Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Hồ Thủy Giang


tiên tiến từ đó áp dụng vào địa phương mình. Chỉ một thời gian mà nhà anh trở nên khá giả nhất làng. Những người dân làng, trước kia xem thường anh thường gọi anh là, “Vênh gù, Vênh còng, Vênh khoèo” nay đến nhờ anh hướng dẫn cách làm ăn, anh đều hướng dẫn họ một cách vui vẻ, tỉ mỉ. “Hình ảnh chú Vênh với chiếc mũ lá đội nắng, đội mưa cần mẫn trên cánh đồng đã trở thành một hình ảnh quen thuộc và thân thương đối với bà con làng Nga Mi. Trước mắt người dân quanh vùng, anh Vênh đã gần giống như một anh hùng rồi. Nụ cười anh Vênh cũng đã tươi hơn trước”[19,tr.318]. Qua câu chuyện nhỏ bé và giản dị đó, nhà văn như muốn nhắn nhủ tới những người có số phận bất hạnh như anh Vênh, hãy cố gắng vượt qua và chiến thắng hoàn cảnh đó mới là điều đáng khâm phục.

Qua việc thể hiện giọng điệu ngợi ca trong các tác phẩm, ta thấy Hồ Thủy Giang là nhà văn có niềm tin sâu sắc vào bản chất tốt đẹp của con người. Đó chính là niềm tin thể hiện tinh thần lạc quan và ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả.

1.2.4. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý

Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm là một phương tiện thể hiện những vấn đề đáng được quan tâm trong cuộc sống, thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa nhà văn với bạn đọc. Qua những chiêm nghiệm về cuộc đời dâu bể, về ngọt ngào và cay đắng của số phận con người, mà nhà văn đúc rút những triết lý, ngắn gọn, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.

Đọc truyện ngắn Hồ Thủy Giang, điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy, nhà văn không đề cập đến những vấn đề, những sự kiện lớn lao. Mà đó là những câu chuyện đã và đang xảy ra xung quanh ta. Từ những câu chuyện bình thường và giản dị ấy, nhà văn quan sát một cách tinh tế, suy nghĩ, nghiềm ngẫm và thể hiện bằng những trang viết sinh động. Trong mỗi trang


viết, mỗi truyện ngắn Hồ Thủy Giang luôn có một triết lý sâu sắc về tình yêu, cuộc đời, con người để độc giả cùng trao đổi, bàn luận và suy nghẫm.

Viết về tình yêu và lòng nhân ái cũng là một khía cạnh mà Hồ Thủy Giang rất quan tâm. Từ câu chuyện và sự hối hận của vị chủ tịch tỉnh trong Bông hoa cô đơn nhà văn nhận ra. “Ở đời, có những câu nói được sử dụng đúng lúc có đúng một lần”[19,tr.12]. Câu nói chỉ có một lần ấy gắn bó với một quyết định là đúng hay sai, sẽ làm cho ta đau khổ hay hạnh phúc trong một đời. Vì vậy nhà văn mong muốn mỗi người hãy sử dụng câu nói thật đúng lúc, đúng chỗ để chúng ta không bao giờ phải nuối tiếc.

Trong truyện ngắn Con tàu đến muộn, nhà văn đặt ra vấn đề qua bi kịch của một gia đình. Từ cuộc chia tay của bố mẹ, từ việc chứng kiến cảnh người mẹ thủy chung nhưng vừa qua đời vì bệnh tim và sự hối hận nhưng đầy sĩ diện đến mức mù quáng của người bố, một cô bé mới mười bảy tuổi đã nhận ra: “Trong cuộc đời, con người ta luôn cần có điểm tựa. Không phải là điểm tựa kinh tế... mà là điểm tựa về tình cảm... Không có điểm tựa tình cảm thì sống sẽ mòn mỏi... nhưng đâu phải bất cứ chỗ nào cũng có thể là điểm tựa tình cảm của chính mình được”[19,tr.41]. Những lời nói của cô bé nghe đơn sơ, nhưng chính xác như một chân lý. Chỉ tiếc rằng cái chân lý đơn giản ấy, người bố của cô bé để tuột khỏi tầm tay, và rồi suốt đời không thể tìm lại được “điểm tựa” của chính mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Qua tình thương và sự giáo dục của cô giáo Hà trong Hoa phượng giúp người đọc nhận ra, những lời phán quyết khắc nghiệt, những triết lý nặng nề, hay những hình phạt nghiêm khắc không phải bao giờ cũng có thể cảm hóa, giáo dục được con người. Mà “con người ta chỉ có thể lớn lên bằng tình yêu thương chứ không phải roi vọt”.

Truyện ngắn Chuyện tình ở dốc Nguy Hiểm kể về một người chồng ngoại tình, người vợ biết và khuyên giải nhưng đôi nhân tình đó vẫn đến với

Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 12


nhau. Vì quá xót xa những tình cảm mà mình đã có và gìn giữ hơn ba mươi năm, người vợ dự định những hành động trả thù đôi tình nhân đó. Nhưng khi đi qua dốc Nguy Hiểm - đây là nơi trước kia họ thường hẹn hò, tâm sự và bàn về tương lai, người vợ nghe như lời cầu cứu “em hãy dìu anh qua cơn nguy hiểm này!”. Và chị đã hiểu. “Cái tình cảm lớn lao hơn hết thảy là hãy dìu nhau qua mọi hiểm nguy. Đó mới chính là tình nghĩa tao khang”. Lời của người vợ cũng như là lời của tác giả nhắn nhủ cho những ai nhất thời bị chồng phụ bạc “Chính những giọt nước mắt yêu thương và lượng thứ chứ không phải lòng thù hận... là bàn tay êm ái dìu anh qua khỏi hiểm nạn ấy”[21,tr.134]. Qua những lời tâm sự nhưng đầy tính triết lý đó ta thấy được ý nghĩa lớn lao của sức mạnh tình yêu và lòng vị tha.

Truyện ngắn Ngược sáng là một câu chuyện của nhà nhiếp ảnh Trần Kha, vì bị vợ “cắm sừng”, nên anh quyết rình bằng được đôi tình nhân để chụp ảnh làm chứng cứ hành hạ đôi tình nhân. Nhưng bất ngờ, tấm ảnh thật tuyệt vời và đạt được những thành công mà Trần Kha không nghĩ tới. Có lẽ cả đời cầm máy, chắc anh cũng không thể có tấm ảnh thứ hai như thế này nữa. Chính vì vậy, qua câu chuyện tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người “Nghệ thuật là nghệ thuật. Xin đừng áp đặt sự hằn học cá nhân vào đó. Bản thân sự vật là đẹp thì không thể dùng ống kính bóp méo nó đi. Không thể chuyển cái đẹp thành cái xấu, đổi trắng thay đen”[19,tr.330].

Trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang đặt ra những vấn đề triết lý về cuộc đời để bạn đọc cùng bàn luận, suy ngẫm. Đó là những câu nói một chú bé về sự so sánh giữa người lớn và trẻ con. Chú bé thấy rằng “người lớn bao giờ cũng quên mình là trẻ con” và khi “người lớn mà cho nhau, giúp nhau một tí là phải tính toán, cân nhắc thiệt hơn chán”. Chú bé nhận ra, khi mọi người làm việc gì sai bao giờ cũng nói, “cái đó không phải do tôi, mà do người khác gây nên”[19,tr.48]. Những câu nói của chú bé và cũng là của tác giả giúp người đọc


nhận ra chính hình ảnh mình trong đó. Và thật thảm kịch biết bao “nhiều khi người lớn chúng ta không bao giờ còn trở thành trẻ con được nữa”.

Trong Thiên truyện cổ, tác giả thấy rằng: “ định kiến trong con người vẫn dai dẳng lắm”, chính điều này khiến cho nhiều người không được sống đúng với mình, và những định kiến đó, khiến cho biết bao người phải rơi vào những tình cảnh đáng xót xa.

Với truyện ngắn Cỏ biếc đồng quê, bằng việc khắc họa nhân vật anh Vênh, tác giả triết lý: “Thượng đế đã quá bất công trong việc dồn chất quá nhiều điều bất hạnh cho một con người. Nhưng cũng có thể đó chính là sự thử thách của đáng tối cao đòi hỏi con người phải biết vượt qua để sống”[19,tr.318].

Qua cuộc đời đầy bất hạnh của người thầy giáo trong Giấy Vụn nhà văn triết lý: “Người ta bảo bão trời chỉ có thể làm đổ nhà đổ cửa chứ bão lòng có khi tàn phá cả một kiếp người” “không phải vực thẳm nào con người cũng có thể vượt qua, đặc biệt là những bờ vực của tâm hồn”[21,tr.119].

Trong Món nợ từ một câu chuyện cũ của ông Nghĩa. Trước kia, vì giúp cho bạn mình khỏi bị đi tù, ông phải bỏ hết cả số của cải mà hai vợ chồng có được. Vậy mà, khi người bạn đó trở nên giàu có thường xuyên đi làm từ thiện, lại quên đi món nợ ngày nào với ông. Những lời băn khoăn của ông Nghĩa như muốn trao đổi cùng bạn đọc, “không hiểu những nhà từ thiện có thực tâm trong nghĩa thương người hay chỉ vì những mục đích khác, như mua danh tiếng chẳng hạn”. Và nhà văn khẳng định: “Nếu muốn trở thành người ban phát cho thiên hạ thì điều trước tiên cần làm là hãy lục tìm trong quá khứ những món nợ mà mình chưa chịu trả”[19,tr.365]. Đó không phải là món nợ vật chất mà là món nợ nhân cách.


Từ câu chuyện của Châu và Tùng trong truyện ngắn Sao xanh, nhà văn đưa ra triết lý: “Cô đơn cũng là một cách sống, nước mắt cô đơn nhiều khi lại làm cho con người ta vinh quang và hạnh phúc hơn những nụ cười gượng gạo”.

Trong truyện ngắn Những kiệt tác, nhà văn bàn luận về những mẩu chuyện cười qua lời của một cô biên tập,“thì ra những mẩu chuyện vui nho nhỏ ấy nhưng không phải ai cũng viết nổi. Đã có một nhà văn tiếng tăm thử viết cho tiểu mục vui nhưng cứ nhạt hoét, chẳng mua nổi ai một cái nhếch mép”. Chính vì vậy nhiều lần cô tự hỏi “Văn chương của ta còn ít trào lộng quá. Do tài năng, hay người ta không chú trọng tới cái thể loại cho là nhỏ bé, tầm thường này?”. Và cô cũng nhận ra “quả thật, biết biến những chuyện vụn vặt đời thường thành những tiểu phẩm mang niềm vui sống hoàn toàn không dễ dàng chút nào. Không có tài năng và tình yêu thật sự với nó chắc chắn sẽ thất bại”[20,tr.78-79].

Trong vòng quay hối hả, sôi động của cơ chế thị trường thời hiện đại, khi mà một số người chỉ quan tâm đến tiền, danh vọng, địa vị nhà văn nhận thấy. “Đồng tiền luôn biết cách tìm những góc tối để sáng lên lấp lánh”. Và “sự cám dỗ của đồng tiền và danh vọng thật khủng khiếp nó giống như những chiếc bánh sắt dửng dưng và man dại của con tàu sẵn sàng nghiền nát tất cả để tiến lên phía trước”[19,tr.15]. Điều này đã được minh chứng qua hàng loạt tác phẩm như: Sân ga, Tình phụ tử, Cỏ dại, Tro tàn...

Như vậy, có thể thấy truyện ngắn Hồ Thủy Giang với những chiêm nghiệm về cuộc đời khá sâu sắc. Những lý lẽ, triết lý trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang, khi thì được bộc lộ trực tiếp qua phát ngôn của người trần thuật cũng có lúc được thể hiện gián tiếp qua nhân vật. Để khái quát được những câu nói đơn giản thành triết lý, là cả một quá trình tìm tòi, phát hiện, chiêm nghiệm, đúc kết từ cuộc sống của tác giả. Nó là sản phẩm của một trái tim đầy


tâm huyết với con người và cuộc đời. Cái tài của nhà văn là đưa những triết lý, suy ngẫm mang tầm tư tưởng sâu sắc vào trong một vấn đề nhỏ nhặt, bình thường trong cuộc sống. Bởi vậy mà truyện ngắn của Hồ Thủy Giang có tính đa nghĩa và sức hấp dẫn lôi cuốn riêng.

2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là nghệ thuật ngôn từ. M.Gorki khẳng định ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”[24,tr.25].

Ngôn ngữ nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện “cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn”. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.

Trong tác phẩm tự sự gồm hai thành phần cơ bản của ngôn ngữ đó là: ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật.

Ngôn ngữ người trần thuật có vai trò then chốt trong tác phẩm tự sự, là yếu tố cơ bản thể hiện cái nhìn, giọng điệu và phong cách tác giả. Ngôn ngữ người trần thuật bao gồm những đoạn có tính chất tĩnh tại, như lời dẫn truyện, lời miêu tả bức tranh tự nhiên và xã hội, có khi là lời trữ tình ngoại đề, lời khắc họa chân dung nhân vật, miêu tả tâm trạng nhân vật... Ngôn ngữ người trần thuật còn mang thêm các sắc thái, quan điểm bổ sung do lập trường, đặc điểm tâm lý, cá tính của nhân vật – người kể chuyện mang lại.

Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm, là một trong các phương tiện quan trọng thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật được cá thể hóa cao độ. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: Nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ; lời phát âm đặc biệt của nhân vật... Ngôn ngữ nhân vật có ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.


Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ nghệ thuật là hình thức vật chất duy nhất tạo nên nội dung tác phẩm; là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm, yếu tố mang tính nội dung sâu sắc và trực tiếp nhất: “cả hình tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người... chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ”[24,tr.26]. Ngôn ngữ nghệ thuật còn là phương tiện thể hiện phong cách tác giả và thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn.

2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

2.2.1. Ngôn ngữ đời thường giản dị, mang tính khẩu ngữ

Trong văn xuôi thời kỳ đổi mới với thể tài thế sự - đời tư, nên ngôn ngữ hàng ngày chiếm ưu thế hơn cả. Các nhà văn Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng... đã đem ngôn ngữ nói nhất là việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ cả khẩu ngữ trong sinh hoạt hàng ngày để hòa trộn vào ngôn ngữ viết. Chính sự kết hợp này đã tạo cho ngôn ngữ văn xuôi ánh lên vẻ đẹp của cuộc sống đời thường.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang hiện lên trang giấy gần gũi, giản dị như những lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày. Phong cách khẩu ngữ được nhà văn sử dụng rộng rãi, trong ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ này thường đi kết hợp với giọng chua chát, mỉa mai, có thể thấy trong những truyện ngắn Chú bé đi giày một chân, Phiên tòa, Tình phụ tử, Mây gió ngẩn ngơ, Đối thủ, Bản quyền, Đối sách...

Đây là giọng của một chú bé nhặt rác: “Đời khốn nạn thế đấy chú ạ!”, “Lạy giời, từ ngày thành phố có cái gọi là... là... à gọi là nền kinh tế thị trường, các loại vỏ hộp, vỏ chai thải ra nhiều lắm, chúng cháu kiếm ăn cũng khá hơn. Chứ như ngót chục năm về trước thì chỉ bới ra bới ra bùn thôi chú ạ. Đói dài mồm!”. Và “Cháu thấy đài báo vẫn nói hàng năm có hàng chục,


hàng trăm người bị chết vì nạn lũ lụt. Thế thì cái sự dự báo dự biếc của chú có ích quái gì?...

- Chú bực cháu lắm hả? Xin lỗi chú. Cái tính của cháu nó ngang cành bứa thế”[19,tr.48]. Hồ Thủy Giang miêu tả chính xác ngôn ngữ của những chú bé mà báo mà mọi người vẫn gọi là “dân bụi”, những câu nói mang đầy tính khẩu ngữ trong sinh hoạt hàng ngày.

Trong Phiên tòa qua ngôn ngữ của người vợ mà chúng ta thấy hiện lên một người phụ nữ ghê ghớm, đanh đá.

“- Lão ta là một kẻ nát rượu. Một ngày lão tọng vào họng hai chai sáu nhăm vẫn còn chưa đủ....Đêm hôm ấy, tôi không mở của chính là để giáo dục lão ta chừa thói rượu chè. Chồng tôi là một thằng bợm rượu, là thằng vô tích sự, bám váy vợ thật đấy nhưng cướp chồng tôi là tôi cho vào tù...

- Con khốn nạn! Đồ gái đĩ già mồm! Bà thì bà gang họng mày ra bây giờ”[19,tr.200].

Còn đây là ngôn ngữ mỉa mai của một bà mẹ kế với cô con gái của chồng. “Bà những tưởng cùng lắm thì cô con chồng, lúc quẫn, cũng chỉ có thể dẫn về một thằng già tóc hoa dâm, cưới quách cho xong chuyện. Cốt để chiếm lấy ngôi nhà. Nếu như thế thì tuy ngôi nhà tuột khỏi tay bà nhưng lòng bà cũng thỏa mãn, vì đã dìm được đời nó xuống bùn đen, cho nó bớt vênh cái mặt khỉ lên”[19,tr.302].

Đối với những người tha hóa về đạo đức hay những người vô học, nhà văn thường xây dựng họ gắn với những khẩu ngữ để thấy được phần nào bản tính trong con người họ. Đây là đoạn đối thoại giữa nhà thơ Thục Phi với cánh làm ăn để thấy được cái giọng “khê khê, tinh tướng”.

“ - Không nói phét! Thơ tao hay nhất tỉnh này! Thơ tao đứng cạnh chúng nó có khác nào loài công đứng bên lũ gà nhép. Vì thế, chúng nó không chịu nổi,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023