Sự Thể Hiện Quan Niệm Thẩm Mỹ Của Nguyễn Du Trong Thơ Chữ Hán Và


Tóm lại, Nguyễn Du là một con người đa cảm, đầy ưu tư, một nhà nghệ sĩ cá tính. Với một cảm quan hiện thực và tấm lòng nhân văn đặc biệt, trong sáng tác của mình, ông muốn hoá giải những mặc cảm bị tước đoạt bằng một hành trình đi tìm những hoà hợp giữa tư tưởng và nghệ thuật. Nguyễn Du đã tìm sự hài hoà giữa ý thức tôn giáo và ý thức thẩm mỹ. Điều ấy đã làm nên một hệ thống chủ đề tư tưởng thẩm mỹ lý thú trong sáng tác của ông vậy. Trên bước đường sáng tạo ấy, dù ở bất kỳ phương diện nào, chúng ta cũng cảm nhận được ở Nguyễn Du một nhãn quan tư tưởng, một tấm lòng vang vọng đến ngàn đời. Ông xứng đáng được tôn vinh là thi sĩ của nhân văn và thi phẩm Truyện Kiềucủa ông là những thanh âm trong trẻo của nhà

hiền triết thiên tuế trường ưu 歲長憂, là khúc bi ca đoạn trường mang tính nhân

văn của một thời đại đầy những bất công và khủng hoảng.

1.4.2. Sự thể hiện quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán và

Truyện Kiều

Về quan niệm thẩm mỹ của một tác gia văn học cụ thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy có hai hình thức thể hiện, đó là những phát biểu trực tiếp bằng những mệnh đề lí thuyết duy lí, hoặc gián tiếp thông qua hệ thống đề tài, ngôn ngữ, hình ảnh... Trong Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa, Lê Ngọc Trà đã khẳng định: “Hình tượng nghệ thuật không chỉ mang bóng dáng của hình ảnh đời sống mà còn chứa đựng cả quan niệm của nhà văn về nó” [163, tr.298]. Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học cũng khẳng định: “Đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ của nhà văn” [54, tr.98].

Theo khảo sát của chúng tôi, quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du đã được tác giả thể hiện khá rò trong hai mảng sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Với từng đối tượng, ông có cách nhìn nhận, đánh giá cụ thể, chi tiết và khách quan. Chúng ta có thể khái quát thành các phương diện sau:

Một là, quan niệm thẩm mỹ của ông được bộc lộ rò nét qua cái nhìn về cuộc

đời và con người. Trong thẩm mỹ quan, nhân sinh quan của Nguyễn Du, chúng ta không chỉ thấy có sự hiện diện của tư tưởng Thiên mệnh luận 天 命 論 của Nho giáo mà nó còn chịu nhiều ảnh hưởng, tác động của thế giới quan, nhân sinh quan Phật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.


giáo và Lão giáo. Ông nhìn cuộc đời bằng con mắt của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, yêu thương, xót xa cho thân phận con người, trong bài Giang đình hữu cảm

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 9

江亭有感, ông viết: “Bách niên đa thiểu thương tâm sự” (Cuộc đời trăm năm biết

bao nhiêu chuyện thương tâm). Một tâm tư trĩu nặng những nỗi đau dường đã dồn chứa trên đầu ngọn bút và tâm can của nhà thơ. Xúc cảm trong mạch văn ấy biểu lộ nỗi đau đời khôn nguôi, nỗi thương đời vô hạn do chính cảm nhận chân thực của nhà thơ về cuộc đời, nên có sức mạnh truyền cảm, lan toả đến muôn đời sau và có lẽ

đó cũng chính là tâm sư của ông trong bài Tái thứ nguyên vận 再次原韻: “Phù thế

kỷ kinh tang lỗ biến, Sàng đầu y cựu tửu doanh tôn” (Cuộc đời phù sinh đã trải qua bao phen ruộng dâu biết thành ruộng muối, đầu giường luôn có nậm rượu đầy như cũ). Và xuất phát từ nền tảng văn hoá, tư tưởng triết học phương Đông, Nguyễn Du đã tự mình tạo dựng nên những cơ sở triết học, mỹ học để có thể triển khai một hệ thống tư tưởng nhân sinh của mình theo hướng kết hợp Nho, Phật và Lão trên nền tảng tâm thế Việt: lấy sự cảm thương, đồng điệu làm điểm tựa cho những nhận định về nhân thế.

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du nhận định luật Tài mệnh tương đố

才命相妒 là một quy luật đắng cay của cuộc đời mà con người phải gánh chịu:

Trăm năm trong còi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".

(Câu 01 - 04)

Cái nhìn bi quan về cuộc đời như vậy đã đẩy Nguyễn Du đi tới những quan niệm có tính yếm thế. Trong thơ chữ Hán, ông đã từng thốt lên: “Bách niên thân thế uỷ phong trần, Lữ thực giang tân hựu hải tân” (Mạn hứng 漫 興 ) (Cuộc thế trăm năm phó mặc gió bụi, hết ăn nhờ ở miền sông lại ăn nhờ ở miền biển). Trong Truyện Kiều,

thông qua phương thức xử lý diễn biến số phận nàng Kiều, chúng ta thấy rò một Nguyễn Du đau đời, thương đời khi đưa ra thông điệp về nỗ lực tu tâm, hành thiện con người sẽ cải hoá được số phận, từ đó có thể thay đổi được thiên mệnh.


Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

(Câu 3251 - 3252)

Phải chăng trong quá trình nhận thức đó, yếu tố tâm linh trong văn hoá Việt Nam hay tình cảm, sự duy tình, yêu thương con người đã chi phối và hướng dẫn chiều hướng tư duy của Nguyễn Du, đưa tư tưởng ông đạt tới sự nhận thức và phản ánh chân thực tâm nguyện, hy vọng của dân chúng. Đó là thành công lớn của Nguyễn Du và đã khiến ông trở thành nhà thơ của nhân dân, được nhân dân tôn vinh.

Bên cạnh đó, theo quan niệm triết mỹ Đông phương, muôn vật trong giới tự nhiên đều có thiên chân. Chính vì vậy, con người và tự nhiên có mối quan hệ tương thông với nhau. Bức tranh thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là cả một thế giới u uẩn. Ông phát hiện ra nó vừa tĩnh vừa động và có tính triết mỹ. Đặc biệt, trong mối quan hệ với thiên nhiên và con người với nghệ thuật, nhà thơ luôn đề cao đặc tính tự nhiên, “thiên chân” của vạn vật, nhà thơ luôn tự nhắc nhở bản mình:

Thương tàn vật tính bi phù hĩnh, Khắc lạc thiên chân thất mã đề.

(Ngẫu hứng 偶興)

(Làm hại tính tự nhiên của vật, ái ngại chân con le bị nối dài ra, Xuyên tạc chân tính thiên nhiên làm mất ý nghĩa thiên “mã đề”)

Thiên chân 天 真 , mã đề 馬 蹄 là những ẩn dụ mà cổ nhân thường dùng để

nêu bật tinh thần vô vi, thuận theo tự nhiên của Lão Trang. Ở đây, có lẽ nhà thơ cảm thấy bức rứt không yên vì bản thân mình đã xuất sĩ, ra làm quan với nhà Nguyễn. Ông hoài niệm về những tháng ngày ẩn cư nơi thôn dã, sinh hoạt cùng phường săn

của thời kỳ làm Hồng sơn liệp hộ 鴻 山 獵 . Dường như nhà thơ cảm nhận rằng

ông đã làm những điều trái với tính tự nhiên của mình, giống như câu chuyện “cắt ngắn chân con hạc dài”. Bản tính tự nhiên ấy, một lần nữa được nhà thơ đề cao trong bài Thành hạ khí mã 城下棄馬:

Cơ lai bất tác cầu nhân thái,

Lão khứ chung hoài báo quốc tâm.


Nại đắc phong sương toàn nhĩ tính, Mạc giao ky trấp tái tương xâm” (Bụng đói nhưng không tỏ ý xin người, Già rồi vẫn ôm tấm lòng báo nợ nước.

Chịu được gió sương để giữ trọn tính chất tự nhiên của mày, Chớ để cho dàm và bịt móng lại phạm vào thân.)

Người đẹp không mong tuổi già, sợ người đời lạnh nhạt. Con ngựa hay bao năm rong ruổi, đi qua bao dặm đường lẽ nào chịu bó thân chết già nơi góc thành. Nhĩ tính 爾性 là bản chất tự nhiên, là vẻ đẹp tâm hồn dù có trải mấy phong sương

vẫn không hề nao núng, không sợ những tác động của ngoại cảnh, ngoại vật. Tinh thần ấy phải chăng cũng là một tâm sự mãnh liệt của một kẻ sĩ không sợ cường quyền, không luỵ phiền, không gò bó trong khuôn khổ nhất định.

Hai là, trong quan niệm của mình, Nguyễn Du đã xem thiên nhiên như một còi thiêng, một chốn đi về của tâm hồn. Có thể khẳng định, thiên nhiên được nói đến rất nhiều trong thơ Nguyễn Du. Thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Du không chỉ là bức tranh sơn thuỷ kỳ vĩ như các nhà thơ cổ điển khác, ông đã hướng tầm mắt của mình đến những chốn thâm sơn, những nơi thôn dã u tịch, lặng lẽ và có vẻ bình dân. Trong thơ Nguyễn Du có một số bài thơ viết về thiên nhiên với một vẻ đẹp “không chỉ mơ hồ như sương khói, không chỉ bàng bạc, mông lung như mây chiều” [07, tr.25]. Hầu hết những sáng tác đó đều là những bài thơ viết bằng chữ Hán như:

Quỳnh Hải nguyên tiêu 瓊海元宵, Sơ nguyệt 初月, Sơ thu cảm hứng 初秋感興,

Sơn trung tức sự 山 中 即 事 , Biệt Nguyễn Đại Lang II 別 阮 大 郎 ( )... Ở những chùm thơ này, Nguyễn Du cho thấy khuynh hướng đi tìm cái đẹp thiên nhiên hiện hữu trong còi đời thực, không mơ màng đến chốn thần tiên, kỳ ảo. Đúng như nhà nghiên cứu Lê Thu Yến đã nhận xét:

Nguyễn Du cũng một vài lần đăng cao nhưng không phải để hoà nhập vào vũ trụ mà để thấy rò hơn con người mình. Lên lầu Nhạc Dương, ông thấy cảnh vật hùng tráng nhưng đó chưa phải là cảm hứng chủ đạo. Nhà thơ đăng cao chính là để mở tầm mắt nhìn về quê hương, về một góc trống không phía


trước để đau buồn, để than thở cho thân phận mình đang phải làm một kiếp

người xa xứ... [177, tr.25].

Với nhà thơ, thiên nhiên là tri âm, tri kỷ. Nhà thơ đến với thiên nhiên như một sự giãi bày những u uất, tâm sự của mình. Cảm thức tha hương, nỗi buồn viễn xứ, hay những tâm cảm về thời đại mãi hằn sâu qua những khung cảnh thiên nhiên trong thơ chữ Hán và Nôm của ông:

Bình sa tận xứ thuỷ thiên phù, Hạo hạo yên ba cổ độ thu.

Nhất vọng tân nhai thông cự hải, Lịch triều cương giới tại trung lưu.

(Độ Linh Giang 渡 靈江)

(Cuối bãi cát phẳng là chỗ trời và nước nổi bập bềnh, Khói sóng mênh mang, vẻ thu trên bến đò xưa.

Ngước trông bến sông thông ra biển lớn,

Cương giới các triều đại phân chia ở giữa dòng.)

(Qua đò sông Gianh)

Là vậy, dù có miêu tả đến từng chi tiết những đổi thay mà mắt ông đã nhìn thấy về thiên nhiên nhưng nhà thơ vẫn luôn gắn bức tranh ấy với những tâm sự cố hữu của mình. Qua bến sông Gianh, nhà thơ lại hoài niệm về tiền triều, về quá khứ - một nỗi niềm đau đớn vẫn từng ngày chảy trong huyết quản của ông. Do vậy, thiên nhiên dù đẹp, dù mỹ lệ đến đâu, với Thanh Hiên tiên sinh, nó vẫn mãi là một người bạn, là một lăng kính đã khúc xạ những nỗi niềm của thi nhân.

Ba là, quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du được thể hiện qua sự minh triết của con người thanh cao, u uẩn. Cùng với thiên nhiên, con người cũng là một đối tượng thẩm mỹ của thơ ca Nguyễn Du. Trong Bắc hành tạp lục, hình tượng con người cũng được Nguyễn Du thường hay nhắc đến. Bên cạnh những nhân vật anh

hùng Trung Hoa tên tuổi như Tỉ Can 比干, Sở Bá Vương 楚霸王, Phạm Tăng 范曾,

Hoài Âm Hầu 淮陰候, Dự Nhượng 豫讓, Văn Thừa tướng 文丞相... những danh sĩ tài hoa như Tam Lư đại phu 三閭大夫, Liễu Hạ Huệ 柳下惠, Âu Dương Văn Trung


歐 陽 文 忠 … mỹ nhân nổi tiếng như Dương Quý Phi 楊 貴 妃 , Tiểu Thanh 小 青 … người đọc cũng gặp trong thơ Nguyễn Du những khách tục hay “láng giềng mấy sĩ nho” của ông. Nhưng, nguồn cảm hứng trung tâm của thơ Nguyễn Du không ai khác hơn là chính bản thân ông. Bởi vậy, sự thể hiện quan niệm thẩm mỹ về phương diện con người, ở Nguyễn Du gắn với việc xét đoán, khẳng định về bản thân của chủ thể sáng tạo và ông cho rằng, thân phận mỗi người là sự tồn tại theo duyên cảnh, là tất nhiên và mang tính tiền định.

Khi thưởng lãm các vần thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Mai Quốc Liên viết: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa” [31, tr.07]. Xét từ góc độ triết mỹ, tìm hiểu vẻ đẹp nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng chính là tìm hiểu nỗi lòng của một kẻ sĩ, là ý thức thẩm mỹ của một nhà nghệ sĩ trước cảnh ngộ và những số phận người, đồng thời cũng chính là ước mơ của ông đối với những con người ấy. Và có lẽ, mối quan tâm này dã trở thành những trăn trở thường trực trong ông, được thể hiện qua “mái đầu

bạc, mái tóc bạc”, hình ảnh đã trở đi trở lại trong thơ chữ Hán của thi sĩ họ Nguyễn này. Đó là hình ảnh mái đầu bạc trong bài Đối Tửu 對 酒 : “Niên quang ám trục bạch

đầu lai”(Tháng năm âm thầm đưa mái đầu bạc trở lại), mái tóc bạc trong bài Thu

Chí 秋 至 : “Trù trướng lưu quang thôi bạch phát” (Buồn rầu vì ngày tháng trôi giục mái tóc bạc thêm). Tất cả những mối ưu tư ấy dường như xuất phát từ một tâm sự u uất trong ông, trong Tự Thán 自 嘆 ông tâm sự:

Sinh vị thành danh thân dĩ suy,

Tiêu tiêu bạch phát mô phong xuy

(Sống chưa làm nên danh, thân đã suy yếu, Tóc bạc phơ phơ, gió chiều thổi)

Đọc di cảo còn sót lại của một cô gái tài hoa bạc mệnh, Nguyễn Du tự cảm cho thân phận con người rồi liên hệ đến những dự cảm của bản thân và thầm nhủ “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Thiên hạ còn có người khóc Tố Như chăng?”. Trong


nhãn quan thẩm mỹ và ý thức nhân sinh ấy, Nguyễn Du đặc biệt chú ý tới hai loại người: người tài và phụ nữ. Chính ở hai đối tượng này, quan niệm nghệ thuật, thẩm mỹ và nhân sinh của ông về con người chứa đựng những nét đặc sắc nhất. Đồng thời, sắc thái tư duy Việt trong tư tưởng và ý thức thẩm mỹ của Nguyễn Du về con người cũng bộc lộ rò nhất khi ông thể hiện các quan niệm này. Nguyễn Du đã tôn vinh người phụ nữ như những tinh hoa, anh tài của xã hội. Trong Truyện Kiều, ông đã gửi gắm tất cả niềm yêu thương, xót xa và kỳ vọng vào người phụ nữ khi xây dựng hình tượng Thuý Kiều, một người phụ nữ thanh cao, tài sắc và hiếu thuận, nghĩa tình. Lý tưởng thẩm mỹ về đạo đức và con người của Nguyễn Du được ông gửi gắm vào nhân vật này. Đó là hình tượng người phụ nữ đẹp nhất mà văn học Việt Nam cổ điển đã đạt được.

Khi đề cập đến người tài, Nguyễn Du đã thừa nhận quy luật Tài mệnh tương đố. Với Nguyễn Du, người tài không chỉ là các văn nhân, trí thức Nho giáo, mà bao gồm cả phụ nữ; cái tài không chỉ thể hiện trong thơ phú, chính trị, cử nghiệp, mà cả trong các năng lực nghệ thuật khác như đàn hát, hội hoạ. Theo ông, người có tài luôn là tinh hoa của trời đất, được đồng loại coi trọng, xót thương và ca ngợi, bởi họ đã làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn, nhân ái hơn:

Kiều rằng: “Những đấng tài hoa, Thác là thể phách còn là tinh anh

(Câu 0115 - 0116)

Những con người tài hoa khi sống phải cam chịu phận long đong như một sự cứu chuộc cho nhân quần, bởi họ cũng chính là những con người có tình nhất, yêu thương đồng loại nhất và là những người cảm biết được trách nhiệm của mình trước đồng loại. Dù có phải đi vào tử địa, họ vẫn tự nguyện chấp nhận như một tất yếu, cũng giống như nàng Kiều coi việc bán mình chuộc cha là nghĩa vụ đương nhiên của người con thực hiện đạo hiếu. Những người tài hoa ấy, dù thể xác đã trở về với cát bụi, nhưng tinh thần, tài năng của họ vẫn tồn tại như những hiện hữu tất yếu. Nguyễn Du đã dùng minh triết của sự giác ngộ về thiện tâm, phương tiện căn bản làm chìa khoá giải mã những bất công của cuộc đời. Tuân thủ những nguyên lý minh


triết của Phật giáo và những sắc thái duy tình của người Việt, Nguyễn Du đã đưa ra lời giải của ông cho vấn nạn nhân sinh.

Bốn là, ngoài ý thức về thân phận con người, thiên nhiên… nhà thơ còn quan tâm đến bản chất, chức năng của văn chương. Nếu Độc Tiểu Thanh ký là tiếng khóc cho số phận của những văn nhân, kỳ nữ tài hoa bạc mệnh thì Điệp tử thư trung là triết lý về chức năng giáo hoá của văn chương, thi ca, nghệ thuật. Nhà thơ tự ví văn nhân như những con mọt sách như lại là “Con mọt sách dễ tỉnh giấc mộng phồn

hoa”. Từ tinh thần của Khổng Tử “triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ 朝聞道夕死可矣

(Sớm nghe được đạo lý, chiều chết cũng là được), nhà thơ đã đề cao tính đạo lý, giáo hoá của văn chương, để bản thân mình vì có duyên nên được như một cánh bướm được chết trong sách vậy:

Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch, Tàn hồn vô lệ khốc văn chương.

Văn đạo dã ưng cam nhất tử,

Dâm thư do thắng vị hoa mang.

(Điệp tử thư trung 蝶死書中)

(Mệnh bạc nhưng có duyên nên được lưu lại trong sách, Hồn tàn không nước mắt để khóc văn chương.

…Nghe đạo lý cũng đành cam một chết, Mê sách còn hơn là bận lòng vì hoa)

Bên cạnh những quan niệm ấy, trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng ta

còn thấy ông chú trọng đến vấn đề liên quan đến nội dung mà dường như rất xem nhẹ về hình thức. Đọc bài thơ Khổng Tước vũ 孔 雀 舞 (Con chim công múa), chúng

ta sẽ cảm nhận được điều đó.

Ngoại lộ văn chương thể, Trung tàng sát phạt ky.

Nhân khoa dung chỉ thiện, Ngã tích vũ mao kì.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí