Nghiên Cứu Định Tính Qua Phỏng Vấn Sâu Và Điều Chỉnh Thang Đo Đánh Giá


xuất. Các chuyên gia được khuyến khích đưa ra thêm một số năng lực khác xuất phát từ tài liệu lý thuyết tác giả gửi kèm hoặc đề xuất theo kinh nghiệm của chính bản thân người được phỏng vấn.

Bước 4: Hiệu chỉnh và hoàn thiện danh mục tiêu chí đánh giá nhân lực quản lý thông qua năng lực chính thức.

Dựa vào kết quả phỏng vấn các chuyên gia, tác giả tiến hành loại bớt những năng lực không được các chuyên gia lựa chọn và bổ sung những năng lực được các chuyên gia cho rằng là cần thiết đối với nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Quảng Bình. Theo đó, danh mục đánh giá chất lượng thông qua năng lực chính thức bao gồm 03 nhóm năng lực chung cho tất cả nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch và 01 nhóm năng lực cần thiết cho nhân lực quản lý cho từng ngành kinh doanh.

Bước 5: Dựa vào danh mục năng lực đã được xây dựng, tiến hành điều tra khảo sát và đánh giá thực trạng nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình.

Bước 6: Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nhân lực nhân lực quản lý các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu tình huống. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phân tích các số liệu thứ cấp và các số liệu từ điều tra xã hội học.

2.2.1. Nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu và điều chỉnh thang đo đánh giá

Phương pháp nghiên cứu định tính qua phỏng vấn chuyên gia là phương pháp được sử dụng đầu tiên trong quá trình khảo sát thực tế nhằm có được các thông tin về đặc điểm của nhân sự quản lý các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Bình và lựa chọn các năng lực cần thiết dùng để đánh giá thực trạng nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp này.

Đối với nghiên cứu này, phỏng vấn chuyên gia được triển khai phù hợp với từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu và được thực hiện như sau:


- Phỏng vấn các chuyên gia nhằm làm rõ đặc điểm của nhân sự quản lý các doanh nghiệp du lịch tại Tỉnh Quảng Bình. Để nắm bắt được đặc điểm của nhân sự quản lý đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, tác giả tiến hành phỏng vấn với 20 chuyên gia là nhân lực quản lý (bao gồm giám đốc, phó giám đốc hoặc chủ các đơn vị kinh doanh) đến từ các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch khác nhau (8 chuyên gia trong lĩnh vực lưu trú, 4 chuyên gia trong lĩnh vực nhà hàng, 5 chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành và 3 chuyên gia trong lĩnh vực vận tải du lịch) và có cơ cấu tổ chức, quy mô nhân sự khác biệt. Các cuộc phỏng vấn này được tiến hành riêng đối với từng cá nhân.

- Nhằm xác định được danh mục các năng lực cần thiết đối với nhân lực quản lý các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Bình, trong quá trình phỏng vấn các chuyên gia, tác giả cung cấp danh mục năng lực sơ bộ gồm 49 năng lực do tác giả đề xuất và đề nghị các chuyên gia lựa chọn các năng lực phù hợp với đặc điểm kinh doanh du lịch của tỉnh Quảng Bình. Qua quá trình phỏng vấn, lấy ý kiến về danh mục năng lực sơ bộ, tác giả ghép và đổi tên 5 năng lực là Hiểu biết về kế toán và tài chính Kiểm soát tài chính và chi phí kinh doanh thành năng lực Quản lý tài chính; Kiến thức về sản phẩm, dịch vụ, Xác định mức giá phù hợp cho sản phẩm và dịch vụ Tiến hành phân tích thị trường thành năng lực Kiến thức về thị trường, sản phẩm và dịch vụ. Như vậy, danh mục sơ bộ còn lại 46 năng lực.

Tác giả sử dụng danh mục gồm 46 năng lực để tiến hành phỏng vấn lần 2 nhằm xem xét mức độ quan trọng của các năng lực đối với chức danh quản lý của các doanh nghiệp du lịch. Danh mục năng lực chính thức được dựa trên các năng lực được các chuyên gia đánh giá là quan trọng đối với vị trí quản lý tại các doanh nghiệp. Các chuyên gia được phỏng vấn sẽ đánh giá mức độ quan trọng của từng năng lực, mức độ đánh giá được lựa chọn từ mức Hoàn toàn không quan trọng đến Rất quan trọng. Sau khi phân tích thống kê, các năng lực có điểm trung bình > 4 (năng lực quan trọng) được tác giả lựa chọn để đưa vào danh mục năng lực chính thức.


Bảng 2.1. Kết quả khảo sát xây dựng danh mục năng lực dành cho quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình


TT


Tên năng lực

Đánh giá của chuyên

gia


Chọn

N

TB

ĐLC

I. Năng lực dành cho nhân sự quản lý tại các doanh nghiệp du lịch

1

Hiểu biết pháp luật, chính sách và các quy

định

20

4.90

.308

X

2

Ra quyết định

20

4.85

.366

X

3

Quản trị rủi ro

20

4.15

.366

X

4

Quản trị nhân lực

20

4.70

.470

X

5

Quản lý sự cố và các tình huống khẩn cấp

20

4.90

.308

X

6

Dự báo và nhận diện nhu cầu của thị

trường và khách hàng

20

4.10

.308

X

7

Lãnh đạo nhóm

20

3.75

.444


8

Quản trị tài chỉnh

20

4.60

.503

X

9

Hướng dẫn, đào tạo, đánh giá và phát triển

cấp dưới

20

4.15

.366

X

10

Quản lý sự đa dạng về văn hóa, xã hội

20

3.35

.489


11

Lập và triển khai kế hoạch

20

4.85

.366

X

12

Theo dõi sự hài lòng của khách hàng

20

4.65

.489

X

13

Quản lý và thông tin hiệu quả

20

4.55

.510

X

14

Kiến thức về thị trường, sản phẩm và dịch vụ

20

5.00

.000

X

15

Kiến thức về môi trường kinh doanh và

đối thủ cạnh tranh

20

4.25

.444

X

16

Kinh doanh và Marketing

20

4.30

.470

X

17

Quản lý tác động của nhân viên thời vụ

đến cơ sở kinh doanh

20

4.20

.616

X

18

Sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

20

3.65

.671


19

Tầm nhìn và định hướng chiến lược

20

4.30

.571

X

20

Năng lực ngoại ngữ

20

4.70

.470

X

21

Cống hiến trong công việc

20

4.35

.489

X

22

Tương tác hiệu quả với nhân viên

20

4.80

.410

X

23

Điều chỉnh bản thân

20

3.55

.686


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Nhân lực các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và giải pháp - 9



24

Mưu cầu phát triển bản thân

20

4.25

.444

X

25

Yêu thích công việc chuyên môn

20

4.25

.444

X

26

Hướng tới mục tiêu và kết quả

20

4.80

.410

X

27

Thái độ tích cực

20

3.90

.912


28

Nhạy bén đối với môi trường bên ngoài

20

3.85

.745


29

Thích ứng với sự thay đổi

20

4.10

.308

X

30

Quản lý thời gian

20

3.80

.768


II. Năng lực dành cho nhân sự quản lý tại các doanh nghiệp du lịch theo từng

ngành kinh doanh

II.1 Lưu trú

31

Quản lý hoạt động bộ phận lễ tân

8

4.63

.518

X

32

Quản lý hoạt động bộ phần buồng

8

4.00

.000

X

33

Quản lý các nguồn vật chất

8

4.63

.518

X

34

Tổ chức sự kiện

8

4.63

.518

X

II.2 Nhà hàng


35

Quản lý hoạt động ăn uống

4

4.40

.548

X

36

Mua sắm hàng hóa và dịch vụ

4

4.00

.000

X

37

Tổ chức sự kiện

4

4.63

.518

X

II.3 Lữ hành


38

Quản lý các hoạt động lữ hành

5

4.40

.548

X

39

Quản lý chương trình du lịch

5

5.00

.000

X

40

Thực hiện các quy định về sức khỏe, an toàn nghề nghiệp

5

5.00

.000

X

41

Quản lý các nguồn vật chất

5

3.40

.548


42

Phát triển nhận thức của cộng đồng về du lịch

5

4.60

.548

X

43

Duy trì hoạt động du lịch có trách nhiệm

5

5.00

.000

X

II.4 Vận tải du lịch

44

Quản lý hoạt động kiểm định và bảo

dưỡng xe

3

5.00

.000

X

45

Giám sát phương tiện vận chuyển du lịch đảm

bảo điều kiện vận hành an toàn và sạch sẽ

3

5.00

.000

X

46

Thực hiện các quy định về sức khỏe, an

toàn nghề nghiệp

3

5.00

.000

X

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả (2019)


Kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia về danh mục năng lực dành cho nhân lực quản lý các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình cho thấy, có 23/30 năng lực thuộc nhóm năng lực dành cho tất cả nhân lực quản lý các doanh nghiệp du lịch và 15/16 năng lực thuộc nhóm các năng lực cần thiết cho nhân sự quản lý từng loại hình doanh nghiệp được các chuyên gia đánh giá là rất quan trọng (điểm TB > 4) đối với vị trí làm việc này. Vì vậy, 23 năng lực này được giữ lại để sắp xếp vào các nhóm năng lực phù hợp trong danh mục năng lực chính thức. Có 7 năng lực thuộc nhóm năng lực dành cho tất cả nhân lực quản lý các doanh nghiệp du lịch và 1 năng lực thuộc nhóm năng lực dành cho nhân lực quản lý doanh nghiệp dịch vụ lữ hành có mức điểm < 4, do vậy, 8 năng lực này bị loại bỏ khỏi danh mục năng lực.

Như vậy danh mục năng lực còn lại 23 năng lực dành cho nhân lực quản lý của tất cả các doanh nghiệp du lịch và 15 năng lực dành cho mỗi nhóm ngành. 23 năng lực này tiếp tục được xếp vào các nhóm năng lực phù hợp. Tác giả đã tiến hành sắp xếp danh mục 23 năng lực này vào 1 trong 3 nhóm chức năng lực phù hợp theo mô hình nghiên cứu ASK và 1 nhóm năng lực dành cho từng ngành kinh doanh cụ thể: Lưu trú, Nhà hàng, lữ hành và vận tải du lịch.

- Nhóm năng lực về Kiến thức: bao gồm những kiến thức, kỹ năng mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ đặc thù hoặc những năng lực hiểu biết chung có liên quan đến công việc.

- Nhóm năng lực về Kỹ năng: bao gồm các kiến thức kỹ năng nhằm tạo ra những tương tác đối với khách thể bên ngoài như nhân viên, nhóm làm việc, đơn vị, bộ phận, doanh nghiệp, khách hàng.

- Nhóm năng lực về Thái độ: Bao gồm thái độ mang tính chất dẫn dắt và định hướng bản thân nhà quản lý thông qua các hoạt động công việc, có tác dụng bổ trợ và giúp cho nhà quản lý có thể hoàn thiện các năng lực Kiến thức và Kỹ năng.

- Nhóm năng lực dành riêng cho quản lý của các doanh nghiệp trong từng ngành kinh doanh cụ thể: Bao gồm các kiến thức và kỹ năng mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ đặc thù cần thiết cho ngành kinh doanh này nhưng không thật sự cần thiết cho ngành kinh doanh khác.


Bảng 2.2. Danh mục năng lực dành cho nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình

TT

Nhóm năng lực

Đơn vị năng lực

I. Năng lực dành cho nhân sự quản lý tại các doanh nghiệp du lịch

1


Kiến thức

Hiểu biết pháp luật, chính sách và các quy định

2

Kiến thức về thị trường, sản phẩm và dịch vụ

3

Kiến thức về môi trường kinh doanh và đối thủ cạnh

tranh

4

Kinh doanh và Marketing

5

Dự báo và nhận diện nhu cầu của thị trường và khách

hàng

6

Quản trị nhân lực

7

Quản trị tài chính

8

Quản lý sự cố và các tình huống khẩn cấp

9

Quản trị rủi ro

1


Kỹ năng

Ra quyết định

2

Tầm nhìn và định hướng chiến lược

3

Lập và triển khai kế hoạch

4

Tương tác hiệu quả với nhân viên

5

Hướng dẫn, đào tạo, đánh giá và phát triển cấp dưới

6

Theo dõi sự hài lòng của khách hàng

7

Quản lý và thông tin hiệu quả

8

Quản lý tác động của nhân viên thời vụ đến cơ sở kinh

doanh

9

Ngoại ngữ

1


Thái độ

Cống hiến trong công việc

2

Mưu cầu phát triển bản thân

3

Yêu thích công việc chuyên môn



4


Hướng tới mục tiêu và kết quả

5

Thích ứng với sự thay đổi

II. Năng lực dành cho nhân sự quản lý tại các doanh nghiệp du lịch theo từng

ngành kinh doanh

1


Lưu trú

Quản lý hoạt động bộ phận lễ tân

2

Quản lý hoạt động bộ phần buồng

3

Quản lý các nguồn vật chất

4

Tổ chức sự kiện

1


Nhà hàng

Quản lý hoạt động ăn uống

2

Mua sắm hàng hóa và dịch vụ

3

Tổ chức sự kiện

1


Lữ hành

Quản lý các hoạt động lữ hành

2

Quản lý chương trình du lịch

3

Thực hiện các quy định về sức khỏe, an toàn nghề

nghiệp

4

Phát triển nhận thức của cộng đồng về du lịch

5

Duy trì hoạt động du lịch có trách nhiệm

1


Vận tải du lịch

Quản lý hoạt động kiểm định và bảo dưỡng xe

2

Giám sát phương tiện vận chuyển du lịch đảm bảo điều

kiện vận hành an toàn và sạch sẽ

3

Thực hiện các quy định về sức khỏe, an toàn nghề

nghiệp

Nguồn: Tác giả xây dựng

2.2.2. Nghiên cứu định lượng

Dựa trên kết quả nghiên cứu phỏng vấn sâu, danh mục năng lực dùng để đánh giá nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch được xác lập. Để đảm bảo kết quả nghiên cứu phản ánh được thực trạng chung của nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình. Mẫu nghiên cứu phải đảm bảo mang tính đại diện. Do vậy, cách thức thực hiện nghiên cứu được cụ thể hóa như dưới đây.


2.2.2.1. Mẫu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Tỉnh Quảng Bình, do vậy, bước đầu tiên tác giả tiến hành xác định các doanh nghiệp du lịch thuộc phạm vi nghiên cứu. Trên địa bàn Quảng Bình hiện nay có khoảng 3.344 cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Trong đó, có 297 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó 56 khách sạn, khu du lịch được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, còn lại là cở sở lưu trú hay còn gọi là nhà nghỉ, homestay, farmstay...; gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 40 đơn vị lữ hành và 18 đơn vị vận tải có đăng ký kinh doanh.

Trong quá trình lựa chọn các doanh nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu, tác giả tiến hành lựa chọn đối với từng loại hình doanh nghiệp.

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú: Tại thời điểm nghiên cứu, tại Quảng Bình có khoảng 297 cơ sở lưu trú. Đa số các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú tập trung ở địa bàn thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch, nơi có nhiều địa điểm tham quan và dịch vụ du lịch, tuy nhiên, vẫn có một số các cơ sở lưu trú nằm ở các địa bàn khác trong Tỉnh, những cơ sở lưu trú này thường ít phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Xét theo quy mô doanh nghiệp, một số mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú phát triển theo mô hình tự phát với quy mô nhỏ, kinh doanh hộ gia đình, nhân lực chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Do đó, để các doanh nghiệp được điều tra có tính đại diện cao, tác giả chỉ lựa chọn những cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ở trên địa bàn thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch và loại bỏ các cơ sở lưu trú có quy mô quá nhỏ và không thường xuyên phục vụ khách du lịch. Do vậy, số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú thuộc phạm vi nghiên cứu là 159 doanh nghiệp.

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hiện trên địa bàn tỉnh có gần

3.000 cở sở, tuy nhiên, các cơ sở cũng có đặc điểm là kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát, do vậy, đề tài chỉ nghiên cứu các nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch và theo báo cáo của Sở Du lịch năm 2018 chỉ trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình chỉ có 24 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách.

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí