Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng - 13

mai làm phương tiện cho sự phê phán, thì Ma Văn Kháng lại dùng giọng điệu này để lật tẩy những kẻ trí thức"rởm", lãnh đạo "rởm" với trình độ học vấn kém, dốt nát nhưng lại luôn lợi dụng chức quyền để bóc lột và chèn ép người dân.

Nhưng điều đáng mỉa mai, phê phán hơn ở lão Luông là: một ông Chủ tịch, giàu có, nhà "kín cổng cao tường. Qua ba lớp cửa sắt mới vào được tới sân…Vào đến buồng ngủ ông phải qua bẩy lần cửa khoá nổi khoá chìm" [24, tr. 41] mà lại có thói quen "ăn bẩn" khi ăn chặn, ăn quỵt của trẻ con từng đồng từng hào mà mẹ chúng gửi về. Ông ta đã trắng trợn cướp đi từng miếng cơm manh áo của con trẻ, thậm chí cả sinh mệnh chúng. Không những tham lam, độc ác, ăn bẩn một cách vô độ, lão Luông còn là một kẻ cửa quyền độc ác và ngu dốt. Ông ta cho rằng mình “là người nắm công tắc điện, cho ai sáng người ấy được sáng” [24, tr. 264]. Ma Văn Kháng đã để cho bé Duy, mười lăm tuổi nhớ lại cái thời thơ ấu của mình mà phải “rùng mình”, ghê sợ nhận ra rằng: "Thì ra con người là thủ phạm gây ra nỗi khổ cho đồng loại. Con người, mang tiếng là con người mà sao nó lại có thể nhẫn tâm, đểu cáng thế " [24, tr. 141].

Giọng điệu mỉa mai, phê phán của Ma Văn Kháng nó giống như là một phương tiện vạch trần tâm địa độc ác, ngu dốt của lão Luông. Ma Văn Kháng khinh bỉ hắn lôi hắn ra ánh sáng rồi lần lượt vạch trần bộ mặt bẩn thỉu, tâm địa xấu xa của hắn. Đồng thời, Ma Văn Kháng cũng muốn cảnh báo cho hắn: “Đối với bọn lưu manh côn đồ rắp tâm phá hoại cuộc sống xã hội chủ nghĩa tươi đẹp của chúng ta, chỉ có cách là thẳng tay. Thẳng tay!” [24, 256]. Nghĩa là, phải ra tay diệt trừ tận gốc để cho lớp thế sau nhìn đó mà tránh xa.

Giọng điệu mỉa mai, phê phán còn được sử dụng một cách hữu hiệu và bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ sắc sảo về chân dung của lão Hứng: “Cái mặt là mặt ngựa. Hai lỗ mũi ngửa huếch. Mắt to mắt nhỏ. Tai bẹp. Miệng rộng bàm bạp như miệng cá trê. Răng trên xỉa ra bốn chiếc. Răng nanh lại bịt vàng. Thái dương có cái sẹo to bằng đồng bạc. Đỉnh đầu hói nhẵn như quả nhót. Cái mặt ấy lúc trợn trừng trợn trạc…” [24, tr. 120 - 121]. Tác giả dùng giọng điệu này lật tẩy một lãnh đạo “tồi”, kẻ đội lốt người mang tâm quỷ, gian ngoan và vô cùng hiểm độc, kẻ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để hành hạ những người dân lương thiện.

Giọng điệu mỉa mai, phê phán tiếp tục được sử dụng khi tác giả miêu tả về tài năng văn chương và năng lực nghiệp vụ sư phạm của những nhân vật tri thức “rởm”. Theo lời kể của cụ Hồn Nhiên về một thầy giáo dạy văn: “Ấy thế, có ông giáo dạy văn cấp II, đọc câu đó, giảng cho học sinh rằng: đó là vì Từ Hải là thương binh cụt tay!” [24, tr. 43]. Giọng điệu mỉa mai, phê phán của nhà văn hàm ý chê bai thầy giáo dạy văn dốt nát, lười đọc sách thì dân trí mở mang sao được. Trong khi đó, Từ Hải là “bậc trượng phu” với nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn, là “mặt phi thường” với nghĩa là xuất chúng, hơn người mà thầy lại giảng như vậy.

Giọng điệu mỉa mai, phê phán của Ma Văn Kháng còn được hiện diện qua từng câu, từng chữ đối với hai chị em Vàng Anh và Vành Khuyên: “Hai chị em nó, mỗi đứa có dấn vốn riêng. Tay mỗi đứa đeo hai ba cái nhẫn mặt ngọc. Nhẫn ấy chúng nhờ Hứng và bồ của lão mua. Mối liên minh giữa Hứng với hai chị em con Vàng Anh mỗi ngày một khăng khít, nhờ các chuyến hàng ông tài xế Đại từ Thái Lan gửi về” [24, tr.145]. Mục đích mỉa mai, phê phán của nhà văn là hướng đến những gia đình nhà giàu, chiều chuộng con cái, không biết dạy bảo, uốn nắn các em. Cho nên, “tiền” là câu nói cửa miệng của hai chị em này. Vì tiền chị em sẵn sàng đánh chửi nhau, vì tiền con sẵn sàng chửi rủa mẹ. Họ không có ý thức bảo vệ, giữ gìn đạo đức gia đình. Trong quan niệm của họ đạo đức chính là “cái gì hợp với mình” và cuộc đời chỉ là chữ “tiền” thôi. Đồng tiền quả thật làm cho cuộc sống con người đầy đủ hơn, sung túc hơn. Nhưng nó còn có sức mạnh làm tha hoá con người một cách ghê gớm, xa rời những tiêu chuẩn đạo đức, đã biến họ thành những con thú dữ nếu không biết sử dụng đồng tiền đúng cách.

Bên cạnh tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, giọng điệu mỉa mai, phê phán của Ma Văn Kháng còn được thể hiện rõ trong Chuyện của Lý. Khi đọc đến chân dung Bí thư Văn Quyền, thì người đọc chắc chắn gây cảm giác ngay lập tức với loại người này: “Ngoại bốn mươi. Râu quai nón. Mặt hổ. Mũi khoằm. Quai hàm bành bạnh. Tướng dữ còn hiển hiện ở bộ trang phục rằn ri vải bạt lồng phồng túi to túi nhỏ”… Cái “gương mặt bừ bự, hàm râu đen sì, hai con mắt ốc nhồi, tiếng cười khề khề, thô lỗ và sặc sủa mùi hôi nách” [28, tr. 28, 100]. Ngay việc giới thiệu chân dung Bí thư Văn Quyền, giọng điệu mỉa mai, phê phán của nhà văn cũng đã hiện lên rõ là một kẻ

thô lỗ, đầy vẻ quyền uy và dọa nạt. Bộ mặt của ông giống như mặt quỷ.

Giọng mỉa mai, phê phán còn thâm cay hơn khi một lãnh đạo, một Bí thư huyện ủy lại chửi rủa, mạt sát cả một đứa trẻ như bé Lý: “Này, oe con. Nhớ về nói lại với mẹ mày: Bây giờ nghe theo tao thì vẫn còn kịp đấy, hiểu chưa!... Cái gì? Oe con định nói cái gì? Đồ ngu! Đồ vô ơn!... Đói hả? Khát hả? Nhưng mà đồ con hoang nhớ cho là còn chưa hết khốn nạn đâu!” [28, tr. 32]. Thật đúng là đau đớn, xót xa cho bộ phận lãnh đạo lại có một người như ông. Giọng điệu mỉa mai, phê phán nhưng không giấu nổi sự căm phẫn của nhà văn về một Bí thư huyện ủy lại buông ra những lời thô lỗ, thiếu văn hoá và ấu trĩ đến mức như vậy. Một đứa hài nhi như bé Lý đáng lẽ ông phải cưu mang, săn sóc nhưng ở đây ông đã không quan tâm lại còn quát nạt, mắng mỏ, dọa dẫm nó với những lời lẽ không thương tiếc. Vậy, đây đúng là “một tên vô lại súc sinh gian xảo, là kẻ đội lốt người mang tâm địa quỷ” như Ma Văn Kháng đã khẳng định.

Giọng điệu mỉa mai, phê phán còn được thể hiện ở những dạng tri thức kém hiểu biết, dùng từ thiếu văn hóa như cô Viêng khi đặt câu hỏi cho học sinh: “Một cô giáo cộng với một cô giáo là mấy hả đồ con khỉ?” [28, tr.150]. Sắc thái giọng điệu này vừa mỉa mai, phê phán những nhân vật trí thức "rởm", vừa tỏ ra lo ngại cho nền giáo dục nước nhà. Sự lo ngại đó như thấm vào từng câu chữ khi nhà văn phơi bày sự dốt nát của nhân vật trí thức "rởm" trong sáng tác của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Với việc sử dụng giọng điệu mỉa mai, phê phán trong sáng tác của mình, Ma Văn Kháng muốn khơi dậy lòng căm ghét cái ác một cách toàn diện đối với loại nhân vật này. Và họ đều giống nhau ở chỗ là lừa đạo, đục khoét, ngu dốt và vô văn hoá… Ma Văn Kháng căm ghét tột độ cái xấu xa, nguyền rủa sâu cay kẻ ác. Ông dám vạch mặt, chỉ tên loại lãnh đạo “rởm”, tri thức “rởm”. Hơn nữa, ông còn thẳng thừng phê phán thực trạng xã hội “nham hiểm” hiện nay với biết bao tệ nạn và những kẻ cầm quyền tha hóa đủ các cấp độ, những kẻ đã ngăn cạn sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội luôn tụt lùi lại phía sau. Đồng thời, ông cũng “phác ra phác đồ một xã hội tốt đẹp với những con người tốt đẹp, sống có nhân cách đáng quý” (thầy giáo ngoại ngữ - Thanh Thông).

Tóm lai, Trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi là Côi cút giữa cảnh đời

Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng - 13

Chuyện của Lý, Ma Văn Kháng đã sử dụng bốn sắc thái giọng điệu khác nhau. Và bốn sắc thái giọng điệu ấy, cùng với một số những “sắc điệu bao quanh”, hòa quyện trong hai tác phẩm tạo nên sức hấp dẫn riêng của tác giả, đồng thời còn góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của Ma Văn Kháng.

KẾT LUẬN

1. Văn học thiếu nhi Việt Nam đã trải qua ngót một thế kỷ với khối lượng tác phẩm đồ sộ, nội dung khá phong phú đa dạng và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc. Văn học thiếu nhi là người bạn thân thiết, góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp cho các em ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho các em trên suốt đường đời. Là một tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, Ma Văn Kháng - nhà văn từng được mệnh danh là “người khuấy động văn đàn Việt Nam hiện đại” (Lưu Khánh Thơ) và luôn được coi là “ngọn cờ tiên phong đổi mới” có sức vẫy gọi.

Ma Văn Kháng là nhà văn đã dành cho các em sự quan tâm đặc biệt, bên cạnh những sáng tác cho người lớn, ông còn sáng tác truyện dành cho thiếu nhi, tiêu biểu là hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của . Viết cho các em ở lứa tuổi không còn trẻ, có những khoảng cách rất xa về suy nghĩ, về cách nhìn nhận con người và cuộc sống nhưng Ma Văn Kháng đã thực sự xóa bỏ được mọi trở ngại do tuổi tác tạo nên. Ông tự làm cho mình trẻ lại, đứng vào vị trí của con trẻ, tìm lại cách nghĩ suy, tỏ bày và xét đoán con trẻ, rồi mạnh dạn đưa đến cho trẻ thơ những tình huống phức tạp của cuộc sống mà trẻ em đã có thể gặp hoặc sẽ phải gặp trong tương lai để tập dần cho các em cách xử lí tình huống, không bị choáng ngợp trước hiện thực bộn bề. Nhờ vậy, tác phẩm của Ma Văn Kháng đã dành được những thành công nhất định, chinh phục được nhiều tầng lớp độc giả kể cả những độc giả khó tính nhất. Góp phần vào thành công của các tác phẩm truyện viết cho thiếu nhi nói chung và hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của nói riêng không thể không kể đến về nội dung tiểu thuyết và đặc sắc trong nghệ thuật tự sự.

