Đánh Giá Về Kỹ Năng Của Quản Lý Tại Các Doanh Nghiệp Vận Tải Du Lịch


Thứ tư, rủi ro đến từ các doanh nghiệp cạnh tranh trong tỉnh và ngoại tỉnh (phương tiện vận chuyển khách từ nơi khác đến).

Thứ năm, rủi ro tài chính của doanh nghiệp chủ yếu đến từ nợ xấu (doanh nghiệp bị khách hàng chây ỳ, thanh toán chậm so với hợp đồng, chiếm dụng vốn,…).

Kỹ năng

Bảng 3.19 Đánh giá về Kỹ năng của quản lý tại các doanh nghiệp vận tải du lịch


TT

Kỹ năng

ĐTB

1

Ra quyết định

4.22

2

Tầm nhìn và định hướng chiến lược

3.72

3

Lập và triển khai kế hoạch

4.39

4

Tương tác hiệu quả với nhân viên

4.44

5

Hướng dẫn, đào tạo, đánh giá và phát triển cấp dưới

3.78

6

Theo dõi sự hài lòng của khách hàng

2.72

7

Quản lý và thông tin hiệu quả

4.50

8

Quản lý tác động của nhân viên thời vụ đến cơ sở kinh doanh

3.22

9

Ngoại ngữ

2.06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Nhân lực các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và giải pháp - 16

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2019)


Ra quyết định 4.5

Ngoạ i ngữ

4

3

.5

3

Tầm nhìn và định

hướng chiến lược

2.5

2

Quản lý tác động của nhân viên thời vụ …

1.5

1

0.5

Lậ p và tri ển khai kế

hoạ ch

0

Quả n l ý và thông tin hiệu

quả

Tương tác hiệu quả với

nhân viên

Theo dõi sự hài lòng của

khá ch hàng

Hướng dẫn, đào tạo,

đánh giá và phát…

Sơ đồ 3.13. Đánh giá về Kỹ năng của quản lý tại các doanh nghiệp vận tải du lịch

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2019)


Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy nhóm tiêu chí có điểm trung bình cao bao gồm các kỹ năng “Quản lý và thông tin hiệu quả” (4.50), “Tương tác hiệu quả với nhân viên” (4.44) và “Lập và triển khai kế hoạch” (4.39). Những kỹ năng này có kết quả tự đánh giá cao có thể kể đến một số nguyên nhân:

Thứ nhất, môi trường cạnh tranh cao dẫn tới nhu cầu tìm kiếm thông tin khách hàng (công ty lữ hành và khách lẻ) để mở rộng thị trường, tối đa hóa doanh thu/lợi nhuận của doanh nghiệp. Quản lý tại các cở sở vận tải luôn tìm cách thu thập nhu cầu của khách hàng để sắp xếp lịch trình phục vụ khách tối ưu nhất thể hiện ở việc tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. Đồng thời việc sắp xếp lịch trình hợp lý nhằm gia tăng thời gian khai thác phương tiện vận tải, ví dụ: sau khi kết thúc chương trình tham quan của một ngày có thể bố trí xe đón/tiễn một đoàn khách khác từ ga tàu/sân bay.

Thứ hai, từ hoạt động quản lý thông tin, lịch trình phục vụ khách đòi hỏi quản lý các cơ sở vận tải phải lập kế hoạch và triển khai kế hoạch thật hiệu quả để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa doanh thu/lợi nhuận của phương tiện. Kế hoạch phục vụ khách được tạo ra một cách chi tiết và triển khai theo đúng kế hoạch, vừa đảm bảo dung lượng thời gian tham quan vừa đúng giờ. Muốn đạt được mục tiêu đặt ra đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa công ty lữ hành và hướng dẫn viên/phụ trách đoàn khách. Điều này dẫn tới áp lực căng thẳng cho lái xe và những người có liên quan.

Tuy nhiên, các năng lực khác lại có điểm trung bình thấp hơn bao gồm: “Quản lý tác động của nhân viên thời vụ đến cơ sở kinh doanh” (3.22) và “Hướng dẫn, đào tạo, đánh giá và phát triển cấp dưới” (3.78). Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do:

Thứ nhất, hoạt động du lịch tại Tỉnh Quảng Bình bị tác động mạnh bởi tính thời vụ du lịch và môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Vào mùa cao điểm, hiện tượng thiếu xe phục vụ du khách xảy ra khá thường xuyên và gây áp lực lớn cho cả đơn vị vận tải và công ty lữ hành. Điều này dẫn tới quản lý các cơ sở phải hợp đồng với các chủ xe bên ngoài (xe tư nhân, xe chạy tuyến). Trong khi các lái xe mới hầu như chưa được tập huấn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phục vụ khách. Việc thiếu kiến


thức và kỹ năng phục vụ khách du lịch của xe bên ngoài doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách. Vào mùa cao điểm, các quản lý chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch và triển khai phục vụ khách nhằm mục đích tối đa hiệu quả kinh doanh. Công tác quản lý tác động của nhân viên thời vụ, hướng dẫn đào tạo nhân viên mới không được chú trọng hoặc triển khai qua loa, hời hợt.

Hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch bị ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch và áp lực cạnh tranh từ các đơn vị vận tải trong và ngoài tỉnh khác đã khiến cho việc xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn và không được đánh giá cao với mức điểm trung bình là 3.72.

Kỹ năng ngoại ngữ là kỹ năng được đánh giá thấp nhất (2.06), kết quả này phản ánh đúng năng lực của các nhà quản lý này, vì họ là những người có năng lực chuyên môn thấp cộng với đặc thù công việc không phải giao tiếp nhiều với người nước ngoài nên họ cũng không có động cơ thúc đẩy việc nâng cao trình độ ngoại ngữ. Họ thường làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên nhằm xác định thời gian và địa điểm đưa đón khách. Ngoài ra, trình độ học vấn và chuyên môn đào tạo không đúng với công việc (chủ đầu tư/quản lý trước đây hành nghề lái xe) đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp vận tải.

Thái độ

Bảng 3.20. Đánh giá về Thái độ của quản lý tại các doanh nghiệp vận tải du lịch


TT

Năng lực

ĐTB

1

Cống hiến trong công việc

4.33

2

Mưu cầu phát triển bản thân

3.22

3

Yêu thích công việc chuyên môn

4.44

4

Hướng tới mục tiêu và kết quả

4.22

5

Thích ứng với sự thay đổi

4.22

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2019)



Thích ứng với s ự thay

đổi

Cống hi ến trong công

vi ệc

4.5

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

Mưu cầu phát triển

bản thân

Hướng tới mục tiêu

và kết quả

Yêu thích công vi ệc

chuyên môn

Sơ đồ 3.14. Đánh giá về Thái độ của quản lý tại các doanh nghiệp vận tải

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2019)

Các năng lực quản trị và phát triển bản thân của quản lý tại các doanh nghiệp vận tải được thể hiện ở bảng 3.19. Quản lý các doanh nghiệp vẫn tải không có mưu cầu cao trong việc phát triển bản thân (3.22). Do phần lớn công việc họ đều làm việc với các doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên du lịch, do vậy, tính chất công việc chưa thúc đẩy họ phải phát triển bản thân.

Khác với các doanh nghiệp khác, đối với doanh nghiệp vận tải không có khoảng cách rõ ràng giữa chủ doanh nghiệp và các lái xe, do đó khả năng tương tác với nhân viên của họ đạt kết quả cao (4.44).

Doanh thu của doanh nghiệp vận tải dựa trên tần suất phục vụ khách, các chủ doanh nghiệp muốn xe của mình hoạt động với công suất cao nhất có thể để nhanh chóng thu hồi vốn, do vậy, các thái độ, phẩm chất về “Cống hiến trong công việc”, “Yêu thích công việc chuyên môn”, “Hướng tới mục tiêu và kết quả” được các nhà quản lý tự đánh giá cao (4.33, 4,.44, 4.22). Quản lý các doanh nghiệp vận tải thường là những người đã đi nhiều, thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tương khách hàng khác nhau, làm việc trong môi trường năng động, do vậy họ cũng có năng lực “Thích ứng với sự thay đổi” tốt (4.22).


Năng lực dành riêng cho chủ/quản lý các doanh nghiệp vận tải

Bảng 3.21. Đánh giá về năng lực dành riêng cho quản lý tại các doanh nghiệp vận tải du lịch

TT

Năng lực

ĐTB

1

Quản lý hoạt động kiểm định và bảo dưỡng xe

4.83

2

Giám sát phương tiện vận chuyển du lịch đảm bảo điều

kiện vận hành an toàn và sạch sẽ

4.50

3

Thực hiện các quy định về sức khỏe, an toàn nghề nghiệp

4.50

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2019)

Các năng lực dành riêng cho quản lý tại các doanh nghiệp vận tải có kết quả tự đánh giá cao, ở mức tốt và rất tốt. Do đã có thời gian làm lái xe nên việc tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp được các chủ doanh nghiệp vận tải nắm vững và thực hiện rất nghiêm túc. Bên cạnh đó, các phương tiện vận tải cũng chính là tài sản của doanh nghiệp, nên ý thức thực hiện các hoạt động kiểm định, bảo dưỡng luôn được các nhà quản lý chú ý. Hơn nữa, việc đạt các chỉ tiêu về kiểm định cũng là một điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp này khi muốn tham gia vận chuyển khách du lịch. Bên cạnh đó, vì các phương tiện chủ yếu phục vụ khách du lịch nên việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cũng luôn được các doanh nghiệp và chính bản thân các lái xe thực hiện thường xuyên.

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình

3.3.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

- Hệ thống quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch

Sau khi Luật Du lịch 2017 được thông qua, các văn bản về Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Nghị định quy định chi tiết Luật Du lịch về việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch được xây dựng và ban hành


tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh lành mạnh. Người lao động trong lĩnh vực du lịch cũng chủ động học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ; tuân thủ pháp luật và luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh quốc gia phục vụ khách du lịch.

Nhờ sự ổn định và hoàn thiện hơn về cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch trên cả nước cũng như tại Tỉnh Quảng Bình từ năm 2007 đến nay, định hướng và chính sách phát triển du lịch nói chung và nhân lực du lịch nói riêng đã được ban hành cụ thể, chi tiết, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhân lực ngành du lịch Quảng Bình. Năm 2009, Tỉnh đã ký quyết định thành lập Hiệp hội Du lịch Tỉnh Quảng Bình, tính đến nay Hiệp hội đã hoạt động được 2 nhiệm kỳ với bốn chi hội trực thuộc: Chi hội vận tải, chi hội nhà hàng, chi hội lưu trú và chi hội lữ hành Quảng Bình. So với thời kỳ đầu hoạt động, hiện nay hoạt động của Hiệp hội đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành du lịch của Tỉnh, với vai trò của mình, Hiệp hội đã tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Bắc Trung bộ cũng như các tỉnh phía Bắc Thái Lan; mở các lớp tập huấn về Marketing trực tuyến, lớp nghiệp vụ hướng dẫn; bàn cũng như đề xuất các kiến nghị với UBND Tỉnh và Sở Du lịch trong việc hỗ trợ cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển nhân lực nói riêng. Năm 2018, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình và đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, sinh thái, trung tâm thương mại thuộc các huyện Quảng Trạch, ven biển các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Ninh.

Đây chính là những nhân tố có tác động tích cực đến sự phát triển về số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân lực quản lý các doanh nghiệp du lịch.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Những năm gần đây, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh Quảng Bình đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Theo đó, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo phát triển Du lịch đã tăng cường sự phối hợp trong tham mưu và triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch. Tỉnh Quảng Bình


cũng chủ động thực hiện nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch; nhờ đó đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn đã cam kết đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ tại các địa phương trong tỉnh. Các thành phần kinh tế đã quan tâm đến việc đầu tư phát triển du lịch và xem đây là một lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, nhất là về lâu dài; hoạt động của Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch, Hiệp hội Du lịch đã góp phần quan trọng vào quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Quảng Bình, kêu gọi đầu tư và liên kết các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch; công tác quản lý nhà nước ngày càng triển khai kịp thời và hiệu quả, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, phát triển du lịch ổn định, bền vững, thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Hiện tại đã có gần 30 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó chủ yếu là các dự án đầu tư phát triển các khu nghỉ dưỡng và khách sạn với tổng mức đăng ký đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng trong đó đáng chú ý như Dự án Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp của Tập đoàn FLC, Dự án TMS Resort của Công ty cổ phần Toàn Cầu TMS cùng nhiều đề án xây dựng các chương trình du lịch mạo hiểm mới trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng...

Sở Du lịch với vai trò là cơ quan chuyên môn của Tỉnh về du lịch, kể từ khi được thành lập năm 2016, Sở cũng đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. Các khóa đào tạo, tập huấn áp dụng cho đối tượng quản lý các doanh nghiệp du lịch cũng đã đem lại những tác động tích cực.

- Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch

Mặc dù hệ thống cơ sở đào tạo du lịch trên cả nước ngày càng phát triển, song hầu hết các cơ sở đào tạo uy tín, quy mô lớn lại tập trung ở các Tỉnh, thành lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế,... Trong khi đó, tại các địa phương này hoạt động du lịch cũng khá phát triển, cho nên các học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường thường muốn ở lại làm việc tại đó, một số ít về quê hương hoặc tìm đến các địa phương phát triển du lịch để làm nghề. Quảng Bình là địa phương có tiềm năng du lịch phát triển, có nhiều cơ hội nghề nghiệp nhưng thực


tế lại khó hút lao động lành nghề ngoại Tỉnh do một số khó khăn cản trở như sự khác biệt về văn hóa vùng miền, tính thời vụ du lịch của Quảng Bình khá cao và đặc biệt Quảng Bình có vị trí địa lý khá cách xa so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,... Tại Quảng Bình, trường đại học Quảng Bình là cơ sở đào tạo duy nhất có chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tuy nhiên, trường chỉ mới bắt đầu tuyển sinh ngành học này vào năm học 2019 – 2020, và số lượng sinh viên ứng tuyển cũng không đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Trường TC Du lịch – công nghệ số 9 có chương trình đào tạo nghề du lịch, tuy nhiên, số lượng học viên được đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.

Trong thời gian qua, một số cơ sở đào tạo du lịch trên cả nước cũng đã có sự hợp tác, hỗ trợ tích cực trong đào tạo và phát triển nhân lực du lịch cho Tỉnh Quảng Bình, chẳng hạn như khoa Du lịch của Đại học Huế, trường Cao đẳng Du lịch Huế và Trường Đại học Quảng Bình cũng đã đào tạo vài lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyết minh viên tại điểm du lịch Động Thiên Đường và đào tạo các lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho Tỉnh;...

Bên cạnh đó để gỡ khó cho ngành Du lịch, thời gian qua, Sở Du lịch đã phối hợp với Trường trung cấp Du lịch-Công nghệ số 9 tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho người quản lý, nhân viên các cơ sở lưu trú và nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, hay các lớp về du lịch cộng đồng.

Trường trung cấp Du lịch-Công nghệ số 9 hiện đã tập trung chú trọng đến các ngành nghề du lịch. Trong các ngành trường đang đào tạo hệ trung cấp, ngành Kỹ thuật chế biến món ăn và Quản trị khách sạn có số lượng học sinh đăng ký chiếm hơn 60%. Chương trình đào tạo của trường được xây dựng với thời lượng lý thuyết chỉ chiếm tỷ lệ cao nhất là 30% trường còn kết hợp với về các đơn vị kinh doanh du lịch gửi sinh viên về thực tập, nhất là vào mùa cao điểm.

Việc các cơ sở giáo dục, đào tạo về du lịch tại Quảng Bình đang dần hoàn thiện chương trình đào tạo, đầu tư thêm về cơ sở vật chất cũng đang góp phần vào công tác phát triển nhân lực du lịch tại địa phương, tạo tiền đề phát triển nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch.

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí