Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Tỉnh Ninh Bình Trong Hội Nhập Quốc Tế Đến Năm 2025, Định Hướng Đến Năm 2030


Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

ĐVT: người



Phân loại


Chỉ tiêu

Dự báo cho

Năm 2020

Năm 2025

Năm

2030


Dự báo chung

Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú

7.500

11.500

22.800

Số lao động trung bình/buồng lưu trú

1,2

1,3

1,4

Dự báo về tổng số lao động

9.000

14.950

31.920


Theo trình độ

Trình độ trên đại học, đại học

621

1.047

2.554

Trình độ cao đẳng

2.659

4.485

10.214

Trình độ trung cấp

2.271

3.738

8.618

Trình độ sơ cấp

1.180

1.944

3.830

Trình độ sơ cấp trở xuống

2.270

3.738

6.703


Theo vị trí việc làm

Trình độ quản trị doanh nghiệp

618

988

2.035

Trình độ ngành nghề chính

8.382

13.962

29.885

1-Lễ tân

1.481

2.513

5.379

2-Phục vụ buồng

2.148

3.630

7.770

3-Phục vụ bàn, bar

1.361

2.234

4.782

4-Nhân viên chế biến món ăn

658

1.117

2.391

5-Hướng dẫn viên

321

558

1.195

6-Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch

447

810

1.733

7-Nhân viên khác

1.966

3.100

6.634

Theo ngành nghề kinh

doanh

Khách sạn, nhà hàng

6.687

11.213

23.972

Lữ hành, vận chuyển du lịch

279

478

1.037

Dịch vụ khác

2.034

3.259

6.911

Theo giới tính

Nữ

4.814

7.997

17.074

Nam

4.186

6.953

14.846

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế - 15

Nguồn: [6; 3] và kết quả tính toán của NCS


4.2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUÔC TẾ

Nhìn thầy được tầm quan trọng về nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của ngành du lịch, cũng như việc quan tâm cả về vật chất và tinh thần cho đa số nhân dân trong tỉnh, trên cơ sở Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể cho sự phát triển toàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, phát triển nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các phương hướng cụ thể sau đây:

4.2.1. Phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình phải trên cơ sở quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch

- Đường lối, phát triển ngành du lịch giữ vị trí mở đường, có tác dụng trực tiếp thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phát triển du lịch của một quốc gia hay một địa phương. Ở nước ta, các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6, 7, 8, 9, 10 đều nhấn mạnh đến việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng của đất nước. Cụ thể như Điều 5 Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017) đã qui định rõ: “Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” và các “qui định cụ thể chính sách phát triển du lịch”. Đường lối, của Đảng và chính sách của Nhà nước thể


hiện trong việc: xây dựng chiến lược phát triển du lịch đất nước; tiến hành qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2010, 2020, định hướng đến năm 2030 và hệ thống các qui hoạch chi tiết; tiến hành đầu tư nâng cấp xây dựng khu du lịch trong cả nước; đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ người lao động phục vụ cho du lịch;... và ban hành và cụ thể háo các văn bản pháp luật ngày càng thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Các Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 18/12/2001 và số 15-NQ/TƯ ngày 13/07/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Ninh Bình (Khóa XIV và khóa XIX) đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản để phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010, 2020 và định hướng đến 2030. Để thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của Tỉnh ủy về việc phát triển du lịch Ninh Bình đến 2020, định hướng đến 2030, Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh đã xác định rõ mục đích, yêu cầu như sau: “Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về vai trò phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó huy động, phát huy sự tham gia giúp sức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân xây dựng lao động sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; Tập trung đào tạo, chuẩn hóa nguồn nhân lực phục vụ du lịch; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện và cơ hội cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch”.

Nghị quyết số 12-NQ/BCSĐ ngày 15/02/2017 của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Ninh Bình về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và quy hoạch, khai thác có hiệu quả toàn diện về du lịch ngang tầm với tiềm năng thế mạnh để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như chủ trương đề ra. Để thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/BCSĐ, UBND tỉnh đã ban


hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 08/3/2017 để chỉ đạo các cấp, các ngành phải có kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Theo đó, nhấn mạnh yêu cầu “Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh”. Để đạt được yêu cầu đó, kế hoạch chỉ rõ các nhiệm vụ cụ thể, trong đó “Từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lao động trong ngành du lịch, trước mắt tập trung vào các nghề: lễ tân, buồng, bàn, kỹ thuật chế biến món ăn, hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Đẩy mạnh hoạt động liên kết, đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích xã hội hóa trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch”.

Nghị quyết số 12/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (Khóa XIV, kỳ họp thứ 8) về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của xây dựng đội ngũ người lao động phục vụ cho du lịch nói chung và nhân lực tại các DNDL trong thời kỳ hội nhập nói riêng.

Những chủ trương, đường lối, của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình là cơ sở pháp lý, là nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch cũng như cho định hướng các giải pháp phát triển nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đạt được tính khả thi và hiệu quả. Vì vậy, những chủ trương, đường lối, của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình phải được vận dụng, soi sáng và là kim chỉ nam xuyên suốt trong việc xây dựng các giải pháp phát triển nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng


đến năm 2030. Đồng thời, phát triển nhân lực ở các DNDL tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải phù hợp và tổng thể đồng bộ với chiến lược, kế hoạch của ngành, của từng địa phương.

4.2.2. Phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình phải gắn với nội dung quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch

Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trong tất cả những lĩnh vực cụ thể thì trong đó có ngành du lịch đều phải đạt được 3 mục tiêu: kinh tế, chính trị, xã hội. Tùy những lĩnh vực khác nhau mà các mục tiêu này sẽ khác nhau. Vì vậy, để quản lý các quan hệ lao động tổng thể trong các hoạt động kinh doanh của mỗi DNDL có hiệu quả thì chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô của mình, thông qua việc hoạch định và đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách nhằm hướng tới các yếu tố cấu thành hiệu quả của DNDL như việc: việc ban hành, tổ chức thực hiện và đánh giá các cơ chế về sử dụng lao động; ban hành và tổ chức thực hiện, kiểm tra các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; chính sách có liên quan tới việc đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với người lao động...Do đó, phát triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình cần phải gắn với các nội dung cơ bản trên.

4.2.3. Phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình phải dựa trên nhu cầu nhân lực của ngành, doanh nghiệp, thị trường, xã hội và phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế

Định hướng của tỉnh Ninh Bình phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, theo đó nhu cầu nhân lực của các ngành, của địa phương và của doanh nghiệp cũng có những thay đổi theo tăng dần tỷ trọng nhân lực ngành du lịch. đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế,


xã hội và đặc điểm của tỉnh và của cả nước; phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao.

4.2.4. Phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình phải đáp ứng yêu cầu phát triển con người toàn diện

Phát triển về nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải phát triển toàn diện con người về: Thể lực (tình trạng sức khoẻ của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình thường, có năng lực lao động); Trí lực (năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo thích ứng với xã hội của con người); Tâm lực (những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn thiện nhân cách của con người). Vì vậy, nhân lực tại các DNDL phải được trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc và sức khỏe tốt, thái độ, tinh thần làm việc, khả năng tập trung trong công việc, khả năng chịu áp lực cao…đảm bảo cho du lịch Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới.

4.2.5. Phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình phải luôn chú trọng quản lý nhân lực du lịch và thực hiện công bằng xã hội

Nhân lực ngành du lịch gồm cả nhân lực của cơ quan nhà nước và nhân lực tại các DNDL. Do đó, quản lý, PTNLDL cũng bao gồm nhiều nội dung khác nhau có liên quan đến quản lý của nhà nước về PTNLDL và quản lý phát triển nhân lực tại DNDL. Vì vậy, phát triển nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình phải được thực hiện kết hợp và thông qua hệ thống đồng bộ các giải pháp về quản lý PTNLDL mới có thể đạt được kết quả cao. Đặc biệt, để phát triển về nhân lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng tốt cơ chế chính sách, thể chể pháp luật lao động nhà nước về lao động và áp dụng một cách sáng tạo, phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Bao gồm các nội


dung cơ bản sau: Phân tích công việc, xác định định mức và lập kế hoạch về nhân lực của doanh nghiệp; Tuyển chọn và bố trí sử dụng lao động trong doanh nghiệp; Đánh giá kết quả thực hiện công việc; Công tác đào tạo và kỹ năng làm việc cho lao động trong doanh nghiệp; Trả công cho người lao động; Cải thiện điều kiện làm việc, thiết lập kỉ luật trong lao động.

Mỗi nội dung nêu trên là một mắt xích, một yếu tố tạo nên quá trình quản lý PTNLDL tại các DNDL. Các yếu tố trên quan hệ mật thiết, qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo thành một chỉnh thể và thúc đẩy quá trình quản lý đạt được mục tiêu đã định. Từ đó, có thể thấy được các giải pháp có liên quan đến các nội dung trên sẽ tạo thành một hệ thống, đồng bộ các giải pháp quản lý phát triển nhân lực tại các DNDL.

4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, nên để đảm bảo các hoạt động kinh doanh du lịch có mức tăng trưởng ổn định, góp phần cho sự phát triển du lịch bền vững…, yếu tố con người là rất quan trọng, đặc biệt là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược phát triển…

Xuất phát từ đặc điểm của ngành du lịch cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển trong bối cảnh điểm xuất phát thấp, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ quản trị của các DNDL… còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập hiện nay rất cần có một nguồn nhân lực tại các DNDL có chất lượng cao, năng động, đủ năng lực trong công tác quản lý, điều hành kinh doanh du lịch của doanh nghiệp với hiểu biết rộng về thị trường, về các điều luật trong kinh doanh du lịch quốc tế… để hạn chế các rủi ro cho các DNDL trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Do vậy, để phát triển nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình đáp ứng được những yêu cầu cho phát triển


ngành du lịch trong xu thế hội nhập, Ninh Bình cần phải có những chính sách phù hợp và thực hiện tốt tổng thể các giải pháp sau:

4.3.1. Xây dựng quy hoạch và hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch

Nhân lực tại các DNDL ở Ninh Bình vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, mặc dù do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản và then chốt nhất vẫn là ngành du lịch Ninh Bình chưa có giải pháp đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch cả trước mắt cũng như dài cho phát triển nhân lực nói chung và nhân lực ở DNDL nói riêng một cách tổng thể để phù hợp với thời kỳ hội nhập và phát hiện nay. Vì vậy, xây dựng quy hoạch và hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu nhân lực tại các DNDL là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đây là giải pháp cơ bản lâu dài có vị trí quan trọng nhưng cũng mang tính đột phá quyết định đến nâng cao chất lượng NNL tại các DNDL tỉnh Ninh Bình. Bởi lẽ mọi hoạt động của các khâu, các bước trong công tác quy hoạch nguồn nhân lực nói chung, và quy hoạch cầu nhân lực tại các DNDL nói riêng được tiến hành trong một kế hoạch chặt chẽ. Nếu kế hoạch đúng (khoa học, khách quan…) thì tạo ra động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL du lịch tại các DNDL tỉnh Ninh Bình; ngược lại tạo ra rào cản trong phát triển du lịch của tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Ninh Bình cần:

- Xác định rõ mục tiêu Quy hoạch và dự báo:

- Yêu cầu của Quy hoạch và dự báo: Quán triệt những nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển nhân lực của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phân tích và làm rõ mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp.

- Thống kê, phân tích, đánh giá hiện trạng nhân lực du lịch tại các DNDL về số lượng nhân lực; về chất lượng nhân lực và mức độ đáp ứng nhu cầu lao động thực tế (sử dụng tại địa phương, trong nước và yêu cầu làm việc ở nước ngoài, yêu cầu hội nhập quốc tế); và về cơ cấu nhân lực theo

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí