Kết Quả Đánh Giá Mức Độ Tận Tụy Với Công Việc Của Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng, Năm 2017

82


thiếu sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc, với tỷ lệ 24 - 33% ý kiến được trả lời vẫn ở mức độ yếu, và ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao động vẫn đang là điểm yếu nhất chiếm tỷ lệ 33,03% là mức độ yếu. Bởi vì, một số nhân viên ở nhà hàng là lao động phổ thông không thực hiện việc bảo hộ lao động, hay là việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp, hay có một số HDV có trình độ đại học nhưng đã chấp nhận làm sitting guide, tiếp tay cho HDV nước ngoài có những hành vi sai phạm Luật Du lịch, nhằm đối phó với các cơ quan chức năng kiểm tra ở Việt Nam. Những hành vi này không những ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, NSLĐ mà còn gây hình ảnh phản cảm, đánh mất tinh thần yêu nước, chủ quyền, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Về mức độ tận tụy với công việc: Nhìn vào biểu đồ 3.6, cho thấy hầu hết NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay họ luôn có ý thức trau dồi đạo đức nghề nghiệp và khi được hỏi ý kiến của mình như thế về điều này thì đa số người lao động đều cho rằng họ đạt ở mức độ trung bình, khá, tốt giao động từ 62,4% - 81,76%. Đặc biệt, người lao động cũng nhận thấy sự siêng năng, cần cù trong công việc là đặc điểm nổi trội nên có tỷ lệ đánh giá từ trung bình trở lên là 81,76%; ý thức trách nhiệm cao đối với công việc là 80,60% tỷ lệ đánh giá từ mức trung bình trở lên; lòng trung thành và gắn bó với DN là 67,67%; nhiệt tình, năng nổ, cố gắng khắc phục khó khăn để làm tốt công việc được giao là 77,59%; đam mê nghề nghiệp, có hứng thú với công việc là 74,14%. Có thể nói, đây là một trong những lợi thế để thành phố Đà Nẵng xây dựng các chính sách đãi ngộ, khuyến khích kịp thời nhằm PTNLDL, đặc biệt là NLDL chất lượng cao.


Biểu đồ 3 6 Kết quả đánh giá mức độ tận tụy với công việc của nhân 1

Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá mức độ tận tụy với công việc của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, năm 2017 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

83


- Về khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc: Qua biểu đồ 3.7, kết quả điều tra NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc có khoảng 66,52% ý kiến đánh giá đạt mức trung bình trở lên. Trong đó, khả năng chấp nhận sự thay đổi, sự điều chuyển công việc (66,52% ý kiến); khả năng thích ứng với công việc mới (65,82% ý kiến); khả năng nắm bắt và tiếp cận thông tin thị trường (62,56% ý kiến); khả năng sẵn sàng di chuyển, thay đổi môi trường (69,05%); khả năng ứng phó với các rủi ro trong công việc (63,63%). Như vậy, một số kỹ năng của người lao động vẫn còn yếu, nhất là kỹ năng nắm bắt và tiếp cận thông tin thị trường; khả năng ứng phó với các rủi ro trong công việc tỷ lệ mức độ yếu là trên 35%.

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Yếu

33,48

34,18

30,95

36,56

30,02

30,02

28,41

27,4

24,01

12,47

23,33

12,47

Trung bình

Khá

13,39

24,25

13,39

23,7

12,34

Tốt

Khả năngchấp nhận sự thay đổi, sự điều chuyển côngviệc

Khả năngthích

Khả năngnăm

ứng với công việc bắt thôngtin thị

Khả năng sẵ n Khả năngứng sàngdi phó với các rủi ro

mới

trường

chuyển, thay đổi trongcông việc môitrường việc

làm

30,02

28,41

24,94


Biểu đồ 3.7. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, năm 2017 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Nhìn chung, NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã được tăng lên cả về thể lực và trí lực, đặc biệt là trình độ chuyên nghiệp vụ du lịch, trình độ ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng và thái độ dần dần được cải thiện đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với nhu cầu của từng vị trí công việc của DNDL ở thành phố Đà Nẵng.

3.2.3. Thực trạng về cơ cấu nhân lực du lịch

3.2.3.1. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn

Hiện nay, để đáp ứng được quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của NDL đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải đạt tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), qua đó các DNDL có thể đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực của mình theo từng vị trí công việc được giao đáp ứng ở mức độ nào. Kết quả điều tra về NLDL năm 2017 ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo tiêu chuẩn nghề du lịch

84


Việt Nam (VTOS) thì số nhân lực được đào tạo cấp chứng chỉ VTOS đạt 38,75% (cả 5 mức độ) tổng số nhân lực hiện có, cụ thể đối với từng lĩnh vực như sau:

Bảng 3.6. Nhân lực ở các doanh nghiệp lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đào tạo chứng chỉ VTOS năm 2017

Đơn vị tính: %



Từng vị trí

Bậc trình độ nghề VTOS

Không có

Chứng

chỉ 1

Chứng

chỉ 2

Chứng

chỉ 3

Văn

bằng 4

Văn bằng

cao cấp

Ban Giám đốc/ Quản lý khách sạn

8,15

7,30

4,49

10,67

13,20

69,38

Quản lý/ Giám sát bộ phận lễ tân

3,0

10,73

12,45

15,88

2,15

57,94

Nhân viên lễ tân

18,09

20,06

4,68

1,98

0,73

55,02

Quảnlý/Giám sátbộphậnbuồngphòng

3,51

10,53

12,28

12,28

2,46

61,40

Nhân viên buồng phòng

28,78

10,57

4,22

1,46

0,84

54,97

Bếp trưởng/ Quản lý bếp

4,03

10,74

12,42

14,43

3,36

58,39

Phụ bếp

26,66

11,55

5,16

1,23

0,61

55,41

Quản lý/ Giám sát bộ phận nhà hàng

0

0

20,64

17,43

1,38

60,55

Nhân viên nhà hàng/bar

16,08

26,67

3,10

1,5

0

52,65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát [80]

- Đối với lĩnh vực lưu trú, người lao động được cấp chứng chỉ VTOS là khoảng 30 - 47%, đây là lĩnh vực có trình độ VTOS cao nhất hiện nay trong các DNDL trên địa bàn thành phố và nếu so với năm 2013 thì tỷ lệ này tăng lên gần 4 lần (năm 2013 mới đạt 7,18%). Nhìn vào số liệu bảng 3.6 cho thấy lao động tại các tất cả các vị trí công việc trực tiếp phục vụ khách (quản lý khách sạn, giám sát và nhân viên bộ phận lễ tân, buồng phòng, bếp, nhà hàng) có chứng chỉ VTOS (bao gồm cả 5 bậc trình độ) chiếm tỷ lệ khoảng 30 - 45%. Đặc biệt, đối với các chức vụ quản lý khách sạn, trưởng và giám sát các bộ phận, tỷ lệ lao động đảm nhiệm có chứng chỉ VTOS bậc trình độ cao (bậc 3, bậc 4 và bậc cao cấp) lớn hơn nhiều so với các chức vụ thấp hơn, cụ thể là có đến 13,2% là ban giám đốc/quản lý khách sạn có chứng chỉ VTOS bậc cao cấp, trong khi tỷ lệ này đối với các vị trí trưởng hoặc giám sát các bộ phận khác chỉ khoảng 2,5% - 3,5%.

- Đối với lĩnh vực nhà hàng, ăn uống có phục vụ KDL: Nhìn vào bảng 3.7 cho thấy, tỷ lệ lao động tại một số vị trí công việc chính trong nhà hàng có chứng chỉ VTOS là không lớn khoảng 26,49% nhưng so với năm 2013 thì tỷ lệ này cao hơn nhiều (năm 2013 mới chỉ đạt 10,6%), tỷ lệ này chủ yếu tập trung vào các nhà hàng có

85


quy mô lớn ven biển và tại trung tâm thành phố (nhà hàng Apsara, Không gian xưa, Con Cá Mập…). Trong đó, tỷ lệ nhân viên ở vị trí trực tiếp phục vụ khách và bếp có chứng chỉ VTOS khá thấp, lần lượt là 19,5% và 22%; tỷ lệ này chủ yếu ở quản lý giám sát lễ tân, quản lý nhà hàng đạt từ 32,0% - 37,66%. Như vậy, tỷ lệ nhân viên ở bộ phận lễ tân có bậc trình độ nghề VTOS cấp cao lại ít hơn nhiều hơn so với bộ phận trực tiếp phục vụ khách và bếp. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế đang diễn ra hiện nay đa số nhân viên phục vụ là nhân viên thời vụ, sinh viên đi làm thêm, sinh viên thực tập, lao động ở một số vị trí chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung học đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động tại các nhà hàng có phục vụ KDL.

Bảng 3.7. Nhân lực ở các nhà hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đào tạo chứng chỉ VTOS năm 2017

Đơn vị tính: %



Bậc trình độ nghề VTOS

Không có

Chứng

chỉ 1

Chứng

chỉ 2

Chứng

chỉ 3

Bằng 4

Bằng

cao cấp

Quản lý nhà hàng

0,81

3,23

5,65

9,68

13,71

66,94

Quản lý/ Giám sát bộ phận lễ tân

1,30

5,19

3,90

19,48

7,79

62,34

Nhân viên lễ tân

9,15

7,93

3,66

10,98

-

68,29

Quản lý/Giám sát bộ phận trực

tiếp phục vụ khách

1,40

5,14

0,47

7,48

2,34

83,18

Nhân viên trực tiếp phục vụ khách

6,71

9,49

0,35

2,20

3,47

77,78

Bếp trưởng/ Quản lý bếp

-

3,76

3,01

10,53

0,75

81,95

Phụ bếp

11,68

7,69

1,14

5,41

-

74,07

Nguồn: Kết quả khảo sát [80]

- Đối với lữ hành, theo kết quả khảo sát ở biểu đồ 3.8 cho thấy, tỷ lệ lao động làm việc tại các đơn vị lữ hành có chứng chỉ VTOS thấp hơn so với lĩnh vực lưu trú và nhà hàng, chỉ khoảng 32,1%, tăng gần 5 lần so với năm 2013 (năm 2013 mới đạt 6,85%). Xét theo từng vị trí, vị trí giám đốc/quản lý và quản lý/giám sát bộ phận điều hành có chứng chỉ VTOS ở cấp độ cao là 18,8% cao hơn so với vị trí nhân viên và hướng dẫn viên là 6,49%. Kết quả này thể hiện đúng thực tiễn đang đặt ra hiện nay đối với các công ty lữ hành ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là đại đa số có quy mô nhỏ, đội ngũ HDVDL thuê mướn theo hợp đồng nên tính ổn định không cao, thường thiếu vào mùa du lịch cao điểm trong năm. Đây là một trong những khó khăn cho việc đào tạo, bồi dưỡng PTNL đối với các công ty lữ hành hiện nay trên địa bàn thành phố.

86



Biểu đồ 3 8 Nhân lực ở các đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố Đà 2

Biểu đồ 3.8. Nhân lực ở các đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đào tạo chứng chỉ VTOS năm 2017

Nguồn: Kết quả khảo sát [80]

Nhìn chung, NLDL đã qua đào tạo cấp chứng chỉ VTOS là được sự hỗ trợ của “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” do Liên minh Châu Âu tài trợ cho Tổng cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở Du lịch trong đó có thành phố Đà Nẵng. Thực tế, việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn nghề VTOS trong việc đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên trong DNDL trên địa bàn thành phố hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi. Theo kết quả khảo sát của tác giả khi tiếp xúc với các nhà quản lý DNDL về việc áp dụng tiêu chuẩn nghề VTOS thì một số doanh nghiệp chưa hiểu rõ về bộ tiêu chuẩn này. Một số DNDL có biết đến bộ tiêu chuẩn nghề nhưng cho rằng khó áp dụng tại doanh nghiệp và nếu để áp dụng được bộ tiêu chuẩn này thì cần phải bổ sung các tiêu chí cụ thể hơn cho từng vị trí công việc.

3.2.3.2. Nhân lực du lịch phân theo giới tính

Du lịch là một ngành đặc thù, lao động mang tính chất phức tạp cho nên công việc của từng vị trí của NDL có những đặc điểm khác nhau. Từ số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, năm 2017 tỷ lệ lao động lao động nữ hoạt động trong các DNDL cao hơn nam giới, với 14.651 lao động chiếm tỷ lệ 50,43% và 14.451 lao động nam, chiếm 49,66%. Năm 2011 tỷ lệ lao động nam cao hơn lao động nữ, tỷ lệ lao động nam là 54,36% còn lao động nữ là 45,64%. Như vậy, giai đoạn 2011 - 2017 nhân lực hoạt động ở các DNDL phân theo giới tính có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động nữ và giảm tỷ lệ lao động nam, đảm bảo tính cân đối giữa các vị trí công việc. Trong đó, hai lĩnh vực lưu trú, nhà hàng có tỷ lệ lao động nữ lớn hơn lao động nam, đây là hai lĩnh vực có số lượng NLDL chiếm đại đa số trong tổng số lao động trực tiếp của nghề du lịch. Đối với lĩnh vực lưu trú, nhà hàng xu hướng tăng tỷ lệ lao động nữ, tính đến cuối năm 2017, số lượng lao động nữ ở khách sạn (lao động tại các bộ phận lễ tân,

87


buồng phòng, sales - marketing, chăm sóc khách hàng và nhân viên bộ phận nhà hàng là lao động nữ chiếm phần lớn 60%, còn các bộ phận bếp, kỹ thuật, quản lý bộ phận nhà hàng và nhân viên tổ chức sự kiện có số lượng lao động nam chiếm đa số) là 9.402 người, chiếm 54,24% (năm 2011 có 2.947 người, chiếm 44,90%); nhà hàng có 3.733 lao động nữ (lao động nữ đảm nhận các vị trí nhân viên lễ tân/thu ngân (87,8%), nhân viên sales/marketing (73,47%), quản lý bộ phận khác (80,33%)), chiếm 52,28% (năm 2011 có 2.269 người, chiếm 47,72%). Còn đối với lĩnh vực lữ hành, HDVDL có xu hướng tăng tỷ lệ lao động nam lớn hơn lao động nữ giới, cụ thể: HDVDL nam năm 2017 là 2353 người, chiếm 73,00% tổng số HDVDL của thành phố, cao hơn so với năm 2011 với 408 người, chiếm 72,86%; tỷ lệ lao động năm ở lĩnh vực lữ hành năm 2017 là 759 người, chiếm 54,02% cao hơn so với năm 2011 chỉ có 379 người, chiếm 47,61%. Kết quả này đã đã thể hiện được đúng tính chất công việc của HDVDL, lữ hành thường phải chịu áp lực lớn về tâm lý, không có khung thời gian cố định có thể phục vụ vào các ngày lễ, tết trong suốt thời gian doanh nghiệp ký hợp đồng với KDL cho nên phù hợp với nam giới hơn nữ giới. Đặc biệt, HDVDL quốc tế, lữ hành quốc tế thường phải đi xa, di chuyển nhiều trong thời gian dài điều này sẽ gây áp lực lớn đối với phụ nữ độ tuổi từ 30 tuổi trở lên. Một số vị trí công việc như lễ tân, phục vụ bàn - bar, buồng, nhân viên ở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, spa, đầu bếp, bán hàng… cần đến sự khéo léo, mềm mại, nhẹ nhàng, tỷ mỷ và chú ý đến hình thức đẹp cho nên tỷ lệ lao động nữ thường cao hơn lao động nam. Nhìn chung tỷ lệ lao động xét về giới tính có sự chênh lệch không đáng kể, điều đó cho thấy hiện nay đối với NDL không phân biệt giới tính nam hay nữ mà tùy thuộc vào tính chất công việc để thực hiện tốt hơn, dần dần xóa bỏ tâm lý định kiến xã hội làm việc ở lĩnh vực du lịch là không hay, không tốt, nhất là các bộ phận buồng phòng, masage ở các khách sạn, nhà hàng…

Bảng 3.8. Nhân lực phân theo giới tính ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 - 2017


Các lĩnh vực du lịch

2011

2017

Nam

Nữ

Nam

Nữ

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Lưu trú

3.617

55,10

2.947

44,9

7932

45,76

9402

54,24

Nhà hàng

2.486

52,28

2.269

47,72

3407

47,72

3733

52,28

Lữ hành

379

47,61

417

52,39

759

54,02

646

45,98

Hướng dẫn viên du lịch

408

72,86

152

27,14

2353

73,00

870

27,00

Tổng

6.890

54,36

5.785

45,64

14.451

49,66

14.651

50,34

Nguồn: Tổng hợp số liệu [76], [80]

88


3.2.3.3. Nhân lực du lịch phân theo độ tuổi

Bảng 3.9. Nhân lực du lịch phân theo độ tuổi ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2011- 2017

ĐVT: Tỷ lệ - %



TT


Nhóm nhân lực

Dưới 25 tuổi

Từ 25 - 45 tuổi

Từ 46 - 60 tuổi

2011

2017

2011

2017

2011

2017

1

Lưu trú

29,2

23,7

54,8

61,21

16,0

15,09

2

Nhà hàng

46,0

45,93

42,0

42,40

12,0

11,59

3

Lữ hành

11,30

12,30

78,0

79,85

10,70

7,85

4

Hướng dẫn viên

10,7

8,68

54,4

55,87

34,90

35,45


Tổng

33,58

27,12

51,55

56,71

14,87

16,17

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [76], [80]

Từ bảng 3.9 cho thấy, NLDL của các DNDL ở các lĩnh vực nhà hàng, lưu trú, lữ hành, HDVDL độ tuổi từ 45 trở xuống có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao năm 2017 chiếm 83,83% (năm 2011 là 85,13%), và độ tuổi từ 46 - 60 có tỷ lệ tăng lên từ 14,87% năm 2011 lên 16,77% năm 2017. Đối với nhân lực ở những công việc không chịu áp lực về cường độ làm việc trong năm nhưng thường là phục vụ khách hàng vào những giờ cao điểm trong ngày, trong mùa đòi hỏi NLDL phải chủ động về mặt thời gian, độ nhanh nhạy và sức chịu đựng cao về mặt tâm lý. Như vậy, trong thời gian 2011 - 2017, có sự biến động về độ tuổi của nhân lực trong từng lĩnh vực nhằm phù hợp với tính chất công việc cụ thể. Đối với lĩnh vực nhà hàng luôn có nhân lực có độ tuổi thanh niên dưới 25 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,93% (năm 2017), thấp nhất là nhân lực ở độ tuổi 45 - 60 chiếm tỷ lệ 11,59% (năm 2017) chủ yếu là cán bộ quản lý. Đối với HDVDL với tỷ lệ thấp nhất khoảng 8,68% (năm 2017) là độ tuổi thanh niên dưới 25 tuổi, và độ tuổi 45 - 60 có tỷ lệ cao nhất 35,45%. Tỷ lệ cơ cấu theo độ tuổi của HDVDL đã phản ảnh được đặc trưng của NLDL ngoài sức khỏe cần phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ chuyên môn cao hơn do đó nhân lực thường có độ tuổi cao hơn so với các lĩnh vực nhà hàng, lưu trú. Nhân lực của các DNDL lữ hành, lưu trú chủ yếu là ở độ tuổi từ 25 - 45 năm 2017 lữ hành chiếm 79,85%, lưu trú chiếm 61,21%, còn nhóm ở độ tuổi từ 46 - 60 có tỷ lệ thấp hơn 7,85% chủ yếu là cán bộ quản lý, bởi ngoài sức khỏe, chuyên môn đòi hỏi có phải có kinh nghiệm, tính linh

89


hoạt và sự quyết đoán mới đảm nhiệm được các công việc này. Nhìn chung, NLDL của các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang thuộc loại trẻ hóa, đây là nhân tố phù hợp với tính chất công việc của NDL hiện đại và hội nhập như hiện nay.

3.2.3.4. Nhân lực du lịch phân theo địa lý

Nhìn vào số liệu ở biểu đồ 3.9, cho thấy nhân lực ở các DNDL là người địa phương chiếm tỷ lệ đa số nhưng so với 2011 thì người địa phương có xu hướng giảm xuống từ 72,12% năm 2011 xuống 69,50% năm 2017. Điều này cũng đồng nghĩa với nhân lực từ các địa phương khác có xu hướng tăng lên từ 27,88% năm 2011 đến 30,50% năm 2017. Qua kết quả này cho thấy các chính sách thu hút, hỗ trợ, ưu đãi của thành phố như hỗ trợ nhà ở xã hội, bảo hiểm xã hội, đăng ký tạm trú, tạm vắng… không phân biệt là đối tượng là người địa phương hay ngoài địa phương nhằm thu hút NLCLC cho NDL khá kịp thời và đúng đắn, nhất là vào thời điểm phát triển nóng du lịch như hiện nay. Nhìn chung, số lao động là người địa phương đã và đang dần dần khẳng định được năng lực chuyên môn của mình, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các DNDL trên địa bàn thành phố như các khách sạn, nhà hàng, các điểm khu du lịch, trung tâm mua sắm có phục vụ KDL.

Biểu đồ 3 9 Nhân lực phân theo địa lý ở các doanh nghiệp du lịch trên địa 3

Biểu đồ 3.9. Nhân lực phân theo địa lý ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 - 2017

Nguồn: Kết quả khảo sát [76], [80]


Tóm lại, NLDL ở các DNDL ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua tăng lên về số lượng, chất lượng ngày được nâng cao, cơ cấu cơ bản đảm bảo tính hợp lý từ trình độ chuyên môn, giới tính, độ tuổi, không phân biệt theo vùng địa lý góp phần thực hiện thành công chiến lược “Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn” của thành phố đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023