Kết Quả Khảo Sát Về Trình Độ Tiếng Anh Của Người Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Tỉnh Ninh Bình


- Về trình độ ngoại ngữ, tin học

Trong hội nhập quốc tế hiện nay, ngoại ngữ và tin học là những công cụ giao quan trọng ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch. Theo thống kê, lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Ninh Bình hàng năm chiếm khoảng gần 43,6% tổng lượng khách quốc tế đến Ninh Bình, thị trường khách Trung Quốc vẫn được coi là thị trường khách tiềm năng của ngành du lịch tỉnh nhà. Hiện nay trình độ tiếng Trung của nhân lực du lịch Ninh Bình còn rất thấp, điều này là một khó khăn lớn cho sự chuẩn bị về nhân lực phục vụ cho các thị trường khách mới trong tương lai. Bên cạnh đó, lượng khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch... ngày càng tăng nên việc trang bị cho đội ngũ nhân lực du lịch có khả năng giao tiếp bằng những ngôn ngữ của các nước trên là rất cần thiết bên cạnh tiếng Anh được xem là ngoại ngữ bắt buộc.

Xét về trình độ tiếng Anh, của Sở Du lịch Ninh Bình báo cáo, có khoảng 68% số lao động trong ngành du lịch Ninh Bình có thể giao tiếp ở trình độ A, B, C và có khoảng 10% số lao động có trình độ đại học tiếng Anh với khả năng giao tiếp thành thạo [63]. Thực tế tác giả điều tra khảo sát cũng cho kết quả tương tự. Trong 385 lao động tham gia khảo sát có 58,18% lao động có trình độ tiếng Anh loại A, B, C, phần lớn số này thuộc nhóm lao động là lễ tân khách sạn, số ít là hướng dẫn viên. Trong đó, trình độ loại C chỉ chiếm 27,01%. Có 41,82% lao động tham gia khảo sát không biết gì về tiếng Anh, đây chủ yếu là nhân viên khối phục vụ phòng, bàn, bar, bảo vệ, chế biến (xem biểu đồ 3.6).


Biểu đồ 3 6 Kết quả khảo sát về trình độ tiếng Anh của người lao động 1


Biểu đồ 3.6: Kết quả khảo sát về trình độ tiếng Anh của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS


Xét về những ngoại ngữ khác, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ nhân lực có thể sử dụng ngoại ngữ là tiếng Pháp, Nga và một số ngoại ngữ khác, ước tính có khoảng 3,8% lao động du lịch sử dụng tiếng Pháp, khoảng 1,2% lao động sử tiếng Nga. Riêng trong lĩnh vực lữ hành, người tham gia hướng dẫn viên du lịch của tỉnh Ninh Bình phần lớn có ngoại ngữ là tiếng Trung, có doanh nghiệp 100% hướng dẫn viên sử dụng tiếng Trung và một số ít có ngọai ngữ tiếng Hàn và tiếng Nhật. Xét đến trình độ ngoại ngữ theo từng lĩnh vực nghiệp vụ, lao động là hướng dẫn viên du lịch và lễ tân có khả năng sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ cao và có trình độ C trở lên, một số có 2 bằng ngoại ngữ và sử dụng được 2 ngoại ngữ, tuy nhiên số rất ít lao động nói được 2 thứ tiếng nước ngoài trở lên còn thấp [63].

Thực trạng trên cũng tương đồng với kết quả của tác giả điều tra khảo sát được thể hiện trong bảng 3.4. Cụ thể, qua bảng 3.4 cho thấy, trong số 385


người lao động được hỏi, có 118 lao động là hướng dẫn viên, trong đó số hướng dẫn viên tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành ngoại ngữ, hướng dẫn viên du lịch là 12 người, chiếm 10,17%. Đây cũng chính là những hướng dẫn viên có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh rất tốt. Tỷ lệ hướng dẫn viên có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt chỉ chiếm 17,8%, mức khá chiếm 28,81%, tuy nhiên vẫn có tới 26,27% hướng dẫn viên tham gia khảo sát sử dụng tiếng Anh ở mức yếu. Trong khi chỉ có 16,95% hướng dẫn viên tham gia khảo sát có khả năng sử dụng 2 ngoại ngữ.

Bảng 3.4 cũng cho thấy, trong 92 lao động là lễ tân thì 100% đều có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng chỉ có 27 người sử dụng rất tốt tiếng Anh, chiếm 29,35%, trong đó có 4,35% có khả năng sử dụng 2 ngoại ngữ trở lên. Mức tốt là 50%, khá là 13,04%. Tuy nhiên, vẫn còn 5,43% lễ tân có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức yếu và 2,17% ở mức trung bình.

