Ngư Phong Thi Văn Tập Nhìn Từ Phương Diện Nghệ Thuật


Dịch thơ:

Cảm ngã trần duyên vị liễu côn (căn).

(Độc Chu Thiết Nhai khíp trung giản hữu thư cảm tác)


Nức nở thương ai khó nuốt sầu, Với đời còn vướng nợ duyên sâu.

(Đọc thư Chu Thiết Nhai gửi bạn còn lại trong tráp, cảm tác)

Có những khi tâm trạng buồn của Nguyễn Quang Bích khiến ông “muốn về”:


Dịch thơ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Bán sinh sự nghiệp tổng thành hư, Thập cá hoài trung cửa bất hư.

An đắc thái bình như tạc phật, Quy lai nhất thất độc tàn thư.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 6

(Tư quy)


Nửa đời sự nghiệp vẫn thành không, Mười việc trong lòng chín chửa xong. Ước được thái bình như thuở trước, Về nhà sách cũ đọc thong dong.

(Mong về)

Dù có ước mong được trở về nhưng Nguyễn Quang Bích vẫn không hề có ý định từ bỏ con đường chiến đấu. Ông hiểu rằng mơ ước của mình chỉ là vô vọng bởi cái thuở thái bình ngày xưa đâu còn, ông không thể trở về để làm một tri thức nho học thong dong đọc sách mỗi ngày được nữa. Ông hiểu mình phải ở lại để đảm nhiệm vai trò của một vị tướng quân thao lược, tiếp tục lãnh đạo phong trào Cần Vương kháng chiến. Nguyễn Quang Bích có bao điều lo lắng trăn trở thế nhưng trong mười việc có tới chín việc chưa xong, cho nên nếu hiểu được tâm sự ấy của ông thì ta sẽ thấy được nỗi buồn chất chứa trong

tâm hồn ông như thế nào. Nó dường như là một nỗi buồn ngao ngán khi người mất kẻ còn:

Kẻ còn người mất, Ngao ngán sự đời.

(Văn tế hiệp đốc quân sự đại thần họ Nguyễn)

Như vậy tâm sự mang màu sắc bi kịch của Ngư Phong chính là cái mâu thuẫn dai dẳng đeo bám suốt cuộc đời ông, một con người có lòng yêu nước sắt son, ý thức căm thù giặc mạnh mẽ nhưng lại cảm thấy bất lực trước kẻ thù. Chiều sâu trong tâm trạng bi phẫn ấy chính là cái chí chưa thành.

Qua việc tìm hiểu thời đại và con người Nguyễn Quang Bích ta có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến bi kịch của ông là do sự hạn chế nghiệt ngã của giai cấp của thời đại.

Vốn xuất thân dòng dòi làm quan nên Nguyễn Quang Bích cũng phần nào thấm nhuần được trong mình ý thức hệ phong kiến “Trung với vua”. Thế nhưng lúc này, xã hội phong kiến lại bước vào thời buổi xế chiều của sự khủng hoảng suy tàn, hàng loạt phong trào khởi nghĩa của nông dân nổ ra để xoa bỏ chế độ phong kiến mục nát, không còn hợp thời. Giữa lúc đó thực dân Pháp lại nổ súng xâm lược ở cửa biển Đà Nẵng bắt đầu cuộc xâm lược nước ta, khiến thực trạng đất nước vốn khủng hoảng lại càng khủng hoảng hơn. Lúc này dân tộc ta nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc

Trước tình hình đó người đứng đầu nhà nước là triều đình Huế lại tỏ ra nhu nhược nhượng bộ cho giặc chỉ cốt để giữ vững cái ngai vàng đã mục rỗng. Bởi thế mà triều đình nhà Nguyễn không còn xứng đáng là bậc minh quân để nhân dân tin tưởng, bảo vệ.

Là một trung thần nhưng Nguyễn Quang Bích không phụng sự triều đình một cách mù quáng. Ông vẫn giữ cho mình phẩm chất cao quý của một

nhà Nho luôn trung quân ái quốc bằng chứng tiêu biểu là trong cuộc đời mình ông đã nhiều lần đi xứ sang Trung Quốc theo chiếu chỉ của vua Hàm Nghi…

Còn về tình cảm thì trong suốt thời gian kháng chiến Nguyễn Quang Bích luôn dành cho nhân dân một thứ tình cảm chân thành nhưng ông lại chưa nhận ra được sức mạnh của họ để tập hợp lại trở thành một lực lượng hùng hậu cho nghĩa quân. Ông chưa thấy được sức mạnh của quần chúng, chưa tin tưởng vào tinh thần chiến đấu của quần chúng. Ông chỉ biết dựa vào một số bạn chiến và lực lượng do nhà Thanh viện trợ. Bởi thế khi nhà Thanh rút quân về, một số bạn chiến hi sinh thì tâm trạng bi quan trong ông trỗi dậy.

Tất cả những điều nói trên đã tạo thành tâm sự bi đát trong tâm hồn Nguyễn Quang Bích và đó cũng là tâm trạng chung của các văn thân, sĩ phu yêu nước chống Pháp thời bấy giờ.

Như vậy ta có thể hiểu tâm sự mang màu sắc bi phẫn trong Ngư Phong thi văn tập của Nguyễn Quang Bích chính là cái chí chưa thành nhưng chưa từng mất trong ông. Dẫu trong tập thơ khuynh hướng buồn là chủ yếu nhưng đọng lại trong tâm hồn độc giả là niềm xúc động chân thành trước một tấm gương luôn trăn trở vì dân vì nước và có trách nhiệm với cuộc đời.

2.1.4 Tình yêu thiên nhiên đất nước

Lòng yêu nước của Nguyễn Quang Bích không chỉ được thể hiện ở tình yêu nhân dân, lòng căm thù giặc,…mà còn được thể hiện trong tình yêu thiên nhiên.

Thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Quang Bích là sông Hồng nước đỏ, sông Thao cuồn cuộn màu mưa, là núi cao ngất nghìn trùng, là khe suối khuất khúc rải rác đó đây khắp vùng Tây Bắc bao la. Đặc biệt dưới ngòi bút của Nguyễn Quang Bích thiên nhiên Tây Bắc hiện lên với với những màu sắc độc đáo, những hương vị riêng biệt của nó. Trong Ngư Phong thi văn tập hình ảnh một hòn lèn, một khúc suối hay một dòng thác được hiện lên một cách hùng

vĩ, hiểm trở, sừng sững, dồn dập với những âm thanh lồng lộng của gió, ào ạt của nước đổ. Tất cả các hình tượng và âm thanh đó được Nguyễn Quang Bích phối hợp một cách chặt chẽ để nói lên những tình cảm chân thành của mình.

Khi đi qua một dòng thác, cảnh thiên nhiên được ông phác ra một cách hùng vĩ:


Dịch thơ:

Ba trung vạn thạch tự toàn ngoan, Thạch kích ba xung nhất hãi quan.

(Quá Điền Phong đại than)


Trong dòng sóng cuộn đá chênh vênh, Sóng vỗ nhô lên ngó rợn kinh.

(Qua thác lớn xứ Điền Phong)

Nước suối trong cùng với tiếng nước chảy gầm như tiếng sấm tạo nên một sức mạnh vô cùng vô tận:

Dũng như lôi phí nhật bôn thoan, Thanh lự băng hồ thấu ngọc hàn.

(Tọa thượng thạch quan tuyền)

Dịch thơ:


Vang như sấm động chảy đùng đùng, Trong như băng tuyết đỏ theo dòng.

(Ngồi trên xem đá suối)

Từ không gian của những dòng chảy trắng xóa Nguyễn Quang Bích tiếp tục hướng ngòi bút của mình đến tả cảnh núi non hùng vĩ, đó là hình ảnh núi đột khởi chọc thủng chín tầng mây:

Thạch phong nhất thốc sổ thiên trượng, Thiên ngoại thiều nghiêu tước bất thành.

(Hoài Lai đạo trung)

Dịch thơ:


Non xanh một ngọn cao ngàn trượng, Ngất ngửa ngang trời đẽo chẳng nên.

(Trên đường Hoài Lai)

Việc miểu tả thiên nhiên hoang sơ nhưng rất hùng vĩ dường như đã bồi dưỡng thêm ngọn lửa tin tưởng, củng cố thêm tình yêu và nỗi quyết tâm trong lòng của nhà văn thân yêu nước Nguyễn Quang Bích.

Đôi khi một mình một ngựa leo lên núi ngắn nhìn địa thế để làm căn cứ mai phục chiến đấu với giặc, trước cảnh thiên nhiên cao rộng, Nguyễn Quang Bích tự thấy mình vĩ đại với ý chí diệt thù cứu nước:

Đồng tâm sơn khả di, Ninh vấn lộ hành lao.

(Đăng Thái Bình sơn)

Dịch thơ:


Đồng tâm chắc hẳn dời trong núi, Đường sá lo chi bước gập ghềnh.

(Lên núi Thái Bình)

Những bước đi gian khó gặp ghềnh, những trận thế hiểm trở của thiên nhiên mang đến chẳng những không làm cho Nguyễn Quang Bích nhụt chí, nản lòng mà còn làm cho sự quyết tâm của ông lên đến tận cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ khi ông đi qua thác Chiến Than, một thác lớn trên sông Đà:

Đà thủy tố chau ngại trách than, Chiến Than hựu thị thập phần nan. Thủy thanh bào háo thiên ngưu hống, Thạch duẩn lân tuân vạn giáp toàn.

Xà trận uyên diên vu ngạn chử,


Dịch thơ:

Hùng sư ẩn hiện điệp cương loan.

(Quá Chiến Than)


Thuyền ngược sông Đà thác khó lên, Chiến Than thác ấy khó khăn thêm. Nước gieo sùng sục như trâu giống, Đá mọc lô xô tựa mũi tên.

Trận thế rắn bò sông uốn khúc, Đoàn quân gấu dữ núi như nêm.

(Qua thác Chiến Than)

Trước hình ảnh oai linh của núi non, trước màu xanh um tùm của rừng thẳm và bóng mây vờn trên đỉnh núi là hình ảnh người lữ khách với con thuyền trôi giữa dòng sông:

Thôi ngôi vạn nhận tiếp huyền khung, Thạch cốt lăng lăng thảo thụ tùng.

Nhất phiến cô vân hoành lĩnh thượng, Bán sinh ky khách tọa châu trung.

(Hoài Lai đạo trung)

Dịch nghĩa:


Nghìn non cao vút sát tầng không, Cây cối um tùm, đá chập chồng.

Bóng đám cô vân trên đỉnh núi,

Thuyền người lữ khách giữa dòng sông.

(Trên đường Hoài Lai)

Với cách miêu tả của Nguyễn Quang Bích người đọc có thể cảm nhận được thiên nhiên dường như đang ôm sát lấy nhau, cây ôm lấy núi, đá bám sát với rừng. Hơn thế Nguyễn Quang bích còn thật tài tình trong việc lấy thiên

nhiên để nói lên con người mình khi ông đang hướng ngòi bút của mình lên tận tít trên non cao thì ông lại rút ngòi bút xuống dưới tả bóng người lữ khách dưới dòng sông. Con người hiện lên trong bức tranh thiên nhiên tuy nhỏ bé nhưng lại hết sức kiên cường và chính cảnh thiên nhiên ấy khiến cho mọi suy nghĩ, mệt mỏi tan biến hết:

Rồi ra chốc lát tiêu tan hết,

Có lẽ rồng thiêng cuốn nẻo xa.

(Trên đường Hoài Lai)

Những lời tâm sự chân thành, những cảm xúc sâu sắc trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, to lớn đã nói lên tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Nguyễn Quang Bích. Ông đã từng trần tình rằng ông chẳng có khiếu làm thơ nhưng vì nhìn cảnh mà sinh tình, bởi thế mà trong những áng thơ của mình lời lẽ của ông rất dung dị, dễ hiểu nhưng mang tinh thần yêu nước vô cùng sâu nặng, là bầu tâm sự khảng khái trước cảnh đất nước chịu sự giày xéo của giặc ngoại xâm.

2.2. Ngư Phong thi văn tập nhìn từ phương diện nghệ thuật

2.2.1. Bút pháp hiện thực

Cuộc đời hoạt động chống Pháp bôn ba trên khắp điạ bàn Tây Bắc kéo dài sáu năm hay những chuyến đi gian khổ và ròng rã sang Trung Quốc cầu viện đã tạo cơ hội cho Nguyễn Quang Bích sống giữa thiên nhiên mĩ lệ và hùng vĩ của Tổ quốc. Đồng thời cuộc đời đó đã giúp ông được chung sống cùng đồng bào thiểu số với những phong tục thuần phác và tập quán đẹp đẽ. Nhất là ở đó đã tạo điều kiện cho ông sống sâu sắc nỗi tâm sự u uất và xót xa của những nhà văn thân yêu nước nhưng thấy mình bất lực và linh cảm thất bại đến cùng.

Nguyễn Quang Bích sáng tác được nhiều thơ văn trong quá trình hoạt động cách mạng, thơ văn ông sáng tác ra bất kì ở đâu, vào lúc nào cũng bao hàm một tiếng lòng chân tình trước những cảnh tượng trước mắt hay bên mình:

Túy hậu cam miên sạ chuyển tinh, Hô đồng vấn lậu nguyệt tam canh. Lam gian bào háo tòng thiên há, Bất biện tuyền thanh vị hữu thanh.

(Sơn Lương trú thứ)

Dịch thơ:


Tỉnh rượu sau khi ngủ đã vừa, Đồng hồ hỏi trẻ bóng trăng thưa.

Trong rừng sầm sập vang trời chuyển, Tiếng suối hay là lại tiếng mưa.

(Ở trọ xứ Sơn Lương)

Nội dung hiện thực trong thơ ông mặc dù còn bị hạn chế bởi ý thức hệ phong kiến nhưng lại được biểu hiện bằng một hình thức nghệ thuật khá sinh động nên đã tác động khá sâu sắc đến độc giả.

Tuy sáng tác bằng chữ Hán nhưng thơ văn của Nguyễn Quang Bích bắt nguồn từ những tư tưởng và tình cảm lớn lao, chân chính của thời đại, của nhân dân mà hình thức của nó không mang tính chất công thức nên nó không bị khô khan mà trái lại chứa chan thi vị và sinh khí. Thiên nhiên hùng tráng hiện lên với những hình khối to lớn, sắc cạnh hòa trộn trong âm thanh của thác đổ, của chim kêu chứ không còn là những cảnh “Ngư, tiều, canh, mục” được thi vị một cách gượng gạo:

Tuấn lĩnh thiên trùng lập, Nhiễu khê như thành hào. Loạn thạch tích khê tâm,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022