DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch 39
Bảng 1.2. Bảng điểm đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch 39
Bảng 1.3. Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch 43
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp ý nghĩa của cụm du lịch 43
Bảng 1.5. Bảng đánh giá tổng hợp tuyến du lịch 47
Bảng 1.6. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch 47
Bảng 1.7. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 53
Bảng 2.1. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ du lịch tỉnh Phú Yên 62
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 1
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Của Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch.
- Sơ Đồ Hệ Thống Lãnh Thổ Du Lịch (M.bưchơvarốp, 1975)
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Bảng 2.2. Diễn biến khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013 72
Bảng 2.3. Doanh thu ngành du lịch Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013 76
Bảng 2.4. Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Yên phân theo loại hình du lịch giai đoạn 2001 – 2010 78
Bảng 2.5. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Yên 79
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động ngành du lịch Phú Yên, giai đoạn 2000 - 2013 81
Bảng 2.7. Kết quả tổng điểm đánh giá các điểm du lịch tỉnh Phú Yên 95
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch tỉnh Phú Yên 97
Bảng 2.9. Kết quả tổng hợp điểm đánh giá các cụm du lịch tỉnh Phú Yên 102
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các cụm du lịch tỉnh Phú Yên 103
Bảng 2.11. Kết quả tổng hợp điểm đánh giá các tuyến du lịch nội tỉnh Phú Yên 105
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch tỉnh Phú Yên .. 106 Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030 115
Bảng 3.2. Dự báo doanh thu du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030 117
Bảng 3.3. Dự báo GDP du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030 118
Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu buồng lưu trú giai đoạn 2010 –2030 120
Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 – 2030.. 121
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Bưchơvarốp, 1975) 19
Hình 2.1. Bản đồ Hành chính tỉnh Phú Yên năm 2013 57
Hình 2.2. Bản đồ Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên 69
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013 74
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu du lịch Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013 77
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tổng số lao động du lịch Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013 .. 82 Hình 2.6. Bản đồ Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 108
Hình 3.1. Bản đồ Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn
năm 2030 133
1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu và là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về xã hội và môi trường. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển” [30, trang 44].
Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Viện nghiên cứu phát triển du lịch và UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt, trong đó mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng Phú Yên thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Phấn đấu đưa du lịch Phú Yên trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp "sạch" mang màu sắc độc đáo của Phú Yên và khu vực” [20, trang 2]. Ngành du lịch Phú Yên đã bắt đầu khởi sắc và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, hoạt động du lịch hiện còn nhiều yếu kém mà một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là việc tổ chức lãnh thổ (TCLT). Lãnh thổ du lịch nếu được tổ chức tốt sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường trên cơ sở khai thác tốt nguồn lực của tỉnh, tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài.
Từ những điều trên, tôi đã chọn đề tài cho luận văn Thạc sĩ Địa lí học: “Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên”.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài
2.1. Mục đích
Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL) tỉnh Phú Yên và các định hướng, giải pháp phát triển chủ yếu, có tính khả thi.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTDL, xây dựng hệ thống tiêu chí để xác định các hình thức TCLTDL áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Kiểm kê và bước đầu đánh giá tài nguyên phục vụ TCLTDL ở tỉnh Phú Yên.
- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch và các hình thức TCLTDL ở Phú Yên trên cơ sở các tiêu chí đã được xây dựng.
- Xác định các hình thức TCLTDL của tỉnh Phú Yên và đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Phú Yên, ưu tiên nghiên cứu các địa bàn trọng điểm, đồng thời xem xét mối quan hệ của Phú Yên với vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Về nội dung: Xây dựng hệ thống lãnh thổ du lịch ở các cấp điểm, cụm, tuyến, đồng thời đánh giá tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch ở Phú Yên; đưa ra các giải pháp khả thi để phát triển du lịch bền vững.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Ở Việt Nam
Ngày 09.07.1960, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26 thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch nước ta. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch được xác định là ngành mũi nhọn. Trong tiến trình đó, các nhà khoa học đã có những đóng góp không nhỏ qua nhiều công trình nghiên cứu về du lịch nói chung và về TCLTDL nói riêng.
Những đề tài lớn phục vụ cho phát triển du lịch cả nước như: “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010”, “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Những nghiên cứu trên đã tiến hành đánh giá điều kiện, hiện trạng khai thác du lịch Việt Nam, đưa ra các phương hướng, giải pháp
và kế hoạch hành động để phát triển du lịch cho các thời kỳ. Đề tài cũng đã nghiên cứu các vấn đề về tổ chức lãnh thổ du lịch: hệ thống phân vùng, xây dựng tuyến, điểm, đô thị du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng… Đây là cơ sở định hướng cho việc phát triển du lịch cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Chiến lược của từng thời kỳ được cụ thể hóa bằng các quy hoạch: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Những quy hoạch về lãnh thổ đã chia ra các vùng du lịch cho cả nước. Giai đoạn năm 1995 – 2010 là 3 vùng du lịch, giai đoạn từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030 là 7 vùng du lịch gắn liền với 7 vùng kinh tế. Mỗi vùng phân biệt với nhau về tài nguyên, cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), có hướng khai thác du lịch khác nhau… Theo quy hoạch mới nhất, Phú Yên nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ với trung tâm du lịch là Đà Nẵng.
Ở cấp vùng, mỗi vùng đều có các quy hoạch phát triển du lịch riêng như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng Bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Đề án Phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long đến 2020”... Đối với vùng du lịch Nam Trung Bộ, ngày 16.05.2014, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã tổ chức “Hội thảo tham vấn về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là bước chuẩn bị để thực hiện quy hoạch tổng thể. TCLTDL tỉnh Phú Yên được hình thành căn cứ trên những hoạch định chiến lược cũng như những mục tiêu trong quy hoạch tổng thể. TCLT cho du lịch một tỉnh không thể tách khỏi định hướng chung của vùng và quốc gia.
Nhiều cuốn sách có giá trị liên quan đến du lịch và TCLTDL có thể kể đến như: Nguyễn Minh Tuệ (1992) với “Phương pháp xác định mức độ tập trung các di tích lịch sử, văn hoá theo lãnh thổ trong nghiên cứu địa lý du lịch” và “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt Nam”. Hai tác phẩm trên đã đề
cập đến cách thức xác định mức độ tập trung tài nguyên du lịch và việc khai thác chúng; việc phát triển du lịch biển, nơi mà Phú Yên cũng có thế mạnh.
Một số cuốn sách khác có giá trị tham khảo cao về cơ sở lý luận cho luận văn như: Vũ Tuấn Cảnh và Lê Thông (1995): “Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch du lịch”. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương: “Tài nguyên du lịch”, “Tổ chức lãnh thổ du lịch”. Phạm Trung Lương (1999): “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”, Phạm Trung Lương và nnk (2002): “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”. Nguyễn Đình Hòe (2001): “Du lịch bền vững”. Trần Văn Thông (2005): “Quy hoạch du lịch”. Nguyễn Minh Tuệ (2010): “Địa lí du lịch Việt Nam”… Những tài liệu trên đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu du lịch ở nước ta. Chúng đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến những nghiên cứu trong luận văn như hệ thống các khái niệm về du lịch, du lịch bền vững, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tài nguyên du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch, các bước tiến hành quy hoạch du lịch…
Nhiều bài báo khoa học có giá trị như: Đặng Duy Lợi (1992): “Xây dựng cảnh quan văn hoá phục vụ du lịch” đã đề cập đến việc xây dựng các cảnh quan văn hóa; Phạm Xuân Hậu (2000): “Du lịch sinh thái ở Việt Nam, tiềm năng và triển vọng” đã đi sâu vào phân tích những tiềm năng và triển vọng để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Hiện nay, du lịch sinh thái cũng là một trong những loại hình du lịch mà Phú Yên quan tâm phát triển nhằm khai thác hợp lý lợi thế về tự nhiên và văn hóa bản địa.
Nguyễn Thị Sơn (2000): “Phương pháp tính sức chứa du lịch cho các tuyến, điểm tham quan ở các vườn quốc gia”; Nguyễn Thu Nhung (2013): “Xác định khả năng chịu tải thực tế vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phục vụ công tác quản lý du lịch”; Nguyễn Văn Hoàng (2012): “Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch - sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển”. Các bài báo đã sử dụng các phương pháp tính toán định lượng và định tính để đánh giá sức tải của các điểm du lịch. Hiện nay, đánh giá sức tải du lịch là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý phát triển du lịch bền vững. Du lịch Phú Yên không thể tách khỏi xu hướng phát triển chung đó.
Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần, Trần Thanh Hà (2013): “Liên kết vùng giữa Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cho phát triển du lịch” đề cập đến mối liên kiết trong phát triển du lịch. Liên kết vùng là một trong những vấn đề thời sự trong phát triển du lịch hiện nay, trong đó có du lịch Phú Yên. Là một tỉnh có vai trò là cầu nối Bắc – Nam, Đông – Tây, du lịch Phú Yên sẽ phát triển mạnh mẽ nếu biết khai thác các mối liên kết với tỉnh bạn.
Phạm Trung Lương, Nguyễn Thanh Tưởng (2013): “Phát triển du lịch bền vững ở các đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi”; Hoàng Thị Kiều Oanh, Nguyễn Khanh Vân (2013) với “Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng tiểu vùng Tây Nam Bộ, Việt Nam”. Trong luận văn, tác giả đã tham khảo và tiến hành đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ du lịch tỉnh Phú Yên thông qua các chỉ tiêu đơn lẻ và chỉ tiêu tổng hợp. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Đức Hoa Cương, Nguyễn Thục Nhu (2013) với “Xác định hệ thống tiêu chí của điểm khu du lịch sinh thái ở Việt Nam”… Nhìn chung, những bài báo đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau trong lĩnh vực du lịch đồng thời cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nghiên cứu liên quan.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ địa lí về đề tài du lịch đã được thực hiện góp phần giải quyết một số vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam. Các luận án tiến sĩ như Đặng Duy Lợi (1992) với đề tài: “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”, Nguyễn Thị Sơn (2000) với đề tài “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vường quốc gia Cúc Phương”, Trương Phước Minh (2003) với đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng”, Phạm Lê Thảo (2003) với đề tài: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quang điểm phát triển bền vững”, Đỗ Thị Mùi (2010) với đề tài “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La”… Những luận án tiến sĩ nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá. Trong luận văn của mình, tác giả đã tham khảo cách xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu, thang điểm đánh giá đối với các điểm, cụm, tuyến du lịch và áp dụng cho Phú Yên; cách tổ chức lãnh thổ cho ngành du lịch trên địa bàn một tỉnh, định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững… Một số luận văn thạc sĩ như Nguyễn Văn Hoàng (2007) với “Đánh giá sức tải
sinh thái cho các điểm du lịch ven bờ và hải đảo trong vịnh Nha Trang - Khánh Hòa”. Trong luận văn của mình, Nguyễn Văn Hoàng đã tiến hành đánh giá sức chứa cho các điểm du lịch khu vực vịnh Nha Trang một cách bài bản và chi tiết. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả về sức chứa du lịch. Ngoài ra còn có một số tác giả khác: Nguyễn Quốc lập (2009) với đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hà Tĩnh”; Đoàn Thị Thơm (2009) với đề tài “Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tiến trình hội nhập”…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã có những đóng góp quan trọng về lý thuyết cũng như thực tiễn phục vụ phát triển du lịch. Nó không chỉ có tầm quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước mà còn góp phần cho khoa học địa lí gắn mình với thực tiễn cuộc sống, đem lại cơ hội cho địa lí học đổi mới và phát triển. Những công trình trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị liên quan đến đề tài TCLTDL. Tuy nhiên, từ những công trình lớn như các chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho cả nước đến những bài báo khoa học, vấn đề TCLTDL cho tỉnh Phú Yên vẫn chưa được đề cập. Nó chỉ được xét đến trong các định hướng về phát triển du lịch về mặt không gian của các vùng và còn mờ nhạt. Có thể thấy, TCLTDL Phú Yên là một mảng còn thiếu trong nghiên cứu.
3.2. Ở Phú Yên
Tại Phú Yên, công tác nghiên cứu du lịch đã được tiến hành từ lâu nhưng thực sự mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đặc biệt từ năm 2011, khi tỉnh là địa phương đăng cai “Năm du lịch quốc gia 2011 các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ”.
Một số tài đề tài có giá trị như “Báo cáo tổng hợp Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Phú Yên đến năm 2010” (2003) do Nguyễn Thành Tâm (Giám đốc sở Thương mại và Du lịch Phú Yên) làm chủ nhiệm phối hợp với các cán bộ của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam như PGS.TS Phạm Trung Lương, TS Nguyễn Ngọc Khánh. Đề tài đã đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên một cách tương đối chi tiết và đầy đủ, đồng thời đưa ra những định hướng đến năm 2010. Đặc biệt, đề tài đã đưa ra định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch sinh thái và đề cập đến những trọng điểm cần ưu tiên đầu tư.