Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

và xử lý nước; các hệ thống dẫn, chuyển nước và điều tiết nước; đê; kè; bờ bao và các công trình phụ trợ phục vụ quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi.

Hệ thống thủy lợi là những công trình phục vụ đa mục tiêu: điều tiết lũ, phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, đảm bảo an ninh nguồn nước, phục vụ nhu cầu dùng nước của dân sinh – công nghiệp – du lịch. Trong đó, mục tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với hệ thống thủy lợi (Quốc hội, 2017).

Khái niệm về Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật Thủy lợi 2017. Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm: (1) Tưới cho cây trồng và cấp nước cho sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi; (2) Tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị; (3) Thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt.

Tổng hợp các cách định nghĩa có liên quan về hệ thống thủy lợi ở trên, luận án đưa ra khái niệm về hệ thống thủy lợi sử dụng trong luận án như sau:

“Hệ thống thuỷ lợi là tập hợp những công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau trong quản lý, vận hành và bảo vệ trong một lưu vực hoặc một khu vực nhất định. Hệ thống thủy lợi bao gồm công trình thủy lợi nội đồng và các công trình thủy lợi đầu mối”.

2.1.1.3. Sản xuất nông nghiệp

Theo các nghiên cứu trên thế giới, các học giả đã đề cập đến khái niệm về sản xuất nông nghiệp theo nhiều cách khác nhau.

Rongxing (2017) cho rằng sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản trong xã hội. Quan điểm này nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất nông nghiệp là việc sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất, nước, giống và tự sản xuất nông sản trên chính những gì mình có. Bila (2020) khẳng định rằng sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất lâu đời nhất và cơ bản nhất của xã hội. Hoạt động sản xuất nông nghiệp trải dài qua các thời kỳ lịch sử và các vùng miền khác nhau. Tác giả cho rằng sản xuất nông nghiệp trong tương lai vẫn là trụ cột phát triển của nền kinh tế, là chỗ dựa và nền tảng cho các ngành nghề khác phát triển.

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội, tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người (Hasan, 2020). Cũng theo khái niệm này, Hasan (2020) cũng đã nhấn mạnh rằng các sản phẩm do hoạt

động sản xuất nông nghiệp tạo ra được sử dụng để làm tư liệu, nguyên vật liệu cho quá trình chế biến nông sản. Sản xuất nông nghiệp là quá trình tạo ra sản phẩm từ chính những gì mình có. Sản phẩm của sản xuất nông nghiệp không chỉ là lương thực mà còn cả việc xử lý, chế biến để phục vụ cho toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Nông nghiệp là trụ cột cơ bản trong nền kinh tế quốc dân, là khởi nguồn cho công nghiệp và dịch vụ. Hiểu theo nghĩa hẹp thì nông nghiệp bao gồm ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Còn hiểu theo nghĩa rộng thì nông nghiệp bao gồm cả ngành lâm nghiệp và thủy sản.

Như vậy, căn cứ vào các định nghĩa về sản xuất nông nghiệp ở trên, luận án đưa ra khái niệm về sản xuất nông nghiệp như sau: Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội, gắn liền với trồng trọt, chăn nuôi trên đất đai. Sản phẩm của sản xuất nông nghiệp được dùng để tạo nên lương thực, thực phẩm phục vụ các nhu cầu của con người.

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 4

Parmacli (2019) đã nghiên cứu về các đặc điểm trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nhấn mạnh đến việc sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu. Việc sản xuất nông nghiệp muốn đạt hiệu quả cần sử dụng các chỉ tiêu phân tích tính khả thi và an toàn kinh tế của doanh nghiệp. Phân tích của Parmacli (2019) tập trung vào 1 nhóm đặc điểm và qua đó gắn các thông tin tài chính của doanh nghiệp vào sự thay đổi trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Cũng trong nghiên cứu của mình, học giả đi sâu vào các hoạt động liên quan đến trồng trọt cây lương thực.

Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm rất khác biệt đó là việc sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ cao, mỗi loại cây trồng thích hợp trồng trọt trong một khoảng thời gian nhất định (Symin, 2019). Ngoài ra, yếu tố liên quan đến trình độ canh tác, dân trí và khoa học kỹ thuật trong sản xuất tác động rất lớn đến kết quả của sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp hiện nay ở một số khu vực đang là ngành tập trung nhiều sự đầu tư, công nghệ nhằm xây dựng một hệ sinh thái xanh, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sử dụng và tận dụng hiệu quả nguồn lực đầu vào, bảo vệ môi trường.

Ngoài những nhận định trên thì đặc điểm, các hoạt động về sản xuất nông nghiệp cũng được đề cập bởi nhiều học giả, tài liệu. Trong đó các ý được nhấn mạnh đó là:

- Sản xuất nông nghiệp gồm các đặc điểm chính là (i) Đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp; (ii) Đối tượng lao động mà sản xuất nông nghiệp sử dụng là cây trồng, vật nuôi. Đây đều là những cơ thể sống, đều có chu kỳ sống, chu kỳ sinh trưởng; (iii) Việc sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu – thủy văn; (iv) Việc sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ cao, mỗi loại cây trồng thích hợp trồng trọt trong một khoảng thời gian nhất định.

- Các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là (i) Trồng trọt các loại cây: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây hoa; (ii) Chăn nuôi các giống vật nuôi để làm nguồn thức ăn như: gà, vịt, lợn, bò, cá,... (iii) Hoạt động sản xuất muối tại các vùng ven biển.

2.1.1.4. Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về cơ cấu, quy mô hệ thống thủy lợi. Việc sử dụng hệ thống thủy lợi đã làm giảm chi phí sử dụng nước ngầm, hỗ trợ hồ chứa, kênh rạch hoạt động nhằm đảm bảo an ninh lương thực (Karina, 2004). Trên toàn thế giới, diện tích đất được phục vụ tưới tiêu đã tăng từ 50 triệu ha năm 1900 lên 267 triệu ha như hiện nay (Gleick, 2000). Phần lớn các diện tích đất gia tăng này được hình thành ở các nước đang phát triển. Từ năm 1962 đến năm 1996, khu vực tưới tiêu ở các nước đang phát triển tăng khoảng 2%/năm. Hiện nay 75% diện tích đất nông nghiệp được phục vụ tưới tiêu đang tập trung chính ở các nước đang phát triển. Hệ thống thủy lợi đã làm tăng lượng đất canh tác và năng suất trên đất trồng trọt hiện có (Karina, 2004). Các dự án thủy lợi thường bao gồm một hệ thống các hồ chứa được thiết kế để lưu trữ nước và kênh mương được thiết kế để vận chuyển nước từ nơi trữ nước đến nơi cần sử dụng nước.

Trong lĩnh vực thủy lợi hiện nay, nước tưới đang được coi như là một loại “hàng hóa” và giá nước tưới nên được xác định một cách rò ràng, đầy đủ và căn cứ vào mức độ hài lòng của những người sử dụng nước. Giá nước tưới sẽ cao hơn khi đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chất lượng tốt và ngược lại. Việc cung cấp nước tưới hiện nay đang có xu hướng chuyển đổi từ việc quản lý cung cấp nước sang quản lý dịch vụ nhằm tăng tương tác 2 chiều giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

Trên cơ sở tổng hợp các nội dung phân tích về phát triển hệ thống thủy lợi và sản xuất nông nghiệp, luận án hệ thống hóa và đưa ra giải thích về cụm từ khóa “Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp” dùng trong đề tài này như sau:

“Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp là gia tăng về số lượng, quy mô công trình thủy lợi và sự tăng lên về chất lượng cung cấp dịch vụ thủy lợi. Để phát triển hệ thống thủy lợi đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp cần quan tâm đến hoạt động đầu tư, xây dựng, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trong khi vẫn duy trì ổn định các hoạt động khác trong quá trình vận hành hệ thống thủy lợi”.

Như vậy việc phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm hai khía cạnh chính là tăng trưởng theo chiều rộng (quy mô, số lượng, kết cấu công trình, quy hoạch hệ thống) và phát triển về chiều sâu (nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ tưới tiêu cho người sử dụng, nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi, nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình quản lý vận hành hệ thống thủy lợi, tiến bộ khoa học kỹ thuật).

2.1.2. Đặc điểm của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung (Marin, 2015). Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia (Jerry, 2019). Vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay đang gặp thách thức lớn khi nhu cầu về an ninh lương thực tăng cao, bùng nổ dân số, lượng mưa giảm (Kumar, 2018). Ngành thủy lợi đang phải đối mặt với thách thức về số lượng và chất lượng sản phẩm trong khi tài nguyên nước thì khan hiếm, cho nên nhiều nước đã đầu tư hệ thống thông tin trong việc quản lý hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp chặt chẽ với hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ nhằm giảm bớt các chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành. Việc đầu tư này có kinh phí rất lớn và quá trình thu hồi vốn từ sản xuất nông nghiệp diễn ra chậm.

Ngoài những nhận định trên thì đặc điểm của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được đề cập bởi nhiều học giả, tài liệu. Trong đó các ý được nhấn mạnh đó là:

- Nhiệm vụ chính của hệ thống thủy lợi là phòng lũ, phục vụ sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, các dịch vụ khác là dịch vụ gia tăng và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước

- Hệ thống thủy lợi phục vụ trên địa bàn rộng, nhiều loại công trình, nhiều cấp công trình, chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội

- Phương thức quản lý, mô hình quản lý hệ thống thủy lợi đa dạng, không đồng nhất giữa các địa phương

- Nhà nước xây dựng hệ thống công trình thủy lợi để cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước cho nông nghiệp. Nhà nước thực hiện các biện pháp công trình như xây hồ chứa, kiên cố hóa kênh mương để duy trì, bảo vệ nguồn nước phục vụ tưới tiêu.

- Ngành thủy lợi thường kết hợp chặt chẽ với hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật như giao thông để xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ.

- Người dân được tham gia vào quá trình xây dựng, giám sát, quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi.

- Việc thi công các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp thường kéo dài, chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên.

- Người hưởng lợi và sử dụng trực tiếp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nông dân. Tuy nhiên trình độ và ý thức của người dân chưa cao, tính chất sản xuất nhỏ nên trình độ canh tác còn thấp, thường ỷ lại vào sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý.

- Ngành thủy lợi là chuyên ngành đặc thù, dịch vụ thủy lợi có những đặc điểm riêng biệt như các hệ thống công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ đa mục tiêu (cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, phòng chống lũ…). Việc quản lý, khai thác, vận hành các công trình này phụ thuộc vào điều kiện địa hình (miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển…), loại hình công trình (hồ, đập, trạm bơm…) nên ở mỗi vùng, mỗi khu vực lại có sự khác biệt rất lớn và thậm chí ngay trong một địa phương cũng có sự khác nhau rò rệt.

- Các chính sách liên quan tới thuỷ lợi phí đều mang tính chất an sinh xã hội rất cao (hỗ trợ người nông dân, hộ nghèo, đồng bằng dân tộc thiểu số... triển khai ngay từ đầu năm), thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ

tới đời sống của người nông dân. Do đó, việc quy định mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi thường do Nhà nước ban hành khung giá trần nhằm đảm bảo không vượt quá điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- Hệ thống thủy lợi công ích có sự phân cấp trong quản lý vận hành, khai thác. Phân cấp quản lý công trình thủy lợi để phát huy được vai trò của các bên liên quan, đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở và sự tham gia của người hưởng lợi tham gia quản lý, khai thác, đảm bảo công trình có chủ quản lý thực sự, qua đó nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi. Cụ thể như sau:

o Đối với công trình có quy mô phục vụ liên huyện và tỉnh, các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi, Ban Quản lý thuỷ nông tỉnh là đơn vị trực tiếp quản lý công trình. Các đơn vị thực hiện quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi, bao gồm: Cống, đập điều tiết, xi phông, kênh mương từ cấp II trở lên và toàn bộ các trạm bơm điện cố định. Phân cấp về quản lý nhà nước ở cấp Nhà nước, tỉnh: phân cấp quản lý đối với công tác quy hoạch; cấp phép cho các hoạt động phải xin phép trong phạm vi khai thác và bảo vệ công trình; Huy động và phân bổ vốn tu bổ, nạo vét, nâng cấp công trình; Thực hiện phương án bảo vệ công trình; Giải quyết các tranh chấp vi phạm liên quan tới công trình.

o Đối với các công trình quy mô phục vụ cấp huyện, việc quản lý, khai thác được phân cấp cho đơn vị sự nghiệp trong tỉnh (Trung tâm, Ban, Cụm, Trạm) hoặc hoặc kiện toàn và giao cho các Tổ chức Hợp tác dùng nước (HTDN) để quản lý. Các công trình có quy mô phục vụ trong phạm vi xã, việc quản lý, khai thác được phân cấp cho các Tổ chức HTDN, một số nơi giao cho cá nhân quản lý kênh nội đồng, trạm bơm nhỏ. Các đơn vị này quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi gồm cống, đập điều tiết, kênh mương từ cấp III trở xuống và toàn bộ các trạm bơm dã chiến di động. Vị trí cống đầu kênh: Là cống đầu kênh cấp III. Phân cấp về quản lý nhà nước ở các đơn vị quản lý thủy nông về quản lý khai thác, bảo vệ công trình và quản lý sử dụng vốn cho tu bổ, nạo vét, nâng cấp công trình.

2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Phát triển hệ thống thủy lợi mục đích nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi, nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi.

Trong đó phát triển theo chiều rộng chính là phát triển về quy mô, số lượng công trình, cụ thể là quy hoạch, xây dựng hệ thống thủy lợi. Phát triển theo chiều sâu là nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành hệ thống thủy lợi sẵn có. Dịch vụ cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp là dịch vụ công ích, cho nên chủ thể nghiên cứu trong luận án này là hệ thống công trình thủy lợi do cơ quan Nhà nước quản lý, phục vụ cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước công ích.

Trên cơ sở tổng hợp các nội dung phân tích về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dựa theo Luật Thủy lợi 2017, Định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam tầm nhìn 2050 và Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, luận án đưa ra nội dung về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm 03 nội dung chính như sau:

2.1.3.1. Quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi

Quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi dựa trên chiến lược phát triển của ngành thủy lợi nói riêng và chiến lược phát triển ngành nông nghiệp nói chung. Quy hoạch hệ thống thủy lợi có nghĩa là sắp xếp, phân bố các cơ sở hạ tầng thủy lợi và nâng cao hiệu quả hoạt động hiện nay của hệ thống thủy lợi.

Căn cứ để đánh giá quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi dựa vào Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn; Định hướng chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng hệ thống thủy lợi hiện có tại địa bàn nghiên cứu.

Các hoạt động cần phải làm khi đánh giá quy hoạch hệ thống thủy lợi đó là

(i) rà soát công tác quy hoạch hệ thống thủy lợi theo từng giai đoạn khác nhau,

(ii) tổng hợp các quy hoạch có liên quan đến hệ thống thủy lợi tại địa bàn nghiên cứu, (iii) đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của hệ thống thủy lợi hiện tại so với thiết kế, (iv) hoàn thiện quy hoạch để khắc phục những tồn tại của hệ thống thủy lợi hiện tại.

Quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước trong ngắn hạn nhưng có xem xét đến yêu cầu lâu dài do sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội, biển đổi khí hậu. Quy hoạch thủy lợi là cơ sở để đầu tư xây dựng, quản lí, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Các quy hoạch hệ thống thủy lợi thường có tính cập nhật, bổ sung, hiện đại hóa để nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả vận hành, hiệu quả khai thác hệ thống.

Các quy hoạch hệ thống thủy lợi thường gắn liền với phát triển đường giao thông, cải thiện chất lượng nước và bảo vệ môi trường nhằm phục vụ đa mục tiêu, khai thác tổng hợp tài nguyên nước. Quy hoạch hệ thống thủy lợi thể hiện tầm nhìn của nhà quản lý, giúp phân phối có hiệu quả nguồn lực của xã hội mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhu cầu tưới tiêu của địa phương. Thông qua quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi sẽ định hướng nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi; nhu cầu sử dụng đất để chứa vật liệu nạo vét, mở rộng kênh, mương. Việc xem xét quy hoạch hệ thống thủy lợi trong một giai đoạn thời gian dài sẽ giúp xây dựng nên bức tranh tổng thể về quá trình thực hiện xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi. Quy hoạch hệ thống thủy lợi cần phải phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, nguồn nước; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng thủy lợi, kết quả thực hiện qui hoạch thủy lợi kì trước. Ngoài ra, cần đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với thủy lợi; cơ hội và thách thức đối với phát triển thủy lợi.

2.1.3.2. Phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi

Phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi là sự phân chia quản lý hệ thống thủy lợi giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, chuyển giao các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng Ngân sách Nhà nước cho các đối tượng sử dụng nước (như hộ gia đình, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,...) để đảm bảo đồng bộ khép kín về quy hoạch, xây dựng, quản lý vận hành giữa các công trình đầu mối và hệ thống tưới tiêu mặt ruộng.

Căn cứ phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi cần phải dựa vào (i) loại hình và quy mô công trình, (ii) địa giới hành chính của khu vực đặt công trình, (iii) diện tích phục vụ tưới tiêu của công trình thủy lợi, (iv) đặc điểm quản lý hệ thống thủy lợi của địa bàn nghiên cứu, (v) định hướng phát triển thủy lợi của địa phương.

Để thực hiện phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi, các địa phương cần phải đánh giá hiện trạng phân cấp quản lý hệ thống thủy lợi của mình, phân tích những tồn tại đang có và hoàn thiện việc phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi.

Phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi để phát huy được vai trò của các bên liên quan như cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương, phía cung cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022