Phú An Khang, Đồng Khởi Palace, Khách sạn Dừa…). Xây dựng chương trình hành động phát triển du lịch của huyện Thạnh Phú như dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre, dự án phát triển du lịch tại xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, khu du lịch Cồn Bửng,…
Về các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch
Tính đến hết tháng 12/2014, toàn tỉnh có 30 công ty kinh doanh du lịch; 125 Nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú (với khoảng 1.222 phòng và khoảng 1.955 giường); 60 cơ sở hoạt động du lịch và khu du lịch; 34 điểm tham quan là các di tích lịch sử, đình chùa; 80 cơ sở ăn uống (theo thống kê của Sở Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bến Tre). Các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh du lịch trong thời gian qua đã không ngừng đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các loại hình như công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh. Các doanh nghiệp này chủ yếu là nhỏ, với qui mô bình quân từ 10 đến 50 lao động. Với số lượng doanh nghiệp chưa nhiều, qui mô nhỏ dẫn đến khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế.
4.2.3 Phân tích thực trạng và nguyên nhân về các yếu tố ảnh hưởng đền năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre
4.2.3.1 Thực trạng về nguồn nhân lực
Theo kết quả nghiên cứu, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Bảng 4.25: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố nguồn nhân lực
Mẫu | Giá trị thấp nhất | Giá trị cao nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đã qua đào tạo về kỹ thuật và chuyên môn. | 359 | 1 | 5 | 3,86 | ,865 |
Nguồn nhân lực đảm bảo các kỹ năng cho hoạt động du lịch. | 359 | 1 | 5 | 3,78 | ,883 |
Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên trong doanh nghiệp rất hiệu quả. | 359 | 2 | 5 | 3,90 | ,825 |
Nguồn nhân lực luôn được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức. | 359 | 1 | 5 | 3,86 | ,764 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Cfa Lần 1 (Chuẩn Hóa) Của Thang Đo Năng Lực Năng Lực Tổ Chức, Quản Lý
- Kết Quả Cfa Thang Đo Nlct Của Doanh Nghiệp Du Lịch Bến Tre
- Hệ Số Các Thành Phần Tạo Ra Yếu Tố Điều Kiện Môi Trường Điểm Đến
- Thống Kê Mô Tả Mức Độ Đồng Ý Về Yếu Tố Người Dân Địa Phương
- Tỷ Lệ Khách Du Lịch Quay Lại Và Giới Thiệu Về Bến Tre
- Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bến Tre Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố nguồn nhân lực cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Thực trạng về nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay:
Ưu điểm: Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch rất dồi dào, với dân số khoảng 1,387 triệu người, trong đó 60% trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, hàng năm Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với các ngành và các huyện, thành phố mở các lớp tập huấn về du lịch như: tập huấn kiến thức về du lịch cho cán bộ quản lý du lịch của địa phương và các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở hoạt động du lịch, các cơ sở lưu trú, kinh doanh ăn uống… tại các huyện, thành phố tham dự. Nội dung tập huấn gồm: bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng, quản lý du lịch, kỹ năng phục vụ bàn, nghiệp vụ phục vụ trên tàu thuyền du lịch cho thuyền trưởng, thuyền viên và nhân viên phục vụ trên tàu thuyền.
Nhược điểm: Căn cứ theo các biến quan sát của yếu tố nguồn nhân lực, tuy lực lượng trong tuổi lao động rất lớn, đảm bảo cho sự phát triển du lịch nhưng còn hạn chế về trình độ, thiếu tính chuyên nghiệp. Tốc độ thu hút lao động cho hoạt động du lịch từ năm 2011 đến 2014 khoảng 2,5 – 3,5% là rất thấp so với tốc độ tăng doanh thu và lượt khách đến với Bến Tre. Theo thống kê của Sở Văn hóa -Thể Thao - Du lịch tỉnh Bến Tre từ năm 2011 đến năm 2014 cho thấy, lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 10%, lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ khoảng 24%, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khoảng 64%. Kết quả này cho thấy phần lớn lao động trong ngành du lịch nói chung, doanh nghiệp du lịch của Bến Tre nói riêng đa số là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo (chi tiết theo Bảng 4.26).
Bảng 4.26: Tình hình lao động trong ngành du lịch Bến Tre
ĐVT | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng số lao động | Người | 4.041 | 4.141 | 4.290 | 4.400 |
Lao động qua đào tạo từ cao đẳng trở lên | " | 404 | 414 | 429 | 444 |
Lao động đã qua đào tạo. | " | 855 | 892 | 1.287 | 1.345 |
Lao chưa qua đào tạo | " | 2.782 | 2.835 | 2.574 | 2.611 |
Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bến Tre Nguyên nhân: Một trong những biến quan sát được đánh giá cao trong yếu tố này là
chiến lược sử dụng con người trong doanh nghiệp (điểm trung bình 3,9). Tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch Bến Tre chủ yếu với qui mô nhỏ, tại địa phương chưa có cơ sở đào
tạo uy tín (chưa có trường đại học nào, việc đào tạo bồi dưỡng phải gửi lên TP. HCM), trình độ dân trí còn hạn chế,… đã làm ảnh hưởng việc đào tạo, thu hút và chiến lược sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Với đội ngũ lao động như trên thì đây chính là một thách thức rất lớn cho hoạt động du lịch, một hoạt động dịch vụ đòi hỏi nhân viên cần nhiều kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kiến thức về ngoại ngữ để phục vụ khách quốc tế. Do đó, nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ngành du lịch hiện nay chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra, còn hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến khả năng cạnh tranh trong việc đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch còn rất hạn chế.
4.2.3.2 Thực trạng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch
Theo kết quả nghiên cứu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Bảng 4.27: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Mẫu | Giá trị thấp nhất | Giá trị cao nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp luôn gắn liền với các sản phẩm từ cây dừa. | 359 | 1 | 5 | 3,72 | ,943 |
Sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp rất phong phú, đa dạng. | 359 | 1 | 5 | 3,64 | ,938 |
Các sản phẩm, dịch vụ của DN cung cấp luôn đảm bảo chất lượng và uy tín. | 359 | 1 | 5 | 3,68 | ,878 |
Sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp mang nét đặc trưng riêng của du lịch sinh thái xứ dừa Bến Tre. | 359 | 1 | 5 | 3,72 | ,922 |
Các sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp thân thiện với môi trường xanh của xứ dừa Bến Tre. | 359 | 2 | 5 | 3,77 | ,911 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Thực trạng về sản phẩm, dịch vụ du lịch trong các doanh nghiệp hiện nay:
Ưu điểm: Với hệ thống các sản phẩm du lịch sinh thái truyền thống sông nước miệt vườn, làng quê rất phong phú, đa dạng, mang nét đặc trưng riêng của du lịch sinh thái xứ dừa Bến Tre như: (1) Tham quan và thưởng thức trái cây - ẩm thực đặc sản tại những vườn dừa, vườn cây trái, vườn hoa cảnh, vườn cây giống như cồn Ông Đạo Dừa, cồn Hưng
Phong, cồn Tiên, sân chim Vàm Hồ, các vườn cây ăn trái tại Cái Mơn, bãi biển Thừa Đức Bình Đại, bãi Ngao,...; (2) Tham quan di tích văn hóa – lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật như Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu tại Ba Tri, chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh; Mộ các nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thị Định, Trương Vĩnh Ký; (3) Vui chơi - giải trí: Hệ thống sông ngòi rất phong phú với mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền nhau đã tạo thành một mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận lợi cho tham quan sông nước, đò chèo, mô tô nước, tát mương bắt cá, thưởng thức đàn ca tài tử…; (4) Tham quan các cơ sở sản xuất xơ dừa, các cơ sở nghề truyền thống như lò gạch, dệt chiếu, sản xuất hoa kiểng, cây giống, tham quan khu chợ đêm và ẩm thực (thành phố Bến Tre), tham quan gian nhà dừa (Bảo tàng Bến Tre). Ngoài những sản phẩm du lịch sinh thái truyền thống, các doanh nghiệp còn quan tâm đến các sản phẩm du lịch mới như đầu tư các khách sạn - khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn sao, mở các dịch vụ như: spa, karaoke, massage, cà phê sân thượng, sân vườn phục vụ các đối tượng khách du lịch khác nhau. Đặc biệt, năm 2014 hình thành thêm một số khu du lịch mới với các sản phẩm phong phú như ngủ đêm nhà nổi trên sông (Cồn Qui); nghỉ đêm trên du thuyền di động (Du Thuyền Xoài); đàn ca tài tử trên sông, hát với nhau nghe trên sông, karaoke trên du thuyền (du lịch Bảo Duyên); tham quan trại nuôi gà nòi (Vĩnh Thành); tổ chức trò chơi đá chim; hội thi gà che đẹp (du lịch Cồn Phụng). Đặc biệt hàng năm, Bến Tre có tổ chức các sự kiện như lễ hội Dừa, lễ hội cây cảnh, liên hoan ẩm thực Nam bộ,… Nhìn chung, các sản phẩm dịch vụ du lịch của Bến Tre so với một số địa phương khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng lại có những điểm khác biệt, điều này đã tạo thành dấu ấn đặc thù riêng, đó chính là dừa. Ẩm thực từ dừa rất đa dạng với hơn 500 món ăn có các nguyên liệu từ dừa rất phù hợp cho du khách lựa chọn. Bên cạnh đó, những đặc sản từ dừa mà không phải địa phương nào cũng có được như đuông dừa, củ hũ dừa, mật hoa dừa với các chất khoáng vi lượng và 12 loại vitamin. Không chỉ có trong những món ngon từ dừa mà “Dừa” còn được sử dụng để tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo khác như cơm dừa nạo sấy, thủ công mỹ nghệ dừa, kẹo dừa, ẩm thực dừa,…“Dừa” như có một nét quyến rũ, những hàng dừa đong đưa trong gió như hình ảnh của những người con gái đẹp đang chải tóc, hình ảnh ẩn dụ độc đáo mà trong ca khúc “Dáng đứng Bến Tre” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã viết: “Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió”, đó là hình ảnh đẹp, thơ mộng và trữ tình về Bến Tre.
Hiện cả nước có gần 150 ngàn ha dừa, tập trung chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Trong đó, Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất nước với trên 67.000 ha và đang có xu hướng tăng thêm đến năm 2020. Sản lượng trên 526 triệu trái, chiếm 40% tổng sản lượng dừa cả nước. Giá trị sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dừa chiếm hơn 25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Các sản phẩm dừa của Bến Tre đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cây dừa Bến Tre ngày nay có một chuỗi giá trị toàn diện, tạo ra hàng trăm dòng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người trồng dừa, chiếm vị trí then chốt trong sự nghiệp phát triển của tỉnh, không chỉ riêng phục vụ cho các doanh nghiệp du lịch mà còn phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần tích cực vào quá trình chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Nhược điểm: Nhìn chung, các sản phẩm - dịch vụ du lịch của doanh nghiệp du lịch Bến Tre cung cấp rất phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: về du lịch sinh thái, chưa thật sự có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, chủ đạo vẫn là du lịch sinh thái miệt vườn gắn với cù lao, sông nước: đi thuyền trên sông, thăm vườn cây ăn trái, nghe đờn ca tài tử ...; về du lịch làng nghề, đây có thể nói là mô hình du lịch phát triển mạnh trong suốt tiến trình phát triển du lịch ở xứ dừa Bến Tre. Thế nhưng, thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống này để phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân: Một trong những biến quan sát được đánh giá cao trong yếu tố này là sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp thân thiện phải với môi trường xanh của xứ dừa Bến Tre (điểm trung bình 3,77); sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp luôn gắn liền với các sản phẩm từ cây dừa điểm trung bình 3,77). Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều nguyên nhân làm hạn chế NLCT của sản phẩm: Thứ nhất, việc thiếu vốn đầu tư nên các doanh nghiêp, cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động rời rạc, nhỏ lẻ, không tập trung và trở ngại về giao thông làm cho việc tiếp cận của du khách gặp nhiều khó khăn; Thứ hai, Các tour du lịch rời rạc, thiếu cơ chế quản lý của địa phương, nạn chi hoa hồng quá cao cho người môi giới và một số người làm công tác du lịch thiếu đạo đức nghề nghiệp, làm cho du khách mất niềm tin. Bên cạnh đó, người dân làng nghề chẳng thu được lợi nhuận gì từ các chuyến tham quan của du khách làm họ không mạn mà trong đón tiếp và phát triển làng nghề. Đồng thời, việc gây ô nhiễm môi trường tại các nơi đó cũng làm giảm đáng kể số lượng du khách. Thứ ba, việc tôn tạo, đầu tư, nâng cấp các khu di tích còn chậm, một số di tích đã xuống cấp, công tác
quản lý di tích chưa thực hiện tốt. Thứ tư, các dịch vụ phục vụ du khách của doanh nghiệp như giới thiệu, hướng dẫn du khách về ý nghĩa lịch sử, văn hóa xứ dừa, cây dừa chưa được quan tâm đúng mức. Thứ năm, việc khai thác sử dụng và làm mới các sản phẩm dịch vụ này của doanh nghiệp còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào thiên nhiên và sự hỗ trợ của địa phương. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch Bến Tre với qui mô nhỏ lẻ, còn hạn chế về khả năng phục vụ chuyên nghiệp, sự ân cần, thiếu các sản phẩm mang tính đặc thù đã làm hạn chế NLCT thu hút khách du lịch đến với Tỉnh.
4.2.3.3 Thực trạng điều kiện môi trường điểm đến
Theo kết quả nghiên cứu, điều kiện môi trường điểm đến là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Theo lý thuyết kết hợp với nghiên cứu định tính, điều kiện môi trường điểm đến được chia thành ba khía cạnh. Một là, cơ chế, chính sách phát triển ngành du lịch tại địa phương. Hai là, người dân địa phương. Ba là, môi trường tự nhiên.
Về cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách là thành phần quan trọng của yếu tố điều kiện môi trường điểm đến ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Bảng 4.28: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố cơ chế chính sách
Mẫu | Giá trị thấp nhất | Giá trị cao nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Chính sách phát triển du lịch: chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch của địa phương khuyến khích DN phát triển. | 359 | 1 | 5 | 3,57 | ,984 |
Kinh phí đầu tư phát triển du lịch: cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường của địa phương tốt. | 359 | 1 | 5 | 3,57 | ,970 |
Cơ chế quản lý du lịch: thuế, quản lý hành chính, giá cả dịch vụ minh bạch, rõ ràng thuận lợi. | 359 | 1 | 4 | 3,48 | ,953 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của yếu tố cơ chế chính sách cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát rất cao (>3). Với kết quả này thì hầu hết các biến quan sát trong yếu tố này là thành phần quan trọng thuộc yếu tố điều kiện môi trường điểm đến tại địa phương ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Thực
trạng về cơ chế, chính sách của địa phương:
Ưu điểm: Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, tạo ngoại tệ, tăng nguồn vốn và tỷ lệ tích lũy từ bên ngoài cho nền kinh tế của Bến Tre. Với tầm quan trọng đó Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, văn bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, cụ thể theo quyết định số: 164/ QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2012 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015”. Phát triển ba loại hình chính là: Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; tham quan, nghiên cứu tự nhiên, văn hóa - lịch sử, vui chơi - giải trí; du lịch thương mại. Phát triển sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bến Tre với các chủ đề chính như: “xứ dừa”, “hoa kiểng - vườn cây ăn trái”, “Đồng Khởi”, “di tích danh nhân và văn hóa phi vật thể Bến Tre”. Nâng cấp các di tích văn hóa - lịch sử thành điểm tham quan du lịch nghiên cứu, tổ chức các sự kiện mang nét đặc thù của địa phương và từng bước nâng lên tầm quốc gia để thu hút khách. Tập trung xây dựng các khu, điểm du lịch đặc thù của tỉnh: Resort Forever Green xã Phú Túc - huyện Châu Thành; dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”, Làng du kích Định Thủy - huyện Mỏ Cày Nam.
Ngoài ra, để khuyến khích doanh nghiệp du lịch phát triển, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, Tỉnh đã dành nhiều nguồn lực tài chính để đâu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Chi phí đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch của Tỉnh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong những năm gần đây đều tăng, cụ thể: Năm 2012 đạt 146,54 tỷ đồng tăng 4,28% so với năm 2011; Năm 2013 đạt 199,28 tỷ đồng tăng 35,99% so với năm 2012; Năm 2014 đạt 277,8 tỷ đồng tăng 14,31% so với năm 2013 (chi tiết theo Bảng 4.29).
Bảng 4.29: Chi phí đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch
ĐVT | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
1. Tổng số vốn | Tỷ đồng | 140,53 | 146,54 | 199,28 | 227,8 |
Nguồn vốn ngân sách | " | 5,43 | 6,24 | 20,783 | 35,8 |
Nguồn vốn doanh nghiệp | " | 135,10 | 140,3 | 178,5 | 192 |
2. Hạ tầng, cơ sở vật chất | " | 140,53 | 146.54 | 199,28 | 227,8 |
Cơ sở lưu trú du lịch | " | 65,219 | 103 | 74,82 | 53,04 |
Cơ sở ăn uống | " | 9,94 | 19,20 | 18,40 | 70,70 |
Điểm du lịch | " | 59,941 | 18,1 | 85,28 | 68,26 |
Hạ tầng du lịch | " | 5,425 | 6,24 | 20,783 | 35,80 |
Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bến Tre
Nhược điểm: Tuy ngân sách nhà nước có quan tâm đầu tư lớn về hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch nhưng một điểm đáng lưu ý là cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm dần qua các năm, ngược lại từ phía doanh nghiệp lại tăng mạnh. Điều này sẽ hạn chế NLCT và là gánh nặng cho các doanh nghiệp du lịch trong việc phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch. Trong cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp, thì đầu tư cho cho cơ sở lưu trú, hạ tầng du lịch là rất nhiều trong khi các lĩnh vực khác có doanh thu từ khách du lịch rất lớn như dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng 31%, mua sắm chiếm tỷ trọng 32% (chi tiết theo Bảng 4.24) thì chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, nguồn lực từ các doanh nghiệp còn rất hạn hẹp và đầu tư theo kiểu tự phát, chưa có sự gắn kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi các dịch vụ du lịch lại với nhau trong việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phát triển dịch vụ du lịch. Vì vậy, nguồn lực mà các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch phải rất lớn, mang tính cục bộ và chưa phát huy hiệu quả, điều này đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch đến với mình.
Bên cạnh có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, nhưng việc thực hiện quy hoạch chưa được triển khai đồng bộ nên một số quy hoạch của các ngành khác như giao thông, điện, nước, viễn thông ... chưa gắn kết với nhau, dẫn đến một tình trạng lãng phí cả nhân lực và vật lực. Nhất là về quy hoạch giao thông chưa đồng bộ, việc thực hiện xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu của du lịch, vì tài nguyên du lịch hoặc quy hoạch điểm du lịch thường ở nông thôn nhưng việc thực hiện quy hoạch về giao thông không đáp ứng được nên khó thu hút nhà đầu tư và du khách đến với các điểm đó. Việc xây dựng các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn cho phát triển du lịch còn chậm triển khai dẫn đến việc thực hiện quy hoạch chưa đạt hiệu quả cao. Công tác tổng kết, đánh giá kết quả quá trình thực hiện quy hoạch chưa được thực hiện dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển chung của cả nước không có. Việc quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập nhất là trong việc quản lý các khu vui chơi, giải trí, các điểm du lịch.
Nguyên nhân: Mặc dù có nhiều văn bản, đề án phát triển du lịch nhưng tỉnh Bến Tre vẫn chưa có chính sách cụ thể và hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào các dự án lớn như cơ chế về thuế, về thuê đất... Việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý tài nguyên và quản lý các khu, điểm du lịch chưa được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện. Công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch chưa được quan tâm đúng mức cũng