trong công việc. Riêng đối với đội ngũ hướng dẫn viên và lễ tân, họ đều rất nhã nhặn, niềm nở và ứng xử có văn hóa với khách. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có thực tế đáng buồn là có đến 14/40 chủ doanh nghiệp được hỏi (chiếm tỷ lệ 35%) cho rằng một bộ phận người lao động làm việc chưa hết tinh thần trách nhiệm, có người còn tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”.
Kết quả điều tra cho thấy có 50/385 (chiếm 12,99%) người lao động được hỏi cho rằng họ có định hướng chuyển sang lĩnh vực khác hoặc môi trường làm việc tốt hơn nếu có cơ hội, nguyên nhân là chế độ chính sách, tiền lương chưa cao; công việc mang tính thời vụ; một số ít cho rằng do áp lực công việc. Đây cũng là cơ sở để luận án đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng cho nhân lực về mặt tâm lực.
Mặc dù phải đối diện với những biểu hiện của lối sống thực dụng và những tác động tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường, nhưng phần lớn nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình vẫn giữ được phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, có thái độ khiêm tốn, trung thực trong công việc, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ được giao và chấp hành quy định của công ty cũng như pháp luật của nhà nước. Cụ thể, có 14,29% lao động tự nhận thấy phẩm chất đạo đức và lối sống của mình rất tốt, mức tốt là 50,65%, mức khá chiếm 18,7%, chỉ có 1,3% đánh giá ở mức yếu. Bảng 3.5 cũng cho thấy, phần lớn nhân lực tại các DNDL tỉnh Ninh Bình có thái độ làm việc tốt với 76,36% từ mức khả trở lên. Đa số nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình biết giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, cần phải giải quyết hài hòa về lợi ích, luôn đặt lợi ích chung của công ty, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, luôn cởi mở, trân trọng tình cảm, quan tâm giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp, với công ty.
Cùng với đó, khả năng chịu áp lực của người lao động cũng tương đối cao. Có tới 68,3% số lao động tham gia khảo sát tự nhận thấy sức chịu đựng được áp lực trong thực thi nhiệm vụ ở mức khá trở lên. Đây là một trong
những thuận lợi để du lịch của tỉnh nói chung và DNDL trên địa bàn của tỉnh nói riêng phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Kết quả điều tra bằng phiếu 385 lao động đang làm việc ở các DNDL tỉnh Ninh Bình thể hiện trong bảng 3.6 cho thấy, đại đa số người lao động đều có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra.
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về tâm lực của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Đơn vị tính: %
Nội dung | Kết quả đánh giá | |||||
Rất tốt | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||
1 | Phẩm chất đạo đức, lối sống | 14,29 | 50,65 | 18,70 | 15,06 | 1,30 |
2 | Thái độ làm việc | 9,61 | 37,66 | 29,09 | 17,66 | 5,97 |
3 | Trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong công việc | 10,65 | 47,01 | 27,01 | 12,47 | 2,86 |
4 | Tinh thần, tâm lý làm việc | 4,42 | 10,13 | 52,21 | 26,49 | 6,75 |
5 | Khả năng chịu áp lực công việc | 5,71 | 16,62 | 45,97 | 24,68 | 7,01 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Và Tiềm Năng Du Lịch Tác Động Đến Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Tỉnh Ninh Bình
- Số Lượng Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tỉnh Ninh Bình Giai Đoạn 2010 - 2017
- Kết Quả Khảo Sát Về Trình Độ Tiếng Anh Của Người Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Tỉnh Ninh Bình
- Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Tỉnh Ninh Bình Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Ở Tỉnh Ninh Bình Trong Hội Nhập Quốc Tế Đến Năm 2025, Định Hướng Đến Năm 2030
- Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Vĩ Mô Nhằm Thu Hút Nhân Lực Chất Lượng Cao Cho Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
3.2.3. Thực trạng cơ cấu nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch
Về cơ cấu nhân lực tại các DNDL ở Ninh Bình mà luận án nghiên cứu ở cả 3 lĩnh vực cụ thể là: Về chuyên môn, nghiệp vụ; Về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và Về giới tính và độ tuổi lao động.
- Cơ cấu theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong số 8.326 nhân lực đang làm việc trong các DNDL thì chỉ có 25,22% nhân lực chưa qua đào tạo sơ cấp; nhân lực có trình độ sơ cấp chiếm 13,01%; trình độ trung cấp chiếm 25,33%; cao đẳng chiếm 29,54%; có trình độ đại học và trên đại học chiếm 6,9%.
Biểu đồ 3.9: Cơ cấu theo trình độ chuyên môn của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Nguồn: [63]
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 385 người lao động đang làm việc tại các DNDL tỉnh Ninh Bình có 5,71% người tốt nghiệp đại trở lên, cao đẳng chiếm 31,43%, chưa qua đào tạo sơ cấp chiếm 29,35%. Kết quả phỏng vấn sâu 40 chủ doanh nghiệp cũng cho thấy, cơ cấu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lao động như vậy là chưa hợp lý, còn thiếu và yếu. Thiếu ở đây là thiếu nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, còn yếu là yếu chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc.
Biểu đồ 3.10: Kết quả khảo sát về cơ cấu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS
- Cơ cấu nhân lực theo lĩnh vực, ngành, nghề, vị trí công tác
Biểu 3.11 cho thấy, hiện nay, trong tổng số nhân lực tại các DNDL của Ninh Bình thì lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 72,58% năm 2017, bao gồm lao động như lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bar, nhân viên chế biến món ăn, hướng dẫn viên, nhân viên lữ hành, đại lý du lịch... Lao động gián tiếp chiếm 27,42% (bao gồm nhà quản trị từ cấp trưởng phó phòng trở lên chiếm 6,07% và lao động khối đảm bảo điều kiện kinh doanh du lịch như nhân viên vệ sinh môi trường, kỹ thuật điện nước, bảo vệ, nhân viên cung ứng hàng hóa, tạp vụ… chiếm 21,35%).
Biểu đồ 3.11: Cơ cấu nhân lực theo vị trí công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình năm 2017
Nguồn: [63]
Cơ cấu nhân lực theo lĩnh vực, ngành, nghề, theo số liệu thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2017, trong cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, lĩnh vực lưu trú và ăn uống chiếm 74,3%; lữ hành và vận chuyển chiếm 3,1%; ngành nghề khác. Về chuyên môn nghiệp vụ, lao động phục vụ buồng chiếm tỷ lệ cao nhất với 25,63%; lao động phục vụ trong nhà hàng - bar chiếm 16,24%; lao động tại bộ phận lễ tân chiếm 17,67%; lao động chế biến món ăn chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,85%.
Kết quả phỏng vấn sâu 40 chủ doanh nghiệp thì với cơ cấu như trên là đảm bảo và tương xứng với số lượng du khách hiện tại đến Ninh Bình (xem biểu đồ 3.2). Nhưng ngành du lịch của Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập và phát triển thì nhân lực tại các DNDL cần phải đảm bảo sao cho phù hợp cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đối với từng DNDL. Đây là một nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian tới.
- Cơ cấu về giới tính
Đối với tỉnh Ninh Bình, do đặc thù nghề nghiệp nên tỷ trọng lao động nam và nữ tại các DNDL cũng được phân bổ tùy theo từng vị trí công việc. Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, đối với nghề như hướng dẫn viên du lịch, chế biến món ăn chiếm đa số là lao động nam (hướng dẫn viên du lịch chiếm 67%, người làm việc chế biến món ăn chiếm khoảng 60%), nghề hướng dẫn viên du lịch do yêu cầu công việc đòi hỏi phải có sức khoẻ, phải di chuyển, xa nhà thường xuyên nên không phù hợp với nữ giới. Đối với các nghề như: lễ tân, bàn, buồng thì nữ giới lại chiếm đa số bởi đặc thù của công việc đòi hỏi sự nhẹ nhàng, khéo léo, duyên dáng nên nữ giới thường phù hợp hơn. Mặc dù vậy, với nghề phục vụ bàn, tỷ lệ nữ giới lớn hơn nam giới cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công việc vì đây là công việc không chỉ cần sự khéo léo mà cũng là một công việc vất vả, cần sự tháo vát, linh hoạt của nam giới.
Biểu đồ 3.12 cho thấy, hiện nay tỷ lệ lao động nữ trong các DNDL tỉnh Ninh Bình là 53,49% và cao hơn tỷ lệ nam giới là 46,51%. Tỷ lệ chênh lệch giữa lao động nam và nữ nhỏ hơn 10% thể hiện nhu cầu lao động nam và nữ tương đối đồng đều đồng thời phản ánh một điều đó là nữ sẽ thích hợp với ngành du lịch hơn.
Kết quả điều tra phỏng vấn sâu 40 chủ doanh nghiệp, cán bộ làm công tác nhân sự cho thấy có 32/40 doanh nghiệp cho rằng lao động nữ của doanh
nghiệp nhiều hơn so với lao động nam nhất là đối với bộ phận lễ tân, buồng phòng, vệ sinh…là hoàn toàn hợp lý. Còn theo kết quả điều tra 385 người lao động, có 184 nam (chiếm 47,8%) chủ yếu làm hướng dẫn viên, bảo vệ và đầu bếp; có 201 nữ (chiếm 52,2%) chủ yếu là lễ tân, nhân viên phục vụ buồng, bar…
Biểu đồ 3.12: Cơ cấu nhân lực theo giới tính tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình năm 2017
Nguồn: [63]
- Cơ cấu theo độ tuổi
Nhân tố độ tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến năng xuất trong thực thi nhiệm vụ của người lao động. Thông thường, đối với lao động trẻ, họ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh nhưng thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngược lại, đối với lao động thâm niên cao thường sẽ có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng sức ì lớn, khả năng thích nghi với môi trường mới đầy năng động không cao bằng giới trẻ, đặc biệt là khả năng công nghệ, ngoại ngữ, tin học của giới trẻ thường sẽ nhanh hơn.
Chính vì vậy, cơ cấu lao động có sự hài hòa, hợp lý giữa các nhóm tuổi sẽ góp phần đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Biểu đồ 3.13: Cơ cấu nhân lực theo tuổi tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình năm 2017
Nguồn: [63]
Lao động tại các DNDL Ninh Bình có độ tuổi trẻ, đang trong thời kỳ phấn đấu và cống hiến tốt cho sự phát triển của ngành, phần đông là lao động còn trong độ tuổi từ 25 đến 40, chiếm 60,7%, lao động dưới 25 tuổi chiếm 26,43%. Tuy nhiên, nếu xét trên từng lĩnh vực nghề nghiệp thì cơ cấu tuổi của lao động trong lĩnh vực quản lý có độ tuổi trung bình cao hơn so với đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ, bởi trên thực tế, một số công việc phục vụ trong ngành du lịch có thể nói là kén người và kén tuổi như: nghề hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn, nhân viên bàn, bar…, hầu hết tuyển những người bên cạnh có nghiệp vụ, lứa tuổi phù hợp với công việc thường là còn trẻ và thời gian làm việc ở vị trí đó cũng không lâu như đối với đội ngũ lao động quản lý có thể làm đến lúc về hưu.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả
Từ thực trạng nhận lực tại các DNDL ở tỉnh Nimh Bình thời gian qua, có thể thấy một số những kết quả đạt được sau:
Thứ nhất, số lượng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch tăng dần qua các năm.
Sự gia tăng số lượng nhân lực tại các DNDL đã đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, của ngành du lịch. Cụ thể: Số lao động có trình độ nghiệp vụ (đại học, cao đẳng, trung cấp) đã tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Năm 2017 trình độ trung cấp chiếm 25,33%; cao đẳng chiếm 29,54%; có trình độ đại học và trên đại học chiếm 6,9%.
Thứ hai, nhân lực của các DNDL có chất lượng được cao.
Phân tích kết quả điều tra khảo sát của NCS, có 198/385 nhân viên có thời gian làm việc tại DNDL từ 5 đến 10 năm và 60 nhân viên có thời gian làm việc tại DNDL trên 10 năm. Những kỹ năng xã hội của nhân lực tại các DNDL được các chủ DNDL đánh giá tốt. Kết quả điều tra 40 doanh nghiệp cho thấy có 31 chủ DNDL hài lòng và hoàn toàn hài lòng về kỹ năng xã hội của nhân viên (chiếm tỷ lệ 77,5%), có 12,5% doanh nghiêp đánh giá các kỹ năng xã hội của nhân viên ở mức bình thường. Ngoài ra, cũng theo kết quả điều tra, có 72,5% chủ DNDL cho biết họ hài lòng về kỹ năng làm việc nhóm của nhân viên.
- Phẩm chất đạo đức, lối sống và tác phong nghề nghiệp của nhân lực tại các DNDL được nâng cao.
Tác phong, kỷ luật lao động của nhân lực tại các DNDL được các chủ DNDL đánh giá cao. Nhìn chung, lao động đang làm việc tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình luôn ý thức được vị trí, vai trò của mình trong doanh nghiệp để tự giác tu dưỡng, thường xuyên rèn luyện đạo đức, lối sống giữ gìn phẩm chất của người dân Việt Nam. Cụ thể:
Về nhận thức thực hiện nội qui, kỉ luật lao động, có 100% chủ DNDL đánh giá ở mức trung bình trở lên, trong đó có 30% chủ DN hài lòng về nhận thực thực hiện giờ giấc, kỉ luật của nhân viên.
Về trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, có 97% chủ DN đánh giá mức độ hài lòng từ trung bình trở lên.