Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Độc Đáo, Tài Hoa

đúng hơn, đứng về phía nhân dân. Trong lúc Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Du, Nguyễn Huy Hổ và sau nữa, Nguyễn Công Trứ, đứng trước các biến chuyển lớn lao của lịch sử, trước sự vô thường của uy quyền phong kiến, đều sinh ra chán nản về mình và về cuộc đời, thì Xuân Hương, ngược lại, vẫn vui tươi, tin tưởng như một người bình dân chân lấm tay bùn, đau đớn thì có đau đớn thật, những vẫn có cách sửa chữa cái đau đớn ấy để gieo vào đấy một mầm ham sống.

Xét cụ thể vào những sáng tác của Hồ Xuân Hương, ta sẽ hiểu rõ hơn về tính kế thừa dân gian trong thơ bà.

Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống ngàn năm văn hiến và rất hiếu học. Người có học luôn được xã hội trọng vọng và ca ngợi. Vậy có mâu thuẫn không khi trong thơ mình Xuân Hương lớn tiếng đả kích và bôi nhọ những người "có học"? Mới nghe qua, tưởng vô lí nhưng kì thực lại hoàn toàn có lí bởi chữ có học ở đây đã được đặt trong ngoặc kép. Đó chính là những con người kì thực dốt nát, vô đạo đức nhưng bên ngoài thì luôn tỏ ra huênh hoang, khoe mẽ. Dân gian ghét cay, ghét đắng những loại người hợm hĩnh, ngu si và dốt nát đó. Xuân Hương đã tiếp nối truyền thống ấy, bà dựng lên trong thơ mình chân dung những kẻ sĩ, hiền nhân quân tử thật đáng cười với những bộ mặt xấu xa, nhơ nhuốc. Bà gọi bọn chúng là “lũ ngẩn ngơ”, “phường lòi tói”. Chính tên gọi ấy đã đưa những kẻ đang kiêu căng từ nơi chín tầng mây xuống dười bùn đen:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây cho chị dạy làm thơ

Ong non ngứa nọc châm hoa rữa Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa

(Lũ ngẩn ngơ)

Bà như một người chị kiêu hãnh đứng xa nhìn lũ ngẩn ngơ đang múa máy thơ phú mà không khỏi tức cười. Chữ "chị" đã phân biệt vị thế giữa nữ sĩ với lũ ngẩn ngơ kia. "Dạy làm thơ" tức là dạy cho chữ nghĩa, vì bọn chúng tuy tỏ ra là những kẻ hay chữ nhưng nào có chữ gì trong bụng, chỉ

là một lũ khoe khoang ngựa non háu đá, giống như "ong non ngứa nọc" và “dê cỏn buồn sừng” mà thôi.

Nối tiếp mạch cảm hứng này, trong bài " Phường lòi tói" bà một lần nữa phanh phui những dốt nát của bọn hay chữ rởm:

Dắt díu nhau lên đến cửa chiền Cũng đòi học nói, nói không nên Ai về nhắn bảo phường lòi tói Muốn sống đem vôi quét trả đền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

(Phường lòi tói)

Trong bức tranh này bọn chúng thật nhếch nhác. Người có học gì mà phải dắt díu nhau, phải học nói, rồi muốn nói nhưng chẳng nên lời, cứ ấp a, ấp úng giống như một đàn thằng ngọng đứng xem chuông. Dốt nát lại còn muốn khoe chữ. Thật đáng nực cười! Xuân Hương đã lớn tiếng bảo với bọn chúng: “Muốn sống đem vôi quét trả đền”.

Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương - 9

Chỉ bằng hai bài thơ với những chân dung tiêu biểu, bộ mặt của những kẻ tự xưng là kẻ sĩ, người có học đã hiện ra rõ nét. Ở đây cũng cần hiểu rằng Hồ Xuân Hương không có ý định chê bai người học dốt mà bà chỉ giễu cợt những kẻ đã dốt nát nhưng lại không chịu học hỏi, hay khoe mẽ mà thôi.

Nhưng đối với bọn người này, bà chỉ bực mình mà phê phán, mỉa mai chứ không căm ghét và có thái độ phủ định như với lũ sư sãi – kẻ khoác trên mình tấm áo cà sa, lớn tiếng rêu rao là ăn chay niệm Phật nhưng rồi cuối cùng tu lại chẳng trót đời.

Như trên đã nói, Xuân Hương thực sự căm ghét sư sãi, vì chúng đã lớn tiếng tuyên bố cái chân lí phản lại tự nhiên, trái với bản chất của con người. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của tình yêu và sự sống với tất cả những gì tự nhiv ên và thuần khiết nhất nên bà cực lực phản đối những gì trái với tự nhiên. Cảnh tu hành "ăn chay niệm Phật" là trái với tự nhiên rồi. Hơn thế nữa, bà nhìn thấy bản chất của những kẻ tu hành này chẳng qua cũng chỉ là một lũ đạo đức giả. Họ mặc áo cà sa, nhưng lại đi đêm, ăn thịt chó, ham muốn nhục dục. Chính vì thế dù không ưa, không tán thành

việc xuất giá đi tu nhưng Xuân Hương cũng như các tác giả dân gian không đả kích nhà chùa, sư tăng một cách chung chung, bà chỉ hướng mũi nhọn châm biếm vào những kẻ buôn thần bán thánh, mượn danh sư để làm điều xằng bậy. Thử điểm qua những bài thơ mà Xuân Hương viết về sư sãi, nhà chùa:

Nào nón tu lờ, nào mũ thâm Đi đâu chẳng đội để ong châm Đầu sư há phải gì bà cốt

Bá ngọ con ong bé cái nhầm

(Sư bị ong châm)

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo Vị gì một chút tẻo tèo teo

Buồm từ cũng muốn về Tây Trúc Trái gió cho nên phải lộn lèo

(Cái kiếp tu hành)

Chỉ cần một vài bức chân dung như vậy cũng đủ thấy hiện lên lố nhố một lũ sư hổ mang, chẳng ra ta mà cũng chẳng ra Tàu. Xuân Hương lên án bọn người này vì những trò hết sức lố lăng của chúng. Đi tu tưởng đã thoát tục vậy mà còn "tục" hơn những người bình thường. Sư gì mà "vãi nấp sau lưng sáu bảy bà” để "Khi cảnh khi tiu khi chũm choẹ. Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha". Hoá ra nhà chùa chỉ là một nơi để hành lạc, để cho bọn sư sãi "đếm lại đeo". Từ hình dáng "đầu thì trọc lốc áo không tà" đến bản chất đều lố lăng, đáng căm ghét. Xuân Hương thật độc đáo và sâu cay khi đánh đồng "đầu sư" với "gì bà cốt". Chỉ bằng một hình ảnh, mà căn nguyên là do sự nhầm lẫn của con ong, Xuân Hương đã hạ bệ tên sư nọ, làm cho người đọc thấy hả hê, sung sướng. Bà ném ra những cái nhìn coi thường và khinh bỉ: sư cụ chỉ là kẻ tu lâu, giỏi hành lạc, quen đi "đáo nơi neo", còn lũ tiểu, vãi thì cũng cùng một giuộc là nguyên nhân để làm "trái gió lộn lèo" đi tất cả. Dưới ống kính của các tác giả dân gian những kẻ đội lốt thầy tu thật đáng lên án. Xuân Hương đã "cảm cách cảm dân gian, nghĩ cách nghĩ dân

gian" (ý của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na) để rồi từ đó dựng lên trong

thơ mình những hình tượng trào phúng đặc sắc, đem lại cho người đọc những tiếng cười hả hê.

Xuân Hương không chỉ viết về những đối tượng đáng cười với những thói hư tật xấu của họ mà còn có những vần thơ sâu lắng về người phụ nữ - nhân vật mà nhà thơ luôn yêu thương và bảo vệ.

Thơ ca dân gian đã dành một vị trí quan trọng để biết về người phụ nữ. Xuân Hương cũng vậy. Trong sự nghiệp thơ của Hồ Xuân Hương, những bài thơ viết về đề tài này chiếm tỉ lệ khá cao, nhưng trong giới hạn thơ Nôm tứ tuyệt, ta chỉ xét bài “Mời trầu”. Có khi Xuân Hương viết về mình, cũng có khi viết về người nhưng bao giờ cũng toát lên một tinh thần lạc quan, vui tươi, khỏe khoắn. Bà tiếp thu đề tài này từ dân gian nhưng cách bà nhìn nhận, đánh giá về những nhân vật của mình thì khác với các tác giả dân gian.

3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo, tài hoa

Đã có không ít nhà thơ, nhà văn phải ngưỡng mộ tài dùng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương. Tiêu biểu như Tam nguyên Yên Đổ, người lừng lẫy về thơ văn Nôm cũng phải kính cẩn, nghiêng mình trước lâu đài ngôn ngữ kỳ lạ của Xuân Hương:

Thơ thánh, thơ tiên đời đã có, Tung hoành thơ quỷ hiếm hoi thay.

Còn Tản Đà, một nhà thơ kiệt xuất đầu thế kỉ cũng đã phải thừa nhận “Thi trung hữu quỷ”, cũng như Xuân Diệu đã từng đặt cho bà cái tên gọi “Bà chúa thơ Nôm”. Điều mà người đọc cảm nhận được trong thơ Hồ Xuân Hương là những hành động múa xiếc trên từng câu chữ của nữ sĩ. Bà chơi chữ rất đắc địa, như trong bài Khóc Tổng Cóc, 27 chữ thì có đến năm chữ chỉ những con vật cùng loài cóc: (chẫu) chàng, (nhái) bén, nòng nọc, (chẫu) chuộc; trong bài Dỗ người đàn bà khóc chồng thì dùng hàng loạt những từ ngữ chỉ tên các vị thuốc và các hành vi bào chế mà vẫn có nghĩa thứ hai: cam thảo, quế chi, trần bì, thạch nhũ, quy thân, liên nhục, sao, tẩm… Nói lái theo nhiều kiểu như đẽo đá, đá đeo… hay những câu thành ngữ tục ngữ được đan cài vào câu thơ để mở rộng văn bản như Nòng nọc đứt đuôi, Ong non ngứa nọc… Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã ca ngợi tài sử dụng nghệ

thuật trong thơ Hồ Xuân Hương: “nhà thơ sử dụng ngôn ngữ để sáng tác nhạc, là nghệ sĩ tạo hình. Bà còn là nhà điêu khắc và cả nhà kiến trúc nữa”[12, tr.15]. Tác giả còn cho rằng nữ sĩ đã tạo ra tiếng cười trẻ trung đầy khát vọng tự nhiên.

Trong Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy cũng đi sâu vào tìm hiểu tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương và cũng có những nhận xét tinh tế về kiểu lựa chọn ngôn ngữ, sự sáng tạo trong chất liệu đề tài…đã đem lại “khoái cảm nghệ thuật có tính liêu trai” trong thơ bà. Còn tác giả Lã Nhâm Thìn trong Thơ Nôm Đường luật cũng đã khẳng định Xuân Hương như là “Người đặt dấu chấm cho thời kì “phá cách” của thơ Nôm Đường luật”. Tác giả khẳng định: “Bà chúa thơ Nôm làm thay đổi nội dung kết cấu, tạo nên một quan hệ nội dung – hình thức khác hẳn quan hệ vốn có của Đường luật: hình thức nghiêm chỉnh, trang trọng chuyển tải nội dung đời thường thông tục, hài hước. Sự thống nhất hai mâu thuẫn trên đã tạo nên những xung lực to lớn, những nguồn năng lượng mới, sức “công phá” mới của thể loại, làm cho thơ Nôm Đường luật khác về chất so với thơ Hán Đường luật”[44, tr.47]. Nhưng cũng không thể phủ nhận bước phát triển này trong thơ bà là đã được manh nha từ Nguyễn Trãi, được chuẩn bị từ trong lòng quá trình chuyển động, phát triển của thể loại thơ Nôm Đường luật, trong đó có dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng.

Các nhà nghiên cứu đã nói nhiều đến những đóng góp của Hồ Xuân Hương trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc, trong việc dùng thể thơ Đường luật vào mục đích trào phúng, đả kích. Quả đúng như thế! Sáng tác của Hồ Xuân Hương số lượng không nhiều, nhưng chắc chắn nếu Hồ Xuân Hương không phải là một bậc thầy về ngôn ngữ dân tộc thì nhà thơ không thể viết tự nhiên, phóng khoáng, hóm hỉnh, dí dỏm một cách đặc sắc đến thế. Ngôn ngữ dân tộc dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương vừa súc tích, chính xác, lại vừa uyển chuyển, linh hoạt, phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình, dồi dào về âm thanh, nhịp điệu. Thể thơ Đường luật trong tay của bà không còn cái vẻ đài các, quý phái vốn có của nó, mà trở nên dung dị, bình dân, trong nhiều trường hợp được cấu tạo như những nắm đấm rắn chắc để quật vào mặt kẻ thù những cú đích đáng.

So sánh tiếng cười của Hồ Xuân Hương với tiếng cười của Nguyễn Trãi, của các nhà thơ thời Hồng Đức, của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta thấy rằng tất cả những tiếng cười ấy đều được sinh ra từ những suy tư sâu sắc về cuộc đời. Thơ Hồ Xuân Hương thường trực tiếng cười trào phúng mọi lúc, mọi nơi. Bà là một thi sĩ hết sức nhạy cảm với nội dung trào phúng. Mặt khác, ngôn ngữ văn học dân tộc đến thời đại Hồ Xuân Hương đã có một bước phát triển về chất so với các thế kỉ trước, tinh luyện hơn, hàm súc, uyển chuyển và biến hóa hơn. Phải chăng đó là nguyên nhân chính khiến thơ Nôm Hồ Xuân Hương xuất hiện liền 15 bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng. Đó chính là điều khiến cho bà có những điểm gần gũi với Tú Xương (1870

– 1907) ở hàng loạt bài thơ tứ tuyệt trào phúng. Nếu như Nguyễn Khuyến thâm trầm, sâu kín, chua cay qua tiếng cười chủ yếu được biểu hiện ở thể thơ thất ngôn bát cú thì Tú Xương lại bốp chát, mạnh mẽ, độc địa, bất ngờ ở tiếng cười trào phúng nhanh nhạy với nhiều bài thơ tứ tuyệt. Có thể coi Hồ Xuân Hương là tác giả mở đầu cho thể thơ tứ tuyệt trào phúng ở Việt Nam bằng 15 bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng của mình.

Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, nếu xét về khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Xuân Hương “thì treo giải nhất chi nhường cho ai!”. Thơ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất được tới cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng. Trước hết, người ta thấy nguồn cảm xúc thơ bà phát nguyên từ mạch dân gian. Mà ở xã hội Việt Nam cổ truyền, dân gian và dân tộc là những khái niệm gần chồng khít. Dân tộc ở Xuân Hương đó là lối tư duy lưỡng hợp của người Việt cổ còn lưu lại trong các phong tục tập quán và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đó là các biểu tượng phồn thực – được vay mượn và sáng tạo trên cơ sở một tín ngưỡng nhân loại đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Đó là cái cười lạc quan, cái cười cộng đồng của một tộc người sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất nhiều thiên tai địch họa, biết sống là vui, vui để mà sống, nên biết tôn sùng sự sống và thực hành đạo sống. Đó là việc nhà thơ sử dụng tiếng Việt một cách tài tình. Theo như nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy, thì “bà không chỉ sành sỏi lời ăn tiếng nói của làng quê và kẻ chợ, sử dụng, biến đổi các thành ngữ, tục ngữ mà

còn biết sáng tạo ngôn ngữ trên cơ sở khai thác triệt để những đặc điểm của tiếng Việt: dùng từ láy và nghệ thuật chơi chữ…”[47, tr.16]. Xuân Hương cũng là một “nhà nho” chẳng kém ai, cũng giỏi chữ Hán, khi cần cũng ra được câu đối và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình.

Nội dung thơ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân. Ngoài việc miêu tả những cảnh có thực của núi sông ta, vứt hết cả sách vở, khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn, Xuân Hương tưởng như đã lìa cái gốc nho sĩ của mình mà “lăn lóc” vào giữa bình dân. Xuân Hương là con ốc, quả mít, cái bánh trôi; Xuân Hương làm thơ với quả cau, lá trầu, con ong… Mà những thứ ấy vẫn nguyên chất bình dân. Hồ Xuân Hương là nhà thơ dòng Việt, bà chúa thơ Nôm. Thơ bà đã làm cho chữ “nôm na” không đồng nghĩa với “mách qué” nữa, mà nôm na là đồng nghĩa với thuần túy, trong trẻo, tuyệt vời. Bà chúa thơ Nôm là chúa cả nội dung và hình thức.

Ngôn ngữ ấy gồm một số từ mà từ xưa bây giờ không dùng nữa hoặc khác hẳn nghĩa đi, nó biến hóa để phổ vào câu thơ những tục ngữ, thành ngữ, ca dao:

- Bảy nổi ba chìm với nước non

(Bánh trôi nước)

- Đừng xanh như lá bạc như vôi

(Miếng trầu)

- Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

(Khóc Tổng Cóc)

Nó không tránh những từ thô tục hoặc nói lái thành thô tục, những tiếng chửi rủa:

- Bá ngọ con ong bé cái nhầm

(Sư bị ong châm)

- Muốn sống đem vôi quét trả đền

(Phường lòi tói)

Trong Xuân Hương thi sĩ cảm giác, Lê Trí Viễn cũng đã chỉ ra những nét đặc biệt trong việc dùng những điệp từ, từ lấp láy. Có loại thông thường: Cheo leo, xanh rì, đỏ loét, lún phút, lắt léo, đầm đìa,... có loại lạ lùng: mõm mòm, hõm hòm hom, toen hoẻn, dở dom…

Lời thơ Xuân Hương nói chung rất tươi trẻ, giản dị và hồn nhiên. Bà dùng toàn tiếng nói thông thường nhưng biết lựa chọn cho xứng chữ xứng lời nên có được cái trong sáng của tiếng nói nhân dân, cái ý vị tươi ngon của mớ rau vườn mới hái. Trần Tế Xương sau này cũng hưởng được cái hồn nhiên ấy nhưng không sao có được cái tài tình, tươi trẻ của Hồ Xuân Hương. Sử dụng ngôn ngữ phong phú như vậy để lột tả ý tứ, Xuân Hương đã thực hiện được một văn phong thật sự sắc sảo.

Cách dùng đến nghệ thuật của bà “thật chẳng ai bì”, đã mà dụng ý vẽ một bức tranh bằng những đường nét uốn khúc quanh queo, thì Xuân Hương, từ đường nét đến âm thanh, mỗi chi tiết đều tuyệt đối phục tùng cái vũ khúc lảo đảo, lệch lạc như bước đi của người say rượu; cuối cùng, một chiếc diều làm xiếc, nó cũng lộn lèo như vua chúa chứ có kém chi!

Dùng chữ Việt Nam, phải nhận Xuân Hương là thánh. Khi chế giễu mấy anh học trò dốt:

Ong non ngứa nọc châm hoa rữa, Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa

Thơ Đường luật mà Xuân Hương sử dụng không hề khiến người ta nghĩ rằng đó là thơ nhập nội, thơ bà cứ nôm na, bình dân, tự nhiên, lời ca cứ trong veo, không gợn, đọc cứ thoải mái, dễ thuộc, những câu đối nhau thì cân chỉnh già dặn đến ai cũng phải sợ, mà vẫn như lời nói thường. Chữ của Xuân Hương chọn tài tình đến nỗi chẳng còn thấy công phu gò gẫm gì cả, chọn trên cơ sở phổ cập; Xuân Hương không trau chuốt chữ, thích dùng những vật liệu thông thường nhưng vì do đặt đúng chỗ ngăn ngắt, nên hóa ra rất chọn lọc.

Lòng Xuân Hương là lửa, tay Xuân Hương có điện, nên các chữ đều sống cả lên, nó có thể bò lổm ngổm, có thể mấp máy, có thể bay, có thể duỗi, có thể khom khom, ngửa ngửa, nó có thể chũm chọe hi ha, cốc, om, khua, vỗ; nó có thể um, xoe, xoa, loét, rì; nó có thể nối nhau thành chuỗi vần vang động: bom, chòm, om, móm, tom hoặc ọp ẹp: heo, leo, kheo, teo, lẻo; chúng ta có thể đố ai tìm được trong thơ Xuân Hương những chữ nào mà âm thanh bẹp dí, những chữ chết nào đứng trơ không cựa quậy ở trong câu” [6, 404]. Một trong những đặc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023