Quan Niệm Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế


2.1.1.3. Quan niệm nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế

Trước hết chúng ta cần hiểu, hội nhập quốc tế là gì? hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau đưa ra những quan niệm khác nhau về hội nhập quốc tế. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 khi chúng ta chính thức tham gia các tổ chức trong khu vực và trên thế giới như ASEAN, AFTA… thì cụm từ hội nhập quốc tế bắt đầu được sử dụng. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia nhiều tổ chức quốc tế như WTO, hiệp định thương mại tự do (FTA), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các hiệp định song phương, đa phương…thì cụm từ này càng được sử dụng rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, thực tế cho đến nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về hội nhập quốc tế. Và nhìn chung, có hai cách tiếp cận về hội nhập quốc tế, đó là: (1) Theo nghĩa rộng thì hội nhập quốc tế được hiểu là sự mở cửa và tham gia vào tổ chức quốc tế của các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm mục đích gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề, lĩnh vực của đời sống quốc tế. (2) Theo nghĩa hẹp thì hội nhập được hiểu là việc một quốc gia nào đó tham gia vào các tổ chức trong khu vực hoặc quốc tế. Song cả hai cách trên đều không đầy đủ và toàn diện nội hàm, bản chất của hội nhập quốc tế.

Trong bài viết của Phạm Quốc Trụ, Học viện Ngoại giao đăng trên Tạp chí Nghiên cứu biển đông đã có những phân tích khá rõ những nội hàm, bản chất của hội nhập quốc tế. Theo Phạm Quốc Trụ, Quá hội nhập với thế giới bên ngoài là quá trình liên kết và hợp tác, gắn kết giữa các thành viên là các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau dựa trên cơ sở chia sẻ các các giá trị lợi ích, các mục tiêu, nguồn lực và phải tuân thủ theo các cam kết chung hoặc các quy định quốc tế chung về các vấn đề của đời sống quốc tế [80]. Tác giả luận án cũng đồng tình với quan niệm này, thể hiện được khá rõ nội hàm của vấn đề. Có thể thấy, hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế.


Từ những khái niệm tiếp cận về nhân lực, DNDL, hội nhập quốc tế trên, tác giả luận án cho rằng: Nhân lực tại các DNDL trong hội nhập quốc tế, là toàn bộ lực lượng lao động của DNDL được đặc trưng bởi số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Đây là khái niệm được tác giả luận án xây dựng trên cơ sở tổng hợp, bổ sung các khái niệm trên và được sử dụng xuyên suốt luận án nhằm giải quyết các vấn đề luận án đưa ra.

2.1.2. Đặc điểm nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế

Ngành du lịch được chia làm 3 nhóm chính là: (1) Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch (bao gồm những người làm việc trong những cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương, số lượng nhóm này chiếm tỷ lệ không cao); (2) Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch (bao gồm những người làm việc ở các cơ sở đào tạo như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và cán bộ nghiên cứu ở các viện khoa học về du lịch; số lượng của nhóm này cũng không nhiều); (3) Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch (bao gồm toàn bộ lao động làm việc tại các DNDL và liên quan đến DNDL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Do đối tượng nghiên cứu của luận án chỉ nghiên cứu nhân lực tại các DNDL thuộc nhóm 3, nên luận án chỉ đi sâu phân tích đặc điểm của đối tượng này. Cụ thể, nhân lực tại các DNDL có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Làm việc trong các DNDL thường ở độ tuổi còn trẻ và lao động nữ thường cao hơn so. Vì ngành du lịch đòi hỏi hơn các ngành khác về sự khéo léo, có sức khỏe tốt, năng động, trẻ trung, nhiệt tình.

Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế - 6

Thứ hai, Do đặc thù tiềm lực tài nguyên du lịch của mỗi quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau, định hướng, chiến lược phát triển du lịch và tính thời vụ của các hoạt động du lịch. Do vậy, nhân lực thường tập trung tới những nơi mà có hoạt động du lịch phát triển mạnh, cơ hội công việc cao và


các DNDL có chính sách đãi ngộ tốt, nên chất lượng cũng như cơ cấu nhân lực ở các vùng, lãnh thổ tại các DNDL cũng có sự khác nhau trong hoạt động du lịch cũng có khác nhau.

Thứ ba, số lượng nhân lực tại các DNDL thường có sự biến động mạnh. Đặc điểm này là do tính mùa vụ của du lịch, khi đến mùa cao diểm du lịch thì DNDL cần nhiều lao động và ngược lại. Vì vậy, nhân lực của các DNDL ngoài nhân lực cố định thường có một bộ phận nhân lực được ký hợp đồng mùa vụ.

Theo Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020, nhân lực tại các DNDL gồm hai nhóm sau: (1) Nhóm Nhân lực quản lý gồm có cấp trưởng phòng, phó trưởng phòng trở lên; (2) Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính (bao gồm 7 đối tượng: Lễ tân; Phục vụ buồng; Phục vụ bàn, bar; Nhân viên chế biến món ăn; Hướng dẫn viên; Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch; Nhân viên khác). Đặc điểm của từng loại nhân lực trong DNDL cụ thể như sau:

* Nhóm Nhân lực quản lý gồm có cấp trưởng phòng, phó trưởng phòng trở lên

Nhân lực quản trị doanh nghiệp chính là nhà quản trị doanh nghiệp, bao gồm các lao động từ cấp trưởng, phó phòng trở lên, đang làm việc thuộc các đơn vị kinh tế cơ sở: doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng lữ hành du lịch, vận tải... Đối tượng lao động này có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, lao động của nhân lực quản trị doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh du lịch của DNDL là loại lao động trí óc đặc biệt. Đây là lao động chất lượng cao, có nhiệm vụ trực tiếp hoặc tham gia thiết lập các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp; Lựa chọn cách thức thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp; Truyền thông, thúc đẩy và kích thích tập thể dưới


quyền; Đo lường, phân tích hiệu quả của doanh nghiệp và cá nhân phụ trách; Phát triển xây dựng NNL nhằm phát triển doanh nghiệp. Với nhiệm vụ và đặc điểm này, nhân lực quản trị DNDL đòi hỏi: Kỹ năng chuyên môn tốt (Kỹ năng về nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách du lịch; Kỹ năng phát hiện cơ hội; Kỹ năng sử dụng các phương tiện phục vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp); Kỹ năng nhận thức (Kỹ năng tư duy khoa học; Kỹ năng tự học hỏi để hoàn thiện kiến thức; Kỹ năng tổng hợp, phân tích dự báo); Kỹ năng giao tiếp, truyền thông với quần chúng, xã hội và phải nhạy cảm với những khác biệt về văn hoá.

Hai là, lao động của nhà quản trị doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch là loại lao động tổng hợp. Tính tổng hợp của nhà quản trị DNDL thể hiện ở vai trò và trách nhiệm trong thực hiện công việc, bao gồm: (1) Vai trò quản lý con người: Với vai trò này nhân lực quản trị doanh nghiệp vừa đóng vai trò tượng trưng cho quyền lực pháp lý của doanh nghiệp, vừa đóng vai trò là người lao động của tập thể, và đóng vai trò liên kết các thành viên trong tập thể; (2) Vai trò truyền thông: Nhân lực quản trị phải thường xuyên thu thập và nghiên cứu xử lý thông tin, quản lý thông tin để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp; (3) Vai trò là người ra quyết định: Sáng tạo để thiết lập các chương trình khởi động, điều khiển, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, điều tiết các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ, thương lượng, đàm phán và thoả thuận trong doanh nghiệp và với khách hàng.

* Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính

Đây là nhóm nhân lực chiếm tỷ lệ cao trong các DNDL, trực tiếp phục vụ khách hàng hoặc tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch của doanh nghiệp. Theo Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020, bao gồm 7 đối tượng lao động là: Lễ


tân; Phục vụ buồng; Phục vụ bàn, bar; Nhân viên chế biến món ăn; Hướng dẫn viên; Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch; Nhân viên khác. Đặc điểm cụ thể như sau:

- Lao động thuộc nghề lễ tân: Đây là nhân lực trực tiếp tiếp xúc phục vụ khách hàng của các DNDL như: cung cấp các thông tin dịch vụ của DNDL, tiếp nhận, giải quyết, xử lý các vấn đề của khách hành, phối hợp với những bộ phận của doanh nghiệp để phục vụ khách hàng như ăn, uống, lưu trú, đi lại, thanh toán… Với nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi lao động thuộc lễ tân phải có sức khỏe tốt, ngoại hình ưa nhìn, có chuyên môn về nghiệp vụ lễ tân, có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, giao tiếp khéo léo, biết ngoại ngữ, tin học.

- Lao động thuộc nghề phục vụ buồng: Đây là lao động trực tiếp có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu lưu trú, nghỉ ngơi tại buồng của khách du lịch như: đảm bảo vệ sinh buồng, xử lý các vấn đề phát sinh trong buồng của khách hàng…Vì vậy, nhân sự này đòi hỏi sự chăm chỉ, khéo léo, tế nhị, chu đáo, có kiến thức về nghề phục vụ buồng, chân thành khi làm việc.

- Lao động thuộc nghề phục vụ ăn uống (phục vụ bàn, bar): Đây là loại nhân sự trực tiếp tham gia việc đem lại doanh thu cho các DNDL. Là loại hình lao động có sản phẩm là các dịch vụ được thể hiện bằng cường độ lao động, nghệ thuật và tác phong, cách ứng xử với khách hàng, về mặt nghề nghiệp, người phục vụ bàn phải biết được kiến thức cơ bản về trình bày bàn ăn, các thao tác phục vụ, có chuyên môn về đồ ăn, đồ uống. Vì vậy, nhân sự này thường trẻ trung, có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, và có chuyên môn về đồ ăn, uống.

- Lao động là nhân viên chế biến món ăn: Đây là nghề phức tạp, tỷ mỷ đòi hỏi phải có kiến thức về ẩm thực như: kỹ thuật tẩm, ướp và các phương pháp vừa để làm chín món ăn (luộc, hầm, chưng, xào, nấu, nướng,...), vừa tạo được hương vị, khẩu vị phù hợp; phải hiểu rõ về dinh dưỡng học, biết xác


định thực đơn và phân chia thực đơn hợp lý, có kiến thức về cân bằng âm - dương trong ăn uống, biết cách sử dụng gia vị phù hợp với từng loại khách, theo vùng miền thể hiện sắc thái của từng nước, từng dân tộc,...; biết sắp xếp thực đơn hợp lý như món khai vị, món chính, món tráng miệng,... Nói cách khác, lao động thuộc nghề này vừa đòi hói tính khoa học vừa phải đạt đến yêu cầu về nghệ thuật, đồng thời phải có am hiểu về văn hoá ẩm thực theo sắc thái từng quốc gia, dân tộc,...

- Hướng dẫn viên: Là người trực tiếp đại diện cho các DNDL lữ hành trong việc hướng dẫn khách du lịch, kiểm tra nhân sự đoàn khách, xử lý các vấn đề của khách du lịch khi dẫn tour như chỗ ăn, uống, vui chơi giải trí, phải đàm bảo tính an toàn của khách khi tham gia thăm quan, du lịch. Đối với nhân lực loại này có đặc điểm là đòi hỏi sự nhanh nhẹn, vui vẻ, hoạt bát, thông minh, có khả năng giao tiếp, có kiến thức sâu về các điểm du lịch (địa lý, lịch sử), biết ngoại ngữ, tin học, tâm lý khách hàng.

- Người làm việc ở các công ty lữ hành, các đại lý dịch vụ du lịch: Đây là những lao động thiết kế, xây dựng, điều hành chương trình du lịch (tour du lịch) là những người viết kịch bản. Trong kịch bản thể hiện rõ chương trình này sẽ thực hiện trong bao nhiêu ngày, mỗi ngày bao nhiêu giờ và qua bao nhiêu điểm; ở mỗi điểm bao nhiêu giờ; trong các điểm đó đòi hỏi người hướng dẫn phải thuyết minh cho khách những gì; các điểm tham quan trong ngày được thiết kế phải tính đến nhu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, tham quan, giải trí, chụp ảnh lưu niệm, mua sắm… Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch là những đạo diễn, căn cứ vào đối tượng khách, hoàn cảnh khách quan và chủ quan, thời gian, thời tiết, người đạo diễn chương trình điều hành và gây ấn tượng sâu sắc nhất cho khách. Do vậy, ngoài chuyên môn về du lịch, lao động này đòi hỏi sự nhanh nhẹn, phân tích, tổng hợp và thiết kế hợp lý, am hiểu kiến thức địa lý, văn hóa vùng miền.


- Nhân viên khác: như lao động thuộc nghề vận chuyển khách du lịch, kế toán, văn thư, bảo vệ an ninh trong khách sạn, marketing trong khách sạn, trang trí nội thất trong khách sạn và nhà hàng,...Những đối tượng lao động này ngoài những chức năng nhiệm vụ có tính chất chung thì mỗi vị trí công việc lại có những đòi hỏi khác về kỹ năng, kiến thức chuyên môn khác nhau.

2.1.3. Vai trò của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế

Nhân lực là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công và nâng cao sức cạnh tranh của những doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay, trong lĩnh vực du lịch, nếu DNDL có số lượng nhân lực làm việc có chuyên môn chất lượng cao thì khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp đó rất lớn. Vai trò của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong thời kỳ hội nhập được thể hiện như sau:

Chủ thể chính của ngành du lịch

Nói đến nhân lực du lịch là nói đến chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch và kinh tế - xã hội. Nguồn lực này là tổng hợp những chủ thể trong từng lĩnh vực du lịch, nhưng không phải là tập hợp giản đơn số lượng các cá nhân hoặc tập thể mà là sự tổng hợp của chỉnh thể nhân lực trong hành động, tạo thành một sức mạnh chung. Vì vậy vai trò của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế đó là động lực của quá trình phát triển du lịch.

Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò tiên phong trong sáng tạo các giá trị du lịch của chuỗi phân công lao động quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện.

Nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch

Nhân lực là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và đối với ngành du lịch nói riêng. Vai trò đó được thể hiện trên những khía cạnh sau:


Thứ nhất, nhân lực là một trong những nguồn lực đầu vào của bất kỳ ngành sản xuất nào. Đây là một nguồn lực vô tận, có khả năng tái sinh nếu biết khai thác, sử dụng, bồi dưỡng và phát triển một cách hợp lý nguồn lực này. Tuy nhiên, vì là con người nên có tâm sinh lý khác nhau, có khả năng, năng lực khác nhau. Chính điều này đã làm cho yếu tố con người trở thành nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành.

Thứ hai, hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân lực. Cùng một thị trường và tiềm năng phát triển, nếu người lao động chuyên môn không cao, thái độ không tốt kết quảlàm việc không đạt như mong muốn. Điều này càng rõ hơn trong ngành du lịch, bởi đội ngũ nhân lực của các DNDL là đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, trực tiếp bán hàng dịch vụ, Mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của nhân viên tạo ra cho khách hàng một cảm nhận, một đánh giá về chất lượng phục vụ. Khi các chất lượng dịch vụ của các DNDL phát triển sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh mẽ.

Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế về du lịch

Du lịch Việt Nam ngày càng được khẳng định vị thế và thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế về du lịch thì cần đòi hỏi một trong những nguồn lực quan trọng hàng đầu là nguồn nhân lực. Do đó, cần tạo ra một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các yêu cầu hội nhập, bởi chất lượng nhân lực sẽ góp phần vào quá trình hội nhập sâu rộng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có được đội ngũ nhân lực giỏi, tay nghề cao có trách nhiệm trong công việc sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp thích ứng và theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng được phạm vi hoạt động trên thị trường thế giới.

Tóm lại, nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch, sự đầu tư, quan tâm đúng mức tới nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, các doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023