Đặc Điểm Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Thơ Triệu Kim Văn

Yêu núi rừng và cỏ cây như chính sự sống trong mình, nhà thơ luôn hòa mình vào thiên nhiên trời đất đẻ tận hưởng những điều kì thú mà tạo hóa như ban tặng riêng cho những con người trên núi:

Trời ủ men trên núi Ủ suốt cả mùa đông Một sớm đem ra cất

Rượu chảy tràn núi sông

(Men xuân)

Có khi đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng, đó là những sản vật mà núi rừng ban tặng cho con người. Đó là tài sản qúy giá mà chỉ con người quê núi mới may mắn được đón nhận, thưởng thức. Ẩn bên trong những sản vật ấy là nếp ăn nếp ở, là lề thói sinh hoạt, là cuộc sống con người miền núi:

Trộn người xuôi người ngược Măng vầu mới nẻ đất

Mật ong đựng quả bầu

Nấm, măng bán từng xâu

(Thị xã đầu nguồn sông)

Vẻ đẹp của những lễ hội không chỉ ở cỏ cây hay tiết trời, mà quan trọng là trong mỗi câu hát, mỗi ánh mắt của trai tài gái sắc. Lễ tục đầy màu sắc văn hóa của bản làng luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt, như một thứ men nồng để lòng người ngây ngất thăng hoa:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Chỉ thấy má hồng môi thắm Trai tài gái sắc chen đua

Chỉ nghe câu sli câu lượn

Thơ Triệu Kim Văn - 10

Trong sương trong nắng ban trưa

(Chợ tình Xuân Dương)

Và hơn hết, hơn tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, vẫn luôn là vẻ đẹp của con người. Con người làm chủ núi rừng, con người sống cùng núi rừng, và con người làm cho núi rừng bừng sáng lung linh sắc màu cuộc sống:

Sóc đi nhặt quả rơi


Chúng tôi trồng ngô lúa Lưng núi ruộng không có Thì đào ruộng bậc thang Những bông lúa trĩu vàng Đẹp như là tấm thảm

(Bản núi)


Thấu hiểu và gắn bó với cuộc sống, với con người nơi làng bản, nhà thơ không khỏi tự hào , để từ đó cất lên những lời thơ ngợi ca đầy ngưỡng mộ. Điều đó càng thể hiện một tình yêu tự nguyện tự giác và sâu đậm của tác giả với Đất Mẹ, với núi rừng quê hương.

3.1.2.4. Giọng điệu mỉa mai châm biếm nhẹ nhàng


Triệu Kim Văn là nhà thơ luôn sắc sảo, sâu sắc trong suy nghĩ, nhìn nhận các vấn đề. Chính vì vậy, ông thường có cái nhìn phản biện, không chỉ là đối với cuộc sống mà còn là đối với chính mình.

Trước hết, thơ Triệu Kim Văn mang tiếng cười tự trào dành cho chính mình. Tự nhìn lại mình, nhà thơ đau đớn nhận ra bao nhiêu thay đổi, bao nhiêu giả dối tầm thường, bao nhiêu thói hư tật xấu từ bao giờ nhiễm vào không hay, đến mức bản thân gần như trở thành một con người khác. Không có nhiều người khi làm thơ lại dám dũng cảm đối diện cật vấn và phản tỉnh mình như thế:

Soi vào gương


Mình thấy mình lạ lạ quen quen

Mình có phải mình giả nhiều thật ít Ở đâu ra cái thằng hành khất

Lạ mà quen ta còn còn nữa là ta

(Soi gương)

Từ ý thức phản tỉnh đối với bản thân, nhà thơ nhìn rộng ra cuộc sống để đưa ra những phản biện, cảnh tỉnh vô cùng chân thực, dũng cảm và cần thiết.

Bên cạnh đó, thơ Triệu Kim Văn còn có tiếng cười buồn dành cho sự vật hiện tượng, những con người đáng phê phán trong cuộc sống. Chuyện cháu con ra thành phố sống tưởng như là chuyện vui mừng của sự phương trưởng phát triển thành đạt, nhưng nhà thơ ngậm ngùi nhận ra trong đó những nỗi niềm không dễ nói thành lời. Bao nhiêu những lề thói, những phong tục, những nét đẹp văn hóa giờ đây như biến mất, thay vào đó là những sự đổi thay, những tiện nghi, những xu thế mới. Tất cả vẫn không thể nào che lấp được sự buồn thương nuối tiếc của cả một thế hệ: “Những bà mẹ ở núi/ Mới ra phố với con/Gặp bà nào cũng thế/Có đôi mắt buồn buồn/ Buồn vì nỗi chẳng quen/Nhà tầng với nhà ống/Nói mà không thật giọng/ Lại cả tiếng Tây, Tàu”.

(Những bà mẹ núi)

Bởi lẽ, cuộc sống hôm nay dường như không có chỗ cho những không gian văn hóa sắc màu mà chỉ xám một màu công nghiệp hiện đại, không có chỗ cho cái tự nhiên phóng khoáng của sông suối núi rừng mà chỉ ngột ngạt những sự đua chen đến chóng mặt:

Những khu phố hai dãy nhà ống cùng đối mặt Con đường nhỏ uốn lượn sâu hun hút

Nhà không được nhích ra thì nhô cao cái chóp Để tỏ ra hơn nhau

(Phố núi hôm nay)

Cũng có lúc, nhà thơ buồn lòng trước những thói tật của con người hôm nay, những sự lai căng mai một, và châm biếm một cách nhẹ nhàng, trách nhiệm:

Nên chi bây giờ người đẹp Phô phang cho thịt da cười

(Ngày xưa không có thế)

Thơ Triệu Kim Văn không đao to búa lớn và gay gắt dữ dội mà trầm ngâm, dù mỉa mai nhưng vẫn đượm buồn. Có thể thấy, giọng điệu mỉa mai châm biếm nhẹ nhàng của Triệu Kim Văn đã đem lại cho thơ ông một cung bậc riêng rất ấn tượng. Giữa nhiều tiếng nói, thì tiếng nói phản tỉnh – phản biện quả thật là vô cùng hữu ích, cần thiết, không chỉ cho bản thân tác giả, mà còn là cho người đọc nói chung.

Qua khảo sát thơ Triệu Kim Văn, có thể thấy nhà thơ đã tạo nên trong thơ mình một sự phong phú đa dạng linh hoạt trong giọng điệu. Giữa sự phong phú đa dạng linh hoạt ấy, Triệu Kim Văn vẫn tìm ra cho thơ mình một giọng điệu chủ đạo – đó là giọng điệu triết lí chiêm nghiệm. Đây là giọng điệu trung tâm, nổi bật, giữa sự bổ trợ và phối thuộc của các giọng điệu như trữ tình hoài niệm, ngợi ca ngưỡng mộ và mỉa mai châm biếm.

Nếu so sánh với một tác giả dân tộc thiểu số cùng thế hệ với Triệu Kim Văn là nhà thơ Mai Liễu, chúng ta sẽ nhận thấy sự khác biệt rất rõ trong giọng điệu. Nếu như thơ Mai Liễu thấm đẫm giọng điệu hoài niệm (về quê hương, quá khứ, tình yêu, .v.v..) thì thơ Triệu Kim Văn nổi bật ở giọng điệu triết lí chiêm nghiệm (về con người, về lẽ đời.v.v..). Nó là minh chứng thuyết phục cho nguyên tắc chủ quan trong sáng tạo thơ ca. Con người của nhà thơ như thế nào, thơ sẽ bộc lộ ra một cách chân thực, sâu sắc và rõ nét con người ấy. Việc tác giả tạo được ra giọng điệu riêng như vừa nói chính là biểu hiện của không chỉ tài năng, bản lĩnh mà còn là phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn


3.2.1. Khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật


3.2.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật


Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là thứ ngôn ngữ đã được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Khác với ngôn ngữ không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ.

Thứ nhất: Ngôn ngữ nghệ thuật phải chính xác, tinh luyện và hàm súc. Tính chính xác là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ văn học. Viết văn phải dùng từ chính xác mới tái hiện và tái tạo đúng sự vật hiện tượng, miêu tả đúng cảnh vật, khắc hoạ đúng hình dáng, cá tính, tâm lí nhân vật. Qua đó nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ và cả tài năng của mình nữa. Không chỉ vậy, ngôn từ trong tác phẩm văn chương còn phải cô đọng, phải “nén chặt” ý nén tối đa trong lời làm cho mỗi từ có sức nặng, có độ thừa và có nhiều lượng ngữ nghĩa. Tính hàm súc và đa nghĩa do phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ nhờ vào các biện pháp tu từ.

Thứ hai: Ngôn ngữ nghệ thuật phải mang tính hình tượng. Ngôn ngữ chia làm hai loại: Ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm là ngôn ngữ hình tượng. Nhà văn phản ánh hiện thực và thế giới nội tâm bằng tư duy hình tượng và luận lí nên mượn ngôn ngữ hình tượng để

xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Hình tượng không trừu tượng mà mang tính cảm tính cụ thể. Tính hình tượng gắn với tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính chính xác và tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học. Hình ảnh tác động sâu sắc đến tình cảm người đọc, tạo ấn tượng sinh động về sự vật được phản ánh, qua đó thấy được tình cảm và thái độ của tác giả.

Thứ ba: Ngôn ngữ nghệ thuật phải có tính biểu cảm. Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện cảm xúc của văn học.Văn xuỗi đặc biệt là thơ ca góp phần bộc lộ tình cảm của người viết và rộng ra là tình cảm của cuộc đời chung. Nghệ thuật nói bằng một thứ tiếng nói duy nhất đó là ngôn ngữ của chính thế giới bên trong, ngôn ngữ của cảm xúc và biểu cảm. Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao quát và ngay trong những từ ngữ cụ thể. Tính biểu cảm biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp, có hình ảnh hoặc chỉ là ngôn ngữ thuần tuý. Tuy vậy, tính biểu cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc nội tâm.

3.2.1.2. Ngôn ngữ thơ


Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật; ngôn ngữ thơ trước hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn học, đó là: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm... Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, những đặc điểm ấy lại biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng....

Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu (tính họa) vừa giàu nhạc điệu (tính nhạc). Các đặc điểm trên hòa quyện với nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa.

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh, sắc màu. Hình ảnh thơ bao giờ cũng là sự kết tinh của việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế hình ảnh thơ luôn có ý nghĩa trong việc tạo hiệu ứng nghệ thuật, góp phần khẳng định sự hiện hữu của thơ. Hình ảnh thơ không phải là tổng số của nhiều hình ảnh mà chính sự chọn lọc những hình ảnh có giá trị biểu cảm, có tính hàm súc, tạo hiệu ứng nghệ thuật cao, mới thể hiện tư tưởng, tinh thần lập ngôn và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

Ngôn ngữ thơ luôn giàu tính nhạc: Có thể xem tính nhạc là nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ thơ. Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu nghiêng về ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan, mà nghiêng về nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn. Rõ ràng, nhạc tính là tiếng nói linh diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người đọc. Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể loại nào khác, ngôn ngữ thơ với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc. Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh…

Ngôn ngữ thơ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc phong phú của ngôn ngữ. Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại”. Việc kiệm lời, kiệm chữ là một yêu cầu tối quan trọng đối với nhà thơ. Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt chẽ với sỗ từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn. Vấn đề đặt ra với mỗi nhà thơ là phải chọn một cách nói tốt nhất đến mức đô người ta cảm thấy không thể khác được.

Ngôn ngữ thơ mang đặc trưng thẩm mĩ riêng. Đó là thứ ngôn ngữ mang tính mơ hồ, đa nghĩa. Nó là những hình ảnh của ước lệ nghệ thuật, của biểu tượng và ý tượng. Bên cạnh đó, nó cũng mang tính cá thể hóa sắc nét và cao độ, thể hiện sự sáng tạo độc đáo riêng biệt của mỗi cá tính sáng tạo nhà thơ. Chính vì vậy, tính sáng tạo trong ngôn ngữ thơ cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện tài năng và phong cách của một nhà thơ.

3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn


3.1.2.1. Đặc điểm về hệ thống từ loại


Mỗi nhà thơ có một đặc điểm riêng về ngôn ngữ nghệ thuật. Với thơ Triệu Kim Văn, chúng tôi tiếp cận và khám phá ngôn ngữ nghệ thuật ở phương diện từ loại. Đặc điểm cơ bản của hệ thống từ loại trong thơ Triệu Kim Văn thể hiện ở ba yếu tố: Hệ thống danh từ chỉ sự vật hiện tượng quen thuộc trong đời sống miền núi, hệ thống động từ hướng nội, hệ thống tính từ tính chất dịu nhẹ.

Thứ nhất, về hệ thống danh từ:


Là một nhà thơ gắn bó chặt chẽ với đời sống miền núi, thơ của Triệu Kim Văn cũng phản ánh rõ nét những dấu hiệu đó. Thế giới thơ ông tràn ngập một hệ thống những danh từ chỉ những sự vật hiện tượng gắn với cuộc sống, sinh hoạt của con người miền núi.

Trước hết, đó là hệ thống danh từ chỉ những sự vật thuộc về môi trường tự nhiên như sương, mây, cây, lá, rừng, đá, núi.v.v..

Có khi đó những cuộc lội bộ đắm mình cùng núi mà con người nơi đây đã trăm năm gắn bó cùng nó:

Đi trong bồng bềnh sương


Trong cái lạnh rét tê da núi


(Lội bộ cùng Cao Sơn)


Những con đường vào bản đã in đậm, ăn sâu vào tâm trí của người con yêu núi ấy, để hình ảnh này hiện lên vừa bình dị mà vừa thiêng liêng:

Con đường Khuổi Đeng ngược lên đỉnh núi


Từ Khuổi Đeng nghe tiếng con gà gáy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023