Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nhân Lực Ở Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trong Thời Kỳ Hội Nhập Quốc Tế


hợp lý, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, thỏa mãn nhu cầu phục vụ của khách du lịch.

- Về Cơ cấu nhân lực ở độ tuổi, giới tính: Nhân lực DNDL thông thường còn trẻ, số nữ chiếm tỷ trọng nhiều hơn lao động nam. Khi hội nhập quốc tế thì đòi hỏi này càng thể hiện rõ nét hơn. Nguyên nhân là do xuất phát từ đặc thù hoạt động kinh doanh của các DNDL đòi hỏi phải có lượng lao động có sức trẻ hơn, năng động hơn, nhiệt huyết yêu nghề và phải có kỹ năng và chuyên môn nghiêp vụ phù hợp với lĩnh vực này.

2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế. Tùy theo phân loại có các nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế như: Nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài DNDL; Nhóm nhân tố khách quan và chủ quan… Trong luận án này, tác giả xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế thông qua 2 nhóm: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

2.2.2.1. Nhân tố bên trong

* Chiến lược kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp du lịch

Cơ sở để tổ chức nguồn lực lao động trong một doanh nghiệp trước hết là chiến lược kinh doanh và sự phát triển của mình. Chẳng hạn như một doanh nghiệp mới thành lập thì chiến lược hoạt động là duy trì và ổn định các hoạt động, còn đối với các doanh nghiệp đã ổn định, quy mô lớn thì chiến lược hoạt động là mở rộng thị phần trong và ngoài nước. Như vậy, tuỳ vào từng giai đoạn phát triển mà các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược cụ thể đối với nhân lực của doanh nghiệp sao cho thích hợp. Bên cạnh đó, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp có nhiệm vụ và mục tiêu của mình. Trên cơ sở nhiệm vụ đặt ra, các bộ phận đó đề xuất nhu cầu về lao động và tổ chức lực lược lao động của mình để thực thi tốt công việc được giao. Chính vì vậy, có thể


khẳng định chiến lược kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực của DNDL du lịch trong hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

* Chiến lược và chính sách nhân sự của doanh nghiệp du lịch

Gắn với chiến lược kinh doanh, để DNDL có thể phát triển tốt trong thời kỳ hội nhập thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược và chính sách nhân sự của doanh nghiệp mình có thể nói yếu tố là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu, sự gắn kết, động lực làm việc của người lao động.

Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế - 8

Một doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch nhân sự rõ ràng về quy mô, số lượng, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo… thì sẽ thu hút người lao động và giữ chân người lao động tốt hơn. Điều này đã góp phần thúc đẩy và phát triển nhân lực tại DNDL trong hội nhập quốc tế.

Cùng với chiến lược thì chính sách trong lĩnh vực nhân sự của DNDL ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, số lượng, quy mô, sự biến động nhân lực tại các doanh nghiệp. Các chính sách này liên quan trực tiếp đến công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp như: Phân tích công việc, định mức lao động, tuyển mộ, tuyển dụng, bố trí sắp xếp công việc, công tác đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ, các chính sách về công tác đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỷ luật lao động… Các chính sách này được xây dựng dựa trên đặc thù kinh doanh, quy mô, tiềm lực phát triển, chiến lược của các DNDL. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp mình, ban lãnh đạo, những người làm về nhân sự của các DNDL cần phải có chiến lược và các chính sách nhân sự phù hợp sao cho vừa đem lại hiệu quả về sử dụng lao động của DNDL trong thời kỳ hội nhập nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng được các nhu cầu của người lao động làm việc ổn định lâu dài cả về vật chất cũng như tinh thần.


* Quan điểm, nhận thức của chủ doanh nghiệp du lịch

Chủ DNDL cần phải thường xuyên thực hiện những chính sách nhân sự phù hợp, qua đó nhân lực của doanh nghiệp sẽ được phát triển, ngược lại nếu nhận thức của chủ doanh nghiệp chưa đúng đắn hoặc thậm chí xem nhẹ vai trò của nhân lực trong sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt trong hội nhập quốc tế thì sẽ hạn chế sự phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

* Văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, có vị trí, vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến nhân lực ở doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở giá trị, niềm tin, nội quy, thái độ, phong cách làm việc, cách ứng xử trong doanh nghiệp, các khẩu hiệu, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp… Những giá trị này được xây dựng và phát triển cùng với doanh nghiệp và chi phối cách hành xử của người lao động trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có truyền thống văn hóa tốt, người lao động tin tưởng vào các giá trị của doanh nghiệp thì có xu hướng tạo ra động lực làm việc và sự gắn kết với doanh nghiệp lâu hơn so với một doanh nghiệp không xây dựng được hệ thống văn hóa cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập quốc tế, các DNDL cần xây dựng cho doanh nghiệp mình một hệ thống giá trị văn hóa và hướng tới văn hoá mở trong doanh nghiệp tức là người lao động có thể cởi mở, tin tưởng lẫn nhau, đoàn kết và tương ái nhau, từ đó phát huy sự sáng tạo, làm việc hết mình cho công ty và niềm tự hào của họ. Văn hoá của công ty này tập trung vào sự chia sẻ trách nhiệm, thông tin giữa các cấp, giúp mọi người hiểu được rằng công việc của công ty là công việc của tất cả các thành viên, sự thành công của công ty là sự thành công của mọi người. Đối nghịch với văn hoá mở là văn hoá khép kín với các đặc trưng như quyền lực ra quyết định, phân cấp quản lý như cấp trên, nhân viên, không chia sẻ cả thông tin và quá trình ra quyết định, giới hạn sự tham gia của nhân


viên, người lao động trực tiếp vào quá trình quản lý nói chung của tổ chức hay bộ phận và đương nhiên người lao động không được khuyến khích tính sáng tạo cho công việc của mình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường văn hoá trong doanh nghiệp thường là phong cách của nhà quản lý, định hướng sử dụng con người, thông tin truyền thông, cơ cấu tổ chức và đặc tính của doanh nghiệp. Các yếu tố này giúp hình thành nên văn hoá của một doanh nghiệp nói chung và DNDL nói riêng.

Đối với nước ta, văn hoá trong các DNDL còn có những hạn chế nhất định. Đó là nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do các yếu tố khác ảnh hưởng tới, môi trường làm việc có nhiều bất cấp dẫn tới cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng về cạnh tranh và hợp tác, chưa có phong cách làm việc có tính chuyên nghiệp cao, còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp, cơ chế dùng người chưa rõ ràng và chính sách giáo dục và đào tạo còn hạn chế nên nhìn chung nguồn lực lao động có chất lượng thấp.

* Nguồn tài chính đáp ứng cho doanh nghiệp

Nguồn tài chính đáp ứng cho doanh nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các dịch vụ kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến nhân lực tại một doanh nghiệp. Đặc biệt, khi hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp nói riêng và DNDL nói chung phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng tài chính tốt. Bởi, khi có tiềm lực tài chính mạnh doanh nghiệp mới có khả năng mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng lao động, có những chính sách đãi ngộ tốt cho người lao động. Và ngược lại, khi tiềm lực tài chính của doanh nghiệp hạn chế, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, những khó khăn trong việc khuyến khích, động viên, chế độ đãi ngộ cho người lao động…


2.2.2.2. Nhân tố bên ngoài

* Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia, địa phương

Môi trường kinh tế của một quốc gia bao gồm các yếu tố như các chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, vấn đề gia tăng dân số, lạm phát, thất nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân được nâng cao, kéo theo nhu cầu nghỉ dưỡng, đi du lịch tăng lên. Điều này dẫn đến nhu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực của các DNDL cũng tăng theo. Vì vậy, các DNDL phải có những chính sách đãi ngộ về lương thưởng, cơ hội phát triển, điều kiện làm việc tốt…để thu hút người lao động. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu đi du lịch giảm xuống, các DNDL có xu hướng cắt giảm quy mô nên nhu cầu nhân lực du lịch cũng giảm xuống. Vì vậy, DNDL sẽ cắt giảm chi phí lao động, tập trung duy trì đội ngũ nhân sự có tay nghề và chất lượng tốt.

Môi trường chính trị ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ngành du lịch, kéo theo tác động lớn đến nhân lực của các DNDL trong hội nhập quốc tế nói riêng. Việt Nam ngày càng được biết đến là một quốc gia có môi trường chính trị ổn định, người dân hiếu khách, cùng với cảnh vật thiên nhiên hữu tình, có nhiều điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, do đó ngày càng thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến thăm quan và nghỉ dưỡng. Điều này dẫn đến các DNDL ngày càng phát triển mạnh và đòi hỏi nhân lực của các DNDL ngày càng phải chú trọng hơn trong việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch ngày càng tốt hơn.

Cùng với môi trường kinh tế, chính trị thì môi trường văn hoá xã hội của một nước ảnh hưởng không nhỏ đến nhân lực của DNDL trong hội nhập quốc tế. Văn hóa là sự kết tinh của yếu tố vật chất và tinh thần, do con người


sáng tạo ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có mặt ở trong mọi đời sống hàng ngày của con người. Vì vậy, nó tác động đến niềm tin, cách ửng xử, giá trị sống, cách giao tiếp hàng ngày…của một con người. Do đó, nó tác động rất lớn đến thái độ làm việc, cách hành xử, cách phục vụ khách hàng của người lao động ở các DNDL. Đồng thời, sự thay đổi của niềm tin trong xã hội cũng có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy nguồn nhân lực được phát triển. Chẳng hạn như trong một gia đình, người bố là người quyết định mọi vấn đề (chế độ gia trưởng), vợ và con hầu như thụ động. Hay trong một doanh nghiệp, không khí văn hoá không cởi mở và chế độ quản lý mệnh lệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quản trị nhân lực. Khi hội nhập quốc tế, sẽ du nhập nhiều nét văn hóa mới vào nước ta, vì vậy cũng ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa làm việc của các DNDL. Do đó, các DNDL cần nghiên cứu những nét văn hóa truyền thống, kết hợp với những nét văn hóa mới để xây dựng văn hóa của doanh nghiệp mình sao cho tạo được niềm tin, sự gắn kết, truyền cảm hứng và kích thích người lao động làm việc.

* Chính sách vĩ mô của nhà nước về nhân lực

Những cơ chế, chính sách về tiền lương, tiền thưởng và các cơ chế để ưu tiên cho phát triển lao động của các ngành nghề, chính sách về bảo hiểm xã hội, chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng và đãi ngộ người lao động… đều có tác động đến ngay nhân lực của các DNDL trong thời kỳ hội nhập. Chẳng hạn như chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao hiện nay của Chính phủ đã góp phần giải quyết nguồn lực lao động cho các DNDL. Chính sách này đã giúp các DNDL nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hay chính sách về tiền lương, quy định về mức lương, hệ số lương, bậc lương…mà các DNDL cần phải tuân theo. Với cơ chế tiền lương, tiền thưởng một cánh đúng đắn sẽ thúc đẩy người lao động có ý thức tốt và có thái độ,


tinh thần cũng như trách nhiệm sẽ được nâng lên. Nếu tiền lương đảm bảo tái sản xuất sức lao động thì người lao động sẽ gắn bó với công việc tạo ra năng suất và hiệu quả cao. Ngược lại, nếu chính sách tiền lương không hợp lý sẽ dẫn đến giảm sút sức lao động cũng như chất lượng và hiệu quả lao động.

* Dân số và thị trường lao động

Dân số và thị trường lao động là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến nhân lực ở những DNDL. Khi dân số đông, thị trường lao động dồi dào, nguồn lao động phong phú, chất lượng lao động tốt, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn để tuyển dụng nhân sự và ngược lại. Khi dân số già, số người lao động trong độ tuổi sẽ giảm dẫn đến doanh nghiệp khó khăn trong tuyển dụng lao động, trả lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động.

* Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Thế giới ngày nay đang phát triển theo hướng hội nhập toàn cầu, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhân lực của DNDL, bởi vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đem lại cho các DNDL nhiều cơ hội cũng như thách thức hơn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi nhân lực ngày có trình độ cao hơn, được đào tạo bài bản hơn theo hướng hội nhập, các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ tin học phải thành thạo hơn... Chúng ta hội nhập thì bạn bè khắp thế giới có thể vào làm ăn cùng với chúng tâ sẽ tao ra nhiều việc làm cho người lao động nhiều lợi thế về vấn đề lựa chọn việc làm, môi trường làm việc hơn nhưng bên cạnh đó nó cũng có những yêu cầu khắt khe hơn trong công việc, buộc người lao động trong nước phải nâng cao tay nghề hơn, có nhiều kỹ năng làm việc vận dụng và biết cách sử dụng nhiều thiết bị khoa học - công nghệ phức tạp hơn. Như vậy rõ ràng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đã đặt ra một yêu cầu cao hơn về nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch cả về số lượng và chất lượng.


2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI TỈNH NINH BÌNH

2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Được thế giới biết đến như một thiên đường du lịch, Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở châu Á, xếp thứ 32 về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 [18]. Và một yếu tố không kém phần quan trọng đó chính là nhân lực ngành du lịch của Thái Lan.

Nhân lực cho phát triển ngành du lịch ở Thái Lan có chỉ số cạnh tranh cao hơn Việt Nam. Do mở cửa nền kinh tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng hiện đại đi trước Việt Nam nhiều năm, nên đội ngũ chuyên gia và nhân viên cho ngành du lịch nói chung và của các DNDL nói riêng đã được đào tạo và bồi dưỡng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn cả về trình độ chuyên môn và tay nghề. Để đạt được kết quả này, đối với Thái Lan cả nhà vua, chính phủ và người dân cùng làm du lịch. Vì vậy, chuyên môn và tay nghề cho nhân lực là vấn đề ưu tiên hàng đầu của ngành du lịch Thái Lan trong thời kỳ hội nhập.

Để phát triển nhân lực ngành du lịch, chính phủ Thái Lan áp dụng hàng loạt các chính sách như: Chú trọng công tác đào tạo; Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân sự đang làm việc ở các DNDL; Mở rộng hoạt động quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc mời các chuyên gia nước ngoài về đào tạo, gửi sinh viên đi đào tạo ở các nước…

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Nền du lịch của Singapore là điểm sáng của ngành du lịch thế giới, mang đến lợi nhuận cao, đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất nước, xếp thứ 4 về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 [18]. Nhân lực ngành du lịch của

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí