Các Công Trình Nước Ngoài Liên Quan Đến Nhân Lực Du Lịch Và Phát Triển Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trong Bối Cảnh Hội Nhập Quốc Tế


nhân lực, NNL. Nhóm tác giả cũng khẳng định, con người chính là nguồn tài nguyên để phát triển nền kinh tế xã hội hiện nay [84].

Như vậy, nhân lực và phát triển nhân lực đối với nền kinh tế nói chung, đồng thời luận giải được một số khái niệm về nhân lực, phát triển nhân lực, vai trò của nhân lực và phát triển nhân lực. Đây được xem là những bài học kinh nghiệm để tỉnh Ninh Bình có thể vận dụng vào việc phát triển nhân lực cho ngành du lịch và các DNDL của tỉnh.

1.1.1.2. Các công trình nước ngoài liên quan đến nhân lực du lịch và phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Không chỉ ở Việt Nam, hiện nay các nước trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Để du lịch phát triển mạnh, cần tập trung thúc đẩy phát triển nhân lực du lịch cho các DNDL. Vì vậy, liên quan đến vấn đề này đã và đang được các nhà khoa học quốc tế quan tâm, trong đó có một số công trình như:

- Martin Oppermann, Kyex-Sung Chon, “Tourism in Developing Countries” [95]. Các tác giả công bố cuốn sách “Du lịch ở các nước đang phát triển”, nghiên cứu từ sự phát triển của các khu nghỉ mát ven biển, khu du lịch ngoài đô thị nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch cũng như sản phẩm du lịch ngày càng phát triển, đã không ngừng ngày càng đóng góp cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Do vậy nhân lực du lịch nói riêng và nhân lực tại các DNDL nói chung cần phải đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có tinh thần phục vụ, chất lượng ngày càng cao. Từ nghiên cứu thực tế nhân lực du lịch tại các nước đang phát triển, các tác giả khẳng định rằng: các Chính phủ của mỗi quốc gia cần phải xây dựng cho được các chính sách sao cho nhân lực du lịch có được trình độ nghiệp vụ chuyên môn với kiến thức cơ bản phục vụ tốt ngành du lịch, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của các quốc gia trong quá trình hội nhập.


- Greg Richards, Derek Hall, “Tourism and sustainable community development”, Routledge, NY [90]. Các tác giả đã phân tích trên phạm vi rộng từ Châu Âu đến Châu Á, để từ đó đưa ra công trình: “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững”. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng địa phương nói chung và nhân lực tại cộng đồng nói riêng trong việc phát triển du lịch bền vững đối với mỗi quốc gia. Nhóm tác giả cũng nhận định, muốn sở hữu đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về nghệp vụ, có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng ngoại ngữ, tin học đảm bảo. Vì vậy, trong hệ thống các giải pháp nhóm tác giả đề xuất nhằm phát triển du lịch bền vững thì giải pháp giáo dục cho nhân lực là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.

- Paul F.J Eagles, Stephen F.McCool and Christopher D.Haynes, “Sustainabỉe Tourism in Protected Areas” [96], tác giả của cuốn sách “Phát triển Du lịch bền vững tại các khu bảo tồn”. Các tác giả khẳng định, du lịch đóng góp lớn vào GDP của nền kinh tế mỗi quốc gia. Vì vậy, các quốc gia cần tập trung các phát triển du lịch bền vững. Trong nội dung nghiên cứu của công trình này, nhóm các tác giả rất chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhóm tác giả cho rằng tất cả nhân lực du lịch là xương sống để tham gia vào phát quá trình triển du lịch bền vững và chính họ như là những đại sứ ngoại giao về du lịch đem lại hiệu quả cao của mỗi quốc gia. Vì vậy, cần phải nâng cao kỹ năng trong ứng xử, giao tiếp, khả năng tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực ngành du lịch.

- Dennis Nickson, “Human Resource Management for the hospitality and tourism industries, London, New York: Routledge” [87]. trong công trình nghiên cứu năm 2007 này, tác giả đã luận giải một số vấn đề lý luận về NNL. Trong cuốn sách, tác giả nhìn nhận NNL dưới góc độ là NNL xã hội, nghiên cứu tổng thể NNL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


- Soh, J.K, “Human resource development in the tourism sector in Asia”, Perspective in Asia leisure and tourism, Vol 1, Article? [98]. Tác giả đã xuất bản cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ở châu Á”. Tác giả nhiều công nghiên cứu về nhân lực ngành du lịch. Trong công trình này, tác giả đã chỉ rõ thực trạng hiện nay ở Châu Á yếu về trình độ, thiếu về kỹ năng của NNL, vì vậy trong những năm tới, khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Châu Á sẽ đối mặt với thách thức lớn là sự thiếu hụt về nhân lực du lịch chất lượng cao. Do đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, các nước Châu Á cần có sự liên kết, hợp tác về đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực. Nội dung liên kết cần chuyển giao chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, phương pháp đào tạo, các tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo…

Nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong hội nhập quốc tế - 3

- Janne J.Liburd, Deborah Edwards, “UnderStanding the Sustaỉnable Development of Tourism” [91]. Các tác giả cuốn sách chuyên khảo “Hiểu biết về sự phát triển du lịch bền vững”. Cuốn sách được nghiên cứu viết với tư duy mới nhất, các tác giả đã khẳng định rằng, nhân lực du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch của mỗi quốc gia. Vì vậy, nhóm tác giả đã dành hẳn chương 5 (trong 12 chương) của công trình nghiên cứu này để luận giải các vấn đề về nhân lực, đào tạo nhân lực, trong đó cần chú trọng phát triển, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ như lập kế hoạch, lãnh đạo, ra quyết định, quản lý nhân sự, giao tiếp ứng xử cũng như khả năng giao tiếp với người nước ngoài của đội ngũ nhân ở DNDL, các cơ sở kinh doanh du lịch. Đây cũng là một vấn đề cần chú trọng quan tâm ở Việt Nam khi hội nhập quốc tế về du lịch.

Như vậy, có thể thấy hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới rất chú trọng việc phát triển đội ngũ nhân lực du lịch nói chung và nhân lực ở DNDL nói riêng. Vì vậy, các tác giả người nước ngoài nêu trên về cơ bản đã khái quát được thực tế nhân lực du lịch, từ các hạn chế và nguyên nhân của nhân lực ngành du lịch hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nhân lực du lịch ở các địa phương, các quốc gia trên thế giới. Đây


được xem là một trong những bài học, kinh nghiệm quý báu, những mô hình thực tiễn cho trong việc phát triển nhân lực du lịch tại các DNDL trong thời kỳ hội nhập của chúng ta.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước đã công bố liên quan đến thực tiễn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trong hội nhập quốc tế

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhân lực, phát triển nhận lực nói chung

Cũng như các nhà khoa học trên thế giới, các nhà khoa học trong nước cũng đã rất quan tâm đến nghiên cứu các công trình khoa học về chủ đề này đã có một số công trình tiêu biểu như:

- Bùi Sỹ Lợi, “Phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010” [40]. Ở đây tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng về tự nhiên; về kinh tế - xã hội; về cơ chế, chính sách và làm rõ một số khái niệm về nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, từ đó tác giả đề xuất 5 nhóm giải pháp để phát triển nguồn nhận lực cho tỉnh Thanh Hóa.

- Nguyễn Hữu Dũng, “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”, tác giả đã hệ thống tổng thể về nhân lực, NNL, phát triển NLL; vai trò của phát triển NLL; kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nhân lực ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới và đề xuất một số giải pháp cơ bản để phục vụ mục tiêu phát triển nhân lực ở nước ta đến năm 2010 [21].

- Nguyễn Thanh Nghiên, “Phát triển nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tác giả đã khẳng định rằng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của Việt Nam không thể thành công nếu không có yếu tố con người. Đồng thời, qua việc phân tích thực trạng về số lượng và chất lượng NNL ở nước ta, tác giả đã đề xuất những định hướng, quan điểm cũng như giải pháp để phát triển NNL ở Việt Nam, phục vụ CNH, HĐH đất nước, trong đó giáo dục là giải pháp mang tính chiến lược và cốt lõi nhất [50].


- Vũ Bá Thể, “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”. Công trình này đã làm rõ hơn thực trạng nhân lực ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL ở nước ta trong thời gian tới, mà điểm mới của công trình nghiên cứu này là cần chú trọng hơn việc nâng cao sức khỏe cho người lao động [74].

- Phạm Thành Nghị, “Nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tác giả đã làm rõ được một số vấn đề về khái niệm, mô hình, vai trò, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NNL trên góc độ lý thuyết. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những nghiên cứu thực tiễn về quản lý NNL của một số nước trên thế giới, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp và lựa chọn mô hình quản lý NNL phù hợp với Việt Nam hiện nay [48].

- Nguyễn Văn Sơn, “Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức”. Theo tác giả, chất lượng NNL bao gồm ba yếu tố: (i) Thể lực là sức khoẻ của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình thường, có khả năng lao động; (2) Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo thích ứng với xã hội của con người; (3) Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn thiện nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất và sáng tạo cá nhân. Từ việc phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chung về việc nâng cao chất lượng NNL ở Việt Nam [67].

- Phạm Công Nhất, “Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tác giả đã đi sâu phân tích vị trí, vai trò của nhân lực và đồng thời phân tích những khó khăn, thách thức về nhân lực của Việt Nam chúng ta khi tham gia hội nhập với thế giới bên ngoài trong giai đoạn ngày nay đã đặt ra cho chúng ta là cần nâng cao chất lượng nhân lực cả


về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe thể lực và kỹ năng khéo léo trong làm việc [53].

- Lê Thị Mỹ Linh, “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tác giả đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để đưa ra định hướng giải pháp phát triển NNL trong thời gian tới cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, tác giả đã phân tích sâu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực một các cơ bản và khá toàn diện trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chúng ta trong thời kỳ hội nhập [39].

- Hoàng Văn Châu, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”. Bài viết này đã khẳng định, hiện nay Việt Nam đang đối mặt với thực trạng thiếu nhân sự chất lượng cao sau khủng hoảng kinh tế. Những hạn chế về trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng của lực lượng lao động ở nước ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay cũng được tác giả làm rõ. Từ đó, tác giả đã đưa ra giải pháp để phát triển nguồn lao động chất lượng cao cho Việt Nam trong những năm tiếp theo [13].

- Lê Thị Thảo, “Thu hút sử dụng và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: Thách thức và giải pháp”. Tác giả bài viết đã làm rõ các thách thức trong thu hút và phát triển nhân lực của các doanh nghiệp được nhìn nhận dưới các khía cạnh cụ thể như: Doanh nghiệp chưa làm rõ được quyền lợi được hưởng của ứng viên khi tuyển dụng; chưa có quan niệm đúng về tuyển dụng “nhân tài phù hợp”. Việc giữ chân nhân tài; Xây dựng đội ngũ kế cận có thể tiếp quản và phát triển những thành tựu của một doanh nghiệp và để giải quyết những thách thức trên, tác giả để xuất một số giải pháp: Từ phía nhà nước; cộng đồng giáo dục và các Doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp là chủ thể chủ động nhất trong việc nâng cao chất lượng nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển [71].


- Trần Thị Hồng Việt, “Phát triển nhân lực chất lượng cao cho thủ đô Hà Nội”. Trong bài báo này, tác giả đã đánh giá thực trạng cũng như những khó khăn, lợi thế về nhân lực có tay nghề cao của thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho Hà Nội trong thời gian tới. Trong đó, giải pháp liên kết, họp tác đào tạo là một trong những giải pháp cần được chú trọng nhất [83].

- Hồ Bá Thâm, “Nhân lực chất lượng cao: Quan niệm và nhu cầu hiện nay, liên hệ với trường hợp tỉnh Lâm Đồng”. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ các quan niệm về nhân lực chất lượng cao, cũng như phân tích nhu cầu về nhân lực có kỹ năng làm việc với chất lượng cao của tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Theo đó, khi nhân lực có chuyên môn tốt, có thái độ làm việc tốt, có năng lực làm việc tốt và tư duy, trí tuệ sáng tạo sẽ được coi là nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, để có nhân lực chất lượng cao, các tỉnh nói chung và Lâm Đồng nói riêng cần tập trung các giải pháp đào tạo, hoàn thiện các chính sách đãi ngộ dành người lao động để hạn chế chảy máu chất xám [72].

- Nguyễn Thị Thúy Hường, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong cộng đồng ASEAN” [33]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã khái quát tổng thể thực trạng nhân lực của đất nước chúng ta nói chung và của ngành du lịch nói riêng trong giai đoạn 2010 - 2015 cả về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu nhân lực. Từ đó, tác giả nhấn mạnh, để tạo ra môi trường làm việc có sức cạnh tranh cao hơn và tạo ra cơ hội việc làm cho các ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành du lịch thì cần phải có bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng của nhân lực của từng ngành, đổi mới công tác đào tạo, chủ động hợp tác bạn bè thế giới về nhân lực.

Như vậy, nhìn chung hiện nay các công trình nghiên cứu về nhân lực và phát triển nhân lực nói chung của các nhà khoa học trong nước đều nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.


1.1.2.2. Các công trình trong nước liên quan đến nhân lực du lịch và phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Hiện nay, ở nước ta, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng trong tổng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2018, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Góp phần không nhỏ cho phát triển chung đó, nhân lực du lịch luôn là yếu tố được xác định quan trọng nhất. Vì vậy, liên quan đến lĩnh vực này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước, trong đó có những công trình tiêu biểu như:

- Lục Bội Minh, “Quản lý khách sạn hiện đại” [46]. Tác giả cuốn sách nghiên cứu, phân tích về các phương pháp bồi dưỡng và đào tạo cho người lao động trong lĩnh vực khách sạn từ lao động trực tiếp đến lao động gián tiếp, lao động phổ thông đến lao động quản lý. Nội dung đào tạo về nghiệp vụ cho từng lĩnh vực. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các DNDL kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nói riêng và các DNDL nói chung.

- Vũ Đức Minh, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới”. Tác giả đã luận giải và làm rõ những yêu cầu về trình độ, kỹ năng, chuyên môn…của NNL ngành du lịch trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Các chỉ tiêu cũng như các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng NNL trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nhân lực của các DNDL trong thời kỳ hội nhập. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết về phân tích phân tích hiệu quả sử dụng nhân lực của các DNDL ở Việt Nam. Từ đó, tác giả vận dụng, đánh giá hiệu quả sử dụng NNL và đề xuất 7 nhóm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023