Đối với nhân viên đại lý lữ hành cũng có mức độ sử dụng tiếng Anh ở mức khá. Chỉ có 1,75% số lao động là nhân viên lữ hành, đại lý du lịch sử dụng rất tốt tiếng Anh, 8,77% ở mức tốt và 10,53% ở mức khá, trong khi mức trung bình chiếm tỷ trọng khá cao là 26,32%, chiếm tỷ lệ cao nhất là mức yếu với 52,63% số lao động tham gia khảo sát.

Còn đội ngũ phục vụ phòng, bàn, bar, nhân viên chế biến món ăn và nhân viên khác có khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức trung bình yếu.

85


Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về trình độ ngoại ngữ của lao động theo vị trí công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình

ĐVT: người



Khả năng giao tiếp tiếng Anh


Chỉ tiêu

Vị trí công việc


Tổng số lượng


Lễ tân

Phục vụ buồng

Phục vụ bàn, bar

Nhân viên

chế biến món ăn

Hướng dẫn viên

Nhân viên lữ

hành, đại lý du lịch

Nhân

viên khác

Số người khảo sát

Số lượng (người)

92

28

21

25

118

57

44

385

Rất tốt

Số lượng (người)

27

0

0

0

12

1

0

40

Tỷ lệ (%)

29,35

0,00

0,00

0,00

10,17

1,75

0,00

10,39

Tốt

Số lượng (người)

46

0

1

0

21

5

0

73

Tỷ lệ (%)

50,00

0,00

4,76

0,00

17,80

8,77

0,00

18,96

Khá

Số lượng (người)

12

0

2

1

34

6

2

57

Tỷ lệ (%)

13,04

0,00

9,52

4,00

28,81

10,53

4,55

14,81

Trung bình

Số lượng (người)

2

3

2

1

20

15

2

45

Tỷ lệ (%)

2,17

10,71

9,52

4,00

16,95

26,32

4,55

11,69

Yếu

Số lượng (người)

5

25

16

23

31

30

29

159

Tỷ lệ (%)

5,43

89,29

76,19

92,00

26,27

52,63

65,91

41,30

Tốt nghiệp đại học

(tiếng Anh)

Số lượng (người)

0

0

0

0

12

1

0

13

Tỷ lệ (%)

0,00

0,00

0,00

0,00

10,17

1,75

0,00

3,38

Biết 2 ngoại ngữ trở

lên

Số lượng (người)

4

0

0

0

20

3

0

27

Tỷ lệ (%)

4,35

0,00

0,00

0,00

16,95

5,26

0,00

7,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


Nguồn: Số liệu điều tra của NCS


Như vậy, kết quả khảo sát chung về khả năng sử dụng ngoại ngữ của nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình cho thấy, hiện nay khả năng ngoại ngữ của lao động chưa thực sự tốt, là một trong những khó khăn lớn để hội nhập quốc tế. Chỉ có 10,39% số người tham gia khảo sát sử dụng rất tốt tiếng Anh; 18,96% lao động sử dụng tốt tiếng Anh; 14,81% ở mức khá; 11,69% ở mức trung bình và có tới 41,3% ở mức yếu. Chỉ có 3,38% lao động tham gia khảo sát tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh. Và 7,01% lao động biết 2 ngoại ngữ trở lên. Nên trong các cấp chính quyền tỉnh cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể trong việc phối hợp với các DNDL nhằm nâng cao trình độ và khả năng sử dụng ngoại ngữ cho người lao động trong hội nhập với bạn bè quốc tế, đặc biệt là đối với lao động là lễ tân, hướng dẫn viên và nhân viên trực tiếp giao dịch với khách du lịch là người nước ngoài.

Về trình độ tin học, theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong tổng số 8.326 lao động làm việc tại các DNDL thì có 5.691 người sử dụng được máy tính trong thực thi công việc, chiếm 68,35% và chủ yếu là các chủ doanh nghiệp, lao động thuộc bộ phận chức năng và lao động trực tiếp kinh doanh du lịch [63]. Kết quả điều tra ngẫu nhiên 385 lao động tại các DNDL tỉnh Ninh Bình thể hiện trong biểu đồ 3.7 cũng cho thấy, hiện nay có 9,35% số lao động được hỏi có khả năng sử dụng tin học ở mức độ rất tốt, đây chủ yếu là nhà quản trị từ cấp trưởng phó phòng trở lên của các doanh nghiệp. Có 25,19% lao động có khả năng sử dụng tin học ở mức tốt, đây là nhân viên khối kinh doanh, nhân viên đại lý lữ hành, đại lý du lịch, lễ tân, hướng dẫn viên... Tuy nhiên, có tới 38,44% số người được hỏi trả lời khả năng sử dụng tin học của mình ở mức yếu, đây chủ yếu là các lao động khối phục vụ buồng, bàn, bar, nhân viên chế biến món ăn, bảo vệ… Đặc điểm này là do đặc thù công việc của các vị trí đó không quá cần thiết phải sử dụng thành thạo tin học. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo của 40 doanh nghiệp thì có tới 35/40


chủ doanh nghiệp trở lời trình độ tin học của người lao động như hiện tại về cơ bản có thể sử dụng được tin học một cách tương đối tốt. Hội nhập quốc tế đòi hỏi người lao động phải chuyên nghiệp hơn, phải biết sử dụng nhiều phần mềm du lịch hiện đại hơn, do vậy các DNDL cũng cần chú trọng việc tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng tin học trong công việc của người lao động.

Sử dụng rất tốt

13%

Sử dụng yếu 53%

Sử dụng tốt 34%


Biểu đồ 3.7: Kết quả khảo sát về khả năng sử dụng tin học của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS


- Kinh nghiệm làm việc

Từ phân tích kết quả điều tra khảo sát đối với 385 của người lao động đang làm việc ở các DNDL ở tỉnh Ninh Bình đã tổng hợp tại bảng 3.5 cho chúng ta thấy, người lao động có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm đến 3 năm ở các DNDL chiếm tỷ lệ 52,21%, trong đó người lao động làm việc từ 3 năm đến 5 năm thì tỷ lệ chiếm là 18,44% trong tổng số người lao động được phỏng vấn. Như vậy số lao động có thời gian làm việc có 5 năm kinh nghiệm chiếm tỷ lệ là: 12,21% của số người lao động tại các doanh nghiệp du lịch được


phỏng vấn. Đi sâu và phân tích cho ta thấy người lao động có thời gian làm việc càng dài thì kinh nghiệm và kỹ năng xử lý tình huống trong làm việc càng có chất lượng hiệu quả công cao hơn.

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về kinh nghiệm làm việc của người lao động phân theo vị trí công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Đơn vị tính: Người



Vị trí công việc


Số lượng khảo sát

Kinh nghiệm làm việc

Dưới 1

năm

Từ 1 đến

dưới 3 năm

Từ 3 đến

dưới 5 năm

Trên 5

năm

Lễ tân

92

16

56

14

6

Phục vụ buồng

28

9

11

5

3

Phục vụ bàn, bar

21

7

11

2

1

Nhân viên chế biến món ăn

25

3

11

6

5

Hướng dẫn viên

118

17

52

26

23

Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch

57

11

29

12

5

Nhân viên khác

44

3

31

6

4

Tổng số lượng

385

66

201

71

47

Tổng tỷ lệ (%)

100,00

17,14

52,21

18,44

12,21

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS

Kết quả điều tra cũng cho thấy có 50/385 (chiếm 12,99%) người lao động được hỏi cho rằng họ có định hướng chuyển sang lĩnh vực khác hoặc môi trường làm việc tốt hơn nếu có cơ hội. công việc mang tính thời vụ; một số ít cho rằng do áp lực công việc. Các DNDL tỉnh Ninh Bình chưa có những chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân những lao động gắn bó lâu năm với doanh nghiệp cũng như thu hút những người lao động có trình độ tốt ở các địa phương khác về tỉnh Ninh Bình. Chưa quan tâm thỏa đáng người lao động thao gia làm việc mới dưới 1 năm. Từ đó, chất lượng xử lý công việc cho người lao động trong thời kỳ hội nhập còn hạn chế.


Biểu đồ 3 8 Kết quả khảo sát về ý định chuyển việc của người lao 2

Biểu đồ 3.8: Kết quả khảo sát về ý định chuyển việc của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS


3.2.2.3. Về tâm lực nhân lực

Kết quả phỏng vấn sâu một số chủ doanh nghiệp và cán bộ làm công tác nhân sự của 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cho thấy, các chủ doanh nghiệp đều khẳng định rằng, chủ yến người lao động đều có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc nhanh nhẹn, tích cực. Nhất là những người lao động trực tiếp như hướng dẫn viên, lễ tân, buồng phòng… đây là những người lao động trực tiếp, tiếp xúc và thường xuyên với du khách nên cần chú trọng đến các phẩm chất này.

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra sự viện như trốn vé tham quan, cắt bớt dịch vụ hay như chuyện trấn lột khách thông qua các shop, quán tù và các dịch vụ. Rất nhiều trường hợp khách bỏ quên tài sản tại cơ sở lưu trú đều được liên lạc để đến nhận lại.

Có 26/40 (chiếm tỷ lệ 65%) chủ doanh nghiệp nhận xét rằng đội ngũ người lao động của họ có tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt, có trách nhiệm

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí