Các Nguồn Kinh Phí Đào Tạo Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Của Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng

98


quốc tế chỉ có lĩnh vực lưu trú đảm nhiệm khoảng 3 - 3,5%, tập trung tại các khách sạn 4 - 5 sao thuộc tập đoàn quản lý quốc tế [phụ lục 2 - bảng 13]. Thực tế, một số doanh nghiệp đã dành kinh phí cho công tác đào tạo, PTNL và trích từ quỹ đào tạo, quỹ tiền lương, khen thưởng, chính sách khác… lĩnh vực lưu trú dành khoảng 16,35% tổng kinh phí của hoạt động nhân sự, hay lĩnh vực lữ hành 18,4% [80].

Biểu đồ 3 12 Các nguồn kinh phí đào tạo phát triển nhân lực du lịch của 1

Biểu đồ 3.12. Các nguồn kinh phí đào tạo phát triển nhân lực du lịch của doanh nghiệp du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Đặc biệt, ở các DNDL đã tổ chình thức xã hội hóa nguồn vốn để thực hiện công tác ĐTPTNL như doanh nghiệp tự bỏ chi phí đào tạo là chủ yếu với 70,67%, hình thức doanh nghiệp và người lao động bỏ kinh phí vào cho việc đào tạo để phát triển NLDL chỉ chiếm khoảng 22,4%, và người lao động tự bỏ chi phí hoàn toàn vào việc đào tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ với khoảng 6,93% (biểu đồ 3.12). Ngoài ra, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã liên kết với Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Khách sạn, Chi hội HDV góp phần tập hợp nguồn lực để trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ, học tập giao lưu với nhau về kiến thức, hỗ trợ chia sẻ thông tin nâng cao năng lực NLDL đảm bảo hoạt động kinh doanh của các DNDL ngày càng tốt hơn và quyền lợi kinh doanh ngày càng tăng lên. Đặc biệt, là sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố kiểm tra, kịp thời xử lý các vi phạm trong quá trình thực thi công việc nên NLDL thường xuyên cập nhật các thông tin, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng với sự thay đổi của thị trường du lịch trong điều kiện mới. Đối với, HDVDL Sở Du lịch thành phố đã phối hợp Chi hội hướng dẫn viên Đà Nẵng tổ chức theo quý 02 buổi sinh hoạt chuyên đề về lịch sử, văn hóa, đạo đức nghề và đi thực tế các điểm đến mới. Tổ chức chương trình định hướng nghề HDVDL tại trường Đại học Đà Nẵng vào đầu quý 2 trong năm.

99


Đồng thời, phối hợp Tổng cục Du lịch tổi chức kiểm tra giám sát việc tổ chức thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ HDVDL cả cấp mới và đổi thẻ theo đúng quy định của Luật Du lịch 2017.


Nội dung

Mức độ đánh giá của người lao động

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

1. Tính rõ ràng của quy hoạch

33,91%

26,95%

20,86%

18,26%

2. Nội dung của quy hoạch đáp ứng nhu cầu

phát triển nhân lực của doanh nghiệp

15,12%

39,57%

46,08%

12,17%

3. Dự báo nhu cầu nhân lực

24,34%

40,86%

22,60%

12,17%

4. Phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực

20,00%

29,56%

33,91%

16,52%

5. Lập kế hoạch thực hiện quy hoạch

22,60%

35,65%

30,43%

11,30%

6. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch

20,00%

53,04%

10,43%

16,52%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Thứ ba, công tác quy hoạch phát triển nhân lực du lịch đã được đầu tư Bảng 3.12. Quy hoạch phát triển nhân lực của các doanh nghiệp du lịch ở thành phố Đà Nẵng


Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Quy hoạch NLDL ở thành phố Đà Nẵng đã được UBND thành phố phê duyệt, dự báo nhu cầu NLDL đến năm 2020 cần 38.900 lao động trực tiếp ở ba lĩnh vực (lưu trú là 28.165 người, nhà hàng 8.160 người, công ty lữ hành là 2.025 người, HDVDL là 6.184 người). Như vậy, so với năm 2017 thì cần đến hơn 5.000 lao động trực tiếp vào năm 2020. Đồng thời, theo kết quả điều tra ở bảng 3.12 của NCS tại các DNDL có 74% doanh nghiệp trả lời có quy hoạch PTNL cho người lao động và được đánh giá đạt ở mức trung bình trở khoảng hơn 70%. Trong đó, người lao động đánh giá ở mức độ khá, tốt về nội dung của quy hoạch đáp ứng nhu cầu PTNL của doanh nghiệp (52,25%); tiếp đến là phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực của doanh nghiệp (50,43%); Lập kế hoạch thực hiện quy hoạch (41,73%); Tính rõ ràng của quy hoạch (40,12%); Đánh giá việc thực hiện quy hoạch (26,95%); Dự báo nhu cầu nhân lực (34,77%).

Thứ tư, chính sách thu hút và sử dụng nhân lực đã được xây dựng và đầu tư, nhất là nhân lực chất lượng cao

+ Chính sách đãi ngộ phát triển nhân lực của doanh nghiệp du lịch

Sở dĩ NLDL đạt được kết quả nêu trên là do các DNDL đã xây dựng chính sách được nhiều chính sách ưu đãi đối với người lao động để PTNL. Qua kết quả điều tra đối với người lao động ở biểu đồ 3.13, cho thấy hầu hết các ý kiến được hỏi

100


đều cho rằng doanh nghiệp đã có chính sách tiền lương, tiền thưởng để sử dụng vào PTNLDL chiếm tới 88,91%; chính sách từ quỹ phúc lợi chiếm tỷ lệ 69,28%; còn chính sách về cơ hội thăng tiến và tạo điều kiện việc làm chiếm tỷ lệ khoảng 30 - 40%... Thông qua các chính sách này đã giúp cho doanh nghiệp đạt về số lượng NLDL làm việc ở các vị trí quan trọng của doanh nghiệp với sự gắn bó lâu dài và tâm huyết với nghề. Đây chính là yếu tố giúp các DNDL tạo nên doanh thu ngày càng tăng, mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng hội nhập và hiện đại hóa ngành du lịch.

Biểu đồ 3 13 Chính sách ưu đãi để phát triển nhân lực của doanh nghiệp du 2

Biểu đồ 3.13. Chính sách ưu đãi để phát triển nhân lực của doanh nghiệp du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

+ Chính sách tạo môi trường, điều kiện làm việc của doanh nghiệp du lịch đối với người lao động

Bảng 3.13. Kết quả đánh giá về chính sách tạo môi trường, động lực ở các doanh nghiệp du lịch thành phố Đà Nẵng


Nội dung

Mức độ đánh giá của người lao động

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

1. Chính sách, chế độ tiền lương, tiền thưởng

14,32%

42,26%

28,41%

15,01%

2. Chế độ phụ cấp, phúc lợi... về tài chính đáp ứng

yêu cầu tạo động lực cho người lao động

9,47%

34,64%

32,10%

23,79%

3. Mức độ quan tâm tạo điều kiện làm việc

8,31%

35,10%

44,12%

12,47%

4. Chính sách ưu đãi đối với người lao động có

sáng kiến, năng cao NSLĐ

11,78%

23,79%

39,95%

24,48%

5. Chính sách liên kết đào tạo của doanh nghiệp

với các cơ sở đào tào trong nước và nước ngoài

4,39%

30,25%

39,49%

25,86%

6. Chính sách nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

nghề nghiệp, bảo vệ người lao động..

11,78%

29,33%

31,87%

27,02%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

101


Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng, tạo sức hấp dẫn đối với quá trình thu hút và sử dụng NLDL cho các DNDL hiện nay. Với kết quả điều tra của người lao động đang làm việc tại các DNDL đánh giá về chính sách tạo môi trường, động lực làm việc các ý kiến trả lời ở mức độ trung bình, khá, tốt chiếm tỷ lệ cao, thậm chí có chính sách chiếm tỷ lệ hơn 85%, số liệu cụ thể ở bảng 3.13. Trong đó, người lao động đánh giá về mức độ quan tâm tạo điều kiện làm việc (về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc) đạt trung bình trở lên chiếm tỷ lệ 87,53%; chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp được đánh giá ở mức độ trung bình, khá, tốt với tỷ lệ 84,99%. Còn một số chính sách mức độ đánh giá của người lao động từ trung bình trở lên đạt tỷ lệ dưới 80% là: Chế độ phụ cấp, phúc lợi…về tài chính để tạo động lực cho người lao động có tỷ lệ đánh giá mức trung bình trở lên với tỷ lệ 76,21%; Chính sách nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nghề nghiệp, bảo vệ người lao động... chiếm tỷ lệ 73,46%; Chính sách đãi ngộ với người lao động có sáng kiến cải tiến, nâng cao NSLĐ trong công việc với tỷ lệ trung bình, khá, tốt là 75,52%; Chính sách liên kết đào tạo của doanh nghiệp với các cơ sở đào tào trong nước và nước ngoài được đã được chú ý và quan tâm với tỷ lệ đánh giá mức độ trung bình, khá, tốt là 74,14%. Với kết quả đó cho thấy doanh nghiệp đã từng xây dựng những chính sách hợp lý tạo môi trường, động lực làm việc cho người lao động là nguyên nhân thành công trong công tác thu hút và sử dụng NLDL phát huy được khả năng vốn có tiềm ẩn trong mỗi người lao động doanh nghiệp hiện nay.

Tóm lại, trong thời gian gần đây các cơ quan quản lý nhà nước, các CSĐT, DNDL đã quan tâm đầu tư nhiều hơn từ chính sách, vốn đầu tư, hành lang pháp lý... cho PTNLDL. Bên cạnh đó, lực lượng giảng viên, giáo viên và đào tạo viên đã chủ động cập nhật, nâng cao kiến thức mới; sự phối hợp, liên kết giữa các DNDL với các CSĐT du lịch, các dự án PTNLDL làm cho CLNL tại các DNDL đáp ứng được với nhu cầu xã hội và chất lượng phục vụ nhu cầu ngày càng cao của KDL.

3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng

3.3.2.1. Một số hạn chế về phát triển nhân lực du lịch

Nhìn chung, NLDL Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói chung hiện nay tuy có số lượng lớn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu,

102


chưa đáp ứng được yêu cầu của từng vị trí công việc khác nhau, do đó trong quá trình phục vụ vẫn còn có sai sót, vẫn còn có ít bộ phận khách hàng phàn nàn về kỹ năng, kiến thức, thái độ phục vụ làm việc tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, các HDVDL. Cụ thể,

Một là, số lượng nhân lực chưa đủ, cơ cấu ngành nghề, trình độ chưa hợp lý, thiếu nhân lực chất lượng cao.

- Hiện nay, nhu cầu đi du lịch của người dân trong nước cũng như quốc tế ngày càng tăng lên nên xu hướng tăng lên của các cơ sở lưu trú, nhà hàng các công ty lữ hành là tất yếu khách quan như phần thực trạng đã nêu trên. Sự tăng lên nhanh chóng về cơ sở hạ tầng du lịch, SPDL dẫn đến cung NLDL không đủ đáp ứng được cầu về NLDL của các cơ sở KDDL. Từ kết quả điều tra của đối tượng là người lao động của các DNDL thì họ cho rằng một trong những hạn chế của hoạt động KDDL là thiếu nhân lực với tỷ lệ 18,60% [phụ lục 2 - bảng 17]. Tỷ lệ này tuy không cao nhưng đã phản ánh đúng thực tế hiện nay là thiếu nhân lực ở các vị trí quản lý của các bộ phận cụ thể. Qua kết quả khảo sát năm 2017 của Sở Du lịch cho thấy, đa số các DNDL họ đều cho rằng các vị trí ban giám đốc/quản lý, quản lý/giám sát bộ phận điều hành tour là rất khó tuyển dụng và không tìm được nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp với tỷ lệ 90% ý kiến được hỏi [80].

- Tỷ lệ lao động chuyển từ DNDL này đến DNDL khác hoặc ra khỏi ngành có xu hướng tăng, nhất là lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dẫn đến thiếu sự ổn định cho sự ở các DNDL.

- Cơ cấu NLDL về vị trí địa lý còn có sự chênh lệch giữa lao động trên địa bàn thành phố với lao động từ các tỉnh thành khác trong cả nước với tỷ lệ tương ứng là 69,5% và 31,5% [80]. Như vậy, kết quả đó cũng phù hợp với kết quả điều tra người lao động của NCS là còn khoảng 20% ý kiến cho rằng sự mất cơ cấu NLDL ở trên địa thành phố đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả KDDL [phụ lục 2 - bảng 17]. Đặc biệt, là thiếu người giỏi chuyên môn, chuyên gia quản lý giỏi cũng là một hạn chế cơ bản đối với hiệu quả của KDDL (39,53% ý kiến). Vì vậy, thiếu NLDL đáp ứng yêu cầu nhất là hiện tượng thiếu NLDL CLC làm việc tại cơ quản lý nhà nước, các CSĐT, các DNDL nên ảnh hưởng đến tốc độ, chất lượng PTDL của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung đang diễn ra.

103


Hai là, chất lượng nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế so với yêu cầu hiện nay của ngành du lịch (trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng, thái độ)

- Tỷ lệ NLDL chưa qua đào tạo chuyên NDL vẫn còn khoảng 24,16%. Trong đó: lĩnh vực lưu trú có đến 36,24% lao động chỉ được đào tạo ở bậc sơ cấp nghề, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc các chứng nhận do chính cơ sở tự đào tạo cấp và 15,68% lao động chưa được đào tạo các nghiệp vụ chuyên ngành liên quan đến vị trí công việc đảm nhận; đối với các đơn vị lữ hành có 42,91% lao động chưa được đào tạo chuyên NDL liên quan đến vị trí công việc; đối với cơ sở nhà hàng có phục vụ KDL còn gần một nửa (48,92%) lao động chưa được đào tạo chuyên NDL phù hợp với vị trí công việc. Với kết quả đó cho thấy hạn chế lớn nhất đối với hiệu quả, chất lượng phục vụ KDL hiện nay ở thành phố, trùng hợp với kết quả điều tra khảo sát đối với lãnh đạo quản lý của các DNDL ở thành phố Đà Nẵng thì hơn một nữa ý kiến cho rằng (50,59%) trình độ chuyên môn NLDL hạn chế so với yêu cầu đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, tỷ lệ lao động chưa biết ngoại ngữ chiếm số lượng lớn, số lao động có thể giao tiếp ngoại ngữ tiếng hiếm như: tiếng Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Nga… chiếm tỷ lệ rất thấp, nhất là đối với HDVDL, khách sạn, nhà hàng nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay, nhất là vào mùa du lịch cao điểm trong khi đó khách đến từ các thị trường này ngày càng nhiều nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đón khách và phục vụ khách.

- Tỷ lệ NLDL được đánh giá thông qua các kiến thức về kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử, Luật lao động, kiến thức về ngoại ngữ nhìn chung đáp ứng được yêu cầu cơ bản của NDL. Tuy nhiên, các nhà quản lý của các DNDL cho rằng kiến thức về Luật lao động và các quy định của người lao động trong NDL, kiến thức khả năng ngoại ngữ trong HĐDL gần 33% ý kiến đánh giá ở mức độ yếu [biểu đồ 3.3]. Kết quả điều tra này cũng đang phản ánh đúng thực tế diễn ra hiện nay của NLDL, bởi Đà Nẵng là thành phố trẻ đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nên tác phong công nghiệp đang dần được hình thành. Đây là hai kiến thức cơ bản liên quan đến lợi ích của người lao động và lợi kinh tế của DNDL.

- Cũng từ kết quả điều tra biểu đồ 3.4, cho thấy NLDL hiện nay ở thành phố Đà Nẵng cơ bản đã có kỹ năng mềm đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn còn một số

104


kỹ năng còn có tỷ lệ đánh giá yếu chiếm khoảng 30% như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng liên kết trong HĐDL, kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân. Chính các kỹ năng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ của các cơ sở KDDL, nhất là đối với các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như lễ tân, nhà hàng, HDVDL… Ngoài các kỹ năng mềm hiện nay theo đánh giá Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) cần có 5 tiêu chuẩn nghề chung có thì hiện nay NLDL ở thành phố Đà Nẵng vẫn còn khoảng 25 - 34% cả 5 kỹ năng đang ở mức độ chưa đáp ứng được yêu cầu và đáp ứng một phần công việc theo từng lĩnh vực (nhà hàng, khách sạn, lữ hành) [bảng 3.10].

- Thái độ (tinh thần) NLDL hiện nay được đánh giá khá tốt, từ tác phong kỷ luật lao động, mức độ tận tụy với công việc, đến khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc, với kết quả đó khẳng định NLDL ở thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn luôn có ý thức trau dồi phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, chịu khó trong công việc khẳng định được giá trị truyền thống yêu nước, tinh thần đổi mới. Tuy nhiên, cũng có một số bộ phận NLDL vẫn có thái độ chưa tích cực và ý kiến đánh giá ở mức độ yếu của người lao động ở DNDL (biểu đồ 3.5) với tỷ lệ trên 30% như ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy, kỷ luật lao động (33,03% ý kiến ở mức độ kém); sự gắn bó trung thành đối với doanh nghiệp (32,33% ý kiến đánh giá kém). Đặc biệt qua số liệu điều tra ở biểu đồ 3.7 cho thấy khi đánh giá về khả năng thích ứng linh hoạt trong việc ở mức độ yếu vẫn chiếm tỷ lệ giao động từ 30 - 36%. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế hiện nay, khi được hỏi những hạn chế cơ bản nhất đối với hiệu quả hoạt động DNDL có 53,49% ý kiến cho rằng khả năng hội nhập kinh tế còn hạn chế nên dẫn đến phân công lao động quốc tế còn hạn chế, đặc biệt là cơ hội học hỏi kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cũng gặp nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp sử dụng nhân lực.

Ba là, quy mô ngành nghề, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch còn chưa tương xứng với xu hướng phát triển của ngành du lịch

- Có thể nói, chương trình, nội dung đào tạo của các CSĐT chuyên NDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm đã có những chuyển biến, đổi mới từ nội dung và khung chương trình hướng tới các tiêu chuẩn của nghề du lịch Việt Nam do Tổng cục Du lịch của Bộ văn hóa thông tin ban hành (VTOS). Tuy nhiên, ở một số CSĐT chương trình, nội dung đào tạo chưa cập nhật và chưa bám sát tiêu

105


chuẩn nghề du lịch của Việt Nam (VTOS) và thế giới, còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành. Kết quả điều tra năm 2017 của Sở Du lịch cho thấy 3 yếu tố mà CSĐT cho rằng có ảnh hưởng đến chương trình và chất lượng đào tạo đó là: với 66,7% CSĐT đánh giá sinh viên thiếu kỹ năng học tập và thiếu số lượng cán bộ giảng dạy; tiếp đến là tỷ lệ đối với yếu tố giảng viên thiếu kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm trong ngành với 55,6%; CTĐT thiếu chất lượng (thiếu tính thực tiễn và định hướng nghề nghiệp) là 37,5% [80].

- Hệ thống CSĐT về du lịch ở thành phố hiện có 33 đơn vị, song chỉ có duy nhất trường cao đẳng Nghề du lịch Đà Nẵng là chuyên đào tạo về du lịch còn các trường khác chỉ có khoa du lịch đào tạo một số ngành, nghề về liên quan đến du lịch. Tuy nhiên, do mới được thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nên chưa thể cung cấp, bổ sung đủ về số lượng vào lực lượng lao động cho NDL của thành phố. Bên cạnh đó, các CSĐT giảng dạy chủ yếu hai ngành học quản trị khách sạn và quản trị dịch vụ du lịch, lữ hành, có số sinh viên đang theo học đông nhất với tỷ lệ là 31,8% và 18,8%. Số lượng sinh viên được đào tạo theo cấp học của từng chuyên NDL hiện nay đang có sự chênh lệch đáng kể, số sinh viên được đào tạo ở bậc cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 55% (tương ứng với 8.595 sinh viên), bậc sơ cấp chiếm tỷ lệ 21,72% (tương ứng với 3.394 sinh viên), trong khi bậc đại học chỉ chiếm 15% (tương ứng với 2.350 sinh viên). Ở trình độ sơ cấp, bộ môn kỹ thuật chế biến món ăn có số lượng sinh viên theo học đông nhất với 2.851 sinh viên, điều này đảm bảo tính khách quan vì nó phản ánh đúng nhu cầu, đặc điểm của NLDL và yêu cầu thị trường SLĐ cho NDL hiện nay khi các cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng [phụ lục 1 - bảng 5].

- Số lượng giảng viên phân bổ giữa các bộ môn là không đồng đều, phần lớn tập trung ở bộ môn quản trị khách sạn - nhà hàng và bộ môn chế biến món ăn. Số lượng giảng viên giảng dạy bộ môn điều hành tour (bao gồm cả HDVDL) là khá thấp. Ngoài ra, các trường cũng dự kiến đội ngũ giảng viên sẽ không tăng nhiều trong vòng 3 năm đến. Hầu hết các cơ sở được khảo sát đều gặp khó khăn để tuyển dụng được giảng viên đúng theo yêu cầu. Đáng chú ý, có đến 75% CSĐT được hỏi đều gặp khó khăn để tuyển giảng viên bộ môn chế biến món ăn, lý do chính là nguồn kinh phí trả lương hạn chế. Kết quả khảo sát này phù hợp với thực tế: để đảm bảo chất lượng đào tạo và cạnh tranh với các CSĐT khác, các CSĐT đều tìm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023