Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Tỉnh Ninh Bình Trong Hội Nhập Quốc Tế


Về sự năng động trong công việc, có 90% chủ DN đánh giá mức độ hài lòng từ trung bình trở lên.

Thứ ba, cơ cấu nhân lực tại các DNDL chuyển biến theo hướng hoàn thiện, phù hợp hơn.

Cơ cấu nhân lực hiện tại cơ bản đảm bảo và tương hợp với số lượng du khách hiện tại đến tỉnh Ninh Bình.

Có thể thấy rằng cơ cấu theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giới tính của các DNDL tỉnh Ninh Bình về cơ bản là đảm bảo, hợp lý, đúng như dự báo và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và của quốc gia, trong hội nhập quốc tế.

Cơ cấu về độ tuổi nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình phù hợp, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm kinh doanh du lịch, một ngành đòi hỏi cần có lực lượng người lao động còn có sức trẻ hơn, năng động hơn, nhanh nhẹn hơn.

Tóm lại, sự gia tăng số lượng, chất lượng và sự chuyển biến tích cực về cơ cấu nhân lực tại các DNDL đã và đang tạo nguồn lực hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Có được sự thành công trên phải kể đến sự phát triển toàn diện của tỉnh. Sự tăng trưởng về lao động trong giai đoạn 2010-2017 là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và ngành du lịch của tỉnh có những bước phát triển, số lượng du khách du lịch đến tham quan ngày càng nhiều; sự quan tâm của các ngành, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý ngành trung ương và địa phương; sự phát triển của hệ thống giáo dục

- đào tạo; cơ chế, chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhân lực tại các DNDL.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.3.2.1. Những hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Mặc dù có được những kết quả đáng kể như trên nhưng nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.


Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế - 14

Thứ nhất, số lượng nhân lực tăng còn chậm, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Giai đoạn vừa qua, tỉnh Ninh Bình phát triển du lịch tương đối nhanh, nhiều cơ sở dịch vụ du lịch được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Nhiều DNDL vừa và nhỏ được hoạt động, kéo theo yêu cầu nhân lực du lịch cũng phát triển nhanh. Tuy nhiên, số lượng đội ngũ nhân lực tại các DNDL chất lượng cao còn thiếu. chưa được đào tạo một cách chính quy, chuyên nghiệp. Nếu theo số liệu quy chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch, 1 phòng khách sạn xếp hạng sao cần 1,7 lao động và 1 phòng khách sạn nội địa (chưa xếp hạng) cần 1,2 lao động thì số lao động cần phải có cho riêng lĩnh vực kinh doanh khách sạn vẫn còn thiếu.

Thứ hai, chất lượng nhân lực chưa cao

Thực tế chung về chất lượng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay đó là đội ngũ lao động “vừa thiếu, vừa yếu”.

Chất lượng nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình còn nhiều hạn chế cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng ở mức thấp, về ngoại ngữ đa số chưa được đào tạo căn bản, chuyên sâu.

Trình độ ngoại ngữ, tin học của NLDL cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao. Theo kết quả thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ lao động trực tiếp kinh doanh du lịch còn thấp, chủ yếu lao động sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung, những ngoại ngữ khác như: tiếng Pháp, Nhật, Hàn, Nga… chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ lao động du lịch sử dụng được từ hai ngoại ngữ trở lên không cao.

Tính chấp hành kỷ luật nói chung, chấp hành tác phong, nguyên tắc, kỷ cương, kỷ luật nói riêng con nhiện hạn chế. Do vây, nhìn chung nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình chưa đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ các thị trường khách, đặc biệt là thị trường khách quốc tế. Theo số liệu quy chuẩn


về kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn của nhà hàng, khách sạn: tỉ lệ nhân viên quản lý là 6%; nhân viên giám sát là 8%; nhân viên thành thạo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cao là 22% và số lượng nhân viên còn lại được đào tạo theo các ngành nghề khác nhau là 64% thì lao người lao động ở DNDL tỉnh Ninh Bình chưa đáp ứng được tỉ lệ này. Hạn chế này cũng là vấn đề chung của lao động du lịch cả nước. Dự thảo “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến 2015, tầm nhìn đến 2020” của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch cũng chỉ đặt mức phấn đấu trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho 80-90% lao động quản lý, giám sát; 60% cho lao động trực tiếp phục vụ khách. Với trình độ ngoại ngữ của nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình như hiện nay là một khó khăn cho sự chuẩn bị về nhân lực phục vụ cho các thị trường khách mới trong tương lai. Hiện tại, lượng khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch... ngày càng tăng nên việc trang bị cho đội ngũ nhân lực du lịch có khả năng giao tiếp bằng những ngôn ngữ của các nước trên là rất cần thiết bên cạnh tiếng Anh được xem là ngoại ngữ bắt buộc.

Nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình còn hạn chế trong nhận thực về cơ chế thị trường và kỹ năng thực hiện trong thực thi nhiệm vụ. Vì vậy, vẫn còn hiện tượng chay đua với bằng cấp, không thực sự đi học với mong muốn để nâng cao chuyên môn. Sự gắn kết với nghề, với doanh nghiệp còn chưa cao. Vẫn còn nhiều lao động cho rằng các công việc tại các DNDL hiện nay như phục vụ nhà hàng, buồng, giặt là, phụ bếp… là công việc làm thêm, thời vụ, ngắn hạn, lao động chân tay nên không muốn gắn kết và quá trình làm việc chưa thực sự tận tâm, chưa chuyên nghiệp.

Thứ ba, cơ cấu vẫn còn bất cập và chưa hợp lý

Cơ cấu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình chưa hợp lý. Tỷ trọng lao động được đào tạo ở trình độ đại


học còn quá thấp trong khi lao động chưa qua đào tạo sơ cấp còn quá cao. Đây là một trong những khó khăn lớn để hội nhập. Cơ cấu theo ngành nghề theo vị trí việc làm đảm bảo và tương xứng với số lượng du khách hiện tại đến Ninh Bình, tuy nhiên, trong tương lai, khi du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với mục tiêu phát triển, cơ cấu của ngành nghề này sẽ thay đổi và xuất hiện nhiều nghề mới. Cơ cấu của nhân lực có chỗ chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Vì vậy, trong những năm tới tỉnh cần phối hợp với các DNDL trong việc sắp xếp lại cơ cấu nhân lực cho hợp lý bằng cách đào tạo những nhân lực chưa được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho những nhân lực có chuyên môn từ sơ cấp của người lao động trở lên.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế về nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan chủ yếu sau:

Thứ nhất, Hệ thống cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ; vai trò của Nhà nước và chính quyền địa phương còn hạn chế

Được cơ quan các cấp của Đảng và Nhà nước quan tâm, Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh đối với PTNLDL nói chung và nhân lực tại các DNDL nói riêng bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực. Sự PTNLDL đòi hỏi phải xây dựng hệ thống cơ chế chính sách nhằm giải quyết đồng bộ và hài hòa tạo thuận lợi nhất cho PTNLDL, tuy nhiện có chế chính sách chưa thích hợp để huy động nhân lực tại các DNDL; đồng thời nhận thức và hành động của một bộ phận lãnh đạo có mặt còn hạn chế trong hội nhập và điều tiết của cơ chế thị trường.

Thứ hai, đầu tư để phát triển nhân lực cho DNDL còn hạn chế

Ninh Bình cũng nằm trong tình trang như các địa phương khác trên cả nước chưa mạnh rạn đầu tư thỏa đáng cho phát triển nguồi nhân lực; chưa có


chương trình hành động chuyên sâu trong đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực ngành du lịch chất lượng cao cùng với khó khăn của Ninh Bình mức sống nhân dân vẫn còn ở mức thấp, rất khó khăn trong tổ chức đào tạo, huấn luyện nghề.

Thứ ba, nhận thức của bản thân người lao động còn hạn chế

Yêu cầu phát triển của ngành khá nhanh nhưng công tác chuẩn bị đội ngũ phục vụ cho phát triển chưa theo kịp. Nhận thức của người lao động tại các DNDL nói chung và cộng đồng nói riêng về nhân lực du lịch còn đơn giản. Chưa có quy hoạch mang tính chiến lược về đào tạo đội ngũ nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân lực tại các DNDL. Các điều kiện đảm bảo nâng cao công tác đào tạo cho nhân lực tại các DNDL chưa được chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng.

Thứ tư, chế độ đãi ngộ và chính sách lương thưởng của các DNDL chưa phù hợp

Thu nhập từ các hoạt động du lịch còn rất khiêm tốn đây là khó khăn thách thức cho Ninh Bình cần phải tìm ra lời giải sao cho tăng nguồn thu nhập cho người lao động đây là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp nói chung và DNDL ở tỉnh Ninh Bình khi hội nhập quốc tế nói riêng.

Thứ năm, cơ sở vật chất và nội dung đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của sự PTNLDL trong hội nhập quốc tế

Những khó khăn, hạn chế trong đào tạo cho ngành du lịch như: Sự thiếu hụt về giáo viên vừa giỏi lý thuyết, giỏi chuyên môn, lại có kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là kinh nghiệm thực tế về đào tạo chuẩn du lịch quốc tế; Những yếu kém về cơ sở vật chất của các trường đào tạo về du lịch… Cùng với đó là những áp lực, khó khăn, hạn chế về tài chính của các DNDL nên chưa thực sự đầu tư xứng đáng cho việc đào tạo. Điều này cũng là một thách


thức lớn trong việc nâng cao chất lượng cho nhân lực của các DNDL trong thời kỳ hội nhập.

Trước thực tế trên, vấn đề cấp thiết đặt ra với du lịch Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập là phải xúc tiến việc PTNLDL tại các DNDL cũng như nhân lực du lịch toàn tỉnh đảm bảo về số lượng và chất lượng cao, đủ tài, đủ tâm để làm du lịch. Muốn làm được điều này, không có con đường nào khác ngoài việc phải tập trung đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng theo một lộ trình phù hợp trên cơ sở tính toán phát triển một cách khoa học.


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030


4.1. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Dự báo nhu cầu nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được dựa trên những căn cứ cụ thể sau:

- Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;

- Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó du lịch được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Kết luận số 03-KL/TU ngày 26/6/2017 kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Hiện trạng mức độ tăng trưởng nhân lực ngành du lịch Ninh Bình và các dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Ninh Bình và các tỉnh trong cáckhu vực lân cận và cả nước nói chung; hiện trạng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch...

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó dự báo về nhu cầu cơ sở lưu trú và nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.


- Kết quả dịch vụ du lịch giai đoạn 2010 - 2017.

- Các dự án đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch; dịch vụ du lịch: khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ bổ sung… giai đoạn đến năm 2020, giai đoạn 2020 - 2025, và giai đoạn 2025 - 2030.

Từ những căn cứ trên, tác giả luận án dự báo nhu cầu vể nhân lực tại những doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh trong hội nhập quốc tế như sau:

Số lao động bình quân trên một buồng lưu trú hiện nay ở tỉnh Ninh Bình còn rất thấp vì các dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, chưa đa dạng và phong phú, chất lượng còn thấp, nhiều cơ sở lưu trú dưới dạng homestay… Trong những năm tới, với định hướng phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ du lịch bổ sung, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch…, nên số lượng lao động trực tiếp bình quân trên một buồng lưu trú sẽ tăng lên. Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân trên một buồng lưu trú của tỉnh Ninh Bình là 1,2 - 1,4 lao động/buồng lưu trú [63]; Nhu cầu về nhân lực toàn tỉnh Ninh Bình của ngành du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nhu cầu nhân lực ngành du lịch Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030; Đồng thời, thực hiện thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia là các nhà quản lý du lịch địa phương, các chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các tính toán về nhu cầu lao động tại các DNDL tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được tác giả dự báo thể hiện trong bảng 4.1.

Có thể thấy, nhu cầu nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình có xu hướng tăng lên, dự báo đến năm 2025 các DNDL tỉnh Ninh Bình cần khoảng 14.950 lao động, đến năm 2030 cần khoảng 31.920 nhân lực. Nhu cầu về lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản tăng lên rất lớn, ngoài ra tác giả cũng dự báo nhu cầu theo vị trí việc làm và ngành nghề kinh doanh. Đây là một trong những tham khảo hữu hiệu cho Du lịch và công tác đào tạo cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong việc định hướng chiến lược đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các DNDL trong thời kỳ hội nhập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023