Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính của nhà nước tỉnh Hải Dương - 2


việc; cơ sở vật chất phục vụ cho đội ngũ công chức HCNN còn hạn chế; cộng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức HCNN chưa gắn với việc sử dụng, đồng thời chưa có chính sách thoả đáng để thu hút công chức có trình độ cao về tỉnh công tác...vẫn còn xảy ra. Đó chính là nguyên nhân chủ quan thuộc về tỉnh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN ở tỉnh Hải Dương.

Với diện tích 1.648,4 km2, dân số 1.711.364 người (tính đến 31/12/2006), Hải Dương là một tỉnh nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Khi nền KTTT phát triển nhanh, mạnh cả về tính chất, quy mô và tốc độ thì Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vững chắc. Trong những năm gần đây, Hải Dương đã có sự thu hút vốn đầu tư mạnh và có mức tăng trưởng kinh tế cao, năm 2006 thu ngân sách là 2.450 tỷ đồng. Vì vậy, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, trong đó có việc nhanh chóng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài:"Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương" làm đề tài nghiên cứu của Luận án. Đề tài này tập trung đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN, đáp ứng và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và Việt Nam hiện nay. Đề tài này là kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh trên cơ sở vận dụng những kiến thức khoa học đã được học trong nhà trường với kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân trong những năm qua.

2. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đội ngũ công chức HCNN ở nước ta như: “Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước đến năm 2000”, đề tài khoa học cấp Bộ do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) thực hiện năm 1997; “Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức” đề tài cấp Bộ do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ thực hiện năm 1998...; “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, đề tài cấp Nhà nước KHXH.05-03, nằm trong chương trình KHXH.05 do


GS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm [44]. Trong đó đề tài “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa kết quả của nhiều công trình đi trước, tập thể các tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống hoá các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Từ đó, đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Tác giả Tô Tử Hạ cũng có nhiều công trình nghiên cứu về công chức HCNN và đã được sử dụng để giảng dạy cho đội ngũ công chức HCNN hiện nay. Qua một số công trình nghiên cứu, tác giả đã tập trung phân tích, lý giải và làm rõ khái niệm cán bộ, công chức nhà nước; vai trò của cán bộ công chức trong việc xây dựng nền hành chính quốc gia và định hướng trong xây dựng đội ngũ công chức HCNN như: Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước; Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; Cẩm nang cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước...

Cùng nghiên cứu về công chức, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ có Báo cáo tổng hợp đề tài: "Năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”. Đề tài này đã tập trung nghiên cứu về hiệu lực quản lý HCNN, trong đó đã đặt công chức HCNN trong mối quan hệ với việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý HCNN. Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của tác giả Nguyễn Bắc Son đã phân tích đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam, phân tích nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức QLNN và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức QLNN, đáp ứng thời kỳ công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Được sự hỗ trợ của Cộng đồng Châu Âu, trong khuôn khổ dự án ASIAN- LINK (mã số ASI/B7-301/98/679-042), trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã


Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính của nhà nước tỉnh Hải Dương - 2

phối hợp với trường Đại học Tổng hợp Mardrid (Tây Ban Nha) tiến hành điều tra, đánh giá chất lượng công chức quản lý cấp tỉnh ở Việt Nam để xác lập chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý công chức cho đội ngũ công chức cấp tỉnh. Kết quả điều tra, đánh giá được công bố tháng 7-2004 đã nêu rõ những yếu kém, thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng của đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý công và quản lý kinh tế. Báo cáo nêu lên một trong những thiếu hụt lớn nhất hiện nay của đội ngũ công chức cấp tỉnh là sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý trong nền KTTT, đó là sự thiếu hiểu biết về kiến thức quản lý hành chính công. Báo cáo đề xuất cần thiết phải xây dựng chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý hành chính công cho đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh đặc biệt là đội ngũ công chức quản lý.

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau và có những đóng góp nhất định trong việc hoạch định chủ trương, chính sách, tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức HCNN ở nước ta. Từ các nghiên cứu trên cho thấy:

- Các công trình nghiên cứu về công chức HCNN và chất lượng công chức HCNN thường nghiêng về cách tiếp cận theo từ nền HCNN, dựa trên quan điểm của quản lý HCNN; ít hoặc không thấy công trình tiếp cận theo hướng khoa học về quản trị nguồn nhân lực. Do đó trong luận án này, tác giả nghiên cứu, đánh giá chất lượng công chức HCNN và đưa ra các giải pháp trên cơ sở của khoa học quản trị nguồn nhân lực.

- Các công trình nghiên cứu chủ yếu bàn luận về khái niệm cán bộ, công chức; công chức hành chính, viên chức...và thường tập trung phân tích đánh giá về công chức nhà nước nói chung ít đi sâu vào một nhóm công chức hoặc công chức HCNN ở một tỉnh cụ thể.

- Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mặt phương pháp luận là chủ yếu, hoặc chỉ tập trung nghiên cứu trên phạm vi khá rộng (toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức; đội ngũ công chức HCNN nói chung…); hoặc chỉ nghiên cứu một số khâu của công tác xây dựng đội ngũ công chức HCNN. Đến nay, ở Hải Dương chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về chất lượng đội ngũ công chức HCNN của


tỉnh. Do vậy, cần có đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN ở tỉnh Hải Dương, hứa hẹn khả năng áp dụng cụ thể, hiệu quả cho địa phương trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

3.1. Mục tiêu

Làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương; Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh, tìm ra những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh Hải Dương, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ đi sâu giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu các vấn đề thực tiễn chung để làm rõ các khái niệm mới về công chức HCNN, chất lượng công chức HCNN.

- Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh Hải Dương, qua đó thấy được những ưu điểm và tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh Hải Dương.

Nội dung nghiên cứu của luận án:

- Những vấn đề cơ bản về công chức HCNN và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN.

- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương.

- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu


Công chức HCNN (những nội dung về chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan QLNN) từ tỉnh đến huyện trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo và những vấn đề có liên quan như: tiêu chuẩn, việc đánh giá công chức cùng những nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ công chức HCNN.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương từ năm 2000-2006.

- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu

5.1. Phương pháp nghiên cứu

Kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu trước, các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu khoa học, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp:

+ Phương pháp điều tra, thống kê.

+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp phân tích hệ thống.

+ Phương pháp điều tra xã hội học...

5.2. Nguồn số liệu

- Số liệu thứ cấp: Số liệu từ các báo cáo của các sở, ngành; huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương và Bộ Nội vụ.

- Số liệu sơ cấp: Thông tin và số liệu thu được qua điều tra bằng bảng hỏi tại 6 sở, 5 huyện, thành phố và 5 phường. Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu một số lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành; huyện, thành phố, phường; các tổ chức và công dân.

6. Đóng góp khoa học của Luận án

- Góp phần vào hệ thống hoá lý luận về đội ngũ công chức, công chức HCNN và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN; hệ thống hoá và xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức HCNN; làm rõ những đặc điểm của đội ngũ công chức HCNN và điều kiện khách quan của việc xây dựng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương trong thời kỳ mới.


- Qua phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng, rút ra những mặt mạnh; những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Từ đó, làm tiền đề để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Làm rõ và đưa ra quan điểm, phương pháp tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo và những giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Hải Dương thời kỳ mới.

7. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công chức hành chính nhà nước và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước.

Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương.



nước

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm và phân loại công chức hành chính nhà


1.1.1. Khái niệm công chức hành chính nhà nước

1.1.1.1. Khái niệm chung về công chức

Khái niệm công chức gắn liền với sự ra đời công chức ở các nước tư bản

phương Tây. Từ nửa cuối thế kỷ XIX [56, tr.9], tại nhiều nước đã thực hiện chế độ công chức thời gian tương đối lâu, công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [56, tr.9]. Trên thực tế, mỗi quốc gia cũng có quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức:

Cộng hoà Pháp, định nghĩa: “Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa phương nhưng không kể đến các công chức địa phương thuộc các hội đồng thuộc địa phương quản lý”. [57, tr.228]

Nhật Bản, công chức được phân thành hai loại chính, gồm công chức nhà nước và công chức địa phương: “Công chức nhà nước gồm những người được nhậm chức trong bộ máy của Chính phủ trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và đơn vị sự nghiệp quốc doanh được lĩnh lương của ngân sách nhà nước. Công chức địa phương gồm những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính địa phương”. [57, tr.156]

Trung Quốc, khái niệm công chức được hiểu là: "Công chức nhà nước là những người công tác trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trừ nhân viên phục vụ. Công chức gồm hai loại:


+ Công chức lãnh đạo là những người thừa hành quyền lực nhà nước. Các công chức này bổ nhiệm theo các trình tự luật định, chịu sự điều hành của Hiến pháp, Điều lệ công chức và Luật tổ chức của chính quyền các cấp.

+ Công chức nghiệp vụ là những người thi hành chế độ thường nhiệm, do cơ quan hành chính các cấp bổ nhiệm và quản lý căn cứ vào Điều lệ công chức. Họ chiếm tuyệt đại đa số trong công chức nhà nước, chịu trách nhiệm quán triệt, chấp hành các chính sách và pháp luật”.[57, tr. 268]

Từ những khái niệm về công chức của một số nước như trên, có thể thấy: Công chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một chức vụ hay thừa hành công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước từ trung ương đến địa phương, được hưởng lương từ ngân sách và chịu sự điều hành của Luật công chức.

Cùng cách hiểu tương tự, Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính định nghĩa công chức là: “Người được tuyển dụng và bổ nhiệm vào làm việc trong một cơ quan của Nhà nước ở trung ương hay ở địa phương, làm việc thường xuyên, toàn bộ thời gian, được xếp vào ngạch của hệ thống ngạch bậc, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, có tư cách pháp lý khi thi hành công vụ của Nhà nước” [39, tr.159]. Định nghĩa này bao quát được các điều kiện để trở thành công chức là:

- Được tuyển dụng và bổ nhiệm để làm việc thường xuyên;

- Làm việc trong công sở;

- Được xếp vào một ngạch của hệ thống ngạch bậc;

- Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;

- Có tư cách pháp lý khi thi hành công vụ.

Ở Việt Nam, ngày 20-5-1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 76/SL về Quy chế công chức, tại Điều I, mục 1 công chức được định nghĩa là:" Những công dân Việt Nam, được chính quyền nhân dân tuyển dụng để giữ một vị trí thường xuyên trong các cơ quan của Chính phủ ở trong hay ngoài nước”. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh chống ngoại xâm, bản quy chế này không được triển khai đầy đủ và trên thực tế các nội dung cơ bản của nó không được áp dụng. Trong suốt thời gian dài sau đó, mặc dù không có một văn bản nào của Nhà nước phủ định tính pháp lý của Sắc lệnh số 76, nhưng những quy định này vẫn chưa được thực hiện đầy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022