Kháng đã sử dụng rất linh hoạt, biến hóa hệ thống ngôn ngữ bao gồm nhiều sắc màu, nhiều kiểu loại: ngôn ngữ dung dị, đời thường mang đậm đặc chất liệu dân gian và mang đậm phong vị miền núi; ngôn ngữ giàu chất thơ và chất biểu cảm; ngôn ngữ hiện đại; ngôn ngữ sáng tạo mới lạ, độc đáo…Tất cả các loại ngôn ngữ đó được sử dụng với mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng nhìn chung chúng hài hòa, hỗ trợ cho nhau, cùng phát huy hiệu quả để có thể diễn tả được nội dung một cách tinh tế và ấn tượng nhất. Có thể nói, cách sử dụng ngôn ngữ của Ma Văn Kháng có thể tóm gọn lại trong những đặc điểm sau: “Tích lũy, bồi bổ phong phú cho kho ngữ bản thân; Biến hóa, sáng tạo ngôn từ nghệ thuật; Vận dụng hiệu quả ngôn ngữ vào văn chương”.

3.2. Giọng điệu của hai tiểu thuyết viết về thiếu nhiCôi cút giữa cảnh đời

Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng

3.2.1. Khái niệm về giọng điệu nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư

tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…” [13, tr. 134].

Giọng điệu nghệ thuật có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Bởi giọng điệu nghệ thuật là yếu tố quyết định của người nghệ sĩ tạo nên đứa con tinh thần của mình, để phán ánh lập trường xã hội, thể hiện cái nhìn, bày tỏ thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả trước hiện thực cuộc sống, đồng thời nó cũng là phương tiện đặc sắc giúp người đọc thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả. Theo M.BaKhtin: giọng điệu nghệ thuật là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ”.

Giọng điệu nghệ thuật thường gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về giọng điệu trong tác phẩm văn chương lại cung cấp những tri thức về một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật, một thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Giọng điệu nghệ thuật có vai trò quan trọng với mỗi sinh thể nghệ thuật, bởi nó vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng điệu ấy mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn. Giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học thường có giá trị đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ không hề đơn điệu. Nói M. B. Khrápchenko: “Giọng điệu không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những sắc điệu khác nhau”. Tức là, trong một tác phẩm văn học có sự xuất hiện của giọng điệu chủ đạo và các “sắc điệu bao quanh” với tư cách là bè đệm.

Đi sâu vào khảo sát hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy tác giả đã sử dụng đan xen bốn kiểu giọng điệu tiêu biểu đó là: Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha; Giọng điệu thương cảm, xót xa; Giọng điệu mỉa mai, phê phán; Giọng điệu suy ngẫm, triết lý sâu xa, hướng về nhân bản, bênh vực quyền con người. Sự kết hợp rất linh hoạt bốn

Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng - 11

kiểu giọng điệu này và một số những “sắc điệu bao quanh” đã giúp Ma Văn Kháng có thể lột tả được một cách sống động nhất từng chân dung nhân vật, từng vấn đề của cuộc sống đặt ra trong tác phẩm.

3.2.2. Các sắc thái giọng điệu trong hai tiểu thuyết

3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha

Bước vào thời kì đổi mới, khi cuộc sống thật bộn bề, Ma Văn Kháng đã có nhiều trăn trở, suy tư. Điều trăn trở nhất của ông là làm sao mà miêu tả cho được dòng chảy trong trẻo giữa cuộc sống trong - đục hôm nay. Chính Ma Văn Kháng đã từng tâm sự: “Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp thật xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và lớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống”. Ta thấy, Ma Văn Kháng là nhà văn luôn trân trọng và hướng con người tới cái chân - thiện - mỹ, tới cội nguồn văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc. Có lẽ vì bắt nguồn từ cái đẹp nên nhà văn đã đem đến cho độc giả những tác phẩm mang tính hướng thiện, những giá trị đích thực của văn chương bằng giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha.

Ở tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, tác giả trần thuật theo ngôi thứ nhất để nhân vật tự mình cảm nhận, tự mình bày tỏ một cách chân thành và cảm động những nỗi lòng sâu kín của mình qua sự trải nghiệm từ chính cuộc đời. Nhân vật trực tiếp bày tỏ những cảm xúc tươi xanh được tuôn trào từ chính trái tim đó lại là Duy. Cậu bé rất đa cảm, đang ở độ tuổi mới lớn, có những cảm nhận, những rung cảm rất tinh tế, giản dị và thánh thiện về cái đẹp trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Nhưng nét nổi bật nhất vẫn là lời cảm tạ tha thiết của cậu bé Duy với bà nội. Lời biết ơn đó cứ ngân lên tha thiết như điệp khúc bất tận của tình yêu thương, sự kính trọng. Những lời ghi ơn tạc dạ đó xuất phát từ trái tim, từ những tình cảm sâu sắc nhất của cậu bé gửi đến bà nên nó có một sức lay động đặc biệt. Người đọc cảm nhận thấy từng sợi dây tâm hồn của cậu bé đang run lên thổn thức những cung bậc trữ tình sâu lắng, thiết tha được chưng cất từ đáy lòng của một người cháu được bà chăm chút cưu mang từ tấm bé.

Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha từ con tim của nhà văn đã cho người đọc

cảm nhận sâu sắc lòng hiếu thảo của bé Duy đối với người bà trong những ngày tháng sống côi cút. Và cũng bằng giọng điệu này, chúng ta thấy toát lên trước hết từ chính tấm lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà. Tấm lòng ấy được giãi bày qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh và những câu văn hài hòa cân bằng dòng cảm xúc tươi nguyên. Nhà văn đã huy động lượng ngôn từ giàu tính biểu cảm và những minh chứng cụ thể, sống động, thuyết phục về sự hi sinh vô bờ bến của bà để tạo ra những dòng văn thấm đẫm tình người. Đặc biệt là đoạn văn: “Ơn bà mãi mãi cháu để hai vai…bà đã che chở cưu mang chúng cháu bằng tình thương yêu…[24, tr. 288 - 289]. Ma Văn Kháng đã liên tiếp đưa ra những định nghĩa về bà với những mĩ từ tuyệt diệu nhất. Cái đẹp trong cách định nghĩa được thăng hoa dần dần. Ban đầu, định nghĩa về bà được gắn với những đặc điểm chỉ tính cách nổi trội: “là sự nhẫn nhịn”, “là lòng hỉ xả”, “là tuyết sạch giá trong”, “là tình thương”, “là lẽ phải”, “là sự cứng cỏi, kiên trinh”...Tiếp đến, định nghĩa về bà càng trở nên khái quát, huyền ảo, diệu kỳ hơn. Bà bây giờ được gắn với một thế giới ao ước của muôn đứa trẻ trên đời: “là cổ tích” với bao nhân vật đi vào huyền thoại của tấm lòng cứu nhân độ thế: “là mụ đỡ nâng”, “là Phật bà”, “là cô tiên giáng trần”... Giọng văn càng lúc càng đắm say trong những suy tư dạt dào của Duy về người bà. Điệp từ “bà là” như lời khẳng định về nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu hướng về người bà đã đi xa nhưng mãi mãi gắn bó với cậu bé từ huyết mạch, từ cội nguồn thiêng liêng của những giá trị đạo đức truyền thống và những giá trị văn hoá của muôn đời nay.

Bên cạnh tình yêu thương, kính trọng bà, trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời còn có khá nhiều đoạn văn thể hiện niềm hạnh phúc ngập tràn của Duy trước sự lớn khôn và mạnh mẽ của em Thảm đã phải trải qua những tình cảm éo le trong cuộc đời. Tiêu biểu là đoạn văn thể hiện niềm vui sướng, sự xúc động rưng rưng của Duy khi được đón nhận nụ cười tươi rói và những câu chuyện hồn nhiên của Thảm sau một ngày phấp phỏng đón chờ em gái đi học về: “Ôi, cái Thảm, em gái tôi! Nó đã đi học!… nó là mầm non tươi xanh, hồn nhiên mạnh mẽ như chính sức sống của tự nhiên. Trường học đã mở mang trí khôn cho nó. Các cô giáo vun xới những tình cảm đạo đức, nếp sống tốt đẹp mà bà tôi từ lúc bế ẵm đã gieo hạt vào tâm hồn nó. Chẳng ngày nào là nó không có chuyện kể về lớp học, cô giáo, bạn bè

nó. Rõ ràng là nó sống dồi dào, phong phú hơn tôi hồi đó” [24, tr. 269]. Cảm xúc của nhân vật thực sự bung nở trào ra hòa nhập vào từng câu chữ tạo ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Còn trong Chuyện của Lý, bên cạnh những câu chuyện rất buồn với bao nỗi ngặt nghéo về nhân tình thế thái mà những nhân vật như mẹ Lý, bố Khánh, bố dượng Dương và Lý đã phải trải qua, còn có không ít những trang văn khắc họa cảm động về tình cảm gắn bó khăng khít giữa Lý với những người đã bao bọc và cưu mang Lý như bà Pham, ông Thòn, bố dượng Dương… Nhưng rạng rỡ nhất vẫn là mẹ Nhu. Chính những tình cảm tươi mát và cảm động của Lý đối với mẹ Nhu đã làm dịu mát, đã làm tan biến đi, đã làm lành những vết thương nhức nhối trong cuộc sống đa tạp đa sắc mà con người đã phải gồng mình lên để chống chọi, vượt qua. Bởi vậy, khi đọc tác phẩm người đọc không bị rơi vào cảm giác quá đột ngột về hiện thực, quá bi quan về cuộc sống bởi Ma Văn Kháng biết cách điều hòa tâm hồn họ, biết cách làm cho họ nhận ra những mặt hạn chế của hiện thực nhưng cũng luôn thấy những ánh sáng lấp lánh của cuộc sống để tin tưởng, để hi vọng. Với việc tìm ra và làm nổi bật những hạt ngọc tâm hồn, những vẻ đẹp vĩnh cửu luôn ẩn giấu trong cuộc sống phồn tạp đã tạo nên chất trữ tình đặc sắc trong tác phẩm Chuyện của Lý.

Người mà gắn bó hết lòng, luôn quan tâm và theo dõi từng bước đi của Lý chính là me Nhu. Trong suy nghĩ của Lý hiện lên rất rõ: “Mẹ ơi, con nghĩ trên đời này chẳng ai bằng mẹ đâu. Mẹ vừa xinh vừa tốt vừa giỏi vừa khéo” [28, tr. 157]. Lý là đứa trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi so với những đứa trẻ khác. Nhưng Lý lại được mẹ ấp ủ, yêu thương nên tình cảm của Lý dành cho mẹ, trước hết là qua bài văn em tả về mẹ có những đoạn văn chứa đựng biết bao nhiêu cảm xúc tốt đẹp về người mẹ kính yêu của mình: “Mẹ em không những là một cô giáo giỏi giang… mẹ em còn là người tốt nhất trên thế gian này. Nấu cơm dẻo canh ngọt cho mọi người là niềm vui trong lao động của mẹ em” [28, tr. 164]. Lý là đứa trẻ rất ngoan, biết thương mẹ vất vả vì “sự đọa đầy khốn khổ”, “sự đối xử bất công bằng đối với mẹ”. Lý biết động viên, an ủi mẹ trong những ngày bố Khánh ở ngoài chiến trường: “Mẹ ơi, có phải trước khi ra trận, bố dặn là mẹ phải đẻ ra con để con giúp mẹ, để mẹ vui phải không? [28, tr. 128]. Câu hỏi của Lý làm cho mẹ Nhu quá xúc động, “suýt nữa khóc òa lên”

vì lòng hiếu thảo của con, vì nỗi niềm nhớ mong da diết của mẹ Nhu đối với bố Khánh: “Thương nhớ anh cũng không biết bao giờ nguôi’’ [28, tr. 126]. Đặc biệt cụm từ: “anh thương yêu”, “anh yêu quý”, “anh vô vàn yêu thương của em”…đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm, nó như chất chứa một tình yêu thương vô bờ của mẹ Nhu với bố Khánh: “Em yêu con, yêu anh… dù khó khăn trắc trở thế nào, em cũng chịu đựng và vượt qua được. Em không gục ngã đâu! Em và con mong đợi anh trở về sum họp từng phút từng giây” [28, tr. 138]. Cuối cùng sự chờ đợi của mẹ Nhu và Lý về bố Khánh cũng chỉ là vô vọng. Bố Khánh đã hi sinh trên chiến trường vì dân tộc, vì đất nước, vì mọi người và vì mẹ Nhu và Lý. Lý biết mặt bố Khánh là do bác Trần Hậu đã tặng Lý tấm ảnh của bố Khánh, chụp từ hồi làm chứng minh thư với bác. Nhìn vào tấm ảnh của bố Khánh, Lý luôn day dứt và ám ảnh. Trong giấc ngủ chiêm bao, Lý đã được gặp bố Khánh và nói chuyện rất ân cần: “Bố à, bây giờ con mới nhìn thấy bố trong ảnh. Nhưng thật là từ khi đọc Nhật ký của bố, con đã hình dung bố đúng như hình ảnh bố trong tấm ảnh rồi, bố ạ. Nhưng mà bố ơi, Nhật ký của bố con đọc đi đọc lại nhiều lần mà cũng chưa hiểu hết, bố ạ. Bố Khánh bảo: Không sao. Con còn trẻ. Chỗ nào không hiểu, con hỏi mẹ Nhu và bác Dương” [28, tr. 258].

Đoạn văn chứa đựng biết bao suy tư đớn đau của Lý về bố Khánh. Mặc dù âm dương cách biệt nhưng bố Khánh vẫn hiện về trong kí ức của Lý. Bố Khánh là người đã dành cho Lý những tình thương yêu vô hạn: “ Ôi Lý của bố! Niềm phúc lạc vô biên của bố…Bố chỉ có thể yêu con mãi mãi thôi” [28, tr. 220]. Đồng thời, bố Khánh cũng là người ban phát ánh sáng nguồn nhiệt năng cho Lý. Cuốn Nhật ký của bố Khánh để lại với mục đích là răn dạy Lý, phải sống làm sao xứng đáng với niềm kiêu hãnh của con người. Cho nên, bố Khánh chính là thần tượng của Lý. Với thời gian, hình ảnh về bố Khánh càng đẹp thêm và đẹp mãi trong tâm hồn Lý.

Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha ở đây còn được toát lên từ tấm lòng biết ơn sâu nặng của Lý đối với bố dượng Dương, một con người có một đời sống tinh thần và hoạt động thực tiễn phong phú cùng một cá tính mạnh mẽ. Theo sự cảm nhận của Lý, tình thương yêu mà bố dượng Dương dành cho Lý cũng là vô hạn, bố không hề có mặc cảm và khoảng cách gì với Lý. Nếu như tất cả những người đàn ông trên đời

này đều sống như bố dượng Dương thì mọi đứa bé đều hạnh phúc và có lẽ chẳng đứa bé nào lại không yêu cha: “Bố! Một tiếng gọi thiết tha vừa bật ra từ cặp môi Lý… Lý nhìn bố dượng, như uống từng lời của ông. Lý không biết rằng, trong cái nhìn ngược chiều của bố Dương với Lý, lòng người bố dượng đang trào dâng lên bao xúc động thiêng liêng và nếu không kìm được mình thì hai dòng lệ sẽ trào ra khỏi hai con mắt ông. Khánh yêu quý ơi! Sao cậu không còn nữa để được hưởng cái hạnh phúc lớn lao không gì kể xiết là ngắm nhìn cái Lý, đứa con gái vô vàn quý giá của cậu và Nhu lúc này. Mới hai tháng tuổi con bé đã biết lẫy. Vừa biết đọc nó đã tìm đến Nhật ký của cậu. Chỉ cần nhắc lại hai chi tiết đó trong đoạn đời vô cùng phong phú mười bảy năm qua của nó, cậu đã có thể hiểu nó là một con người như thế nào. Lý, cô thiếu nữ đang ngồi trước mặt mình đây, cái tác phẩm hoàn chỉnh nhất, đẹp đẽ nhất của Nhu và cậu, một tổ hợp tình yêu trọn vẹn của hai cậu…” [28, tr. 418]. Những câu văn ngắn, nhịp điệu chậm chạp phù hợp với những suy tư sâu lắng, dạt dào trong tình cảm kính yêu, cảm phục của Lý về bố dượng. Đồng thời, với giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha cũng đã làm toát lên lời ngợi ca hết sức chân thành của bố dượng về Lý - đứa con gái của bố Khánh, mẹ Nhu cũng là con gái của mình đẹp một cách hồn hậu, trong sáng và thánh thiện.

Không chỉ viết về con người với sự cảm nhận sâu sắc ở mọi phương diện, Ma Văn Kháng còn rất nhạy cảm với thiên nhiên. Thiên nhiên với những hình ảnh đẹp đi vào những trang văn của ông mang một màu sắc thật đặc biệt. Khi miêu tả vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên, giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng một lần nữa lại được vang lên trong những trang văn của ông. Nó đã tạo nên những dư vị nhẹ nhàng, tinh tế mà lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Đặc biệt là đoạn văn tả cây cỏ trong khu vườn thuốc bà Pham: “Mỗi ngày lá cây ở đây một xanh bóng thêm lên…” [28, tr. 108]. Trong con mắt của Lý, đây là khu vườn nhỏ, xinh xắn hiện lên với một nét đẹp quyến rũ riêng. Xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Khu vườn thuốc này đã cưu mang không biết bao nhiêu người dân lương thiện. Nhưng giờ đây, khu vườn thuốc của bà lại tượng trưng cho con người, cho tính cách của Lý. Sự trưởng thành, lớn mạnh của cây cối đã làm cho Lý liên tưởng đến sự trưởng thành của con người Lý, để Lý soi vào đó lấy lại niềm tin, sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn và bước

tiếp trên con đường mà mình đã chọn.

Có thể nói rằng, giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn riêng cho tác phẩm của Ma Văn Kháng. Nó làm cho những tình tiết trong tác phẩm mềm mại đi rất nhiều, người đọc cảm thấy bớt nặng nề, căng thẳng trước cuộc sống hiện thực bộn bề, đa sắc đa tạp này. Đồng thời, nó cũng góp phần không nhỏ trong việc thể hiện một cái nhìn mới của nhà văn.

Ma Văn Kháng đã thật sự tìm được “điệu hồn” chung với người đọc trong chất giọng trữ tình sâu lắng, thiết tha. Bởi lẽ, sử dụng sắc thái giọng điệu này, Ma Văn Kháng đã tạo nên những trang văn dạt dào cảm xúc. Và những trang văn đó đã đem đến sự xúc động chân thành cho người đọc từ chính lòng nhân ái, tình yêu thương con người và niềm tin tưởng vào cuộc đời của tác giả. Những trang văn trong trẻo đó sẽ sống mãi cùng với dòng đời và lòng người hôm nay để người đọc cảm nhận rõ vẻ đẹp của tình đời tình người mặc dù sống còn chứa đựng biết bao điều bất ổn và bất cập.

3.2.2.2. Giọng điệu suy ngẫm, triết lí sâu xa, hướng về nhân bản, bênh vực quyền con người

Để có được giọng điệu suy ngẫm, triết lí đặc biệt là những vấn đề suy ngẫm, triết lí mang tính chất phổ quát, điển hình cao về cuộc sống và con người thì một yêu cầu đặt ra cho mỗi nhà văn là phải có sự từng trải, cảm quan tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc và đặc biệt họ phải có tâm hồn rộng mở, nhạy cảm để đủ sức dung hợp, chọn lọc và nâng lên thành triết lí các vấn đề trong cuộc sống thường nhật.

Khảo sát các tác phẩm văn xuôi của Ma Văn Kháng nói chung và truyện viết về thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý nói riêng, giọng điệu suy ngẫm, triết lí thường rất giản dị nhưng sâu sắc và nhân hậu. Sở dĩ ông chọn sắc thái suy ngẫm, triết lí như vậy là do những triết lí trong tác phẩm của ông không phải chỉ cho người lớn suy ngẫm mà cho cả trẻ con tiếp nhận và tự trải nghiệm, tự suy nghĩ. Những suy ngẫm, triết lí này có thể nó còn ảnh hưởng không ít đến cách nhìn, cách đánh giá về mọi vấn đề trong cuộc sống của các em sau này. Thế nhưng, những triết lí đưa vào trong tác phẩm phải làm sao dễ hiểu, dễ cảm. Triết lí đó một mặt phải giúp các em nhìn trước được những phức tạp, bề bộn mà các em

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023