Đặc Trưng Thẩm Mỹ Của Hệ Thống Ngữ Liệu Văn Hóa Trong Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Truyện Kiều


Bất tình nổi trận mây mưa,

Dức rằng: Những giống bơ thờ quen thân.

Con này chẳng phải thiện nhân,

Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng. Ra tuồng mẻo mả gà đồng,

Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào.

Đã đem mình bán cửa tao,

Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này. Nào là gia pháp nọ bay!

Hãy cho ba chục biết tay một lần.

(Câu 1727 - 1736)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Qua 09 câu thơ được trích dẫn trên, ta những tưởng đó không thể nào là ngôn ngữ của một mệnh phụ phu nhân, vợ quan Lại bộ thượng thư, một lão nhân gia của nhà họ Hoạn. Trong lời mắng chưởi của mình, mụ dùng toàn là từ ngữ có tính chất khẩu ngữ đậm đặc, đó là những biệt ngữ của bọn ưng khuyển giang hồ như: Giống bơ thờ, phường trốn chúa, quân lộn chồng... gọi Kiều là con này, bản thân mụ thì xưng là tao. Mụ còn dùng thành ngữ như mèo mả gà đồng, khủng khỉnh làm cao... hay những từ có nguồn gốc từ thành ngữ như quen thân (quen thân mất nết, một biến thể của thành ngữ hư thân mất nết). Nguyễn Du sử dụng ngữ liệu mây mưa ở đây thật sáng tạo, nó không phải là chuyện gái trai mà được dùng để ám chỉ con giận lôi đình của Hoạn lão phu nhân. Trong Truyện Kiều, các từ ngữ có phong cách khẩu ngữ chiếm một tỷ lệ tương đối (331 ngữ liệu) so với toàn bộ từ vựng của thi phẩm. Điều này chứng tỏ, khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tự trang bị cho bản thân mình một vốn từ ngữ cực kỳ phong phú và đa dạng, ông biết tìm kiếm những nội dung ngữ nghĩa mới cho những hình thức quen thuộc (từ mây mưa là một ví dụ). Trong những trường hợp cụ thể khác, nhà thơ đã sử dụng cách nói, kiểu nói rất bình dân, nôm na như “có sá chi”, “cơn cớ gì”, “dơ tuồng”, “chẳng văng vào mặt”, “giống bơ thờ” để diễn tả những dáng vẻ ngổn ngang, đa diện cuộc sống muôn mặt, một bức tranh phức hợp, những lối nói dân


Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 11

dã, có phần bặm trợn, hèn yếu, kém thế của các nhân vật và sự chiêm nghiệm của chính bản thân nhà thơ trong Truyện Kiều.

Trong ngôn ngữ Thuý Kiều, ông viết:

Nhưng tôi có sá chi tôi,

Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu?

(Câu 1145 - 1146)

Để thể hiện cái bặm trợn của ngôn ngữ của Tú Bà, ông viết: “Lão kia có giở bài bây,

Chẳng văng vào mặt mầy lại nghe!

(Câu 974 - 975)

Hoặc giả, để thể hiện sự hèn kém của Thúc Sinh, nhà thơ cũng hạ bút: “Nhân làm sao đến thế này,

Thôi thôi, ta đã mắc tay ai rồi!

(Câu 1825 - 1826)

Ngay cả khi thể hiện những đánh giá, suy nghĩ của mình, tác giả cũng thường sử dụng những từ ngữ đậm phong cách khẩu ngữ:

Đời người đến thế thì thôi,

Trong cơ âm cực, dương hồi khôn hay!

(Câu 2645 - 2646)

Ông tơ thực nhé đa đoan,

Xe tơ sao khéo vơ càn, vơ xiên?

(Câu 2599 - 2560)

Có thể nói, hệ thống ngữ liệu văn hoá này vẫn luôn có tính xác thực, cụ thể và hấp dẫn người đọc. Nó phản ánh được tính cách, ngôn ngữ của các nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra, nó đã giúp cho nhà thơ có được sự miêu tả sống động một số môi trường xã hội có tính thông tục, khắc hoạ những rung động tinh tế, diễn biến nội tâm phức tạp của một số nhân vật và kể cả những xót xa trong tâm tư của chính tác giả.

Như đã nói, hệ thống ngôn ngữ nghệ thuậtTruyện Kiều là cả một thế giới phong phú, đa dạng, sâu sắc, là một phức thể đa chiều kích, đa nghĩa và giàu giá trị


văn hoá. Càng đi sâu tìm hiểu, chúng ta càng phát hiện thêm nhiều điều mới lạ, độc đáo. Do đó, một trong những nguyên nhân tạo nên sự sinh động, hấp dẫn ấy là nhờ có sự kết hợp tuyệt diệu, nhịp nhàng, hợp lý, logic giữa hai khuynh hướng văn hoá bình dân và văn hoá bác học trong ngôn ngữ tác phẩm. Sự tôn vinh những giá trị văn hoá trong ngôn ngữ bình dị, dân dã của thơ ca dân gian Việt Nam đã góp phần khẳng định Nguyễn Du là một trong những thi nhân đã đóng góp rất nhiều vào quá trình phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Bởi lẽ, khi miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, ông thường khai thác những chân giá trị của các ngữ liệu văn hoá bình dân. Chính sự khai thác đó đã giúp ông khái quát được những khía cạnh độc đáo, cụ thể, chi tiết trong tâm lý nhân vật – một phương diện nghệ thuật độc đáo mà nhà thơ đã tạo dựng được trong quá trình sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, công lao của ông được thể hiện qua việc ảnh hưởng, tiếp nhận một cách sáng tạo lớp ngôn ngữ dân gian và trong việc sử dụng tài tình lớp từ ngữ có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc. Thành tựu tuyệt vời mà tác phẩm của ông mang lại không chỉ làm phong phú, trong sáng ngôn ngữ văn học Nôm nói riêng, mà còn có những ảnh hưởng văn hoá sâu xa và lâu dài đến sự phát triển ngôn ngữ văn học cổ điển Việt Nam nói chung.

Khi khảo cứu về nguồn gốc bình dân của ngôn ngữ Truyện Kiều, một số nhà nghiên cứu đã có những nhận xét khái quát về phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Du, họ cho rằng lời thơ của ông gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Nhà thơ đã có sự tiếp thu và ảnh hưởng tiếng nói của dân tộc, ngôn ngữ văn chương dân gian. Đó cũng chính là cống hiến vĩ đại của Nguyễn Du và Truyện Kiều đối với lịch sử phát triển văn học dân tộc. Vì thế, văn hoá bình dân và bác học được xem là hệ quy chiếu, xuất phát điểm của các hệ thống ngữ liệu trong ngôn ngữ của Truyện Kiều.

Theo chúng tôi, sắc thái bình dân trong ngôn ngữ Truyện Kiều là những nét, yếu tố thẩm mỹ được gợi lên thông qua hệ thống những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hệ thống từ ngữ thuần Việt, hoặc có yếu tố Hán Việt với một lối diễn đạt bình dị, đơn giản đậm chất khẩu ngữ trong sinh hoạt của người Việt. Hệ thống ngữ liệu văn hoá bình dân đã thực sự là ngôn ngữ văn học với khả năng biểu đạt, biểu cảm cực kỳ phong phú. Nó được Nguyễn Du sử dụng, chuyển dẫn và khái quát một cách


thần tình, đích đáng và nhuần nhuyễn trong hệ thống Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với kết luận của Lê Đình Kỵ, “tính dân tộc của ngôn ngữ có gốc rễ chủ yếu ở thành phần bình dân... những yếu tố bác học như điển cố, tượng trưng, ước lệ đã được Nguyễn Du nhào nặn tái tạo và đưa vào một âm hưởng mới, chứa chan tình điệu dân tộc...” [76, tr.428]. Và hơn thế nữa, “Truyện Kiều là một truyện thơ Nôm có quy mô từ ngữ dân tộc khá phong phú kết hợp với chất thơ trữ tình của ngôn ngữ văn học dân gian đã xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu có tính dân tộc sâu sắc trong văn học cổ điển Việt Nam…” [65, tr.74].

Tóm lại, những từ ngữ mang sắc thái văn hoá bình dân trong ngôn ngữ nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể là một trong những nét biểu hiện những giá trị văn hoá riêng biệt của nó so với những tác phẩm khác cùng thể loại, loại hình. Nó phản ánh quá trình chia cắt, khái quát thực tại theo một nếp tư duy riêng biệt có nguồn gốc sâu xa từ trong đặc tính bản địa của dân tộc cụ thể. Đó là nếp nghĩ, kiểu tư duy, đặc trưng văn hoá. Vì thế tiềm năng sáng tạo nên các giá trị văn hoá của hệ thống từ ngữ này là rất lớn. Và có lẽ, nhờ vào con đường này, tác phẩm đã đi vào lòng dân tộc, được cộng đồng tiếp nhận một cách nhanh chóng và hiệu quả, chẳng hạn như trường hợp Lục Vân Tiên với văn hoá Nam bộ. Mặt khác, hệ thống từ ngữ chịu ảnh hưởng của văn hoá bình dân luôn có ý nghĩa xã hội, giàu hình ảnh biểu trưng và tính biểu cảm. Nó góp phần giúp nhà thơ chuyển tải những thông điệp nhân sinh, giãi bày những tâm tư, trăn trở, băn khoăn của mọi tầng lớp trong xã hội cũ, của những trí thức bình dân hay những kẻ tha hương, người lạc loài với thời cuộc mong muốn tìm một chốn bình yên hay sự đồng cảm với nhân dân, dân tộc mình.

2.1.3. Đặc trưng thẩm mỹ của hệ thống ngữ liệu văn hóa trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều

2.1.3.1. Đặc trưng thẩm mỹ của các ngữ liệu văn hoá Hán, bác học trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều

Môi trường văn hóa cổ điển thời trung đại đã được định chế trong khuôn khổ của hệ thống lễ tục, nghi thức cụ thể. Nói cách khác, xã hội phong kiến Việt Nam là xã hội được vận hành theo nguyên tắc các phạm trù đạo đức như Lễ, Trung, Hiếu,


Tiết, Nghĩa, Nhân... Đây là những đặc điểm, biểu hiện văn hoá, tư tưởng, xã hội của các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc. Không gian và bối cảnh đời sống văn hoá trong Truyện Kiều đã có sự gần gũi với khung cảnh lầu son gác tía, thế giới quan chính thống, quan phương. Do đó, hệ thống ngôn ngữ mang tính nghi thức được tác giả sử dụng trong ngôn ngữ tác phẩm phải đảm bảo những tính quy phạm, chặt chẽ, phản ánh một cách chính xác các biểu hiện tôn nghiêm, cao quý, thanh nhã của xã hội và con người thời bấy giờ. Điều này đã ảnh hưởng một cách cụ thể đến thế giới nghệ thuật Truyện Kiều. Trong ngôn ngữ và tư duy của một số nhân vật, nhà thơ cũng đã sử dụng các từ ngữ văn hoá chỉ đạo đức, chính trị, xã hội. Chẳng hạn như những suy tư của Thuý Kiều về công danh, tư quyền cá nhân:

“Bằng nay chịu tiếng vương thần,

Thênh thang đường cái thanh vân hẹp gì...”.

(Câu 2477 - 2478)

“Cũng ngôi mệnh phụ đường đường...”


“Một là đắc hiếu, hai là đắc trung...”


(Câu 2481)


(Câu 1831)

Vương thần 王臣 là bậc đại khanh, hoàng thân quốc thích, thanh vân 青雲 là hoạn lộ, mệnh phụ 命婦 là vợ quan đại thần (từ chánh tam phẩm trở lên), hiếu

cung thuận với cha mẹ, trung là hết lòng với vua... những từ ngữ này không chỉ thể hiện rò quan điểm của nhân vật về thành bại của con người trên con đường hoạn lộ, mà nó còn phản ánh thói quen sử dụng ngôn ngữ nặng về từ chương khá phổ biến trong giao tế của các tầng lớp sĩ, khanh, đại phu trong xã hội Nho giáo. Và dường như, tác giả muốn vươn đến những ước mơ đẹp về số phận con người và một xã hội đại đồng trên nguyên tắc của tình thương yêu, tinh thần nhân đạo người trí thức phong kiến.

Có thể nói, bức tranh nghệ thuật về nỗi đau đoạn trường, về số phận của Vương Thuý Kiều 王翠翹 đã được Nguyễn Du chấm phá, phác hoạ bằng ngòi bút thần của một thi sĩ - triết nhân, một con người cũng đã từng chạy đua với số mệnh,


mười năm dãi gió nằm sương và cũng từng bôn ba trong khổ hải ba đào. Tác giả không chỉ tâm lý hoá ngoại hình mà ông còn đi đến xu hướng thân phận hoá phẩm cách. Với Thúy Kiều, tác giả không sử dụng lối đặc tả mà nhà thơ đã tiến xa hơn: khắc họa Thúy kiều bằng những đường nét đầy ấn tượng thông qua những ý nghĩa mang tính biểu tượng của các ngữ liệu văn hoá được dẫn dụng. Không dừng lại với những chi tiết cụ thể như đã làm, ở đây nhà thơ đã vẽ đến phần gợi cảm nhất trên khuôn mặt là đôi mắt của giai nhân nhưng với một thủ pháp hoàn toàn khác:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh.”

(Câu 25 - 26)

Với Thúy Vân, tác giả sử dụng thủ pháp đối xứng nghệ thuật, bộ phận này được nêu ra thông qua bộ phận kia, còn đối với Thúy Kiều, Nguyễn Du muốn tạo nên một ấn tượng hài hòa, xinh xắn: khóe mắt long lanh như nước hồ thu, đôi mày thanh tú như nét xuân sơn đầy quyến rũ. Và tác giả đã sử dụng các từ ngữ như thu

thuỷ, xuân sơn (những ngữ liệu có xuất xứ từ Tây Sương Ký 西 廂 記 của Vương

Thực Phủ 王 實 甫 ) để nhấn mạnh đến những ý nghĩa tượng trưng về vẻ đẹp của người thiếu nữ một cách khái quát như một sự vĩnh cửu hóa cái đẹp. Nhận xét về điểm này, Phạm Đan Quế đã viết: “Trên nói thua, nhường, sắc trung chi hiền, đến chữ ghen, chữ hờn thì rò là sắc trung chi thánh. Trong sắc giới mà có phân bực thánh hiền thì mấy chữ đó chính là tác giả đã khổ tâm chọn lựa, nung nấu hun đúc để tả ra không lẫn được với nhau” [122, tr.18].

Thúy Kiều không chỉ là một nhân vật tuyệt sắc mà còn là một kỳ nữ tuyệt tài,

nàng thành thạo về: Cầm, kỳ, thi, họa, đặc biệt là âm nhạc, nàng sử dụng thành thạo cây Hồ cầm, có thể tự sáng tác Bạc mệnh khúc 薄 命 曲 làm não lòng người:

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

(Câu 029 - 032)


Qua những câu thơ tả Thúy Kiều, tác giả đã kết hợp tả cả tài lẫn sắc và xen trong đó là cái tình. Thúy Kiều không chỉ đẹp ở sắc mà trội về tài, giàu về tình. Dường như những điều này đã dự báo một tiền đồ ảm đạm, tương lai bất hạnh của nàng. Qua những thủ pháp, kiểu chọn lựa và trường liên tưởng cụ thể, tác giả đã dựng nên một điển hình nghệ thuật độc đáo, gợi cảm, cá tính và có sức khái quát cao trong thiên truyện li kỳ này.

Tư tưởng triết học phương Đông đã ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều, đó là nguyên lý Nhất dĩ quán chi 一 以 貫 之 mà Khổng phu tử đã nhiều lần nhắc đến trong Luận ngữ 論 語 (chương Lý Nhân 里 仁 ,

Vệ Linh Công 衛靈公) [192, tr.616]. “Một mối mà thông suốt tất cả” (nhất dĩ quán chi) là nguyên tắc từ chỗ gần mà xem xét chỗ xa, từ chỗ rò ràng đến chỗ sâu kín, từ một mối mà suy luận ra, từ gốc mà đi đến ngọn và ngược lại. Vì vậy, xem xét từ chiều hướng ấy, sự hiểu biết và chiếm lĩnh nội hàm của ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ Truyện Kiều cần phải bắt đầu từ hình thức từ ngữ đi đến bản chất văn chương và triết học của nó, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của mỗi sự kiện, nhân vật, tính cách, triết lý mà ngữ liệu ấy khái quát. Với đặc tính ấy, ngữ liệu văn hoá tồn tại không chỉ với tư cách là tín hiệu thẩm mỹ mà còn là công cụ diễn đạt cái lý của văn chương một cách hoàn bị nhất. Nó mở ra cho người đọc, người tiếp nhận một tầm đón đợi phong phú, những khả năng chiêm nghiệm, liên tưởng, người đọc phải suy niệm thật sâu sắc mới có thể cắt nghĩa trọn vẹn câu thơ. Có lẽ đó cũng là cái lý nghệ thuật trong miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Với nhân vật chính diện, ông đã thống nhất và sự dụng một loạt những mỹ từ có tính văn hoa, đẹp đẽ góp phần tôn thêm dáng vẻ phong tư hào sảng hay tài tử của nhân vật. Qua một lớp từ ngữ như hài văn, dặm xanh, phú hậu... Nguyễn Du đã khắc hoạ nên bức truyền thần về một Kim Trọng tác phong nho nhã: “Hài văn lần bước dặm xanh”; tài năng chính trực: “Nền phú hậu, bậc tài danh, văn chương nết đất, thông minh tính trời” (Câu 150 - 151).

Trong ngôn ngữ Truyện Kiều, nghệ thuật sử dụng và bố trí ngữ liệu văn hoá

của Nguyễn Du vừa hấp dẫn, vừa chuẩn mực đồng thời biểu hiện một cách cụ thể cá


tính sáng tạo của nhà thơ. Thông qua các ngữ liệu văn hoá đã được vận dụng, chuyển dẫn một cách khéo léo, người thưởng thức có thể tìm thấy được vẻ đẹp của thế giới hình tượng phong phú, sinh động được diễn đạt bằng nghệ thuật ẩn dụ, biểu trưng, uyển ngữ của văn cách trung cổ. Từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương

thảo liên thiên bích, lê chi sổ điểm hoa 芳 草 連 天 碧 梨 枝 數 點 花”, Nguyễn Du

đã để lại cho chúng ta một cặp lục bát tuyệt tác, nó không chỉ là sự chuyển dịch giản

đơn mà đã trở thành hai câu thơ rất Việt Nam:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Câu 041 - 042)

Hoặc như hai câu thơ Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông

phong 人 面 不 知 何 處 去 桃 花 依 舊 笑 東 風 trong bài Đề tích sở kiến xứ 題昔 所 見 處 của Thôi Hộ 崔 護 (Đường) năm xưa đã được phỏng dịch thành:

“Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.”

(Câu 2747 - 2748)

Những mỹ từ như cỏ non (phương thảo 芳草), cành lê (lê chi 梨枝), bóng

người (nhân diện 人 面 ), gió đông (đông phong 東 風 ) đã được chuyển dịch rất thành công. Nghệ thuật dịch thơ cổ của Nguyễn Du không chỉ sao phỏng từ những ngữ liệu cổ văn trong cổ thi, Đường thi dường nhưng tác giả đã tái tạo ý thơ trên cơ sở vốn từ ngữ và cảm quan thẩm mỹ ngôn từ của người Việt mà vẫn không đánh mất vẻ đẹp kiêu kỳ, quý phái và có tính khái quát của ngữ liệu gốc. Chẳng hạn, từ

mấy câu cổ thi: “Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu 梧 桐 一 葉 落 天 下

共 知 秋 ” (Một lá cây ngô đồng rụng, thiên hạ biết thu về), nhà thơ đã chuyển dịch thành một câu thơ rất dung dị, rất Việt Nam: “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô” (1594). Hoặc ở câu thơ 225 - 226:

Cớ sao trằn trọc canh khuya, Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022