Kinh Nghiệm Của Một Số Địa Phương Trong Nước Về Phát Triển Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế


Singapore được chú trọng đầu tư đào tạo để phát triển nguồn nhân lực trong nước và cũng như thu hút thêm nhân lực từ các sinh viên quốc tế đến học và làm việc tại Singapore. Với chính sách này, Singapore trở thành đất nước đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo ngành du lịch, khách sạn khu vực Đông Nam Á.

Đặc biệt, Singapore rất chú trọng chăm lo đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Có thể nói, hướng dẫn viên là người quan trọng nhất trong việc giới thiệu văn hóa của đất nước cho các du khách quốc tế. Vì vậy, ở Singapore để được trở thành hướng dẫn viên chuyên nghiệp, được cấp thẻ, đòi hỏi phải trải qua các chương trình đào tạo rất bài bản với khối lượng kiến thức rất lớn với nhiều nội dung và trải qua quá trình thi cử cũng rất khó khăn. Chính vì lý do đó, cho đến nay ở quốc gia này đã có được số lượng hướng dẫn viên rất chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, số lượng hướng dẫn viên này rất có kỹ năng thu hút du khách đến những nơi giải trí, những nơi bán hàng tại những cơ sở kinh doanh đi kèm với du lịch góp phần làm giàu thêm cho đất nước mình

Cùng với hướng dẫn viên, Singapore cũng rất quan tâm đến đào tạo chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ điều hành du lịch của các doanh nghiệp. Những người điều hành du lịch ở Singapore có thái độ, trách nhiệm làm việc và khả năng chịu áp lực công việc rất cao, bất cứ khi nào có trường hợp cần giải quyết, bất cứ phát sinh nào xảy ra, họ thường ngay lập tức đến gặp đoàn khách và giải quyết nhanh chóng, chuyên nghiệp [37].

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhân lực cho đội ngũ nhân sự. Nhật Bản áp dụng chương trình đào tạo thức tế từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến chuyên sâu. Quá trình này được thực hiện gồm 3 hình thức: Đào tạo công cộng, đào tạo doanh nghiệp và tự đào tạo.

- Đào tạo công cộng là hình thức đào tạo tại các cở sở đào tạo như các trường cao đẳng nghề chuyên nghiệp, các trung tâm phát triển việc làm. Chính


phủ Nhật Bản rất quan tâm đến hính thức đào tạo này thông qua việc đào tạo cho lớp trẻ là những người muốn trở thành nhân viên làm việc tại các ở sở du lịch, cùng với đó là các hoạt động đào tạo nâng cấp, nâng hạng, đào tạo nghề…Đây chính là nguồn nhân lực cung cấp cho các DNDL.

- Đào tạo tại doanh nghiệp du lịch: Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng việc các doanh nghiệp đào tạo lại cho người lao động, bởi điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đồng thời có cơ chế khuyến khích tự học, tự vươn lên, học suốt đời và gắn suốt đời với doanh nghiệp cộng đồng. Vai trò của Chính phủ thể hiện trong việc Chính phủ sẽ ban hành những thể chế, chính sách nhằm hỗ trợ các DNDL trong công tác đào tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

- Hình thức tự đào tạo: Đây là hình thức người lao động tự chủ động trong việc nâng cao kỹ năng và chuyên môn nhằm đáp ứng công việc và hội nhập quốc tế. Vai trò của Chính phủ trong hình thức đào tạo này thể hiện dưới hình thức trợ cấp phát triển nhân lực.

Ngoài ra, để phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ hội nhập, Chính phủ Nhật Bản còn thực hiện các hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong việc phát triển thúc đẩy cơ sở đào tạo nhiều ngành ghề ở các nước trong khu vực và thế giới trong đó công tác phát triển nguồn nhân lực có nguồn nhân lực ngành du lịch cũng được phát triển.

Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế - 9

2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế

2.3.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Qua trình hội nhập và phát triển Đà Nẵng có nhiều thành công rất quan trọng như sản phẩm dịch vụ du lịch rất phong phú và đa dạng, khách du lịch trong nước và quốc tế liên tục tăng, thành công này ngoài việc nỗ lực của cả hệ thống chính trị thì Đà Nẵng đã chú trọng đến xây dựng yếu tố con người đó là trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, cũng như độ tinh sảo khéo léo trong ứng xử trong đó có nhân lực ngành du lịch để đáp ứng thời kỳ hội nhập và phát triển.


Nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch của thành phố có sự phát triển nhanh về số lượng, giai đoạn 2007-2016 tốc độ tăng trưởng bình quân là 26,6%. Riêng năm 2017, ngành du lịch Đà Nẵng có 30.322 lao động, trong đó 60,04% lao động qua đào tạo (đại học, sau đại học chiếm 22,31%, cao đẳng, trung cấp chiếm 27,44%, đào tạo nghề 10,29%) [64].

Như vậy, Đà Nẵng trong thời gian qua đã tăng mạnh về số lượng nhân lực nói chung và NLDL nói riêng, song do tốc độ phát triển của du lịch thành phố Đà Nẵng nhanh hơn tốc độ phát triển của nhân lực nên kéo theo nhu cầu về nhân lực của các DNDL tăng cao. Thực tế hiện nay, các DNDL của thành phố đang khát nhân sự, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao cho các vị trí như điều hành, quản lý, hướng dẫn viên sử dụng thành thạo ngôn ngữ Nhật, Đức, Nga, Thái Lan, Pháp, Đức, Ý... Điều này càng trở nên khan hiếm hơn về những mùa cao điểm du lịch. Đồng thời thu nhập và các chính sách, khen thưởng và kỷ luật ở nhiều doanh nghiệp chưa là động lực khuyến khích sự công hiến của người lao động.

Để khắc phục tình trạng trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đã đặt ra một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của Đà Nẵng là đào tạo và PTNLDL, trong đó:

Giải pháp PTNLDL của thành phố tập trung vào một số biện pháp cụ thể: nâng cao nghiệp vụ về du lịch; Các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hội nhập quốc tế, an ninh trật tự, môi trường du lịch…

Giải pháp phát triển nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Xây dựng chương trình PTNLDL trong doanh nghiệp; Hoàn thiện công tác tuyển dụng, các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài; Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhắm nâng cao chất lượng nhân lực; Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp du lịch; Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm


việc trong doanh nghiệp du lịch đòi hỏi phải đổi mới và năng động sáng tạo, linh hoạt hơn để từ khâu quản lý đến sắp xếp bộ này cán bộ sao cho tinh gọn hiệu quả.

2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa

Với những lợi thế về tự nhiện, Khánh Hòa đã trở thành một trong những điểm đến được nhiều du khách nội địa và quốc tế lựa chọn. Để ngành du lịch Khánh Hòa tiếp tục phát triển, chính quyền tỉnh đã chú trọng đến nhiều yếu tố trong đó nguồn nhân lực cho du lịch, bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định sự phát triển của ngành Du lịch nói chung và của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng. Trong định hướng phát triển du lịch Khánh Hoà, mục tiêu PTNLDL là phấn đấu xây dựng cho được đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững, đủ sức cạnh tranh, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế chủ lực trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu và toàn diện với nền kinh tế thế giới thông qua đổi mới cơ chế, chính sách PTNLDL, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch và thực hiện chương trình đào tạo lại và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề cho những người làm du lịch “chuyên nghiệp” thì trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa các DNDL cần phải tăng cường; Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTNLDL; Tăng cường hợp tác quốc tế để PTNLDL; Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và nhân dân về PTNLDL; Huy động các nguồn vốn cho PTNLDL; Chú trọng công tác đào tạo nhân lực du lịch: Quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu về du lịch các cấp đào tạo, dạy nghề và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao… Các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủ động có kế hoạch đào tạo tại chỗ,


hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu phát triển của đơn vị; nhiều doanh nghiệp du lịch sau khi tếp nhận sinh viên mới ra trường từ các cơ sở đào tạo đều được đào tào lại.

2.3.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Với lợi thế nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch tâm linh phong phú, đa dạng của mình, quảng Ninh đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Vì vậy, để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thời gian qua, ngành du lịch Quảng Ninh đã tập trung nhiều giải pháp mang tính đột phá về phát triển nhân lực, trong đó có nhân lực của các DNDL như:

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo: Đào tạo tại chỗ, liên kết với các cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo tại các cơ sở kinh doanh du lịch và các cơ sở đào tạo không ngừng nâng cao tay nghề cho người lao động.

- Xây dựng những chính sách hỗ trợ cho các DNDL trong vấn đề công tác quản trị nhân lực như phân tích công việc, định mức lao động, tuyển dụng và bố trí nhân sự, đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp, công tác đánh giá và lương, thưởng, đãi ngộ… Từ đó, các DNDL có cơ sở để tạo động lực cho người lao động, thúc đẩy du lịch phát triển.

- Xã hội hóa để thu hút các nguồn đầu tư của cá nhân, các thành phần xã hội. Mặt khác, thông qua hội nhập, hợp tác quốc tế, huy động thêm các nguồn tài trợ bằng tiền, kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ áp dụng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đã góp phần thúc đẩy du lịch tỉnh Quảng Ninh phát triển: tổng lượng khách du lịch năm 2016 là 8,3 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế, so với năm 2015, tổng số khách du lịch tăng 7%, doanh thu tăng 23%, doanh thu từ khách du lịch đạt trên 13.000 tỷ đồng [63].


2.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Ninh Bình về phát triển nhân lực tại doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế

Từ những kinh nghiệm về phát triển nhân lực tại các ngành du lịch, DNDL từ các quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản, Singapore và các địa phương như thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Quảng Ninh có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế cho tỉnh Ninh Bình như sau:

2.3.3.1. Coi trọng công tác giáo dục, đào tạo nhân lực du lịch

Đối với các DNDL cần thực hiện tốt công tác đào tạo nhân lực như phân tích công việc rõ ràng, đánh giá kết quả thực hiện công việc, chú trọng công tác đào tạo cho người lao động tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS). Trên cơ sở đó cần tập trung tài chính, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại tại chỗ, bồi dưỡng nhân lực du lịch dài hạn, theo lộ trình từng thời kỳ, giai đoạn phát triển giống như Quảng Ninh, trong đó cần ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn, văn hoá ứng xử và ngoại ngữ. Riêng đối với bộ phận nhân lực làm việc ở những cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách… và một bộ phận lớn tham gia các dịch vụ như lái xe điện, bán hàng lưu niệm, chèo đò chở khách tại các khu, điểm như du lịch như Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, Bái Đính, Thung Nham, Thiên Hà… cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về du lịch, văn hóa văn minh, trong đó có kiến thức về bảo vệ di sản cho cộng đồng, địa phương tham gia kinh doanh du lịch.

Chú trọng đầu tư đúng tầm các kỹ năng mềm như giao tiếp, lắng nghe, thuyết phục, làm việc nhóm, tạo dựng quan hệ với khách hàng.

Đồng thời, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Tỉnh Ninh Bình cần tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo du lịch liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ngoài, nhất là các nước tỉnh có quan hệ như: Singapore, Thái Lan, Nhật Bản… trong


việc trao đổi đào tạo; cử sinh viên tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về du lịch; hỗ trợ các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; trao đổi chương trình giảng dạy, thực tập…

Gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với chính sách sử dụng, bố trí lao động hợp lý, đảm bảo các quyền lợi và lợi ích chính đáng để họ yên tâm làm việc gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.

2.3.3.2. Chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch

Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, cần có sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và sự ủng hộ của nhân dân, nhất là đối tượng trực tiếp làm du lịch.

Về thể lực nhân lực, đây cũng là một yếu tố quan trọng của chất lượng nhân lực. Như vậy các DNDL tỉnh Ninh Bình cần chú trọng điều này. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một thân thể cường tráng”. Vì vậy, các DNDL cần thường xuyên chăm lo sức khỏe cho người lao động; Xây dựng môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn; Có chế độ thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý; Nâng cao các chính sách đãi ngộ cho người lao động thoải mãi, yên tâm khi làm việc. Đồng thời, cần tuyên truyền, hướng dẫn người lao động tích cực trong việc rèn luyện thể lực.

Về trí lực nhân lực, hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học và công nghệ phát triển rất mạnh với các công nghệ tiên tiến, hiện đại buộc nhân lực cần phải nâng cao hơn nữa trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của bản thân để không bị tụt hậu, đảm bảo cho người lao động yên tâm vững vàng trong thực thi nhiệm vụ.

Về tâm lực nhân lực, đạo đức, tác phong hay tính chuyên nghiệp phải trau dồi, bồi dưỡng hàng ngày để tốt hơn. Người lao động phải luôn tự hoàn thiện đạo đức của bản thân, lối sống, tác phong làm việc để tạo nên tính chuyên nghiệp trong công việc, nhiệm vụ của mình


2.3.3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển nhân lực du lịch

Để có nhân lực ngành du lịch đạt chất lượng cao, tỉnh Ninh Bình cần có bước đột phá trong xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các trường đang tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch trên địa bàn tỉnh như trường Đại học Hoa Lư, Trường Trung cấp Kỹ thuật - Du lịch công đoàn Ninh Bình và các cơ sở đào tạo khác. Tạo thuận lợi, đổi mới cơ chế, chính sách về đào tạo nhân lực một cách hiệu quả.

Hoàn thiện chính sách tiền lương, thưởng và chế độ ưu đãi nhằm thu hút nhân lực có chất lượng cao. Nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công của các DNDL nhưng để thu hút và giữ chân được nhân lực chất lượng cao thì các doanh nghiệp thì phải có cơ chế chính sách phù hợp với từng đối tượng và từng thời kỳ cụ thể một cách kịp thời với xu hướng phát triển của xã hội và nhu cầu con người.

Hiện nay, số hướng dẫn viên tại các doanh nghiệp du lịch của tỉnh nói được hai thứ tiếng trở lên còn rất ít, do đó các DNDL cần có chính sách lương, thưởng hợp lý nhằm thu hút các sinh viên tốt nghiệp ngoại ngữ, quan hệ quốc tế…

Trong bối cảnh khách du lịch trong nước và quốc tế đến với tỉnh Ninh Bình ngày càng đông, lưu trú dài ngày, ngoài việc đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao để thu hút khách thì nhân lực du lịch cần thiết phải có chất lượng cao là sự đòi hỏi khách quan và cần thiết trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi chất lượng hàng hóa dịch vụ có xu hướng ngày càng cao.

Vai trò của nhân lực trong sự phát triển của ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình có ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển của du lịch tỉnh nhà. Vì vậy, cần quan tâm hơn nữa công tác phát triển nhân lực tại các Doanh nghiệp du lịch để nâng cao chất lượng nhân lực du lịch chuyên nghiệp trong hội nhập quốc tế hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023