Chiều Cao, Cân Nặng Của Nhân Lực Ở Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng Năm 2017

74


sự sảng khoái, tỉnh táo) của 433/540 LĐ ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (khách sạn, nhà hàng và công ty lữ hành).

Chiều cao, cân nặng là tiêu chí đầu tiên phản ánh thực trạng thể lực của NLDL và nó có quan hệ chặt chẽ tới khả năng lao động sáng tạo của người lao động. Sau hơn 30 năm đổi mới, thể lực và tầm vóc người lao động ở Việt Nam đã được cải thiện góp phần vào việc tăng cường sức bền, độ dẻo dai, sự linh hoạt, nhanh nhẹn đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến. Tính đến năm 2014, thể lực và tầm vóc của người dân Việt Nam đã đạt “Chiều cao trung bình ở nam giới khoảng 1m65 - 1m68, trong đó có khoảng trên 10% nam giới cao 1m70 trở lên; chiều cao nữ giới trung bình từ 1m55 - 1m58, trong đó có khoảng 10% cao trên 1m60. Cân nặng trung bình của nam giới khoảng từ 56 - 60kg; nữ giới là 48

-50kg” [15, tr.76]. Trong những năm gần đây, thể lực của người Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn thuộc loại trung bình thấp của thế giới.

Bảng 3.2. Chiều cao, cân nặng của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2017

ĐVT: Chiều cao (cm), cân nặng (kg) của nữ


Tiêu chí

Số lượng

Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

1.Chiều cao, cân nặngcủa nữ

Chiều cao

223

148

168

154,4

Cân nặng

223

40

63

51,5

2. Chiều cao, cân nặng của nam

Chiều cao

210

157

170

165.5

Cân nặng

210

50

71

60.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

+ Về chiều cao, cân nặng: Từ kết quả điều tra, khảo sát (bảng 3.2) lao động đang làm việc ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành) cho thấy chiều cao trung bình của LĐ nam khoảng 165,5cm, trong đó chiều cao thấp nhất là 157cm, cao nhất là 178cm; cân nặng trung bình của lao động nam khoảng 60,5kg, trong đó cân nặng thấp nhất là 50kg và cân nặng cao nhất là 71kg. Còn đối với lao động nữ thì chiều cao trung bình khoảng 154,4cm, trong đó chiều cao thấp nhất là 148cm, cao nhất là 168cm; cân nặng trung bình của lao động nữ khoảng 51,5kg, trong đó cân nặng thấp nhất là 40kg và cân nặng cao nhất là 63kg.

75


+ Về bệnh tật, theo kết quả điều tra lao động ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (bảng 3.3) có 363/433 người (chiếm 84%) trả lời không có bệnh tật, 70/433 người (chiếm 16%) trả lời có bệnh tật, nhưng chủ yếu là bệnh huyết áp, khớp nên họ vẫn tham gia lao động bình thường. Thực tế, những năm gần đây về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc y tế, phong trào rèn luyện thể dục, thể thao được Nhà nước, các doanh nghiệp quan tâm, người lao động tự rèn luyện nên sức khoẻ của đa số NLDL đều cho rằng họ có sự dẻo dai, bền bỉ trong công việc với 390/433 người trả lời, chiếm tỷ lệ 90,06%; và có 385/433 người trả lời họ có sự tỉnh táo, minh mẫn, sảng khoái trong công việc, chiếm tỷ lệ 88,91%.

Bảng 3.3. Tình trạng sức khỏe của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2017

Tiêu chí

Lựa chọn

Số lượng

Tỷ lệ %


Bệnh tật (mãn tính)

70

16.0

Không

363

84.0

Tổng

433

100.0


Sự dẻo dai, bền bỉ

390

90.06

Không

43

9.94

Tổng

433

100.0


Sự tỉnh táo, sảng khoái

385

88.91

Không

48

11.09

Tổng

433

100.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

+ Về tuổi thọ bình quân: Hiện nay, khi nói đến năng lực thể chất của NLDL còn được do lường bởi tuổi thọ trung bình của người dân. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, tuổi thọ bình quân của người dân năm 2016 tại Đà Nẵng đạt 75,8 tuổi, cao hơn so định hướng đến năm 2020 (định hướng đến năm 2020 là 74 tuổi), cao hơn tuổi thọ bình quân của cả nước là 75,6 tuổi [82].

Với kết quả điều tra nêu trên có thể khẳng định thể lực và tầm vóc của NLDL ở thành phố Đà Nẵng đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của các vị trí công việc trong NDL theo hướng hiện đại hóa, với cường độ lao động, NSLĐ và tính chính xác cao. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển kinh tế, doanh thu, thu nhập của người lao động ở các DNDL tăng lên, cho thấy Nhà nước, doanh nghiệp đã có chính sách chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, khám bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần trong năm cho người lao động. Vì vậy, thể lực của NLDL ở thành phố Đà

76


Nẵng đã được nâng lên, bằng mức bình quân chung của cả nước nhưng vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực Châu Á. Theo Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, chiều cao của nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn quốc tế và kém Thái Lan 6cm) và chiều cao trung bình của nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn quốc tế và kém Thái Lan 2cm) [15, tr.86].

3.2.2.2. Xét về trí lực của nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Như đã trình bày ở phần trên khi đánh giá về mặt trí lực của NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận án tập trung đánh giá ở ba nội dung trình độ chuyên môn; kiến thức, kỹ năng; thái độ, cụ thể là:

(i) Xét về trình độ chuyên môn

Thời gian 2011 - 2017, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã thực hiện 3 cuộc điều tra khảo về NLDL năm 2011, 2013 và năm 2017, kết quả điều tra được NCS tổng hợp ở bảng số liệu 3.4, cho thấy trình độ chuyên môn NLDL ở các DNDL một số lĩnh vực chính (doanh nghiệp lưu trú du lịch, đơn vị lữ hành, nhà hàng có phục vụ KDL, HDVDL) trên địa bàn thành phố được tăng lên nhanh chóng qua từng năm. Trong đó, tỷ lệ NLDL đã qua đào tạo được tăng lên năm 2017 là 22.065 người, chiếm tỷ lệ với 75,82% tăng lên gần 35,22% so với năm 2011 (năm 2011 tỷ lệ qua đào tạo là 40,6%), và đưa tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm từ 59,4% năm 2011 xuống còn 24,18% năm 2017 (với 7.036/29.102 người). Đặc biệt, trình độ đào tạo đại học, trên đại học tăng lên từ 8,0% năm 2011 lên 14,83% năm 2017; trình độ cao đẳng, trung cấp cũng tăng lên tương ứng từ 10,45% năm 2011 lên 20,93% năm 2017; còn trình độ đào tạo ngắn hạn từ 6 tháng trở xuống có tỷ lệ giao động không đáng kể, năm 2017 chiếm tỷ lệ cao nhất 39,11% (với 11.382 người). Đặc biệt từ năm 2013 có “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ” nên tính đến cuối năm 2013 có 363 người được đào tạo cấp chứng chỉ VTOS (chiếm 1,13%) và đến năm 2017 đã có 1.202 người (chiếm 9,74%) được cấp chứng chỉ nghề và đào tạo viên VTOS. Nhân lực được DNDL cấp chứng chỉ dần dần được quan tâm năm 2011 chưa được tổ chức nhưng đến năm 2013 đã có 214 lao động chiếm tỷ lệ 1,13% và đến năm 2017 tỷ lệ này đã lên đến 9,32% với 2.712 lao động (chủ yếu là lao động làm việc tại các khách sạn 5 sao hoặc tương đương). Riêng đối với HDVDL có 100% đã được đào tạo (HDVDL đòi hỏi phải có chứng chỉ mới được hành nghề và đã được cơ quan

77


quản lý nhà nước, Hiệp hội Du lịch thành phố cấp) và hoạt động theo Luật Du lịch. Hầu hết đội ngũ HDVDL có trình độ đại học, cao đẳng trở lên nhưng trình độ nghiệp vụ du lịch thì chủ yếu là đào tạo nghề (với tỷ lệ 85,40%), thời gian ngắn hạn, chứng chỉ nghề và còn trình độ chuyên NDL từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ thấp (với tỷ lệ 14,60%). Lĩnh vực lưu trú là 30,80% (chủ yếu là các vị trí quản lý khách sạn, nhân viên các bộ phận lễ tân, sales/marketing, tổ chức sự kiện và chăm sóc khách hàng) có trình độ đào chuyên NDL từ cao đẳng trở lên. Đối với lĩnh vực nhà hàng chỉ có khoảng 20,35% lao động có trình độ cao đẳng trở lên (chủ yếu là cán bộ quản lý, kế toán và bộ phận thu ngân). Lĩnh vực lữ hành là 31,74% (chủ yếu là giám đốc/quản lý và quản lý/giám sát bộ phận điều hành, HDVDL) [bảng 12 - phụ lục 1]

Bảng 3.4. Nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2011- 2017

ĐVT: Số lượng (SL) - người, Tỷ lệ (TL) - %


Trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch

Năm 2011

Năm 2013

Năm 2017

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Đại học, trên đại học

1.014

8,0

1983

10,44

4.316

14,83

Cao đẳng, trung cấp

1.325

10,45

2785

14,66

6.091

20,93

Sơ cấp nghề (từ 3 đến 6 tháng)

1030

8,13

2937

15,47

3.283

11,28

Bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 3 tháng)

1.777

14,02

2585

13,61

4.339

14,91

Chứng chỉ nghiệp vụ VTOS





672

2,31

Chứng nhận đào tạo viên VTOS



372

1,91

530

1,82

Chứng nhận do cơ sở tự đào tạo



214

1,13

2.712

9,32

Chứng nhận đào tạo do tập đoàn

quản lý quốc tế cấp





122

0,42

Chưa qua đào tạo

7.529

59,4

8.127

42,78

7.036

24,18

TỔNG CỘNG

12.675

100

18.999

100

29.102

100

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [76], [78], [80]

Tóm lại, với trình độ đào tạo về chuyên môn của NLDL nêu trên cơ bản đáp ứng được các yêu cầu công việc của các DNDL theo từng lĩnh vực trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, trình độ chủ yếu vẫn là đào tạo nghề, thời gian ngắn hạn từ 3 - 6 tháng và một số lĩnh vực NLDL chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, năm 2017 tỷ lệ này đối với nhà hàng là 48,92%, lữ hành 42,91% [bảng 12 - phụ lục 1]. Đồng thời, NLDL trình độ chuyên môn có chất lượng cao hiện nay chiếm tỷ lệ thấp và rất khó khăn trong việc tuyển dụng nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của các DNDL khi lượng KDL nhiều, khả năng thanh toán cao.

78


Xét về trình độ ngoại ngữ:

Bảng 3.5. Nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo trình độ ngoại ngữ giai đoạn 2011 - 2017

Nội dung/năm

2011

2013

2017

Tiếng Anh

39,03%

51,90%

53,96%

Một số tiếng khác

1,30%

2,30%

13,08%

Chưa qua đào tạo

59,67%

45,80%

32,96%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [76], [78], [80]

Từ kết quả khảo sát bảng 3.5, cho thấy số NL trong các DNDL (lưu trú, nhà hàng, lữ hành, HDVDL) có trình độ ngoại ngữ tăng dần qua các năm. Trong đó, tỷ lệ NLDL có trình độ ngoại ngữ đã qua đào tạo ngày càng tăng lên năm 2011 mới có 40,33% nhưng đến năm 2017 đã có 67,04% và tỷ lệ NLDL chưa được đào tạo trình độ ngoại ngữ giảm xuống từ 59,67% năm 2011 xuống còn khoảng 32,96% năm 2017. Từ kết quả này cho thấy chất lượng NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2017 đã được nâng cao về trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, NLDL có trình độ ngoại ngữ được đào tạo chủ yếu là tiếng Anh năm 2011 là 39,03%, năm 2013 là 54,20% đến năm 2017 tiếng Anh chiếm tỷ lệ với 53,96%, tiếp sau đó là một số thứ tiếng khác 13,08% (trong đó, tiếng Trung là 6,50%, còn các thứ tiếng Hàn, Nhật, Pháp, tiếng Nga, Đức, Thái Lan… chiếm 6,29%). Nhìn chung, nhân lực ở các DNDL có trình độ ngoại chủ yếu là chứng chỉ A, B, C, còn trình độ đại học, cao đẳng và chứng chỉ quốc tế chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng số nhân lực hiện có của cả ba lĩnh vực [80]. Đặc biệt, HDVDL có trình độ ngoại ngữ cao nhất với tỷ lệ 75,21% đã qua đào tạo; tiếp đến nhân lực ở doanh nghiệp lưu trú với 75,17%; doanh nghiệp lữ hành là 66,93%; các nhà hàng, dịch vụ ăn uống có trình độ ngoại ngữ thấp nhất với 45,01% được đào tạo trình độ ngoại ngữ [xem số liệu cụ thể từng lĩnh vực ở bảng 13 - phụ lục 1]. Đối với những ngoại ngữ không thông dụng như tiếng Trung, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc thì rất ít đội ngũ nhân viên có đủ trình độ giao tiếp thông thường, đặc biệt là HDVDL. Đây là vấn đề cần phải quan tâm do khách từ các thị trường này đến Đà Nẵng ngày càng tăng, đặc biệt vào mùa cao điểm, nếu NLDL giao tiếp tốt nhóm ngoại ngữ này sẽ phục vụ tốt hơn, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh cũng như bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của địa phương.

79


(ii) Xét về kiến thức, kỹ năng của nhân lực du lịch

- Về kiến thức: Nhìn vào kết quả điều tra ở biểu đồ 3.3, cho thấy hầu hết người lao động ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dần dần đáp ứng được yêu cầu của nghề du lịch. Đặc biệt, khi được hỏi các kiến thức về kinh tế - xã hội, về văn hóa ẩm thực, về khả năng sử dụng công nghệ thông tin của người lao động trong các DNDL ở thành phố thì hơn 75% ý kiến cho rằng mức độ đáp ứng đạt từ trung bình, khá, tốt còn khoảng 25% ý kiến đang ở mức độ là yếu. Còn về các kiến thức về lịch sử, văn hóa, về Luật Lao động và các quy định về lao động trong lĩnh vực du lịch, về ngoại ngữ trong HĐDL thì số lao động đạt yêu cầu ở mức khá, tốt, trung bình từ 67 - 70% và khoảng hơn 30% - 33% tỷ lệ lao động cho rằng họ đang ở mức độ yếu. Như vậy, so năm 2011 qua ý kiến thăm dò từ các DNDL sử dụng lao động thì có khoảng 62,6% số lao động đáp ứng được cơ bản các yêu cầu công việc ở mức độ trung bình [76, tr.28]. Mặc dù, NLDL đã qua đào tạo ngoại ngữ đạt 67,04% nhưng thực chất khả năng về giao tiếp, kiến thức ngoại ngữ phục vụ cho HĐDL thì mới đạt ở mức độ 36,48% là khá, tốt còn hơn 63% đang ở mức độ trung bình và yếu.

Biểu đồ 3 3 Kết quả đánh giá kiến thức của nhân lực du lịch ở thành 1

Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá kiến thức của nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng, năm 2017

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Với kết quả này đã phản ánh khách quan được thực trạng phát triển chất lượng NLDL trong thời gian qua (2011 - 2017) ở Đà Nẵng nói riêng ngày càng được nâng lên và hoàn thiện hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với NLDL đã xem mình như là một đại sứ giới thiệu, lưu giữ giá trị về cái hay nét đẹp, lịch sử, văn hóa của các điểm du lịch trên địa bàn thành phố với sự thân thiện, lòng tự hào dân tộc, đất nước Việt Nam và truyền cảm hứng, sự thú vị khám phá, để du khách có tình cảm, yêu mến

80


muốn tiếp tục được quay trở lại những địa điểm du lịch trên đất nước Việt Nam trong kế hoạch du lịch vào thời gian tới.

Yếu

100%

24.48

30.02

20.17

24.48

24.48

Trung bình

30.02

80%

23.32

Khá

60%

30.25

30.72

30.25

30.25

30.72

Tốt

40%

28.64

34.41

26.79

28.64

28.64

26.79

20%

16.63

12.47

21.7

16.63

16.63

12.47

0%

Kỹ năng giao Kỹ năng liên Kỹ năng tổ Kỹ năng xử tiếp với kết, làm việc chức sự kiện, lý tình huống khách DL nhóm tour DL trong công

việc

Kỹ năng quan sát, nhận biết nhu cầu, thái độ của khách

Kỹ năng làm chủ cảm xúc của bản thân


Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá kỹ năng của nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, năm 2017 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

- Kỹ năng của nhân lực du lịch: khi đánh giá KDDLDL ngoài tính chuyên nghiệp của lao động trong việc thực hiện các công việc được giao thì kỹ năng mềm rất cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ theo từng vị trí công việc của NDL. Từ kết quả điều tra NLDL hiện có trong ba lĩnh vực (lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành nhất là đội ngũ HDVDL) cho thấy hầu hết các kỹ năng mềm của NLDL ở thành phố Đà Nẵng đáp ứng được yêu cầu tương đối cao theo bốn mức độ đánh giá tốt, khá, trung bình, yếu số liệu cụ thể ở biểu đồ 3.4. Một số kỹ năng được nhà quản lý đánh giá cao như kỹ năng tổ chức sự kiện, tour du lịch, kỹ năng chăm sóc khách hàng với khoảng 20,17% ý kiến ở mức độ yếu và hơn 79,83% ý kiến được đánh giá là từ trung bình trở lên nhất là với hơn ½ ý kiến được đánh giá là khá, tốt (56,16%). Tiếp đến là một số kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quan sát nhận biết nhu cầu, thái độ của KDL có khoảng hơn 24% ý kiến đánh giá là yếu, và khoảng 76% ý kiến được đánh giá với 3 mức độ tốt, khá, trung bình. Các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng liên kết trong HĐDL; kỹ năng làm chủ cảm xúc có ý kiến đánh giá ở mức độ yếu cao hơn 30%. Như vậy, so với kết quả điều tra năm 2011 về kỹ năng mềm thì có 64% nhân viên có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống đạt yêu cầu và 57% nhân viên có kỹ năng chăm sóc khách hàng đạt yêu cầu [76, tr.29]. Kết quả này cũng cho thấy NLDL ở thành phố Đà Nẵng đã dần dần có ý thức học hỏi, tự hoàn thiện bản

81


thân thông qua các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng yêu ngày càng cao của khách hàng, đảm bảo chất lượng phục vụ, các loại hàng hóa dịch vụ du lịch cũng được tăng lên nên đã và đang thu hút được lượng KDL lớn trong nước, quốc tế đến với Đà Nẵng “thành phố biển thân yêu”.

(iii) Thái độ của nhân lực du lịch

Thái độ (hành vi và nhận thức) của NLDL của các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đánh giá qua các tiêu chí cụ thể từ tác phong, kỷ luật lao động; mức độ tận tụy đối với công việc; khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc và kết quả nhận được cụ thể như sau:

Biểu đồ 3 5 Kết quả đánh giá tác phong kỹ luật lao động của nhân lực 2

Biểu đồ 3.5. Kết quả đánh giá tác phong, kỹ luật lao động của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, năm 2017 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

- Về tác phong, kỷ luật lao động: Từ kết quả điều tra ở biểu 3.5 của NLDL ở ba lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, lữ hành (HDV) cho thấy, nhân lực đã có ý thức về tác phong, kỷ luật lao động của mình đảm bảo tính chuyên nghiệp của quá trình thực hiện CNH, HĐH. Đối với lao động ở các công ty lữ hành, HDV có tỷ lệ đánh giá cao nhất từ 77 - 88% được đánh giá là trung bình trở lên; còn hai lĩnh vực nhà hàng và lưu trú có tỷ lệ thấp hơn khoảng 65 - 70% được đánh giá là ở mức độ trung bình, khá, tốt. Cụ thể, số lao động cho rằng họ thực hiện khá, tốt các tiêu chí về tác phong, kỷ luật lao động như ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của họ là 38,56%; có tinh thần học hỏi nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp khá tốt (39,26%); biết tuân thủ và quý trọng thời gian (45,27%); tác phong nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc (45,27% ); sự ân cần, gần gũi, chu đáo, tôn trọng khách 45,27%. Tuy nhiên, có một bộ phận NLDL của một số DNDL làm việc còn tùy tiện, tâm lý ỷ lại,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023