2. Thành công và độc đáo nhất trong hai cuốn tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của của Ma Văn Kháng là: Bức tranh đời sống xã hội; Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi; Đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu và sự hòa phối các sắc thái giọng điệu ở trong hai tác phẩm.

Truyện viết về thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của của Ma Văn Kháng có kiểu nhân vật chính là con người. Nhân vật con người có nhân vật trẻ em và nhân vật người lớn. Nhân vật trẻ em tuy còn đang ở độ tuổi thơ

dại cũng đã bộc lộ tính cách rất đa dạng, trong đó chia thành hai kiểu cơ bản. Kiểu nhân vật trẻ em có những hoàn cảnh khó khăn, gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để trở thành những đứa trẻ chăm ngoan, bản lĩnh, tự tin và học tốt. Còn kiểu nhân vật thứ hai là kiểu nhân vật trẻ em con nhà giàu, có quyền thế nhưng sống ích kỉ, ỷ lại, cậy quyền cậy thế để bắt nạt bạn, vu cáo cho bạn. Theo mối quan hệ trẻ em thì nhân vật người lớn cũng có hai kiểu người lớn. Kiểu nhân vật người lớn sống nhân hậu, thật thà, chất phác, am hiểu tâm lí con trẻ, là chỗ dựa về tinh thần vững chắc cho trẻ. Còn kiểu nhân vật người lớn thứ hai là kiểu sống vụ lợi, cơ hội, nham hiểm, xảo quyệt dùng các thủ đoạn để dọa dẫm, để áp bức và đối xử bất công, làm ảnh hưởng đến tâm hồn trong sáng của trẻ thơ.

Để sử dụng thành công nhân vật trên mọi phương diện, tác giả đã sử dụng hai biện pháp nghệ thuật đặc trưng đó là biện pháp nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật và nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm nhân vật. Khi miêu tả chân dung nhân vật, tác giả chú ý đến những nét tướng mạo, dáng vẻ, cách ăn mặc và một số biểu hiện bên ngoài để làm nổi bật cá tính, hoàn cảnh của nhân vật. Còn khi khắc họa đời sống nội tâm nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em, qua những suy nghĩ, những trăn trở, những ước mơ, những khát vọng rất tinh tế, tác giả đã lột tả muôn mặt trong đời sống tinh thần của các em một cách cảm động nhất. Nhưng để thấy rõ đời sống nội tâm cũng như sự phát triển tính cách của các em nhỏ, Ma Văn Kháng đã đặt các em vào những tình huống rất nhảy cảm, kịch tính. Trong những tình huống ấy, từng nghĩ suy, diễn biến tình cảm của các em được hiện lên rõ nét.

Ngoài hai biện pháp trên, khi xây dựng chân dung nhân vật, tác giả cũng quan tâm đến nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu riêng. Sự tổng hòa của các yếu tố đó góp phần làm nên thành công của mỗi kiểu nhân vật đặc trưng này.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả nhân vật, trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của , tác giả còn chú ý, quan tâm đến hai yếu tố nữa là ngôn ngữ và giọng điệu. Về phương diện ngôn ngữ, tác giả sử dụng hai kiểu ngôn ngữ chính, đó là: Ngôn ngữ dung dị, đời thường đậm đặc chất dân gian và mang đậm phong vị miền núi; Ngôn ngữ giàu chất thơ, có tính biểu cảm cao. Với kiểu ngôn ngữ dung dị, đời thường đậm đặc chất dân gian và mang đậm phong vị miền núi, tác giả đã tạo nên

dấu ấn đậm nét bằng một kho ngôn ngữ phong phú với các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, các bài hát ru, bài hát dân tộc Dao, các câu chuyện cổ tích… Với kiểu ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính biểu cảm, tác giả đã hoàn toàn chinh phục người đọc bằng một hệ thống ngôn ngữ đẹp lấp lánh, từng chữ từng chữ như được dệt lên men, làm cho tâm hồn người đọc thăng hoa. Bên cạnh hai kiểu ngôn ngữ chính đó, tác giả còn sử dụng đan xen một số kiểu ngôn ngữ khác như sử dụng ngôn ngữ Hán Việt, sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn của đời sống hiện đại hay ngôn ngữ mới lạ do tác giả sáng tao ra… Còn về giọng điệu, Ma Văn Kháng sử dụng bốn chất giọng đặc trưng đó là: Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha; Giọng điệu suy ngẫm, triết lý sâu xa, hướng về nhân bản, bênh vực quyền con người; Giọng điệu thương cảm, xót xa; Giọng điệu mỉa mai, phê phán. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng linh hoạt một số sắc giọng khác như phân tích, lí giải và giọng tự vấn để thể hiện một cách đậm nét tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

3. Với sự tâm huyết về nghề văn của mình, là cây bút cần mẫn và say mê sáng tạo, Ma Văn Kháng là nhà văn sống trung thực, có bản lĩnh, có thái độ bao dung và tấm lòng nhân ái. Đặc biệt đối với các em thiếu nhi, tác giả luôn dành tình yêu thương, quan tâm giáo dục các em, vì các em còn “non nớt”, là những “búp trên cành” cần phải được chăm sóc, vun trồng. Cho nên, qua hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của của Ma Văn Kháng đã thật sự tạo nên một dấu ấn đậm nét đối với độc giả nói chung và các em thiếu nhi nói riêng. Ông viết giản dị, vừa tầm nhưng lại biết cách để làm giàu có, nâng cao cách nói, cách nghĩ của các em, coi trọng đến chức năng nhận thức và chức năng giáo dục đối với các em. Tác phẩm của ông vừa tái hiện tài tình cuộc sống của trẻ thơ, vừa sâu sắc với mỗi cuộc đời. Ông đã góp một tiếng nói riêng vào bộ phận văn học thiếu nhi, đặc biệt là mảng đề tài về miền núi với mục đích để giúp cho văn học thiếu nhi là một bộ phận không tách rời của đời sống văn học nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Duy Anh (Sưu tầm, tuyển chọn), (2003), Ký ức tuổi thơ, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Vũ Tuấn Anh (2006), Đổi mới văn học và tinh thần nhân văn mới trong sự hội nhập ý thức toàn cầu, Nghiên cứu Văn học (số 12), tr.106 - 113.

3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 488 tr.

4. Lê Văn Chính (2004), Đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài thành thị của Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Chung (2007), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

6. Phan Cự Đệ (1976), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, (2 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Hội nhà văn, H, 392 tr.

8. Trịnh Bá Đĩnh (2010), “Nghệ thuật và hiện thực trong văn học”, Báo Văn nghệ

(số 30).

9. Hà Minh Đức (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học, H, 359 tr.

10. Hà Minh Đức (Chủ biên), (2001), Những vấn đề lí luận lịch sử văn học, Nxb KHXH, Hà Nội.

11. Thu Hà (Biên soạn), (2009), Thầy và trò, Nxb Lao động, H, 160 tr.

12. Thái Hà (Biên soạn), (2009), Thiên tài những tấm gương hiếu học, Nxb Văn hóa - Thông tin, H, 180 tr.

13. Lê Bá Hán -Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên), (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 452 tr.

14. La Khắc Hòa (1999), “Khi nhà văn đào bới vào bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, Tạp chí Văn học, số 9.

15. Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng (2008), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Thế giới, 224 tr.

16. Nguyễn Văn Hồng (2004), Chuyện văn, chuyện người, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 628 tr.

17. Cao Thị Hồng (2010), Suy ngẫm về triết lý nhân sinh, Văn hóa Nghệ thuật (số 313), tr 108 - 110.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí