Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, tại thời điểm nghiên cứu, trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình có 40 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và đang hoạt động. Các doanh nghiệp này chuyên cung cấp chương trình du lịch cho du khách đến Quảng Bình.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải du lịch, trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình có 18 doanh nghiệp vận tải du lịch có đăng ký kinh doanh.
Vì vậy, số lượng doanh nghiệp du lịch thuộc phạm vi nghiên cứu cho cả 4 loại hình doanh nghiệp là 241 doanh nghiệp.
Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp du lịch thuộc phạm vi nghiên cứu
Loại hình kinh doanh | Số lượng | |
1 | Lữ hành | 40 |
2 | Nhà hàng đạt chuẩn | 24 |
3 | Vận tải du lịch | 18 |
4 | Lưu trú | 159 |
Tổng | 241 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Phản Ánh Chất Lượng Nhân Lực Quản Lý
- Thiết Kế Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Nghiên Cứu Định Tính Qua Phỏng Vấn Sâu Và Điều Chỉnh Thang Đo Đánh Giá
- Kết Quả Kinh Doanh Của Ngành Du Lịch Quảng Bình Giai Đoạn 2014 - 2019
- Đánh Giá Về Kỹ Năng Của Quản Lý Tại Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú
- Thực Trạng Nhân Lực Quản Lý Tại Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Lữ Hành
Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2019)
Đối với mỗi doanh nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu sẽ tiến hành lấy phiếu khảo sát đối với nhân lực quản lý của doanh nghiệp. Nhân lực quản lý ở đây chính là chủ doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp, phó giám đốc doanh nghiệp. Kỹ thuật chọn mẫu ở đây là mẫu ngấu nhiên thuận tiện. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp, tại mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành điều tra từ 1 đến 3 nhân lực quản lý.
2.2.2.2. Thu thập dữ liệu
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với từng giai đoạn nghiên cứu.
- Số liệu thứ cấp
Với mục tiêu xây dựng được danh mục năng lực dành cho nhân sự quản lý các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình nhằm đánh giá chất lượng của nhóm đối tượng này, đề tài đã thu thập, phân tích các số liệu và thông tin từ các báo cáo và
công trình khoa học được công bố trong và ngoài nước. Các số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của Quảng Bình được thu thập từ cổng thông tin của Tỉnh và báo cáo của các sở, ban ngành. Các khái niệm, định nghĩa và các đơn vị năng lực được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra xã hội học.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Được áp dụng vào giai đoạn đầu của việc nghiên cứu thực tiễn. Danh mục năng lực sơ bộ dành cho nhân sự quản lý các doanh nghiệp du lịch được tổng hợp từ các tài liệu tham khảo được dùng để làm cơ sở phỏng vấn các chuyên gia. Dựa vào danh mục các năng lực sơ bộ, các chuyên gia sẽ lựa chọn các năng lực được cho là cần thiết đối với nhân sự quản lý trong các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình trong các năng lực mà tác giả đề xuất. Các chuyên gia được khuyến khích đưa ra hoặc đề xuất thêm các năng lực được cho là cần thiết theo kinh nghiệm của chính bản thân mình. Trong quá trình phỏng vấn, các câu hỏi có thể được mở rộng nhằm mục đích khai thác thông tin phong phú, đủ tin cậy dựa trên kinh nghiệm và nhận thức của người được phỏng vấn. Các thông tin có được sau các cuộc phỏng vấn được dùng để đánh giá thực trạng và hoàn thiện bảng hỏi dùng trong quá trình nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là nhân sự quản lý tại các doanh nghiệp du lịch. Do vậy đối tượng khảo sát chính là nhân sự quản lý tại các doanh nghiệp này. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có một cấp quản lý nên việc lựa chọn đối tượng khảo sát được tiến hành khá đơn giản. Đối với các doanh nghiệp lớn, có nhiều cấp quản lý thì nghiên cứu chỉ khảo sát các quản lý cấp cao.
Bảng hỏi được tác giả thiết kế với các nội dung đã xác định. Về mặt hình thức bảng câu hỏi được in trên khổ giấy A4, được trình bày rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu và bao gồm các nội dung nghiên cứu. Các câu hỏi được đánh sẵn các phương án để các đối tượng phỏng vấn có thể dễ dàng lựa chọn.
Ngoài các thông tin chung về đơn vị kinh doanh như loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, bảng hỏi tập trung vào việc đánh giá năng lực của nhân sự quản lý tại các doanh nghiệp du lịch theo hình thức tự đánh giá của chính các nhân sự quản lý. Đối với mỗi đơn vị năng lực, mỗi người tham gia trả lời sẽ lựa chọn 1 trong 5 mức đánh giá: Rất tốt, tốt, trung bình, yếu và kém.
Cuộc điều tra được thực hiện dưới sự giám sát và hỗ trợ của phỏng vấn viên trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến hết tháng 8 năm 2019. Thông tin thu thập qua bảng hỏi được thực hiện bằng 2 hình thức chủ yếu là bảng hỏi trực tiếp bằng văn bản và bảng hỏi qua file mềm. Tác giả gửi bảng hỏi cho một hoặc một số nhân sự đầu mối tại mỗi doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ từ trước hoặc tiếp cận liên hệ trong quá trình nghiên cứu và nhờ các nhân sự đó triển khai tiếp tới từng cá nhân thuộc đối tượng khảo sát.
2.2.2.3. Phân tích và xử lý dữ liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được tác giả sử dụng ở giai đoạn đầu của nghiên cứu, tác giả tiến hành xác định các tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó, báo cáo thực trạng và các văn bản liên quan đến nhân lực du lịch, đặc biệt là các công trình liên quan đến nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, các tài liệu liên quan đến năng lực nhân lực du lịch cũng được tác giả nghiên cứu nhằm xây dựng danh mục năng lực phù hợp cho nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình.
Phương pháp định tính: Tác giả tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát lý thuyết, nhận định về nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Bình. Đối với các thông tin có được từ hoạt động phỏng vấn, nội dung phỏng vấn được tác giả ghi chép cẩn thận. Từ những thông tin thu thập được, tác giả tiến hành nghiên cứu, tổng hợp và phân loại các thông tin theo từng nội dung cụ thể theo định hướng nghiên cứu.
Phương pháp định lượng: Sau quá trình khảo sát điều tra, các bảng hỏi thu được được tập hợp, loại bỏ những bảng hỏi không đạt yêu cầu, tiến hành phân loại bảng hỏi thu được theo các chức danh và vị trí làm việc tại các doanh nghiệp du lịch và được mã hóa để thuận tiện cho quá trình nhập số liệu. Số liệu được mã hóa bằng
việc nhập số vào bảng tính excel, các câu trả lời được nhập bằng số theo thứ tự câu trả lời của các câu hỏi tương ứng trong bảng hỏi. Số liệu sau khi được nhập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống
Ngoài việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, để nghiên cứu thực trạng nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống. Hai doanh nghiệp điển hình được lựa chọn để nghiên cứu tình huống là hai doanh nghiệp lớn thuộc hai lĩnh vực lưu trú và lữ hành trong địa bàn Tỉnh.
Công ty Oxalis Adventure Tours được thành lập vào năm 2011 có trụ sở chính đặt tại làng Phong Nha, di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha
– Kẻ Bàng. Trong sứ mệnh hoạt động của công ty đã nêu rõ tầm quan trọng của yếu tố an toàn trong các chuyến tham quan, do đó đội ngũ nhân viên, đặc biệt là hướng dẫn viên được chyên gia đào tạo kỹ lưỡng, các trang thiết bị được cung cấp mang tiêu chuẩn thế giới.
Sun Spa Resort là khu nghỉ dưỡng đầu tiên của Quảng Bình nằm ở bán đảo Bảo Ninh. Khu nghỉ dưỡng gồm 234 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, các phòng họp, nhà hàng, bể bơi ngoài trời và những tiện ích khác. Khu nghỉ dưỡng được Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư và triển khai xây dựng vào năm 2003, Tập đoàn đã đầu tư khá nhiều cho công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực cho doanh nghiệp, và sau này là nguồn cung nhân lực cao cấp, có chất lượng cho rất nhiều cơ sở kinh doanh du lịch khác trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.
Khu nghỉ dưỡng Sun Spa Resort và Công ty Oxalis Adventure Tours đều là những doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp là người Quảng Bình, có uy tín trong ngành với kinh nghiệm trong ngành gần 10 năm (Oxalis Adventure Tours) và gần 20 năm (Sun Spa Resort), có quy mô đa dạng về lao động với khoảng hơn 450 nhân viên. Đây là hai doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, bài bản và có đội ngũ quản lý các cấp đủ để đưa ra các phân tích có ý nghĩa. kết quả nghiên cứu tình huống được dùng để minh chứng và làm cơ sở lập luận về kết quả nghiên cứu định lượng, đồng thời làm cơ sở để đề xuất các kiến nghị và giải pháp.
Lựa chọn hai doanh nghiệp để nghiên cứu tình huống, ngoài việc phân tích và chỉ rõ những điểm đạt được và hạn chế, cũng như nguyên nhân của thực trạng nhân lực quản lý tại doanh nghiệp. Tác giả mong muốn có thể rút ra được những kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển đội ngũ nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp này.
Kết luận chương 2
Chương 2 trình bày chi tiết phần tiếp cận nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và phương pháp thực hiện nghiên cứu.
Các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu cũng được trình bày trong chương này. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, điều tra khảo sát thực tế và phỏng vấn chuyên gia, bao gồm: Dữ liệu sơ cấp là các ý kiến của các chuyên gia hiện đang giữ chức vụ quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 20 chuyên gia nhằm xác định những năng lực phù hợp, cần thiết cho vị trí nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình trong quá trình nghiên cứu sơ bộ.
Từ danh mục các năng lực dành cho cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình, tác giả đã xây dựng được danh mục năng lực gồm 23 năng lực dành cho nhân lực quản lý và 15 năng lực cho các loại hình doanh nghiệp cụ thể. Danh mục năng lực này được dùng làm cơ sở để đánh giá thực trạng nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình ở chương 3.
Chương 3. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC QUẢN LÝ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1 Thực trạng du lịch Tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Vị trí du lịch Tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở miền trung đất nước, là nơi giao thoa những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa miền Bắc và miền Nam, đồng thời có vị trí tiếp giáp với hành lang phát triển kinh tế Đông Tây là một hành lang phát triển kinh tế rất quan trọng của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng nối liền ba nước Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng, đặc sắc, đặc biệt Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận lần thứ 2 là Di sản thiên nhiên thế giới, trong tổng số 2 di sản thiên nhiên tại Việt Nam và trong 197 di sản thiên nhiên trên toàn thế giới (đến năm 2014). Được mệnh danh là vương quốc hang động thế giới với khoảng 300 hang động lớn nhỏ, trong đó có hang động Sơn Đoòng lớn nhất thế giới; tài nguyên du lịch biển với nhiều bãi biển nổi tiếng như cửa Nhật Lệ, Bảo Ninh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, Hải Ninh...Tài nguyên du lịch nhân văn như khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, di tích lịch sử cách mạng Hang Tám Thanh niên xung phong...
Trong những năm gần đây, khách du lịch trong cả nước và thế giới biết đến Quảng Bình nhiều hơn, lượng khách đến Quảng Bình đã có dấu hiệu tăng mạnh trở lại và vượt mức kế hoạch đặt ra. Theo báo cáo tổng kết của Sở Du lịch Quảng Bình, năm 2019 tổng số khách du lịch đến địa bàn ước đạt hơn 5 triệu lượt, tăng 28% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế ước đạt 270.000 lượt, tăng 5,4%.
Đóng góp vai trò không nhỏ đối với phát triển du lịch Việt Nam, Quảng Bình đã được Chính phủ và Tổng cục Du lịch quan tâm và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu đã đầu tư các dự án du lịch với quy mô lớn. Từ những yếu tố, tiềm năng thuận lợi trên, ngành du lịch Quảng Bình đã dần dần có được vị thế của mình, trong tương lai không xa, Quảng Bình sẽ là điểm điểm dừng chân cho các du khách trong và ngoài nước với tính đặc sắc và độc đáo riêng trong khu vực.
Với số lượng tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây thì chính quyền cũng như các chủ doanh nghiệp du lịch hiểu rõ muốn phát triển hơn nữa phải nâng cao chất lượng và phát triển nhân lực du lịch. Do vậy các hoạt động về đào tạo, đào tạo lại, liên kết nhân lực đang được triển khai rầm rộ.
Như vậy, vai trò vị trí của nhân lực du lịch Quảng Bình đang dần được sự quan tâm của toàn xã hội, được ghi nhận là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững.
3.1.2. Đặc điểm sản phẩm du lịch Tỉnh Quảng Bình
Hiện nay, Quảng Bình đã khai thác và đưa vào kinh doanh các sản phẩm du lịch chính như:
- Sản phẩm du lịch đặc thù:
+ Du lịch gắn với Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Do đó, du lịch được khai thác trên cơ sở các giá trị độc đáo và hấp dẫn với quan điểm phát triển bền vững như: Khám phá hệ thống hơn 300 hang động (trong đó có động lớn nhất thế giới là Sơn Đòong); khám phá, trãi nghiệm các cảnh quan đẹp, độc đáo của Vườn Quốc gia; Du lịch mạo hiểm, khám phá văn hóa của công đồng dân tộc ít người...
+ Du lịch gắn với biển: Với bờ biển dài có cát trắng hơn 116km, do đó du lịch được khai thác phong phú, sản phẩm đa dạng. Du lịch nghỉ dưỡng: Tắm biển, thể thao nước...; trãi nghiệm ẩm thực hải sản đặc sắc; khám phá văn hóa các làng chài, các vùng biển...
+ Du lịch sinh thái: với các sản phẩm chính như Tham quan hang động, du lịch sinh thái suối nước Mọoc, sông Chày – hang Tối, thung lũng Sinh tồn; Khám phá các dòng sông; Khám phá đầm phá Hạc Hải;...
- Du lịch văn hóa lịch sử: Tham quan di tích lịch sử (Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Đường 20 Quyết thắng, Hang tám Thanh niên xung phong); Tham quan hệ thống di tích cách mạng; Các chuyến du khảo lịch sử, hoài niệm chiến trường xưa; Du lịch theo tuyến đường Hồ Chí Minh,...
- Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: Được khai thác trên cơ sở các khu nghĩ dưỡng ven biển, các khu sinh thái ở khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, các khu du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe như nước khoáng nóng Bang, Phong Nha...
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
Trong những năm gần đây, do phải gánh chịu hậu quả của sự cố môi trường biển xảy ra vào tháng 04 năm 2016, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Tỉnh Quảng Bình cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện nay, lượng khách đến Quảng Bình đã có dấu hiệu tăng mạnh trở lại và vượt mức kế hoạch đặt ra. Cụ thể năm 2014 tổng lượt khách đến Quảng Bình đạt hơn 2,7 triệu lượt, con số này giảm xuống còn hơn 2 triệu lượt vào năm 2016, đến năm 2017 lại tăng lên 3,3 triệu lượt, tương ứng tăng 65% so với năm 2016. Theo báo cáo tổng kết của Sở Du lịch Quảng Bình, năm 2018 tổng số khách du lịch đến địa bàn ước đạt hơn 3,9 triệu lượt, tăng 18,25% so với năm 2017, trong đó khách quốc tế ước đạt 200.000 lượt, tăng 53,8% so cùng kỳ. Năm 2019 tổng số khách du lịch đến địa bàn ước đạt hơn 5 triệu lượt, tăng 28% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế ước đạt 270.000 lượt, tăng 5,4%.
Bảng 3.1. Tình hình khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2019
ĐVT: Lượt
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Tổng lượt khách du lịch | 2.755.072 | 2.825.961 | 2.029.677 | 3.300.000 | 3.900.000 | 5.000.000 |
Khách du lịch trong nước | 2.711.782 | 2.779.537 | 1.990.976 | 3.220.000 | 3.700.000 | 3.788.000 |
Khách du lịch quốc tế | 43.290 | 46.424 | 38.701 | 80.000 | 200.000 | 270.000 |
Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo Sở Du lịch Tỉnh Quảng Bình
Sự gia tăng trong số lượng khách du lịch đến Quảng Bình đã tác động tích cực đến nguồn thu từ ngành du lịch của tỉnh (Bảng 3.2). Ngoài năm 2016 khi sự cố môi trường biển ảnh hưởng chung đến ngành du lịch của Tỉnh, thì doanh thu các năm còn lại đều tăng. Doanh thu từ du lịch năm 2015 tăng 20,1% so với năm 2014, năm