Các Cấp Độ Của Biểu Tượng: Mẫu Gốc, Biểu Tượng Văn Hóa, Biểu Tượng Nghệ Thuật Và Biểu Tượng Ngôn Ngữ Nghệ Thuật

người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của sự tồn tại này (cái được biểu trưng)"[16, tr.15]. Bởi chúng tôi thấy khái niệm về biểu tượng nói riêng, những lý thuyết về biểu tượng nói chung trong chuyên đề này rất phù hợp với việc tìm hiểu (giải mã) biểu tượng trong thơ Tố Hữu mà chúng tôi sẽ giải quyết trong luận văn của mình. Ở đây mối quan hệ mang tính có lí do, tính tất yếu giữa hai mặt của biểu tượng, chính là điểm chủ yếu để phân biệt biểu tượng với dấu hiệu, kí hiệu.

1.1.2.2 Tính chất của biểu tượng

Từ khái niệm biểu tượng đã nêu, có thể xác định được những tính chất cơ bản của biểu tượng, cụ thể như sau:

Tính chất thứ nhất, không thể thiếu của biểu tượng là tính có lý do. Biểu tượng luôn có hai mặt:"Cái biểu trưng" và "cái được biểu trưng", hai mặt này được kết hợp theo tư duy liên tưởng và theo một quan hệ mang "tính có lí do, tính tất yếu". Có lẽ ví dụ tiêu biểu nhất cho điều này, chính là một ví dụ của F.Saussure, cái "biểu trưng công lý là cái cân không phải muốn lấy cài gì thay thế cũng được" [5, tr.124]. Cái cân - "cái biểu trưng" - trong thực tế, khi ở trạng thái thăng bằng nó giữ thế dung hòa, tránh lệch lạc, tránh xung đột giữa hai bên đĩa cân và quả cân, giữ được thế yên ổn, vì lí do như thế, mà người ta đã gán cho nó ý nghĩa biểu trưng cho công lí - lĩnh vực luật pháp luôn đặt mục đích giữ công bằng trong xã hội lên hàng đầu, nhằm giải quyết các mâu thuẫn xung đột của cuộc sống, giữ cho đời sống được ổn định. Ở đây đã có một mối quan hệ nội tại giữa hai bình diện của biểu tượng, chứ không phải là sự quy ước hoàn toàn võ đoán (rất hay gặp trong tín hiệu ngôn ngữ). Cái được biểu trưng (biểu đạt) của biểu tượng chỉ nảy sinh trên cơ sở những đặc điểm bản thể của cái biểu trưng. Các ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng là có thể lí giải được chứ không phải là sự quy ước tùy tiện. Các tác giả Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới đã chỉ ra rất đúng rằng: "Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu là một quy ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức"[4, tr.XIX].

Tính chất thứ hai: Biểu tượng mang tính đa trị. Thực ra, ngôn ngữ tự nhiên cũng có tính đa trị nhưng là đa trị trên bình diện hệ thống, còn khi đi vào hoạt động cụ thể thì tính đa trị trùng với tính đơn trị (chỉ có một nghĩa

được hiện thực hóa trong hoạt động giao tiếp). Ở biểu tượng, tính đa trị thể hiện ở trên cả bình diện hệ thống và bình diện hoạt động. Như đã nói ở trên, nếu như các kí hiệu, tín hiệu thông thường, tỉ lệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là 1:1(một cái biểu đạt cho một ý nghĩa được biểu đạt), thì tỉ lệ này trong biểu tượng lại không như vậy, mà là "chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra được nhiều cái biểu đạt hoặc đơn giản hơn,...cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt"[4, tr.414]. Lại có thể lấy ngay ví dụ về sự đa trị của biểu tượng như các biểu tượng Âm - Dương trong Kinh Dịch: Vạch liền (-) là tượng Dương, còn hiểu là cha, mặt trời, lửa, ngày, hoà bình v.v…; Vạch đứt (--) là tượng Âm còn hiểu là mẹ, mặt trăng, nước, đêm, chiến tranh v.v…

Tính chất thứ ba, tính đa chiều: Các hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng không chỉ phong phú mà còn đa chiều, nó không phải xoay quanh một trục duy nhất mà nó thường có nhiều trục, không phải được lưỡng cực hóa mà là đa cực hóa. Ở biểu tượng chấp nhận cái thứ ba (nghĩa là ngoài sự đối cực hai chiều, còn có thể có ý nghĩa khác nữa). Chính vì thế, Henry Corbin đã nhận định: "Biểu tượng báo hiệu một bình diện ý thức khác với cái hiển nhiên lí tính, nó là mật mã của một bí ẩn, là cách duy nhất để nói ra được cái không thể nắm bắt bằng cách nào khác; nó không bao giờ có thể được cắt nghĩa một lần là xong, mà cứ phải giải mã lại mãi, cũng giống như một bản nhạc không bao giờ chơi một lần là xong, mà đòi hỏi một lối biểu diễn luôn luôn mới [4, tr.XVIII].

Hiểu được các tính chất này của biểu tượng, chúng ta sẽ giải mã được các biểu tượng một cách khoa học hơn, thấu đáo hơn.

1.1.2.3 Các cấp độ của biểu tượng: mẫu gốc, biểu tượng văn hóa, biểu tượng nghệ thuật và biểu tượng ngôn ngữ nghệ thuật

Cấp độ đầu tiên của biểu tượng là mẫu gốc. Mẫu gốc là những tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện từ thuở sơ khai trong nền văn hóa chung của nhân loại. Mẫu gốc hay còn gọi là nguyên mẫu, nguyên hình huyền thoại, nguyên sơ tượng hay siêu mẫu, khi đi vào đời sống văn hoá, mỗi mẫu gốc có thể sản sinh những biểu tượng văn hoá khác nhau, dấu vết của nó có thể được tìm thấy trong các thần thoại, truyền thuyết, nghi lễ, phong tục. Mẫu gốc nói một cách đơn giản là biểu tượng mẹ, nguyên mẫu của các biểu tượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Biểu tượng văn hóa: Các cổ mẫu khi đi vào trong những nền văn hóa khác nhau, chịu sự tác động về những điều kiện kinh tế, xã hội, về tự nhiên, về tôn giáo thì có thể sản sinh ra các biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa là những thực thể vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm…) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi kiêng kị, thần linh. Các biểu tượng văn hóa này vừa có sự duy trì những ý nghĩa biểu trưng của mẫu gốc, vừa có sự điều chỉnh và biến đổi… Biểu tượng văn hóa là sự tồn tại ở bình diện phổ quát các biểu tượng phi trực quan.

Biểu tượng nghệ thuật: Từ bình diện văn hóa, chuyển hóa vào các loại hình văn hóa, nghệ thuật, một hệ biểu tượng được sáng tạo lại theo những đặc trưng loại hình nhất định: hội họa, sân khấu, văn học,...Có thể nói, mỗi tác phẩm nghệ thuật được hình thành trên một cấu trúc chung nhất đó là "cái biểu đạt" và "cái được biểu đạt".Trong đó, tác phẩm nghệ thuật được hình thành từ nền tảng xã hội trên cơ sở của thực tại xã hội. Bằng ngôn ngữ biểu tượng của mỗi loại hình nghệ thuật, người nghệ sĩ sử dụng những chất liệu xã hội đó để hình thành nên các tác phẩm nghệ thuật .

Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 3

Biểu tượng ngôn từ nghệ thuật: Các mẫu gốc, các biểu tượng văn hóa khi đi vào trong tác phẩm nghệ thuật sẽ chịu sự điều biến của yếu tố chủ thể, từ đó mà sản sinh ra các biểu tượng ngôn từ. Trong loại hình nghệ thuật ngôn từ (văn học), biểu tượng bắt buộc phải xa rời đời sống nguyên khởi của nó để khoác lấy cái vỏ âm thanh ngôn ngữ. Do đó biểu tượng ngôn từ là các biểu tượng nghệ thuật (biến thể loại hình của biểu tượng văn hóa) cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học. Thế nên, con đường giải mã biểu tượng trong tác phẩm văn học sẽ phải đi từ chính ngôn từ, kết cấu, các thủ pháp,… để tìm ra cái ẩn chìm đằng sau những hình tượng có nguồn gốc từ biểu tượng.

1.1.3 Phân biệt biểu tượng và một số khái niệm gần gũi

Do là đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau, lại có nhiều cách hiểu không hoàn toàn thống nhất nên không dễ dàng xác định ngay được nội hàm của khái niệm biểu tượng. Đôi khi khái niệm này còn dễ bị hiểu lầm lẫn với một số khái niệm gần gũi khác. Nhằm xác định chính xác nội hàm, ý nghĩa thuật ngữ biểu tượng, ta cần phân biệt biểu tượng với hình tượng, tượng trưng, ẩn dụ, phúng dụ....

1.1.3 .1 Biểu tượng và hình tượng

Cả biểu tượng và hình tượng đều có thể tồn tại trong cùng một tác phẩm nghệ thuật. Và ở mặt nào đó,chúng có mối liên hệ qua lại quy định lẫn nhau, rất có thể nhầm lẫn hai khái niệm. Mặc dù về bản chất, chúng có mặt khác nhau cơ bản. Bất cứ một sự vật, hiện tượng khách quan nào có trong đời sống hiện thực, nếu được mô phỏng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều trở thành hình tượng nghệ thuật. Nhưng để có những biểu tượng trong tác phẩm, trước hết nhà văn phải tạo ra được những hình ảnh cụ thể cảm tính có đường nét, màu sắc, hình hài mà người đọc có cảm giác có thể nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy (cái biểu đạt). Tiếp đến, nhà văn chú ý đến việc sắp xếp, bố cục sao cho hình ảnh cụ thể cảm tính đó trở nên nổi bật, gây ấn tượng sâu sắc về mặt ý nghĩa, làm cho người đọc luôn có cảm tưởng rằng đằng sau những hình ảnh, chi tiết, hình tượng có một vài ý nghĩa nào đó khiến họ cảm thấy bị ám ảnh (cái được biểu đạt). Hình tượng giống với biểu tượng ở chỗ: chúng đều được biểu hiện bằng giá trị nhận thức, cảm tính, chủ quan của nhận thức trong việc phản ánh thực tại khách quan của người nghệ sĩ, vả nữa cả hai đều sử dụng những phương tiện biểu đạt chung là ngôn ngữ. Nhưng điểm khác biệt rõ nhất giữa hình tượng và biểu tượng là tính kí hiệu ở biểu tượng, một đặc điểm nổi bật đặc trưng, còn ở hình tượng văn học thì tính kí hiệu không nổi rõ. Cùng là giá trị nhận thức cảm tính nhưng sự tồn tại của hình tượng nghệ thuật không vượt quá giới hạn của một hình thức biểu đạt cụ thể, trong khi biểu tượng lại vượt quá khuôn khổ của sự biểu đạt, biểu nghĩa. Hình tượng nghệ thuật chỉ chở tải được một ý nghĩa biểu đạt duy nhất mà người nghệ sĩ đã có dụng ý lựa chọn, còn biểu tượng thì năng lực biểu hiện của nó rộng lớn hơn cái ý nghĩa có giới hạn gắn cho nó một cách nhân tạo. Nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh. Biểu tượng thực sự có tính cách tân. Qua đây cũng thấy "hình tượng" ở phương diện nào đó là cơ sở hình thành nên "biểu tượng", bởi biểu tượng thực chất là sự nâng cấp của những hình ảnh, chi tiết

– nâng cấp bằng cách trao cho nó những ý nghĩa sâu sắc, giàu ấn tượng, chẳng hạn như hình ảnh "Đoàn tàu" trong Hai đứa trẻ ( Thạch Lam) có thể coi là biểu tượng về một cuộc sống đáng mơ ước.., Tuy nhiên không phải hình tượng nào cũng trở thành biểu tượng. Không phải cứ lấy một biểu tượng trong đời sống đưa vào tác phẩm nghệ thuật là lập tức có biểu tượng nghệ

thuật. Biểu tượng nghệ thuật thực sự là kết quả của sáng tạo nghệ thuật đầy công phu của nhà văn. Để cho hình ảnh, sự vật trở thành biểu tượng, nhà văn thường sắp xếp nó trong nhiều mối quan hệ, biến nó trở thành trung tâm của những quan hệ đó. Ngoài ra, sự lặp đi lặp lại của một hình ảnh, hình tượng đa nghĩa trong nhiều tác phẩm của một tác giả cũng là cách tạo thành biểu tượng nghệ thuật. Chẳng hạn hình tượng "hồn" hay " trăng" lặp lại nhiều lần trong thơ Hàn Mặc Tử cũng biến thành những biểu tượng thẩm mỹ đầy ám ảnh trong lòng người đọc.

1.1.3.2 Biểu tượng và tượng trưng

Không ít quan điểm giải thích biểu tượng bằng khái niệm tượng trưng. Bởi trong Tiếng Anh, thuật ngữ "biểu tượng" (symbol) được hiểu và dùng với hai nghĩa là "biểu tượng" và "hình ảnh tượng trưng". Nhưng thực chất giữa biểu tượng và tượng trưng vẫn có sự khác biệt nhất định.

Có thể thấy, điểm phân biệt rõ nhất giữa biểu tượng và tượng trưng là ở "tính cố định" của tượng trưng và "tính biến đổi" phong phú các ý nghĩa của biểu tượng. Cái tượng trưng thường chỉ gợi ra một nghĩa cố định, khi nói đến nó là lập tức người ta nghĩ ngay đến một nghĩa nào đó, một hình ảnh tượng trưng thực tế chỉ là một nét nghĩa của biểu tượng đã được ước lệ hóa mà thôi, thế nên cảm nhận về một tượng trưng trong nghệ thuật, trước hết người ta thưởng thức cái ý vị được gửi gắm. Tính chất biến đổi, đa nghĩa và cá thể của tượng trưng là rất ít. Cho nên, tượng trưng rất dễ trở thành công thức sáo mòn.Ví như: Chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình, hoa hồng tượng trưng cho tình yêu…Trong khi đó, biểu tượng nghệ thuật có khả năng tái sinh, có thể chuyển vào trong nó những nghĩa mới, mang dấu ấn cá nhân và dấu ấn của thời đại. Chẳng hạn từ một mẫu gốc là "lửa", trong nền văn hóa nhân loại sẽ sản sinh ra nhiều biến thể khác nhau như : đèn, nến, than, khói, hương…độc đáo là khi vào trong văn chương, nó lại mang những nét nghĩa biểu tượng khác nhau. Nguyễn Du trong Truyện Kiều từng viết:

Sự đời đã tắt lửa lòng,

Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!

Câu thơ thứ 3045, 3046 của Kiều xuất hiện biến thể của "lửa", là "lửa lòng" không để chỉ lửa với ý nghĩa về vật chất đơn thuần, mà đặt trong ngữ cảnh, trong quan hệ với nhân vật Thúy Kiều, dưới sự sáng tạo của Nguyễn

Du, nó mang ý biểu tượng cho nhiệt huyết sống, cho tinh thần nhập thế của con người.

Cũng vẫn Nguyễn Du, và vẫn là Kiều, có lúc "lửa" lại là biểu tượng cho tình yêu vợ chồng nồng nàn, thắm thiết, trong câu thơ thứ 2213, 2214:

Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Như vậy, không thể đồng nhất biểu tượng và tượng trưng, vì như thế sẽ làm mất đi tính đa trị của biểu tượng, và khi chúng ta dùng đi dùng lại một biểu tượng nhiều lần để biểu hiện một loại ý nghĩa thì biểu tượng dễ thành cái tượng trưng.

1.1.3 .3 Biểu tượng và ẩn dụ

Cả biểu tượng và ẩn dụ trong văn chương đều là những phương thức chuyển nghĩa của lời nói, nên hai khái niệm này cũng có một sự gần gũi tương đối, tuy nhiên chúng không phải " hai mà một".Theo nhà văn Nga V.I. Eremina:

"Ẩn dụ trong thơ ca được sinh ra nhất thời và mất đi khá nhanh. Biểu tượng được hình thành trong quá trình dài và sau đó sống hàng trăm năm, ẩn dụ là yếu tố biến đổi, còn biểu tượng thì không đổi, mà bền vững. Ẩn dụ là phạm trù thẩm mỹ và phần lớn tự do tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì ngược lại, được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định"[33, tr.18]. Ở đây, ý kiến của nhà văn Nga V.I. Eremina đã phân biệt rõ ranh giới giữa ẩn dụ và biểu tượng thơ ca chủ yếu là ở tính "biến đổi" và "bền vững", "tự do" và "ước lệ". Ngoài ra, có thể thấy thêm sự khác biệt nữa: trong ẩn dụ, một cái biểu đạt xuất hiện thường để chứa ngầm một cái được biểu đạt, còn biểu tượng thì có phạm vi rộng hơn, tỉ lệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là một và hơn một; quan hệ trong ẩn dụ là tương đồng giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, còn trong biểu tượng quan hệ này là mối quan hệ nội tại có lý do.

Sự khác biệt này khiến ta không thể cho rằng ẩn dụ và biểu tượng là một được, vì như thế sẽ biến biểu tượng thành một dạng tu từ thông thường, làm mỏng đi ý nghĩa của biểu tượng.

1.1.3 .4 Biểu tượng và phúng dụ

C.G. Jung cho rằng: "Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng chẳng phải là một ký hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ, nghi hoặc của tâm linh” [4, tr.XXIV].

Henry Corbin cũng nhận định về phúng dụ như sau : "Phúng dụ là một thủ thuật lý tính không bao hàm ý nghĩa chuyển dịch sang một bình diện mới của tồn tại, cũng không đào thêm vào một chiều sâu của ý thức; đây là sự biểu hình, ở cùng một cấp độ ý thức, cái mà đã có thể biết khá rõ bằng một cái khác)" [4, tr.XVIII].

Trong khi đó, biểu tượng lại là "mật mã của sự bí ẩn", và hàm ý của nó là không giới hạn. Chính vì thế, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa biểu tượng và phúng dụ là sự cố định tĩnh tại của phúng dụ, và sự năng động, biến đổi linh hoạt của biểu tượng. Cần thấy rõ điểm khác này để không làm khô cứng đi các nét nghĩa của biểu tượng.

Như vậy, qua việc khu biệt khái niệm biểu tượng với một số khái niệm gần gũi như hình tượng, tượng trưng, ẩn dụ, phúng dụ … sẽ cho thấy rõ hơn, nổi bật hơn khái niệm, bản chất của biểu tượng . Đó là việc cần thiết trước khi tìm hiểu cụ thể chi tiết biểu tượng trong thơ Tố Hữu.

1.2 Hành trình sáng tạo thơ Tố Hữu

Tố Hữu - lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn song hành và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ. Cảm hứng trữ tình trong thơ Tố Hữu kết hợp một cách tự nhiên với ba chủ đề lớn: Ngợi ca lẽ sống cao đẹp của người cách mạng, diễn tả niềm vui hướng về tương lai xã hội chủ nghĩa, thể hiện những cảm nghĩ ân tình chung thủy. Có thể thấy rõ điều này từ tập Từ ấy cho đến tập thơ Ta với ta.

1.2.1 Tập thơ "Từ ấy"

Từ ấy là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, gồm 71 bài được sáng tác trong khoảng 10 năm kéo dài từ 1937 đến 1946 tương ứng với chặng đường cách mạng từ phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và Toàn quốc kháng chiến. Phần lớn các bài thơ trong tập được đăng trên báo chí công khai và bí mật từ những năm 1938, được tập hợp lại và xuất bản lần đầu năm 1946 với nhan đề Thơ, và năm 1959 tái bản có sửa chữa, bổ sung, dưới tên gọi Từ ấy. Trong Câu chuyện về thơ Tố Hữu từng viết: "Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi, đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh".Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích,

Giải phóng. Qua ba phần ấy, cảm hứng thơ Tố Hữu vận động từ niềm hân hoan của tâm hồn trẻ nhiều băn khoăn về lẽ sống bỗng được gặp ánh sáng lí tưởng; rồi qua bao gian lao, thử thách, từng bước trưởng thành trên con đường đấu tranh cách mạng; đến niềm vui bất tuyệt, ngây ngất trước cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc. Máu lửa bao gồm trong đó 27 bài thơ được sáng tác trong khoảng 2 năm (từ cuối năm 1937 đến đầu năm 1939). Trong thời gian này, Mặt trận Dân chủ Đông Dương đang phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đồng thời đây cũng là những năm tháng mà trên thế giới, phong trào chống phát xít, bảo vệ dân chủ và hòa bình thế giới diễn ra sôi nổi. Với riêng tác giả Tố Hữu, giai đoạn này cũng là lúc bước vào tuổi thanh niên, được gặp gỡ lý tưởng cộng sản và trở thành một người chiến sĩ hăng hái, một người lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế. Phần Máu lửa cho thấy nội dung chủ đạo là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành thị và cất tiếng nói chống chiến tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại.Với riêng nhà thơ, Máu lửa biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ Từ ấy là một điển hình:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Phần Xiềng xích gồm 30 bài sáng tác trong thời gian tác giả bị giam tại nhà tù đế quốc từ tháng 4 năm 1939 đến tháng ba năm 1942. Phần này như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở ngại. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn (bài Con cá chột nưa, Tranh đấu); là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường (bài Trăng trối); là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù (bài Một tiếng rao đêm, Nhớ người, Nhớ đồng); là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kỳ (bài Bà má Hậu Giang); là tiếng nói

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí