Trong đó:
HW (F1 F2 F3) 200
10
HW (Heart Work): là chỉ số công năng tim
F1( Frequence): là mạch đập lúc nghỉ trong một phút F1= P1 x 4 F2 là mạch đập ngay sau vận động 1 phút F2= P2 x 4 F3 là mạch đập của phút hồi phục thứ 2 F3= P3 x 4 P1,2,3 là tầm mạch đo trong 15 giây đầu của các phút tương ứng Đánh giá kết quả dựa vào bảng phân loại của Ruffier
Bảng 2.1: Phân loại khả năng hoạt động tim theo chỉ số HW của Ruffier
Xếp loại | |
Dưới 1 | Rất tốt |
Từ 1 đến 5 | Tốt |
Từ 6 đến 10 | Trung bình |
Từ 11 đến 15 | Kém |
Từ 16 trở lên | Rất kém |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Khoa Học Của Việc Xây Dựng Hệ Thống Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Trình Độ Tập Luyện Của Vđv Chạy Cự Ly Dài
- Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đánh Giá Tđtl
- Phương Pháp Tổng Hợp Và Phân Tích Tài Liệu
- Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Và Tiêu Chuẩn Đánh Giá Trình Độ Tập Luyện Cho Nam Vđv Đội Tuyển Điền Kinh Trẻ Chạy Cự Ly Dài 15 – 17 Tuổi
- Sơ Lược Lựa Chọn Chỉ Số, Chỉ Tiêu Đánh Giá Tđtl Cho Nam Vđv Đội Tuyển Điền Kinh Trẻ Chạy Cự Ly Dài 15 – 17 Tuổi
- Phỏng Vấn Các Chuyên Gia, Hlv, Nhà Khoa Học Là Những Người Có Kinh Nghiệm Trong Huấn Luyện Cho Nam Vđv Đội Tuyển Điền Kinh Trẻ Chạy Cự Ly Dài 15 – 17
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
- Dung tích sống (ml): [66, tr42]
Dung tích sống (DTS) là toàn bộ thể tích khí trao đổi sau một lần hít vào gắng sức và thở ra hết sức. DTS được đo bằng một dụng cụ gọi là phế dung kế. Trước khi đo, người được kiểm tra hít thở 3 - 4 lần sau đó hít thật sâu rồi thở ra hết sức vào ống của máy đo. DTS trung bình ở nam khoảng 3- 4 lít, nữ khoảng 2-3 lít. ở các VĐV, DTS cao hơn người bình thường. VĐV bơi DTS có thể đến 7 lít.
Hệ số di truyền của DTS dao động từ 0,48 – 0.93. Vì vậy chỉ số này có thể phát triển mạnh dưới tác động của tập luyện TDTT và nó là chỉ số quan trọng để đánh giá TĐTL và đồng thời rất có giá trị trong tuyển chọn VĐV.
- Cách tiến hành đo dung tích sống:
Sau khi được nghỉ ngơi, VĐV đứng ở tư thế thoải mái hít vào thật sâu sau đó thở hết không khí vào máy phế dung kế và kết quả chỉ trên máy là dung tích sống lần một. Đo 5 lần DTS liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 giây. Lấy DTS ở lần có kết quả cao nhất. Nếu 5 lần DTS có các chỉ số không biến đổi đáng kể là chức năng hô hấp trung bình, nếu 5 lần DTS có các chỉ số giảm dần là chức năng hô hấp kém.
- Đánh giá kết quả:
DTS được tính bằng công thức VC = IC + ERV hoặc VC = IRV+VT+ERV Trong đó :
IC – Inspiratory Capacity: Thể tích không khí hít vào tối đa sau khi hít vào bình thường. IC = IRV + VT
IRV – Inspiration Reserve Volume: Thể tích không khí dự trữ do hít vào gắng sức sau khi hít vào bình thường
VT - Tidal Volume: Thể tích không khí thực hiện trao đổi do hít vào thở ra trong một nhịp thở bình thường.
ERV - Expiratory Reserve Volume: Thể tích không khí dự trữ thở ra gắng sức sau khi thở ra bình thường.
Dung tích sống ở mỗi người rất khác nhau và phụ thuộc vào kích thước cơ thể (trọng lượng, chiều cao...) giới tính và lứa tuổi. Ở người Việt Nam, dung tích sống trung bình của lứa tuổi từ 6 đến 51.
Bảng 2.2: Dung tích sống trung bình của người Việt nam từ 6 đến 51 tuổi
Nam (lít) | Nữ (lít) | |
14-15 | 2.3 | 1.8 |
16-17 | 2.9 | 2.3 |
18-19 | 3.4 | 2.5 |
20-25 | 3.5 | 2.6 |
26-31 | 3.5 | 2.5 |
- Đánh giá năng lực ưa khí (Chỉ số VO2max): [66, tr 60]
Vo2max là thể tích tiêu thụ oxy tối đa của con người khi thực hiện vận động tới mức gắng sức tối đa được tính ở bậc công suất cao nhất (đỉnh). Vo2 max là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá nguồn năng lượng ưa khí cung cấp cho cơ thể vận động. Giá trị Vo2 cao hay thấp phụ thuộc vào chức năng vận chuyển oxy từ không khí vào tế bào của hệ hô hấp, tuần hoàn, máu (hemoglobin) và khả năng hấp thụ oxy ở tế bào. Chính vì vậy mà việc đo Vo2 max không chỉ đánh giá năng lực vận động mà còn tham gia đánh giá chức năng của các bộ máy hô hấp, tuần hoàn và máu.
Kiểm tra chỉ số Vo2max thông qua test Cooper (lấy kết quả test cooper khi kiểm tra thành tích thể lực). Xem bảng 2.3
Bảng 2.3: Xác định chỉ số VO2max dựa vào kết quả test Cooper
Vo2max (ml/ph/Kg) | Thành tích chạy 12 phút (m) | Vo2max (ml/ph/Kg) | |
1000 | 14,0 | 2500 | 45,9 |
1100 | 16,1 | 2600 | 48,0 |
1200 | 18,3 | 2700 | 50,1 |
20,4 | 2800 | 52,3 | |
1400 | 22,5 | 2900 | 54,4 |
1500 | 24,4 | 3000 | 56,5 |
1600 | 26,8 | 3100 | 58,5 |
1700 | 28,9 | 3200 | 60,8 |
1800 | 31,0 | 3300 | 62,9 |
1900 | 33,0 | 3400 | 65,0 |
2000 | 35,3 | 3500 | 67,1 |
2100 | 37,4 | 3600 | 69,3 |
2200 | 39,5 | 3700 | 71,4 |
2300 | 41,45 | 3800 | 73,5 |
2400 | 43,8 | 3900 | 75,6 |
- Đánh giá năng lực yếm khí: Sử dụng Wingate test, Inbar (1996) [87].
Mục đích: Đánh giá công suất yếm khí axitlactic và lactic (ATP - CP và đường phân yếm khí).
Chuẩn bị VĐV và thiết bị đo:
- Trước khi thực hiên test VĐV khởi động 5 phút và được hướng dẫn qui trình thực hiện test để chủ động hợp tác với cán bộ kiểm tra.
- Thiết bị kiểm tra bao gồm:
Xe đạp lực kế Monark lực kế Monark 839 E của Thụy Điển. Máy vi tính có cài phần mềm phân tích.
Qui trình thực hiện
Test Wingate được thực hiện trên xe đạp lực kế với tốc độ tối đa, thời gian thực hiện trong 30 giây với lực trở kháng phụ thuộc vào cân nặng của VĐV. Công thức tính lực trở kháng:
F(N- Newton)= 0,75 x TLCT
Trong đó: F = lực trở kháng. Đơn vị tính bằng Newton (N) TLCT = trong lượng cơ thể. Đơn vị tính bằng kilogam (kg) Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả
Phương pháp xử lý số liệu
Những số liệu được tính từ test Wingate bao gồm các chỉ số: công suất yếm khí tối đa; công suất yếm khí tổng hợp và Chỉ số suy kiệt năng lượng yếm khí.
Chỉ số công suất yếm khí tối đa (Peak anerobic power)
Chỉ số công suất yếm khí tối đa (PP) được tính trong 5 giây đầu thực hiện test Wingate. Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng cung cấp năng lượng từ nguồn yếm khí phi lactat (ATP và CP trong tế bào cơ).
Chỉ số PP được tính như sau:
PP = F x S / t = ((0,075 x TLCT) x (SVQ5x6m)):0,0833
Trong đó: - PP: Công suất yếm khí tối đa. Đơn vị: Kgm/phút hoặc Watt (W) (1W = 6,12 Kgm/phút).
- F: Lực trở kháng. Đơn vị tính: Niutơn (N)
- S: quãng đường đạp xe trong 5 giây đầu. S = số vòng quay trong 5 giây đầu (SVQ5) x 6m (trên xe Monark mỗi vòng quay tương đương với 6m). Đơn vị tính: mét (m).
- t: thời gian 5 giây đầu. Tính theo đơn vị phút, 5 giây= 0,0833phút. Công suất yếm khí tối đa tương đối (Relative Peak Power Output - RPP) Công suất yếm khí tối đa tương đối (RPP) được tính theo công thức: RPP = PP/ TLCT
Đơn vị tính: Kgm/phút/kg hoặc W/kg
Chỉ số công suất yếm khí tổng hợp (Total anerobic capacity)
Chỉ số công suất yếm khí tối đa (AC) được tính trong 30 giây thực hiện test Wingate. Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng cung cấp năng lượng tổng hợp từ 2 nguồn yếm khí phi lactat (ATP và CP trong tế bào cơ) và yếm khí lactat.
Chỉ số AC được tính như sau: AC = F x S / t
Trong đó: - AC: Tổng công suất yếm khí.
- F: Lực trở kháng. Đơn vị tính: Niutơn (N).
- S: quãng đường đạp xe trong 30 giây.
S = số vòng quay trong 30 giây đầu (SVQ30) x 6m. Đơn vị tính: mét (m)
- t: thời gian 30 giây. Tính thêo đơn vị phút, 5 giây= 0,5phút.
Chỉ số công suất yếm khí tổng hợp tương đối ACP
ACP = AC/ TLCT
Đơn vị tính: Kgm/phút/kg hoặc W/kg
- Kiểm tra sinh hóa [27]
Khách thể: 09 nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa. Trong 24h trước thời gian lấy mẫu, các VĐV nghỉ ngơi hoàn toàn để tránh sai số cho quá trình xét nghiệm và xử lí kết quả. Quá trình xét nghiệm máu được thực hiện tại trung tâm Y Khoa MEDIC gồm các chỉ số sinh hóa sau:
Acid lactic (mmol/L) (Trước vận động, sau vận động và sau hồi phục). Urea/serum (mg/dL) (Trước vận động, sau vận động và sau hồi phục). Testosteron (ng/mL) (Trước vận động, sau vận động và sau hồi phục). Cortisol máu (μg/dL) (Trước vận động, sau vận động và sau hồi phục). WBC (10^9/L) (Trước vận động, sau vận động và sau hồi phục).
RBC (10^12/l) (Trước vận động, sau vận động và sau hồi phục). Hb (g/dL) (Trước vận động, sau vận động và sau hồi phục).
Hct (%).
MCV (fL).
MCH (pg). MCHC (g/dL). RDW (%).
PLT (10^9/L).
2.2.5. Phương pháp nhân trắc học [54]
Luận án sử dụng phương pháp này để đo các chỉ tiêu đánh giá hình thái cho khách thể nghiên cứu gồm các chỉ tiêu sau:
- Chiều cao đứng: Là chiều cao từ mặt sàn đến điểm đỉnh đầu của người được đo.
Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2 mét, được chia chính xác đến milimét (mm).
Phương pháp đo: Khi đo, thước phải vuông góc với mặt sàn, đối tượng đo phải đứng thẳng, duỗi hết các khớp sao cho hai gót chân, hai mông, hai vai và ụ chẩm nằm trên một mặt phẳng, chạm vào tường (4 chạm), mắt nhìn thẳng phía trước. Điểm đo từ mặt phẳng của sàn đến điểm cao nhất của đỉnh đầu của người được kiểm tra.
- Cân nặng (kg): Là chỉ số được dùng để đánh giá sự phát triển thể lực và tình trạng sức khoẻ của người tập, chỉ số này biến đổi và chịu tác động của các yếu tố khác nhau.
Dụng cụ đo: Cân y học có độ chính xác đến 100g.
