Giải Pháp Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch


3.3.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp du lịch

3.3.4.1. Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch trong doanh nghiệp

Phân loại các đối tượng: cán bộ quản lý, nhân viên mới, nhân viên cũ, các nghiệp vụ ưu tiên phát triển; các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: đào tạo tại chỗ, cử đi học, …; thời gian tiến hành hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Lập cụ thể kế hoạch phát triển nhân lực: đối với nhân viên mới, đối với toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp, đối với cán bộ quản lý, đối với việc thăng tiến, đề bạt, khen thưởng nhăn viên…, lịch kiểm tra sức khoẻ.

Cần chú ý tới việc liên kết, hợp tác với cấc đơn vị khác trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch như liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo về du lịch có uy tín trong vâ ngoài Tỉnh để thu hút và lựa chọn được học viên, sinh viên giỏi thông qua kết quả học tập, quá trình thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp…; liên kết, hợp tác, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp du lịch, các tập đoàn quốc tế, các tổ chức, hiệp hội để có tiếng nói của doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện cho nhân viên trong doanh nghiệp mình có cơ hội học hỏi, tự đào tạo....

Bộ phận nhân sự cần thường xuyên cập nhật thông tin về trinh độ nhân lực, những hạn chế yếu kém, kết quả công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch tại doanh nghiệp. Quan tâm đến chế độ của người lao động trong doanh nghiệp mình, bố trí và phân công công việc phù hợp.

Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch trong doanh nghiệp cần xây dựng trên nhu cầu cần đào tạo của doanh nghiệp, phù hợp với định hướng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nguồn tài chính giành cho công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp…


3.3.4.2. Xây dựng quy trình bồi dưỡng, đào tạo lại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu tại doanh nghiệp nhằm khắc phục những hạn chế trong nghiệp vụ. Quá trình đào tạo phải được tiến hành liên tục, có kế hoạch cụ thể để theo kịp với những thay đổi và sự phát triển của ngành trong quá trình hội nhập.

Trước hết, cần tiến hành đánh giá, rà soát lại về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhân lực du lịch tại doanh nghiệp, đánh giá nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp nhằm định hướng nghiệp vụ cần đào tạo lại và bồi dưỡng phù hợp với thực tế đòi hỏi.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 12

Hiện nay, tỷ lệ những người được đào tạo về du lịch tại Quảng Ninh không nhiều, phần lớn từ các ngành khác chuyển sang, tham gia các khoá bồi dưỡng ngắn hạn về du lịch. Để có thể thực hiện việc đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực du lịch Quảng Ninh, cần tiến hành rà soát, thanh tra, kiểm tra, điều tra chi tiết về trình độ nhân lực du lịch trong ngành, sàng lọc đối tượng đào tạo lại dựa trên đánh giá nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Hơn nữa để tổ chức tốt việc bồi dưỡng, đào tạo lại, các khoá học phải phù hợp với trình độ của học viên theo nghiệp vụ cụ thể và sắp xếp theo các nhóm học cùng loại (quản lý xếp theo cấp quản lý, khách sạn xếp hạng theo sao, loại hinh doanh nghiệp…).

Hầu hết những khoá đào tạo lại bồi dưỡng được tổ chức cho những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành nên việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cũng như việc lựa chọn giảng viên, phương pháp đào tạo cần được quan tâm chú trọng. Quá trình tổ chức đào tạo cũng cần tính toán hợp lý vì liên quan đến điều kiện làm việc của học viên: thời gian làm việc, vị trí công tác… Để thực hiện tốt, cần có sự phối hợp của cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.


Công tác kiểm tra, đánh giá đối với một khoá đào tạo lại, bồi dưỡng dù là ngắn ngày cũng cần được quan tâm. Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá cho các khoá đào tạo này bị xem nhẹ do tâm lý của người học và người dạy cho đây là khoá học cho những người đang đi làm, cốt có hoàn thiện bằng cấp theo công việc đang làm. Muốn nâng cao chất lượng các khoá bồi dưỡng này cần thiết phải tiến hành kiểm tra, đánh giá sau khoá học, tại nơi làm việc, thông qua người trực tiếp sử dụng lao động.

3.3.5. Cập nhật và ứng dụng công nghệ mới cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ hiện nay, vấn đề cập nhật và vận dụng công nghệ mới cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò rất quan trọng. Một điều dễ nhận thấy là không thể có nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở công nghệ lạc hậu. Công nghệ mới được hiểu bao gồm: tư duy, phương pháp thực hiện việc phát triển nhân lực du lịch và những thành tựu của khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Để có được tư duy, phương pháp hiện đại, khoa học phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi những người tham gia vào hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch phải tự học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, đổi mới tư duy, nhạy bén với cái mới, tận dụng những thành quả của các nước có ngành du lịch phát triển, tư duy quản lý hiện đại.

Du lịch là ngành đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại khá cao không thua kém một ngành công nghiệp cơ khí nào nhất là trong quá trình toàn cầu hoá. Vì vậy, cần phải có nguồn nhân lực đủ trình độ không chỉ là ngoại ngữ, kiến thức, nghiệp vụ mà cần có trình độ về công nghệ thông tin trong du lịch.

Những kiến thức và kỹ năng cần có của nhân lực du lịch về công nghệ thông tin ứng dụng trong du lịch đó là: biết sử dụng máy vi tính, sử dụng


Internet, biết được hình thức và cách thiết kế một website, giao dịch email với khách hàng, bán tour qua mạng, đặt phòng qua mạng, giữ chỗ máy bay qua mạng, bán hàng qua hệ thống phân phối toàn cầu GDS (Global Distribution Systems).

3.3.6. Giải pháp về xã hội hoá giáo dục du lịch

Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng là một trong những nhân tố cơ bản để phát triển nguồn nhân lực du lịch. Xã hội hoá giáo dục du lịch là một nhiệm vụ trong giáo dục - đào tạo, là hình thức giáo dục nâng cao nhận thức trong toàn dân về du lịch, góp phần không nhỏ cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng và phát triển du lịch nói chung ở Quảng Ninh theo hướng bền vững. Để thực hiện xã hội hoá giáo dục du lịch phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch một cách hiệu quả, cần có sự phối hợp nhiều hình thức và biện pháp.

Thứ nhất là nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về vai trò của hoạt động du lịch đối với đời sống kinh tế - xã hội của họ, nâng cao nhận thức xã hội về phát triển nguồn nhân lực qua các hình thức giáo dục, tuyên truyền ở phạm vi toàn tỉnh. Nhận thức đúng về vai trò và hiệu quả của ngành du lịch cũng như những đòi hỏi về lực lượng lao động du lịch đảm bảo về trình độ, năng lực… sẽ làm thay đổi dần quan niệm của người dân về ngành du lịch, đồng thời khuyến khích được nhiều người tham gia vào các khoá đào tạo về nghiệp vụ du lịch góp phần phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng và chất lượng.

Thứ hai là giáo dục về cách thức làm du lịch chuyên nghiệp và hiệu quả qua việc nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng về nghệ thuật giao tiếp ứng xử với du khách cho người dân, trang bị kiến thức về văn hoá đặc trưng khác biệt của du khách, giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy lòng hiếu khách, mến khách của người Việt


Nam, tôn trọng du khách, tạo tâm lý thoải mái cũng như sự hài lòng của du khách khi đến du lịch Quảng Ninh, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Nhờ vậy sẽ nâng cao cách thức làm du lịch của người dân, hình thành văn hóa giao tiếp ứng xử phù hợp cũng như ý thức bảo vệ môi trường nhằm thực hiện phát triển bền vững.

Thứ ba là đưa du lịch lồng ghép vào nội dung giảng dạy cũng như một số buổi sinh hoạt ngoại khoá tại các trường phổ thông, có thể xây dựng một môn học giáo dục tổng quan về du lịch cho học sinh, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của du lịch trong nền kinh tế - xã hội, cách giao tiếp ứng xử, thái độ với du khách, với môi trường du lịch, những giá trị văn hoá của dân tộc... Điều này giúp hình thành ý thức và tác phong về du lịch trong cộng đồng địa phương ngay những học sinh ngồi trên ghế nhà trường để hướng nghiệp du lịch.

Bên cạnh hình thức giáo dục trực tiếp, có thể giáo dục, cung cấp thông tin bằng cách tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, hình thành các trung tâm trao đổi, giáo dục về du lịch tại địa phương, có các buổi nói chuyện, tập huấn của các chuyên gia về du lịch ở địa phương, trong nước và ngoài nước…

Để thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục du lịch phục vụ cho phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh cần có chủ trương, chính sách cũng như sự phối kết hợp của các ban ngành hữu quan. Một điều dễ nhận thấy đó là khi toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về du lịch sẽ tạo nên một xã hội làm du lịch có tính chuyên nghiệp, chất lượng người làm du lịch được nâng cao, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực du lich phần nào đó được thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần tạo được ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một điểm đến trên đất nước Việt Nam không chỉ có Di sản thế giới vịnh Hạ Long nổi tiếng và những giá trị tài nguyên du lịch khác mà còn có những nét đặc


trưng nổi bật của những người làm du lịch chuyên nghiệp ngay trong những người dân bản địa. Vì vậy, ngành du lịch Quảng Ninh cần thực hiện việc giáo dục, tuyên truyền về du lịch, về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong toàn dân giúp người dân thấy được lợi ích mà họ sẽ được hưởng khi bản thân họ chính là đội ngũ người làm du lịch có chất lượng, những người làm du lịch chuyên nghiệp.‌

3.4. Một số kiến nghị


3.4.1. Đối với Bộ, ngành Trung ương

3.4.1.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo: Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hệ thống trường đào tạo du lịch ở các bậc: Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho phép các cơ sở đào tạo hợp tác với các đối tác nước ngoài trong công tác đào tạo nhân lực du lịch.

3.4.1.2. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện công tác đánh giá, dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động cũng như để chuẩn bị một đội ngũ nhân lực cho ngành trong tương lai. Đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách khuyến khích học sinh học nghề, đi đôi với các chính sách khuyến khích phát triển lao động có kỹ thuật, công nhân lành nghề, bậc cao, các chính sách ưu đãi đối với giáo viên du lịch. Hỗ trợ và phát triển các cơ sở tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, lồng ghép việc giới thiệu về chuyên ngành đào tạo nghề du lịch và các cơ hội, triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Thực hiện chính sách liên thông trong hệ thống đào tạo tạo điều kiện cho người học có thể phát triển bản thân. Có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tổ chức đào tạo nghề cho người lao động.


3.4.1.3. Đối với Tổng cục Du lịch: Tiến hành rà soát toàn bộ nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động trong ngành du lịch, hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch. Đề xuất với nhà nước hỗ trợ các chính sách về tài chính, cơ sở vật chất cũng như các chính sách về giáo viên cho các cơ sở đào tạo du lịch. Kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Nhanh chóng hoàn chỉnh và triển khai chương trình Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong toàn quốc.

3.4.2. Đối với tỉnh Quảng Ninh

Vận dụng và phát huy vai trò chủ động của Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh trong việc huy động các nguồn lực từ ngành Du lịch và trong công tác liên kết, hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Cần có sự chỉ đạo, phối hợp giữa các ban ngành để nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh trong tương lai.

Cần có chính sách và cơ chế tập trung đầu tư cho cơ sở đào tạo du lịch trọng điểm tại địa phương, có chính sách thu hút các cơ sở đào tạo uy tín của nước ngoài đặt cơ sở tại Quảng Ninh hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch trong tỉnh nhằm tạo điều kiện học tập cho nhân lực du lịch Quảng Ninh, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đào tạo.

Thực hiện tốt chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề, thi hướng dẫn viên du lịch giỏi định kỳ hàng năm hoặc 2 năm/lần trong tỉnh với cố vấn và ban giám khảo là những chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong nghề để đánh giá và phát hiện những người có khả năng để đào tạo, bồi dưỡng thêm.


KẾT LUẬN

“Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh” là một công trình nghiên cứu đầu tiên về hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Quảng Ninh, một trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước trong tương lai. Với các nội dung đã trình bày, luận văn tập trung vào giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:

1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng. Nêu lên những yêu cầu cần có của nguồn nhân lực du lịch; đồng thời nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực đối với hoạt động du lịch.

2. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh để đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh cả về số lượng và chất lượng với những nhận định đánh giá cả khách quan và chủ quan về những điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực du lịch và những nguyên nhân ảnh hưởng.

3. Trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực du lịch và những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu về phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Quảng Ninh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh: giải pháp đối với các cơ sở đào tạo du lịch; giải pháp về huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch; về công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch; về đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp; về cập nhật và ứng dụng công nghệ mới phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực du lịch; về xã hội hoá giáo dục du lịch. Luận văn cũng mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị đối với cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai những giải pháp trên.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí