Đặc Trưng Thẩm Mỹ Của Các Ngữ Liệu Văn Hoá Việt, Bình Dân Trong Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Truyện Kiều


Câu thơ này đã phỏng dịch lại hai câu thơ nổi tiếng của Bạch Cư Dị 白居易

trong tuyệt phẩm Trường hận ca 長恨歌: “Ngọc dung tịch mịch lệ lan can, lê hoa nhất chi xuân đới vũ 玉容寂寞淚闌干梨花一枝春帶雨” (Mặt ngọc ủ ê, nước mắt dầm dề như cái hoa lê mùa xuân có bám mấy giọt nước mưa). Tác giả đã sử dụng

câu thơ trên để miêu tả dáng vẻ u sầu của Thuý Kiều trong canh khuya, những giọt lệ sầu bi ấy được ví như những giọt sương hãy còn vương đọng trên cánh hoa lê, nghệ thuật diễn đạt theo kiểu tượng trưng đã được nhà thơ khai thác triệt để nhằm tôn vinh vẻ đẹp của nàng Kiều vậy.

Theo Nguyễn Thuý Hồng, trong toàn bộ tác phẩm, Nguyễn Du đã có 36 lần chuyển dịch thành công các câu Đường thi tuyệt tác như vậy [65, tr.252]. Điều đó không chỉ thể hiện sự ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá từ chương Trung Hoa đối với nhà thơ mà còn thể hiện tài năng, bản lĩnh văn hoá Việt trong hồn cốt, phong cách và tư duy của một thi nhân nặng tình dân tộc.

Việc sử dụng các ngữ liệu văn hoá trong các tác phẩm là một trong những nét đặc thù của ngôn ngữ văn chương cổ điển phương Đông. Sự hình thành và vận động của hệ thống ngữ liệu này ngoài các nhân tố mang tính lịch sử, nó còn chịu sự chi phối của các tâm thức văn hóa truyền thống phương Đông và đặc trưng thẩm mỹ cổ truyền Trung Hoa, Việt Nam. Quan niệm thẩm mỹ đầu tiên đã tác động đến ngữ liệu văn hoá là tinh thần sùng cổ, thượng cổ. Khổng Tử đã phát biểu về những công

trình do mình san định chỉ là “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ 述而不作信而好古

(Chỉ thuật người xưa lại không sáng tạo, tin tưởng và ưa chuộng cái cũ). Quan niệm này đã được phản ánh qua ý thức hoài cổ, tập cổ của người xưa, đó là xu hướng quay về với quá khứ, xem quá khứ là điển chương, là những bài học tinh thần sâu sắc nhất đối với con người. Có lẽ, một ý thức nhân sinh như vậy đã dẫn đến một quan niệm về thẩm mỹ tương ứng, thích hợp. Đó là sáng tác văn học được đánh giá qua các điển cố, phong thái, cổ ngữ của các hiền nhân... do đó thủ pháp lặp lại ý tưởng của người xưa được xem là đúng đắn, là hay, là đẹp. Đó là nội dung cơ bản

của nguyên lý Ôn cố nhi tri tân 溫 故 而 知 新 . Điều này cũng đã tác động trực tiếp

đến phương thức hình thành, chuyển hoá của hệ thống ngữ liệu văn hoá như điển cố, thi văn liệu, cổ ngữ, ý tượng... trong văn học cổ điển Trung Hoa và Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.


Như trên đã phân tích, bên cạnh tính điển phạm, tập cổ, đăng đối... hệ thống ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuậtTruyện Kiềunói riêng và tác phẩm văn học trung đại nói chung còn thể hiện tính trang nhã, uyên bác phù hợp với tính chất bác học trong quan niệm của người xưa. Đây cũng là luận cứ giải thích tại sao văn chương bác học luôn dụng điển, dẫn sự, kê cổ. Khảo sát các ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ Truyện Kiều, chúng tôi nhận thấy, nếu tác giả sử dụng những ngữ liệu văn hoá bác học thì những sự việc, nhân vật, không gian thường thiếu yếu tố tả thực, đời sống thực... mà chỉ thiên về miêu tả cái cao quý, để ngợi ca, lý tưởng hoá hay giáo huấn hậu nhân và do đó họ tránh lối diễn đạt trực diện, thường đi vòng, sử dụng những hình ảnh biểu trưng. Đúng như Lê Hữu Kiều (thế kỷ XVIII) đã bàn “làm thơ... luyện cách điệu không trang nhã sẽ mắc vào bệnh quê mùa, đặt câu không sắc sảo sẽ mắc vào bệnh quê mùa, kém cỏi...” [130, tr.51] và văn chương được quan niệm là “để bày tỏ tình cảm, nên lời lẽ phải đẹp, trau chuốt” [130, tr.51]. Chẳng hạn, trong văn hoá Trung Quốc và Việt Nam, hướng Đông chủ về sinh, thuộc dương, cho nên Đông và nam giới có mối liên hệ với nhau. Trong bài Mạch thượng

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 12

tang 陌上桑 có câu: “Đông phương thiên dư kỵ, phu tế cư thượng đầu 東方千余騎,

夫婿居上頭(Trong đám người theo hầu kia có chàng rể ở hàng đầu). Căn cứ vào quan niệm đó, ta thấy trong văn học cổ Việt Nam, các tác giả cũng sử dụng các từ như Đông cung, Đông sàng hay sàng Đông. Đông cung được dùng để phiếm chỉ ngôi vị thái tử. Theo nghi lễ cổ xưa, cung thất của hoàng tử được chọn nối ngôi đều xây dựng ở phía đông của cung vua. Hai từ Đông sàng hay sàng Đông đều có liên

quan đến điển cố Đông sàng thản phúc 東 床 坦 腹 và dùng để phiếm chỉ chàng rể

quý. Vì sao có hiện tượng như thế? Truy nguồn gốc, xuất xứ của chữ Đông, thứ nhất Đông thuộc dương, thứ hai Đông chủ về sinh nên có liên quan đến tư thế nằm ngủ của con người. Thiên Ký Tịch Lễ 既夕禮 trong sách Nghi lễ 儀禮 có viết:

xứ thích tẩm, tẩm đông thủ vu bắc dung hạ 士處適寢寢東首于北墉下(Phòng ngủ của kẻ sĩ, giường được đặt ở phía Bắc, đầu quay về phía Đông) [182, tr.127]. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dùng Đông để chỉ nam giới:


“Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

(Câu 035 - 038)

Tường đông có thể thực chỉ, đó là bức tường ở phía đông, nhưng nếu dừng lại ở đây thì khó thấy được dụng ý của tác giả khi nói về tính cách đoan trinh hiền thục của chị em Thuý Kiều. Bởi lẽ, hai nàng là thục nữ khuê môn, những chuyện bướm ong lại qua đều bỏ ngoài tai nên Nguyễn Du mới hạ bút viết “Tường đông ong bướm đi về mặc ai”. Do đó, tường đông còn mang nghĩa hư chỉ, nói về nơi ở của đàn ông. Như vậy, ngữ liệu tường đông đã kết hợp một cách nhuần nhị với các ngữ liệu như phong lưu, hồng quần, cập kê và điều đó càng tăng mỹ cảm cho ngữ cảnh được miêu tả, vừa chuẩn thi pháp đồng thời tạo nên sự hấp dẫn cho đoạn trích.

Nhìn chung, hệ thống ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều đã chịu sự tác động của bối cảnh, tư duy, tâm thức, đặc trưng thẩm mỹ của văn hoá Trung Hoa và Việt Nam. Dưới áp lực của những tác động ấy, ngữ liệu đã trở thành những tín hiệu thẩm mỹ đặc thù, là những uyển ngữ, mỹ từ, giai cú giàu sức khái quát và đậm tính triết học. Hệ thống ấy đã trở thành công cụ thẩm mỹ của văn nhân thi sĩ trung đại, nó không chỉ chuyển tải những nội dung thẩm mỹ, suy tưởng về nghệ thuật, về cuộc sống mà còn thể hiện một cách sâu sắc về tầm văn hoá, độ thâm thuý và sở học của các tác gia văn học.

2.1.3.2. Đặc trưng thẩm mỹ của các ngữ liệu văn hoá Việt, bình dân trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều

Văn hoá không phải là quá trình biểu lộ sự hơn kém mà luôn thể hiện qua những đặc trưng đa dạng, phong phú và khu biệt. Ở ngôn ngữ bác học, Nguyễn Du đã sử dụng một hệ thống ngữ liệu mang tính nghiêm trang, tôn kính để phác họa những tính cách, tái tạo không gian hoặc miêu tả tính cách nhân vật. Nhà thơ đã phác thảo nên một không gian thẩm mỹ đặc thù khiến cho người đọc có thể mở ra những trường liên tưởng, những chân trời nghệ thuật mới và có thể thẩm thấu tuỳ vào kinh nghiệm sống, sở học của mình. Song đối với ngôn ngữ bình dân, cụ thể ở đây là hệ thống từ láy, hư từ, từ cổ, từ địa phương tiếng Việt... đã được ông sử dụng


để góp phần miêu tả bức tranh đa diện của hiện thực, miêu tả nhân vật, ngôn ngữ nhân vật (đặc biệt là những nhân vật phản diện), thể hiện tính triết mỹ, văn hoá của nghệ thuật tác phẩm...

Với hệ thống từ ngữ bình dân, tác giả dường như lách nhẹ, đi sâu phân tích từng đặc điểm nhỏ, từng chân tơ kẽ tóc của những phẩm cách, ngoại hình của các nhân vật phản diện. Nếu từ ngữ bác học có đặc tính biểu tượng, khái quát, hàm súc thì với ngôn ngữ bình dân, tính cụ thể, chi tiết, rò ràng, nặng về miêu tả là những đặc tính khá quan trọng. Vẻ tiêu biểu, phổ biến của một lối miêu tả “sát sàn sạt” của giới bình dân, của lối nói khẩu ngữ đã được Nguyễn Du chuyển dẫn một cách khá thành công. Qua các trích đoạn miêu tả về Mã Giám Sinh, Tú Bà, bọn tham quan ô lại... trong tác phẩm đã chứng thực điều ấy. Sở dĩ Truyện Kiều được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong dân gian là vì Tố Như Tử đã sử dụng tiếng Việt một cách linh động, thần kỳ, nhuần nhuyễn, đa dạng, thích đáng và hợp lý. Trong quá trình sáng tạo, tác giả Truyện Kiều đã tổng hợp, điều hoà những ảnh hưởng của hai khuynh hướng cơ bản trong ngôn ngữ tác phẩm: Ngôn ngữ văn hoá bình dân và ngôn ngữ văn hoá bác học.

Trong ngôn ngữ Truyện Kiều, chúng tôi thống kê được 332 thành ngữ được sử dụng nguyên mẫu và 113 thành ngữ tách xen và được vận dụng một cách sáng tạo. Tuy nhiên, tác giả đã sử dụng chúng như những phương tiện để khái quát hình tượng mà không mất đi vẻ bóng bẩy, chất tu từ của một câu thơ. Nếu ở văn học dân gian, tác giả dân gian diễn đạt sự khó khăn, tốn công vô ích của sự việc nhất định nào đó qua thành ngữ “đáy bể mò kim” thì ở Truyện Kiều, Nguyễn Du mượn thành ngữ này thể hiện sự chung tình, sự khó khăn của hành trình tìm kiếm những ý nghĩa đích thực của tình yêu. Ở đây ngoài ý nghĩa chân thực của thành ngữ, nhà thơ đã cải biến, nâng cấp nó thành những thủ pháp nghệ thuật góp phần thể hiện một cách chân thật tâm trạng của nhân vật:

Bấy lâu đáy bể mò kim

Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa.”

(Câu 3175 - 3176)


Sự sáng tạo của Nguyễn Du được thể hiện qua nghệ thuật sử dụng linh hoạt các ngữ liệu sẵn có. Khả năng am hiểu về những đặc thù của tiếng nói dân tộc đã giúp nhà thơ có được cách sử dụng linh hoạt, dưới ngòi bút của mình, ngôn ngữ dân tộc trở nên trong sáng kỳ lạ và trở thành lớp từ đặc biệt mà chúng tôi tạm gọi đó là hệ thống từ ngữ văn hoá bình dân. Ở Truyện Kiều, nhà thơ không chỉ dừng lại ở sự vận dụng có tính sáng tạo và kế thừa kho tàng ngôn ngữ dân tộc mà ông còn đưa vào trong tác phẩm những từ ngữ Hán Việt đã được Việt hoá, giúp chúng gia nhập vào kho từ vựng tiếng Việt. Bằng chứng là có khá nhiều thành ngữ điển cố, tập cú Đường thi đã được Nguyễn Du chuyển dịch chuẩn xác, không cầu kỳ khó hiểu, như các cụm “Thiên nhai hải giác" đã được tác giả Việt hoá thành “góc bể chân trời” hay “Hồng diệp xích thằng” thành “lá thắm chỉ hồng”, “Đông ôn hạ sảnh” thành “quạt nồng ấp lạnh”… Từ những chất liệu thô sơ của ngôn ngữ đời thường, những từ ngữ cầu kỳ khó hiểu đối với đại đa số quần chúng (từ ngữ Hán Việt) đã được Nguyễn Du chuyển dịch và sử dụng thành thục như một công cụ đắc lực, góp phần miêu tả tâm trạng và khắc hoạ những thành công, bi kịch hay những mâu thuẫn cơ bản của các tuyến nhân vật.

Những thành công của ngôn ngữ nghệ thuật trong Truyện Kiều đã đánh dấu một bước phát triển mới về chất, có ý nghĩa đặc biệt trong việc học tập thơ ca dân gian và ngôn ngữ quần chúng của nhà thơ. Nguyễn Du vận dụng khẩu ngữ, ngoa ngữ, thành ngữ, trong đó thành ngữ được vận dụng nhiều nhất. Thi nhân sử dụng cả thành ngữ thuần Việt lẫn thành ngữ Hán Việt. Về thành ngữ Hán Việt, Nguyễn Du thường căn cứ vào đặc điểm về âm thanh và ngữ điệu của tiếng Việt để dịch những thành ngữ Hán ra thành ngữ Việt. Cũng có không ít trường hợp, Nguyễn Du giữ nguyên thành ngữ Hán Việt nhằm tạo màu sắc cổ kính, uy nghiêm như “Thanh thiên bạch nhật” trong câu “Ba quân đông mặt pháp trường/ Thanh thiên bạch nhật rò ràng cho coi” (câu 2395 - 2396); “Bình địa ba đào” trong câu “Gặp cơn bình địa ba đào/ Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em”(câu 3065 - 3066). Những thành tựu này đã đưa Nguyễn Du lên địa vị bậc thầy sử dụng ngôn ngữ, đưa ngôn ngữ thi ca cổ điển Việt Nam đến một trình độ phát triển mới, hoàn thiện hơn và có tính bứt phá so với giai đoạn trước đó.


Khác với các tác gia cùng thời, Nguyễn Du đã đưa vào tác phẩm của mình những lời nói khẩu ngữ, có quê mùa, thô kệch, qua bàn tay đẽo gọt của thi nhân lớp từ ấy vẫn không mất đi cái vẻ đay nghiệt của cuộc đời. Ví dụ, lời Tú Bà đay nghiến Thuý Kiều:

“Con kia đã bán cho ta,

Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây.

(Câu 0971 - 0972)

Thông qua cách sử dụng ngôn ngữ hội thoại, mang tính “chợ búa”, tác giả đã tạo dựng nên những hình tượng chân thực với những góc cạnh trái phải của cá tính nhân vật. Vì thế, mỗi nhân vật trong tác phẩm đều trở thành điển hình nghệ thuật của văn chương cổ điển Việt Nam.

Xưa nay, khi nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều, người ta thường hay chú ý trước hết đến những chỗ dùng từ đắt, từ tinh tế, cũng như nghệ thuật sử dụng hư từ, lớp từ đồng nghĩa, từ có phong cách khẩu ngữ, từ đa phong cách, từ ngữ mang phong vị ca dao, có nguồn gốc từ thành ngữ, tục ngữ… Đào Nguyên Phổ trong lời tựa của Đoạn trường tân thanh (1898) đánh giá tác phẩm này là “một khúc Nam âm tuyệt xướng”, Mai Thọ Truyền trong Phật giáo Việt Nam đã khẳng định Truyện Kiều là “một quyển Việt ngữ bách khoa hay như một kinh văn tôn quý...” [166, tr.42]. Ca dao trong Truyện Kiều được nhà thơ sử dụng như một chất liệu nghệ thuật, ông sắp đặt, cấu tạo sao cho phù hợp với văn cảnh trong tác phẩm. Qua lời ca, tiếng ngâm ở hội hát phường vải và Truyện Kiều, ông đã sắp đặt những lời ăn, tiếng nói của tầng lớp bình dân bên cạnh các điển cố bác học một cách nhuần nhị, giản dị nhưng không hề lạc điệu. Trong Truyện Kiều, không ít câu thơ, ý thơ, nhịp thơ đã ảnh hưởng trực tiếp từ ca dao của người như:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

(Câu 1525 - 1526)

Là lấy ý từ câu ca dao:

Tiễn đưa một chén rượu nồng Vầng trăng xẻ nửa tơ lòng đứt đôi.


Hoặc ở câu thơ:


Lấy ý từ câu ca dao:


Bốn bề bát ngát mênh mông,

Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau.

(Câu 2735 - 2736)

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.” Hoặc ở câu thơ:

Dưới trần mấy mặt làng chơi,

Chơi hoa, đã dễ mấy người biết hoa.

(Câu 835 - 836)

Lấy ý từ câu ca dao:

Trách người quân từ bạc tình,

Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.

Ở một số trường hợp khác, sự vận dụng ca dào trong ngôn ngữ văn hoá bình dân Truyện Kiều đã được tác giả thể hiện một cách sáng tạo. Đó không chỉ là sự mô phỏng ý tứ, lấy ý mà còn là sự diễn đạt khéo léo, hợp tình hợp cảnh. Chẳng hạn ông viết: “Đỉnh chung ai nỡ ăn ngồi cho an” (Câu 2937) đã thể hiện khá trọn vẹn ý nghĩa của câu ca dao xưa: “Đói no có thiếp có chàng, Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình”; hoặc ở ví dụ: “Nàng rằng khoảng vắng đêm trường, Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa” (Câu 441 - 442) đã học tập một cách sáng tạo lối diễn đạt của câu ca dao sau: “Vì thuyền, vì bến, vì sông, Vì hoa nên bận cánh ong đi về”. Trong toàn bộ 3.254 câu thơ lục bát của tác phẩm, Nguyễn Du đã 83 lần dẫn dụng ý tứ của ca dao vào câu thơ Truyện Kiều. Sự ảnh hưởng này đã góp phần đưa ngôn ngữ bình dân trong thi phẩm này vươn đến một tầm vóc khái quát, có khả năng bao quát, đúc kết những vấn đề trong từng trạng huống cụ thể, xác thực của cuộc sống. Có lẽ vì thế, trong quá trình hành thế, một số câu thơ Kiều đã có thể tác ra và tham gia vào ngôn ngữ dân gian, ca dao, dân ca, khẩu ngữ rất tự nhiên, tồn tại như những phương ngôn, châm ngôn thế sự, răn đời trong đời sống nhân dân. Có thể nói,


Nguyễn Du có đóng góp to lớn, cụ thể đối với lịch sử phát triển ngôn ngữ dân tộc. Truyện Kiều đã đem lại cho mọi người những nhận thức về khả năng phong phú của tiếng việt, phương diện sử dụng ngôn ngữ bình dân trong sáng tác văn chương.

Lớp từ vựng khẩu ngữ của quần chúng đã đi vào thơ Nguyễn Du một cách chan hoà, dung dị và nhẹ nhàng, giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, trước hết là sự gia tăng liều lượng sử dụng và sau đó là ở thành tựu nghệ thuật, phát huy tối đa tính năng thẩm mỹ của nó bên cạnh thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn những lời nói có tính triết lý và mang phong cách văn hoá của văn học dân gian. Đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy những lời đối thoại cũng như những lời chì chiết, đay nghiến của nhân vật hết sức sống động, gần gũi. Phong cách ngôn ngữ Nguyễn Du trong Truyện Kiều là sự súc tích, tính chính xác, là sự giàu hình ảnh, nhạc điệu. Nguyễn Du có thể dùng một từ hoặc một vài từ bộc lộ tất cả thái độ của tác giả. Hoàng Hữu Yên [179] đã khái quát một cách chân thực về giá trị thẩm mỹ của lớp từ này trong Truyện Kiều. Theo nhà nghiên cứu, khẩu ngữ quần chúng là lời ăn tiếng nói có tính chất nôm na, mộc mạc mà dồi dào sức sống động, đa dạng, muôn vẻ và không ngừng được tăng bổ qua các thế hệ. Nó bao gồm những lời nói thường và tục, nó như tinh chất của hàng tấn quặng thô đã qua xử lý kỹ thuật, nó bước vào ngôn ngữ văn học từ lăng kính và bàn tay thiên tài của nhà nghệ sĩ. Cùng với các thành phần ngôn ngữ khác, qua góc nhìn thẩm mỹ và văn hoá của Nguyễn Du, lớp từ vựng này cũng góp phần phục dựng những bức tranh xã hội hiện thực và thế giới nhân vật đầy rẫy những phức tạp. Đơn cử từ “mụ” trong những câu sau:

Lầu xanh có mụ tú bà…” (Câu 809) “Cứ lời lạy xuống mụ thì khấn ngay…” (Câu 940)

Nếu ở hai câu trên tác giả thay từ mụ bằng thì nhân vật Tú bà ở địa vị được đề cao và cấu trúc của câu thơ bị phá vỡ. Thay từ như thế trong câu sẽ bị trùng lặp từ câu thơ trở lên nhàm chán và không có tính nhấn mạnh. Như vậy từ mụ tiếng địa phương mà Nguyễn Du ở đây vừa có nét nghĩa trung hoà chỉ người phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, lại vừa có nét nghĩa chỉ những người đàn bà bạc ác hoặc thiếu nhân cách với ý nghĩa xem thường. Hoàng Hữu Yên đã có lý khi xác nhận:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022