Số Lượng Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tỉnh Ninh Bình Giai Đoạn 2010 - 2017


lao động làm việc tại các điểm tham quan du lịchnhân lực vận chuyển ôtô du lịch thì ít hơn…

Biểu đồ 3 1 Số lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình 1

Biểu đồ 3.1: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017

Nguồn: [63]

Số liệu bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cũng cho thấy, số lượng lao động trong các DNDL có xu hướng tăng đều qua các năm, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2010-2017 là 5,22%. Năm 2010 lao động trong các DNDL là 5.832 người, năm 2011 tăng lên là 6.141 người, đến năm 2017 tăng lên 5.832 người. Nguồn cung lao động cho các DNDL chủ yếu là người dân địa phương, chiếm từ 85 - 90%, còn lại là người ngoài tỉnh.

Kết quả khảo sát thể hiện trong biểu đồ 3.2 cho thấy, có 36/40 doanh nghiệp được hỏi (chiếm 90%) trả lời với qui mô số lượng lao động như vậy là đảm bảo và tương xứng với số lượng du khách hiện tại đến Ninh Bình. Tuy nhiên, trong tương lai, khi du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì với qui mô đó vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho lượng du khách, dự báo số lượng du khách đến Ninh Bình tăng khoảng 22 - 24%/năm trong giai đoạn 2017 - 2020 [63], đây là một vấn đề đặt ra cho ngành du lịch của tỉnh nói chung và các DNDL nói riêng.


Biểu đồ 3 2 Kết quả khảo sát về sự đảm bảo quy mô số lượng lao động 2

Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát về sự đảm bảo quy mô, số lượng lao động hiện tại ở các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS

3.2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực

Chất lượng nhân lực được đánh giá cụ thể đó là kỹ năng mềm và kỹ năng nghề, năng lực ngoại ngữ, tin học, kinh nghiệm làm việc) và tâm lực (thái độ và trách nhiệm làm việc, tâm lý làm việc, khả năng chịu áp lực công việc). Thực trạng chất lượng nhân lực tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình cụ thể như sau:

3.2.2.1. Thể lực nhân lực

Để đánh giá chất lượng nhân lực về thể lực có nhiều yếu tố được sử dụng như: chiều cao, cân nặng, mức độ bệnh tật, nội khoa…trong đó, có 3 yếu tố cơ bản là: Chiều cao (đơn vị cm), cân nặng trung bình (đơn vị kg), vòng ngực (đơn vị cm) theo tiêu chuẩn phân loại theo thể chất của lao động ở các nghề, công việc của Bộ Y tế theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ.

Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 385 người lao động ở các DNDL tỉnh Ninh Bình thể hiện trong biểu đồ 3.3 cho thấy, hiện nay tình trạng sức khỏe của người lao động khá tốt. Có 20% lao động khảo sát nhận thấy sức khỏe của mình rất khỏe ở loại 1, có 67,53% người lao động sức khỏe tốt ở loại 2 và 12,47% người lao động nhận thấy sức khỏe của mình trung bình nhưng vẫn đủ hoàn thành nhiệm vụ và công việc được giao. Có được đặc điểm này là do từ khâu tuyển


dụng đầu vào, các doanh nghiệp đã tuyển chọn rất kỹ về sức khỏe, ngoại hình… để đáp ứng được vị trí công việc mà nhà tuyển dụng cần. Vì vậy, trong 385 lao động khảo sát không có lao động nào có sức khỏe yếu hoặc rất yếu.

Biểu đồ 3 3 Kết quả khảo sát về thể lực của người lao động tại các 3

Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát về thể lực của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS

Xét theo giới tính cũng cho thấy, thể lực người lao động tại các DNDL tỉnh Ninh Bình khá tốt. Bảng 3.2, trong 172 lao động là nam tham gia khảo sát thì có tới 25% số lao động tự nhận thấy sức khỏe của mình là khỏe và xếp loại 1, có 59,3% lao động có sức khỏe loại 2 và 15,7% nhận mức trung bình. Kết quả này cũng tương tự đối với lao động nữ, có 15,96% số lao động nữ khảo sát tự nhận thấy sức khỏe của mình rất khỏe, 74,18% là khỏe và chỉ 9,86% là trung bình. Kết quả phỏng vấn sâu người lao động và cán bộ quản lý cho thấy, hiện nay các DNDL tỉnh Ninh Bình khá quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Hàng năm, hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 lần/1 năm cho người lao động. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng giá trị dinh dưỡng bữa ăn cho người lao động, quan tâm đến đời sống tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một số lao động cho rằng vấn đề khám sức khỏe cho người lao động ở các doanh nghiệp hiện nay còn mang tính chất hình thức, doanh nghiệp chưa có sự hỗ trợ nhiều trong việc kiểm tra kỹ các bệnh cho người lao động. Đời sống vật chất và tinh


thần về cơ bản được quan tâm nhưng chưa tương xứng với sức lao động của họ bỏ ra. Người lao động vẫn phải thường xuyên tăng ca, nhất là mùa cao điểm về du lịch, vì vậy trong những thời điểm đó sức khỏe không đảm bảo để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao.

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về thể lực của người lao động phân theo giới tính tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình


Loại sức khỏe

Nam

Nữ

Tổng

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

1. Rất khỏe

43

25,00

34

15,96

77

20,00

2. Khỏe

102

59,30

158

74,18

260

67,53

3. Trung bình

27

15,70

21

9,86

48

12,47

4. Yếu

0

0

0

0

0

0,00

5. Rất yếu

0

0

0

0

0

0,00

Tổng

172

100

213

100

385

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS

3.2.2.2. Thực trạng trí lực nhân lực

Trong doanh nghiệp nói chung và DNDL trong hội nhập quốc tế nói riêng, bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Trí lực của nhân lực tại DNDL trong hội nhập quốc tế thường được đánh giá theo các tiêu chí:

- Về trình độ văn hoá phổ thông

Người lao động làm việc ở các DNDL chưa tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm lên đến 25% thường là nhân viên phục vụ trong các lĩnh vực du lịch… Tỷ lệ này có thể còn tồn tại trong một thời gian dài, nguyên nhân là có một số cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở phục vụ ăn uống cho khách du lịch họ không tuyển dụng lao động có trình độ vào những vị trí này mà sử dụng người nhà, vừa tạo công ăn việc làm cho người trong gia đình vừa tiết kiệm chi phí. Có khoảng 75% lao động thuộc bộ phận quản lý chung, lao động thuộc bộ phận quản lý chức năng và lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch đều có trình độ văn hóa phổ thông trung học trở lên [63].


Điều này tương đối phù hợp với kết quả điều tra ngẫu nhiên 385 lao động tại các DNDL tỉnh Ninh Bình. Theo kết quả điều tra, có 66 người trả lời chưa tốt nghiệp THPT chiếm 17,14%, trong đó tỷ lệ lao động nam chưa tốt nghiệp phổ thông ở các DNDL tỉnh Ninh Bình cao hơn nữ (xem biểu đồ 3.5). Đây chủ yếu là bảo vệ tại các DNDL, nhân viên chăm sóc cây cảnh, tạp vụ có tuổi đời khá cao.

Biểu đồ 3 4 Kết quả khảo sát về trình độ văn hoá phổ thông của người 4

Biểu đồ 3.4: Kết quả khảo sát về trình độ văn hoá phổ thông của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS

- Về chuyên môn, nghiệp vụ

Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong số 8.326 lao động tại các DNDL, tỷ lệ người lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng về du lịch chiếm khoảng 47,34% tổng số người lao động tại các DNDL. Kết quả này khá tương đồng với khảo sát của tác giả với 385 lao động tại các DNDL của tỉnh. Biểu đồ 3.5 kết quả khảo sát về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động tại các DNDL ở tỉnh Ninh Bình cho thấy, trong 385 người được phỏng vấn thì có 46,494% số lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ về du lịch.


Biểu đồ 3 5 Kết quả khảo sát về trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp 5

Biểu đồ 3.5: Kết quả khảo sát về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS


Trình độ người lao động được đào tạo đại học và sau đại học được làm việc ở các DNDL ở Ninh Bình đã được tăng lên, nhưng chưa cao và chưa đảm bảo được nhu cầu phát triển và hội nhập về du lịch, hiện nay mới chỉ chiếm 6,9% (khoảng 574 người), người lao động ở các DNDL có chuyên môn về lĩnh vực du lịch và đa số là cán bộ quản lý [63].

Đối với nhân lực thuộc bộ phận quản lý chung và bộ phận quản lý, trong tổng số 2.283 người năm 2017, có 65,64% số người đã qua đào tạo về du lịch. Như vậy, có thể thấy đối với các DNDL tỉnh Ninh Bình hiện nay, phần lớn nhân lực thuộc bộ phận quản lý chung và bộ phận quản lý chức năng còn thiếu chuyên môn về du lịch, mà chủ yếu từ các ngành nghề khác như kinh tế, tài chính, luật... chuyển sang, đây là trở ngại lớn trong hoạt động quản lý và kinh doanh các dịch vụ du lịch. Trong những năm tới tỉnh cần chính sách để thu hút ngồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản chuyên nghiệp về tỉnh Ninh Bình làm việc.

Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch thì Ninh Bình hiện nay số có lượng người lao động đã qua đào tạo chuyên môn cơ bản về ngành du lịch còn rất thấp, chưa đủ cả về số lượng và chất lượng để hội nhập và phát triển. Tình trạng sinh viên của Ninh Bình được đào tạo bài bản về du lịch nhưng


không về làm việc tại địa phương vẫn còn khá phổ biến. Theo kết quả khảo sát của tác giả, hiện nay khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là các thứ tiếng hiếm của nhân viên lễ tân tại các khách sạn, nhà hàng, các công ty lữ hành chiếm tỷ lệ rất thấp; Hướng dẫn viên du lịch đã được đào tạo đại khoảng 55,3% tổng số hướng dẫn viên, trong đó số lượng hướng dẫn viên quốc tế chiếm 34%, trình độ của hướng dẫn viên chưa cập với những kiến thức văn hóa, lịch sử và hệ thống danh lam thắng cảnh trên địa bàn nên khả năng đáp ứng khách còn chưa tốt. Đội ngũ đầu bếp tay nghề còn yếu, chưa chuyên nghiệp, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, hầu hết đội ngũ đầu bếp này được đào tạo qua học hỏi kinh nghiệm, số đầu bếp được đào tạo qua trường lớp không cao [63].

- Kỹ năng mềm và kỹ năng nghề

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc trang bị trang đầy đủ, toàn diện những kỹ năng mềm góp phần bổ trợ và hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động và đặc biệt đối với ngành du lịch một ngành đòi hỏi rất cao về kỹ năng mềm. Cùng với kỹ năng mềm, kỹ năng nghề cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 385 lao động về kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp ở các DNDL tỉnh Ninh Bình thể hiện trong bảng 3.3.

Nhìn vào bảng 3.3 cho thấy, nhìn chung kỹ năng mềm và kỹ năng nghề của người lao động tại các DNDL tỉnh Ninh Bình đã được cải thiên, chủ yếu ở mức trung bình khá. Chỉ có 2,34% và 4,42% số lao động được hỏi tự nhận thấy mình có kỹ năng mềm và kỹ năng nghề rất tốt. Số lượng này chủ yếu tập trung vào lãnh đạo cấp trung là các trưởng phó phòng của các công ty. Có 24,94% số người khảo sát đánh giá kỹ năng mềm của mình tốt, tập trung chủ yếu là các hướng dẫn viên, nhân viên điều hành tuor của các DNDL, trong khi đó có 27,27% lao động nhận thấy kỹ năng nghề nghiệp của mình tốt, đây chủ yếu là nhân viên bar, buồng, và chế biến món ăn. Tỷ lệ lao


động nhận thấy kỹ năng mềm và kỹ năng nghề ở mức khá chiếm lớn nhất lần lượt là 49,87% và 54,29%. Tuy nhiên, vẫn còn 21,04% số lao động nhận thấy kỹ năng mềm của mình chưa thực sự tốt cần phải được hỗ trợ đào tạo thêm, đây chủ yếu là nhân viên như phục vụ buồng, bàn, bar, nhân viên chế biến món ăn, nhân viên bảo vệ…Số lượng này là 13,51% ở kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt vẫn có 1,82% người lao động nhận thấy kỹ năng mềm của mình yếu và 0,52% thấy kỹ năng nghề nghiệp chưa tốt, đây chủ yếu là nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm làm việc của các DNDL. Vì vậy, để nâng cao chất lượng lao động, trong thời gian tới các DNDL cần chú ý quan tâm đến nguyện vọng và nhu cầu đào tạo cho người lao động, qua đó xây dựng chiến lược và có những kế hoạch đào tạo cụ thể, đồng tạo động lực cho người lao động tự học tự rèn luyện và nâng cao các kỹ năng chuyên môn, có trách nhiệm trong làm việc.

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình

ĐVT: người


Kết quả đánh giá


Chỉ tiêu

Kỹ năng mềm

Kỹ năng nghề

(Kỹ năng ứng xử và giải quyết công việc)

Rất tốt

Số lượng (người)

9

17

Tỷ lệ (%)

2,34

4,42

Tốt

Số lượng (người)

96

105

Tỷ lệ (%)

24,94

27,27

Khá

Số lượng (người)

192

209

Tỷ lệ (%)

49,87

54,29

Trung bình

Số lượng (người)

81

52

Tỷ lệ (%)

21,04

13,51

Yếu

Số lượng (người)

7

2

Tỷ lệ (%)

1,82

0,52

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí