Hệ Thống Ngữ Liệu Văn Hóa Bác Học Và Bình Dân Trong Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Truyện Kiều


Đọc Truyện Kiều ai mà nén nổi xúc động trước mọi chặng đường khổ ải của nạn nhân Thuý Kiều…, ai mà không thấy hiện lên trước mắt là cái “lờn lợt màu da”, với những lời tục tĩu văng ra từ mồm mụ đĩ Tú Bà! Ai mà không ghê rợn về sự tính toán bỉ ổi của tên ma cô họ Mã! Cũng chẳng ai quên được cái “lẻn”, cái “rẽ dây cương” rồi cái “mặt mo” của tên lừa đảo đốn mạt Sở Khanh…” [173, tr.47].

Điểm lại các đoạn thơ sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ quần chúng, chúng tôi nhận thấy lớp từ ấy đã tạo bức tranh chạm nổi tiêu biểu cho ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều. Chẳng hạn, hai từ “này này” trong lời nói của Tú Bà đã chứng thực rằng, nhưng từ ấy không còn là những từ mở đầu cho những câu mệnh lệnh hay đe doạ mà nó đã trở thành những từ đay nghiến, kết tội thoát ra từ sự sụp đổ của mọi dự tính mà Tú Bà đã sắp xếp cho Kiều nhi:

“Này này sự đã quả nhiên,

Thôi đà cướp sống chông min đi rồi!

(Câu 0963 - 0964)

Tiếp đến là những lời mắng nhiếc, chửi rủa, thô bỉ và in đậm dấu ấn của những biệt ngữ nghề nghiệp: đi dạo lấy người, rước khách kiếm lời, vốn liếng đi đời nhà ma… quả là không còn lời lẽ nào thích hợp hơn cho những kẻ chuyên làm nghề buôn hương bán phấn, đầu trộm đuôi cướp.

Về hư từ (lớp từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp mà không có ý nghĩa từ vựng) trong Truyện Kiều, Phạm Đan Quế trong công trình Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều đã đưa ra con số thống kê là 105 từ [122, tr.181]. Dựa trên sự thống kê cụ thể đó, chúng tôi khảo sát và ghi nhận được số lượt xuất hiện của 105 hư từ trong 3254 câu thơ Kiều là 1.736 lần. Khi khảo sát hệ thống ngôn ngữ bình dân, chúng tôi cũng nhận thấy có một số lượng lớn hư từ được tác giả dẫn dụng. Vấn đề được đặt ra ở đây là, nghệ thuật vận dụng khá linh hoạt, hợp lý của tác giả đã biến các hư từ, các quan hệ từ trong ngôn ngữ lời nói thành các từ có chức năng nghệ thuật thực sự trong ngôn ngữ văn hoá bình dân Truyện Kiều. Các hư từ như thì, rằng, mà, là… ngay trong lời nói khẩu ngữ nếu không được sử dụng hợp lý cũng tạo nên sự rườm


rà không đáng có, không thông thoát, không diễn đạt được sự liên tiến, chuyển tiếp, kế thừa các ý tưởng của phát ngôn. Song trong các đoạn hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều, hệ thống từ này đã được chuyển dẫn một cách khá tự nhiên, hợp lý thể hiện được mạch tư duy logic của lời nói và nội dung phát ngôn.

Trong số 105 hư từ đã được Phạm Đan Quế khảo sát và kiểm chứng của

chúng tôi, hư từ “đã” xuất hiện 136 lần, “cũng” xuất hiện 69 lần, “” xuất hiện 27 lần, “bấy chầy” được lặp đi lặp lại 12 lần, “những là” lặp lại 06 lần… và ít nhất là những hư từ “chi đây”, “nữa đâu”… chỉ xuất hiện 01 lần. Với 1.736 lượt xuất hiện như vây, hệ thống này không chỉ thể hiện sự linh hoạt trong việc thể hiện cách sử dụng hư từ mà còn góp phần làm đa dạng hoá các lớp từ trong ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm, thể hiện tính chất dân dã, khẩu ngữ - một yếu tố khiến cho tác phẩm này rất gần gũi với đai đa số người lao động. Ví dụ, hư từ “thì cũng” biểu thị ý phủ định đối với điều sắp nêu ra ở người đối thoại, dưới hình thức gần như thừa nhận một điều gì đó và đem điều ấy so sánh với điều ngược lại nhằm biểu bộ sự không đồng tình. Đó là khi Kiều bị Sở Khanh vu vạ và nàng đã thốt lên:

Nàng rằng: Thôi thế thì thôi,

Rằng không, thì cũng vâng lời rằng không.

(Câu 1175 - 1176)

Hư từ này đã được Nguyễn Du vận dụng trong lời van xin của Hoạn Thư:

Rằng tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

(Câu 2365 - 2366)

Và trong lời kể tội của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã hai lần dùng từ này trong một cặp lục bát để biểu lộ vẻ đắn đo suy tính trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng:

Tha ra thì cũng may đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

(Câu 2375 - 2376)

Nguyễn Du không chỉ là nhà nghệ sĩ lớn về ngôn từ mà còn là một nhà văn hoá lớn với những phương thức ứng xử nghệ thuật của ông đối với ngôn ngữ dân tộc và hiệu quả của nó. Đồng thời, trong quá trình tạo tác, cái khéo léo của nhà văn là đã chuyển hoá một cách linh hoạt vốn quý bình dân ấy, đưa lời ăn


tiếng nói của nhân dân vào hàng ngũ những từ ngữ đẹp và đắc dụng nhất. Bao lời ăn tiếng nói của quần chúng đã được Nguyễn Du sử dụng rất nghệ thuật, đều có vị trí xứng đáng trong ngôn ngữ Truyện Kiều và đều phát huy tác dụng thẩm mỹ của nó. Qua hệ thống ngôn từ của mình, Nguyễn Du đã tạo nên những câu thơ chân thực khắc hoạ sống động hiện thực tâm trạng và hiện thực khác quan của xã hội. Đây có lẽ là những truyền thống văn hoá mà nhà thơ đã kế thừa được từ thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và các nghệ nhân dân gian Việt Nam.

2.2. Hệ thống ngữ liệu văn hóa bác học và bình dân trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều

2.2.1. Khảo sát và nhận xét về hệ thống ngữ liệu văn hóa bác học

Cho đến nay, theo sự khảo sát của chúng tôi, vấn đề phân loại hệ thống ngữ liệu trong Truyện Kiều và một số truyện Nôm khác đã được khá nhiều nhà nghiên cứu khoa học Ngữ văn cổ điển quan tâm, lưu ý đến. Từ góc độ lịch sử tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng tiêu chí phân loại từ hình thức ngữ âm của ngữ liệu là một trong những phương cách có thể khái quát được quá trình dịch chuyển từ các ngữ liệu Hán Việt, có nguồn gốc từ ngôn ngữ văn học cổ điển Trung Hoa sang các ngữ liệu thuần Việt hoặc ngữ liệu bán Hán Việt (chỉ những ngữ liệu có một thành tố là Hán Việt, một thành tố là thuần Việt). Với tiêu chí này, chúng ta có thể tìm hiểu được sự chuyển hoá, vận động ngôn ngữ văn học dân tộc từ việc tiếp nhận, ảnh hưởng đến Việt hoá, sáng tạo.

Những tác phẩm được sử dụng để thống kê, so sánh trong mục này thuộc hai nhóm truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân. Hệ thống từ ngữ được thống kê trong bảng thống kê dưới đây đã phản ánh một cách khách quan về tình hình sử dụng điển cố, thi liệu, nhân danh, địa danh và hệ thống từ ngữ văn hoá xã hội trong Ngôn ngữ nghệ thuật của một thể loại nội sinh của văn học dân tộc. Việc sử dụng hệ thống từ ngữ này là một trong những thủ pháp văn chương nhằm đảm bảo tính quy phạm, tính cao nhã theo đặc trưng thi pháp văn học cổ điển. Sự gia giảm về ý nghĩa văn hoá, số lượng của các ngữ liệu âm Hán Việt, âm bán Hán Việt, thuần Việt không chỉ tuỳ thuộc vào hệ thống đề tài, chủ đề hay nội dung tác phẩm mà nó còn có mối quan hệ mật thiết với quá trình chống Hán hoá, dân tộc hoá, tiếp thu, kế thừa


văn hoá dân tộc. Đó là những cách tân, sáng tạo của tác giả đối với vốn từ ngữ có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa và sự linh hoạt của nó trong ngôn ngữ văn học cổ điển Việt Nam.

Để có được một cái nhìn toàn diện, khoa học về vấn đề sử dụng từ ngữ trong truyện Nôm, theo kết quả khảo sát của Đoàn Ánh Loan [87], Nguyễn Thuý Hồng [75], Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khắc Thuần [160] và kết quả thống kê của chúng tôi, sơ bộ có thể nhận diện và phân loại các dạng thức của ngữ liệu trong ngôn ngữ của một số truyện Nôm từ góc độ hình thức âm đọc của ngữ liệu như sau:

Bảng 2.1. Ngữ liệu văn hóa bác học trong một số truyện Nôm


Tác phẩm

Số câu

thơ

Ngữ liệu âm Hán Việt

Ngữ liệu âm bán Việt hoá

Ngữ liệu âm thuần Việt

Hoa tiên

1766

37 (19,7%)

83 (44,3%)

67 (35,8%)

Bích Câu kỳ ngộ

608

23 (24,2%)

38 (39,1%)

33 (34%)

Nhị độ mai

2826

33 (36,6%)

42 (46,6%)

15 (16,6%)

Sơ kính tân trang

1484

63 (45%)

42 (30%)

23 (16,4%)

Phan Trần

940

34 (49,2%)

27 (39%)

08 (11,5%)

Quan âm thị Kính

788

38 (36,8%)

49 (47,5%)

14 (14,2%)

Thạch Sanh

347

11 (57,8%)

07 (36,8%)

01 (5,2%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 13

Qua khảo sát, tìm hiểu và phân tích bước đầu, chúng tôi nhận thấy, ngữ liệu âm bán Hán Việt (hay còn gọi là âm bán Việt hoá, là những ngữ liệu được cấu tạo từ hai thành tố, trong đó có một thành tố là Hán Việt, một thành tố là Việt, đây là một minh chứng cho quá trình dịch chuyển từ Hán Việt sang thuần Việt) được các tác giả sử dụng tương đối phổ biến, chẳng hạn ở Quan Âm Thị Kính là 49 ngữ liệu trên tổng số 788 câu thơ, Hoa Tiên là 83 ngữ liệu trên tổng số 1766 câu thơ hay Sơ kính tân trang là 42 ngữ liệu trên tổng số 1484 câu thơ. Điều đó cho thấy sự chuyển dịch từ âm Hán Việt sang âm thuần Việt cần phải có một bước chuyển trung gian là âm bán Hán Việt.

Bên cạnh đó, sự phân bố không đồng đều giữa các thành phần ngữ liệu trong các truyện Nôm đã thể hiện quá trình dân tộc hoá các điển cố, thi liệu, thuật ngữ văn


hoá Trung Hoa, phản ánh một cách trung thực quan điểm tập cổ nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và nghệ thuật trong bối cảnh giao lưu đặc thù của văn hoá, văn học và ngôn ngữ Việt Nam, Trung Hoa.

Khảo sát trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều, từ quan điểm và nội hàm khái niệm ngữ liệu văn hoá đã được thống nhất, trong tổng số 972 từ ngữ Hán Việt thống kê được [65, tr.230], chúng tôi đã thống kê được 626 ngữ liệu văn hoá nguyên dạng chiếm khoảng 67,3% từ ngữ Hán Việt xuất hiện trong Truyện Kiều và 169 ngữ liệu chuyển dịch, mô phỏng, chiếm tỷ lệ 39,5 % so với số lượng 440 từ ngữ Việt được chuyển dẫn từ văn hoá bình dân và bác học mà tác giả Nguyễn Thuý Hồng đã khảo sát. Sự khác biệt này là do quan niệm về từ ngữ Hán Việt.

Theo chúng tôi, từ góc độ hình thức âm đọc của ngữ liệu, những từ ngữ có nguồn gốc trong ngôn ngữ văn chương cổ điển Trung Hoa, được đọc theo âm Hán Việt và không thay đổi ngữ nghĩa so với từ gốc, được gọi là ngữ liệu Hán Việt. Các trường hợp khác còn lại, chúng tôi tạm gọi đó là ngữ liệu có yếu tố Hán Việt.

Về ngữ liệu văn hoá bác học, kế thừa quan điểm nghiên cứu của một số tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành các bước thẩm định, phân loại thành hai thành phần cơ bản: Ngữ liệu nguyên dạng (hay nguyên dạng Hán Việt, là những từ ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ văn học Trung Hoa và được thể hiện qua hình thức là từ Hán Việt) và ngữ liệu chuyển dịch (hay còn gọi là ngữ liệu chuyển dịch bán Hán Việt, thuần Việt, là những từ ngữ có nguồn gốc từ văn học cổ điển Trung Hoa, được dịch sang tiếng Việt và thể hiện qua hình thức là những từ có yếu tố Hán Việt và thuần Việt).

Việc phân chia ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều thành hai hệ thống bác học, bình dân là kết quả của một quá trình khảo sát văn bản dựa vào tiêu chí kết hợp giữa nguồn gốc, xuất xứ và các dạng thức thể hiện, âm đọc của từ ngữ. Tiêu chí phân loại được chúng tôi sử dụng trong quá trình tìm hiểu hệ thống ngữ liệu văn hoá này là một trong những hệ quy chiếu được nhiều nhà nghiên cứu Kiều học quan tâm. Để thấy được tiến trình phát triển và sử dụng ngôn ngữ dân tộc, quá trình Việt hoá của các ngữ liệu văn hoá trong truyện thơ Nôm, ngoài Truyện


Kiều, chúng tôi chọn Hoa Tiên Lục Vân Tiên. Đây là hai tác phẩm đại diện cho hai

giai đoạn trước và sau Truyện Kiều. Kết quả thu hoạch được như sau:

Bảng 2.2. Ngữ liệu văn hoá trong Hoa Tiên, Truyện Kiều Lục Vân Tiên


Tác phẩm


Số lượng

Ngữ liệu văn hóa

Nguyên dạng

Chuyển dịch

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Hoa Tiên

392

288

71,4%

103

28,6%

Truyện Kiều

795

626

87,2%

169

22,8%

Lục Vân Tiên

691

212

30,01%

479

69,99%

Căn cứ vào kết quả thống kê ta thấy, nếu ở giai đoạn 1 (tạm gọi là giai đoạn sơ khởi), số lượng từ ngữ văn hoá nguyên dạng được sử dụng khá phổ biến (288 ngữ liệu, chiếm tỷ lệ 71,4 %) thì ở Truyện Kiều (tạm gọi là giai đoạn cao trào) với số lượng ngữ liệu nguyên dạng và chuyển dịch đều chiếm một tỷ lệ lớn (626 ngữ liệu nguyên dạng, chiếm 87,2 %; 169 ngữ liệu chuyển dịch, chiếm 22,8 %) và đến Lục Vân Tiên, hệ thống ngữ liệu này có chiều hướng giảm dần. Đó là sự thể hiện một cách khách quan nhất của quá trình dân tộc hoá ngôn ngữ văn chương. Do đó, ngữ liệu văn hoá bác học trong ngôn ngữ Truyện Kiều không chỉ được thừa nhận là đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc mà nó còn là đại diện tiêu biểu cho quá trình chuyển đổi từ ngữ liệu nguyên dạng sang ngữ liệu chuyển dịch. Có thể nói, qua số liệu thống kê, chúng ta có thể nhận thấy một đặc điểm khá quan trọng trong hành trình dân tộc hoá ngôn ngữ văn học dân tộc, hệ thống ngữ liệu chuyển dịch dần được thay thế cho hệ thống ngữ liệu nguyên dạng ở giai đoạn tiếp nhận ban đầu.

Từ Hoa Tiên, qua Truyện Kiều đến Lục Vân Tiên, vốn từ vựng văn hoá trong kho tàng ngôn ngữ văn chương Việt Nam dần trở nên phong phú, tuy chưa thoát khỏi “bóng cả” của văn hoá cổ Trung Hoa nhưng ngôn ngữ trong những truyện Nôm bác học càng về sau càng có ý thức dân tộc hơn trong vấn đề biểu đạt những tâm tư, tình cảm của người Việt.

Về ngữ liệu chuyển dịch, từ 103 ngữ liệu trong Hoa Tiên đến 479 ngữ liệu trong

Lục Vân Tiên là một bước tiến của ngôn ngữ văn học dân tộc. Sự tăng trưởng về số


lượng ấy đã minh chứng cho quá trình Việt hoá những từ ngữ gốc Hán trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm bác học nói chung và Truyện Kiều nói riêng.

Trong quá trình khảo sát, thông qua các tiêu chí phân loại, khảo sát và chú giải ngữ liệu trong ngôn ngữ Truyện Nôm, nhận thấy cần phải xây dựng những cứ liệu cụ thể chứng minh cho sự tồn tại khách quan của các ngữ liệu văn hóa, chúng tôi đã tiến hành phân loại, cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Ngữ liệu văn hóa bác học trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều


Thành phần ngữ liệu


Số lượng

Nguồn gốc, xuất xứ


Kinh sử

Thi liệu,

văn liệu

Nhân danh,

địa danh

Từ ngữ văn

hóa, xã hội...

Nguyên dạng

626

145

28

69

384

Chuyển dịch

169

61

40

8

60

Từ bảng thống kê trên, chúng ta có thể nhận thấy, dù ở dạng thức nào, ngữ liệu văn hoá trong Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều đều phong phú, đa dạng. Trong hệ thống này, các từ ngữ thuộc về lĩnh vực văn hoá, tôn giáo, chính trị, quân sự... đặc trưng của xã hội phong kiến chiếm một tỷ lệ tương đối lớn (384 ngữ liệu nguyên dạng Hán Việt; 60 ngữ liệu chuyển dịch, bao gồm bán Hán Việt, thuần Việt). Trong khi đó, các ngữ liệu có nguồn gốc từ kinh truyện (145 nguyên dạng, 61 chuyển dịch), điển cố, thi liệu, nhân danh, địa danh cũng chiếm một số lượng tương đối (69 nguyên dạng, 08 chuyển dịch).

Sự có mặt của hệ thống ngữ liệu này đã góp phần khẳng định những yếu tố văn hóa bác học đã ảnh hưởng một cách sâu sắc trong Ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm. Tuy sự phân chia nguồn gốc theo các thành phần đã nêu tuy chỉ là một sự quy ước tương đối, nhưng nó cũng có thể đảm bảo cho việc nhận thức ngữ liệu được dẫn dụng thêm rò ràng, phản ánh trình độ Hán học uyên bác và kế thừa, học tập cổ nhân của Nguyễn Du trong quá trình sáng tạo trong tác phẩm. Nó góp phần làm đa dạng hoá thành phần kiến tạo vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều.


2.2.2. Khảo sát và nhận xét về hệ thống ngữ liệu văn hóa bình dân

Là một tín hiệu ngôn ngữ mang tính thẩm mỹ cao, trong ngôn ngữ bình dân Hoa Tiên, Truyện Kiều Lục Vân Tiên, hệ thống thành ngữ, ca dao, hư từ, khẩu ngữ, từ địa phương, từ cổ… là những thành phần tương đối linh hoạt và có tính sáng tạo. Có thể nói, so với lớp ngữ liệu bác học, những đơn vị này có chức năng như hoạt động như một từ cụ thể, được sử dụng trong đời sống và đi vào văn chương tạo nên một lớp từ có sắc thái biểu cảm cao, góp phần diễn đạt thành công những cung bậc tình cảm hay suy nghĩ, đắn đo của từng nhân vật, mô tả những không gian, tâm cảnh khác nhau. Đặc biệt, với hệ thống này, ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học Nôm đã góp phần thể hiện dấu ấn văn hoá bình dân của dân tộc Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát, số lượng cũng như thành phần nguồn gốc, xuất xứ của hệ thống ngữ liệu trong các truyện Nôm là tương đối phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi trong ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, kết quả như sau:

Bảng 2.4. Ngữ liệu văn hoá bình dân trong Hoa Tiên, Truyện Kiều

Lục Vân Tiên


Tác phẩm


Số lượng

Nguồn gốc thành phần ngữ liệu

Ca

dao

Thành

ngữ

Từ địa phương,

từ cổ

Khẩu

ngữ

từ

Hoa Tiên

509

51

215

48

127

68

Truyện Kiều

1102

83

445

139

331

105

Lục Vân Tiên

614

48

244

75

126

121

Qua bảng thông kê trên, chúng ta có thể nhận thấy, số lượng ngữ liệu văn hoá chịu ảnh hưởng của văn hoá bình dân không đồng đều trong ba tác phẩm được khảo sát. Với 509 ngữ liệu thu thập được, số lượng từ ngữ chịu ảnh hưởng hoặc mang phong cách của ca dao (51 ngữ liệu), thành ngữ (215 ngữ liệu), từ địa phương, từ cổ (48 ngữ liệu) và ngữ liệu có phong cách khẩu ngữ (127) và 68 hư từ đã tham gia vào việc xây dựng nên những nét đặc sắc của Ngôn ngữ nghệ thuật truyện Hoa Tiên - một tác phẩm có sức ảnh hưởng khá lớn đến Truyện Kiều của

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí