Chương 3
THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH TÁC ĐỘNG ĐẾN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Ninh Bình là tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, chỉ cách Hà Nội - Trung tâm phân phối khách chính ở phía Bắc khoảng 90km; cách thành phố Nam Định khoảng 30km và cách thành phố Thanh Hóa 60km; đồng thời thành phố Ninh Bình là trung tâm của tiểu vùng du lịch Nam đồng bằng sông Hồng, nằm ở điểm giao nhau của các tuyến giao thông quan trọng (Quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Nam, Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 10, đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Hạ Long…), do vậy Ninh Bình được xem là “điểm đến du lịch” lý tưởng của các thị trường khách du lịch khi đến vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. Từ thành phố Ninh Bình có thể liên kết hợp tác với các địa phương trong vùng để xây dựng các sản phẩm du lịch mang ý nghĩa của vùng, liên kết các chương trình, các tuyến du lịch… Đây là một thế mạnh du lịch Ninh Bình trong việc thu hút khách du lịch đến Ninh Bình, đặc biệt là khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài và tạo cơ hội để du lịch Ninh Bình có thể phát triển như một “đô thị du lịch vệ tinh” của Hà Nội với chức năng là đô thị du lịch cuối tuần - đang có nhu cầu ngày càng gia tăng tại Hà Nội.
Hình 3.1: Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình
Nguồn: [63]
* Địa hình
Địa hình của tỉnh Ninh Bình được chia thành ba vùng: (1) Vùng đồi núi với các dãy núi đá vôi, núi thạch sét, đồi đất đan xen các thung lũng. Với kiểu địa hình này có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp và có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch (cảnh quan, hang động, thảm thực vật…), cây công nghiệp, cây ăn quả; (2) Vùng đồng bằng là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tại chỗ, và nông sản hàng hóa xuất khẩu; (3) Vùng ven biển và biển có điều kiện phát triển các cây trồng, vật nuôi, khai thác các nguồn lợi ven biển và ngoài khơi (nuôi trồng, đánh bắt hải sản; du lịch…) [63].
* Khí hậu, và thủy văn
Ninh Bình có khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Hồng. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Ninh Bình có hệ thống sông, hồ tương đối phong phú, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới…, trên cơ sở đó có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông có thể trở thành vụ chính, trồng được nhiều loại cây ngắn ngày cho giá trị kinh tế cao. Đồng thời, điều kiện tự nhiên của Ninh Bình cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác [63].
* Hệ động, thực vật
Hệ động, thực vật của Ninh Bình phong phú với nhiều loại quý hiếm khác nhau. Ngoài ra còn có khu bảo tổn ngập nước Vân Long là khu bảo tổn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước. Đây là nơi có loài voọc quần đùi trắng - loài linh trưởng quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới [63].
3.1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Là một tỉnh giàu tài nguyên về du lịch, với vị trí cách thủ đô Hà nội 90km, nằm trên trục giao thông chính Bắc Nam. So với các địa phương khác trong cả nước, Ninh Bình có nhiều cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, phong phú, đa dạng, độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động và khu du lịch nổi tiếng như: Khu du lịch Cúc Phương, nhà thờ Phát Diệm, khu sinh thài Tràng An, Tam Cốc Bích Động v.v.. Các khu du lịch này đang thu hút rất đông khách du lịch cả trong nước và quốc tế
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa
3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong thời gian 25 năm qua từ năm 1992 đến nay, GRDP tăng liên tục qua các năm và đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là 6,5%/năm.
Năm 2017, tỷ trọng GRDP nông - lâm nghiệp - thủy sản là 13,48%, của công nghiệp - xây dựng là 39,26%, thương mại - dịch vụ là 40,91%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 6,35% [15].
* Vốn đầu tư toàn xã hội
Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2010 đạt 23.843,215 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho dịch vụ lưu trú và ăn uống là 402,673 tỷ đồng (chiếm 1,69%); năm 2016 đạt 21.875,374 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho dịch vụ lưu trú và ăn uống là 368 tỷ đồng (chiếm 1,68%). Trong tổng số vốn đầu tư năm 2016, nguồn vốn từ Trung ương là 984,496 tỷ đồng, từ địa phương là 20.980,878 tỷ đồng. Tính chung cho toàn giai đoạn 2010 - 2016 đã đạt 106.005,229 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ lưu trú và ăn uống là 1.735,225 tỷ đồng (chiếm 1,64%) [15].
* Đặc điểm dân cư, dân tộc
Đến cuối năm 2017 toàn tỉnh có 989.023 người sinh sống trên phạm vi toàn tỉnh với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xấp xỉ 0,9%, chiếm 1,21% dân số của cả nước và bằng 5,6% dân số của các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng. Mật độ dân số của tỉnh là 673 người/km2. tỉnh Ninh Bình gồm có 7 dân tộc anh em sinh sống đó là: dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Thái, dân tộc Hoa, dân tộc Dao. Từng dân tộc đều có những đặc trưng khác nhay chính vì tình da dạng phong phú này đã tạo nên một bản sắc văn hóa riêng cho Ninh Bình rất thuận lợi cho các dịch vụ du lịch phát triển [15].
Tỉnh Ninh Bình ngày nay là một tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, lại nằm ở một vị trí thuận lợi - nơi giao thoa giữa các vùng miền trong cả nước, đặc biệt lại liền kề với các trung tâm giáo dục, đào tạo, dạy nghề lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Cùng với truyền thống hiếu học, cần cù, chịu
thương chịu khó trong lao động và học tập nên nguồn lao động của Ninh Bình khá dồi dào, phong phú và có chất lượng. Năm 2017, cả tỉnh có khoảng
580.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó 560. 000 lao động có khả năng lao động, 480.000 lao động đang làm việc ở những ngành kinh tế, tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp xây dựng (49,0%) sau đó đến ngành thương mại, dịch vụ, du lịch (36%) và cuối cùng là nông - lâm nghiệp - thuỷ sản (15,0%) [15].
3.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống ở Ninh Bình sáng tạo và gìn giữ trải qua nhiều thế hệ. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm:
- Các di tích lịch sử - văn hóa: Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, hiện nay toàn tỉnh có 1.499 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 346 di tích đã được xếp hạng, bao gồm: 79 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt), và 267 di tích xếp hạng cấp tỉnh, điều này đã chứng tỏ tiềm năng về các di sản và tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng như:
Ninh Bình là tỉnh có rất nhiều di tích lịch sử với kiến trúc độc đáo cấp quốc gia và quốc tế như Quần thể danh thắng Tràng An. Di tích cố đô Hoa Lư gắn liền với các nhân vật anh hùng trong lịch sử của các triều đại phong kiến: thời Nhà Đinh, thời Nhà Tiền Lê và khởi đầu thời Nhà Lý, từ việc Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua đến việc Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng long được ghi lại là những mốc son chói lõi trong lịch sử dân tốc Việt Nam. Vào năm 1010 nhà vua Lý Thái Tổ đã dời kinh đô từ Hoa Lư Ninh Bình về Thăng Long - Hà Nội là thủ đô ngày nay, từ đó Hoa Lư đã trở thành Cố đô đến nay đã hơn 1000 năm. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa
Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều triều đại và trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn để người dân và du khách đến chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, những nét đẹp của toàn bộ khu di tích, ghi dấu thời kỳ mở nước huy hoàng, độc lập, tự chủ của đất nước Đại Cồ Việt từ ngàn năm về trước v.v..
Khu du lịch chùa Bái Đính thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An, được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, được biết đến với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam như: chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất Châu Á, hành lang La Hán dài nhất Châu Á, tháp xá lợi Phật cao nhất Châu Á và tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Chùa Bái Đính (chùa cổ) có từ năm 1.136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập, gồm có các điểm như: Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ Mẫu, Ban thờ Thánh Cao Sơn… Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Nhà thờ đá Phát Diệm, quần thể thánh đường độc nhất vô nhị trên vùng đất sa bồi Kim Sơn, kiến trúc độc đáo kết hợp nét tinh tuý trong kiến trúc đình chùa phương Đông và kiến trúc Gôtic của phương Tây…được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1898 với một quần thể kiến trúc gồm có: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá. Chùa Bích Động, Chùa và động Địch Lộng, Chùa Non Nước, Chùa Nhất Trụ (Bảo vật quốc gia), Đền Dâu, Đền Vực, Động Thiên Tôn, Động Am Tiên, Chùa Ngần, Phủ Đông Vương, Phủ Kính Thiên, Đền thờ Đức Thánh Nguyễn, Đền thờ Nguyễn Công Trứ, Chùa Lạc Khoái…
- Về lễ hội: Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, hiện nay toàn tỉnh có 312 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm đầy đủ các loại hình, trong đó có 225 lễ hội. Một số lễ hội tiêu biểu bao gồm: Lễ hội Hoa Lư (được tổ chức từ ngày 9 - 11/3 âm lịch hàng năm); Lễ hội đền Thái Vy (được tổ chức
hàng năm từ ngày 14 - 17/3 âm lịch); Lễ hội chùa Địch Lộng (được tổ chức vào ngày mùng 6 và mùng 7/3 âm lịch); Lễ hội chùa Bái Đính; Lễ hội Báo bản Nộn Khê; Lễ hội Tràng An…
- Các làng nghề truyền thống: Ninh Bình còn nổi tiếng với khách du lịch bởi các làng nghề truyền thống tiêu biểu như: Làng nghề thêu truyền thống Văn Lâm; Các làng nghề chế biến cói mỹ nghệ Kim Sơn; Các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân; Nghề gốm cổ Bồ Bát… Đây là những làng nghề làm thêm sự phong phú và đa dạng du lịch của Ninh Bình.
- Về văn hóa ẩm thực: Ninh Bình được biết đến với nhiều món ăn nổi tiếng như: “thịt dê - cơm cháy” - đặc sản của Ninh Bình; Mắm tép Gia Viễn, rượu cần huyện Nho Quan, rượu Lai Thành, nem chua ở xã Yên Mạc…
- Các giá trị văn hóa dân tộc và nghệ thuật dân gian: Ở tỉnh Ninh Bình có 7 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh. Các dân tộc thiểu số bao gồm dân tộc Mường, Tày, Nùng, Thái, Hoa, Dao, trong đó dân tộc Mường chiếm đa số, có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Người Mường ở Ninh Bình vẫn bảo tồn được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc (Hội Xuân, hát Sắc Bùa, hát Đúm, lễ cưới, đi săn, kéo gỗ, dựng nhà, tang lễ, tết cơm mới…). Cùng với đó là các nghệ thuật dân gian truyền thống làm nên vẻ đặc sắc đa dạng của du lịch Ninh Bình [63].
3.2. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.2.1. Thực trạng số lượng nhân lực
Du lịch ở Ninh Bình đang phát triển khởi sắc và đem lại nguồn thu nhập đáng kể tỉnh và đang tiếp tục khẳng định vị trí mũi nhọn. Cùng với sự phát triển của ngành, số lượng DNDL ngày càng tăng kéo theo số lượng nhân lực du lịch có sự tăng lên.
Bảng 3.1: Số lao động trong các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Ninh Bình (2010-2017)
ĐVT: Người
Số lượng DNDL (doanh nghiệp) | Lao động | |||||
Tổng số lao động | Gián tiếp | Trực tiếp | ||||
Số lượng | Tỷ trọng (%) | Số lượng | Tỷ trọng (%) | |||
2010 | 343 | 5.832 | 1.570 | 26,92 | 4.262 | 73,08 |
2011 | 378 | 6.141 | 1.624 | 26,45 | 4.517 | 73,55 |
2012 | 391 | 6.303 | 1.652 | 26,21 | 4.651 | 73,79 |
2013 | 420 | 6.480 | 1.706 | 26,33 | 4.774 | 73,67 |
2014 | 499 | 7.117 | 1.782 | 25,04 | 5.335 | 74,96 |
2015 | 504 | 7.454 | 1.870 | 25,09 | 5.584 | 74,91 |
2016 | 518 | 7.938 | 2.069 | 26,06 | 5.869 | 73,94 |
2017 | 531 | 8.326 | 2.283 | 27,42 | 6.043 | 72,58 |
TĐPTBQ (%) | 106,44 | 105,22 | 105,49 | 105,11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung, Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nhân Lực Ở Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trong Thời Kỳ Hội Nhập Quốc Tế
- Kinh Nghiệm Của Một Số Địa Phương Trong Nước Về Phát Triển Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Số Lượng Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tỉnh Ninh Bình Giai Đoạn 2010 - 2017
- Kết Quả Khảo Sát Về Trình Độ Tiếng Anh Của Người Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Tỉnh Ninh Bình
- Kết Quả Khảo Sát Về Tâm Lực Của Người Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Nguồn: [63]
Tính đến cuối tháng 12/2017, toàn tỉnh có 531 doanh nghiệp kinh doanh du lịch với số lượng lao động làm việc là 8.326 người, trong đó lao động trực tiếp là nhân viên tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch là 6.043 người, lao động gián tiếp là nhà quản trị của doanh nghiệp từ cấp trưởng, phó phòng trở lên và khối lao động hỗ trợ là 2.283 người. Bảng 3.1 cho thấy, số lượng doanh nghiệp tăng đều qua các năm, tuy nhiên vào năm 2014 số lượng doanh nghiệp tăng nhanh hơn cả, nguyên nhân là chùa Bái Đính khánh thành giai đoạn 2, số lượng khách du lịch tăng lên, để phục vụ nhu cầu của du khách, số lượng các DNDL tăng theo. Qui mô nhân lực phụ thuộc vào doanh nghiệp du lịch nhiều hay ít, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành tức là các cơ sở lưu trú du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, còn số