Phương pháp đo: Cân được đặt lên mặt sàn bằng phẳng. Người được đo ngồi lên ghế, đặt hai chân lên mặt bàn cân và từ từ đứng dậy. Cân xong, người được đo ngồi xuống ghế và đưa hai chân sang hai bên và bước ra ngoài, đọc kết quả đo chính xác đến 100g.
- Chỉ số Quetelet: Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng g) và H là chiều cao của người đó (tính bằng cm), chỉ số Quetelet được tính theo công thức:
Quetelet
( g / cm ) W
H
Chỉ số này cho biết trung bình 1cm chiều cao nặng bao nhiêu. Thông thường cùng lứa tuổi, cùng giới tính người có chỉ số này lớn hơn sẽ có cơ quan vận động phát triển hơn. Các VĐV các môn võ, vật, chạy cự ly ngắn, chạy 400m, chạy vượt rào, nhảy xa v.v. yêu cầu sức mạnh đạp sau lớn hơn cần có hệ cơ phát triển hơn, do đó chỉ số Quetelet cũng phải lớn hơn. Chỉ số Quetelet trung bình vào khoảng 370 - 400g/cm đối với nam, 325 - 375g/cm đối với nữ, nếu nhỏ hơn VĐV có thể lực kém và lớn hơn thì VĐV nặng nề khó di chuyển, mau mệt mỏi.
- Chiều dài chân A: Độ cao này càng lớn, nâng đùi càng cao, biên độ hoạt động của chân càng rộng.
Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2 mét, được chia chính xác đến milimét (mm).
Phương pháp đo: Người được đo đứng thẳng, người đo dùng tay xác định gai chậu trước trên của người được đo, sau đó dùng thước để đo. Kết quả đo là độ cao từ sàn đứng đến gai chậu trước trên khi người đứng thẳng.
- Dài chân H: Độ dài này càng tốt thì trọng tâm cơ thể càng tốt.
Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2 mét, được chia chính xác đến milimét (mm).
Phương pháp đo: Khi đo, thước phải vuông góc với mặt sàn, đối tượng đo phải đứng thẳng, duỗi hết các khớp sao cho hai gót chân, hai mông, hai vai và ụ chẩm nằm trên một mặt phẳng, chạm vào tường (4 chạm), mắt nhìn thẳng phía trước. Điểm đo từ mặt phẳng của sàn đến mào chậu của người được kiểm tra.
- Dài cẳng chân A:
Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2 mét, được chia chính xác đến milimét (mm).
Phương pháp đo: Người được đo đứng thẳng, người đo dùng tay xác định khe khớp gối người được đo, sau đó dùng thước để đo. Kết quả đo là độ cao từ sàn đứng đến khe khớp gối khi cẳng chân đứng thẳng góc với mặt sàn.
- Dài gân A-sin (dài gân gót chân): Độ dài này càng lớn thì lực và tốc độ càng cao.
Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2 mét, được chia chính xác đến milimét (mm).
Phương pháp đo: Người được đo kiễng gót, người đo đánh dấu xác định điểm tiếp giữa gân A-sin và cơ sinh đôi sau đó cho người được đo trở lại tư thế ban đầu và tiến hành đo khe khớp gối của người được đo, sau đó dùng thước để đo từ mặt sàn đến điểm đã đánh dấu. Kết quả đo là độ cao từ sàn đứng đến điểm tiếp giữa gân A-sin và cơ sinh đôi.
- Vòng cổ chân: Cổ chân càng nhỏ càng thuận lợi khi di chuyển nhanh.
Dụng cụ đo: Thước dây được chia chính xác đến milimét (mm).
Phương pháp đo: Người được đo đứng thẳng, người đo dùng thước dây đo chu vi nhỏ nhất của cổ chân.
- Dài đùi:
Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2 mét, được chia chính xác đến milimét (mm).
Phương pháp đo: Người được đo đứng thẳng, người đo xác định mấu chuyển lớn và khe khớp gối của người được đo và tiến hành đo. Kết quả đo là độ dài từ khe khớp gối và mấu chuyển lớn. Có thể xác định chiều dài đùi bằng cách lấy chiều dài chân B trừ cho dài cẳng chân A.
Cấu trúc hình thể somatotype [88].
Thiết bị cho nhân trắc học: Thiết bị nhân trắc bao gồm một thước đo hình thái, cân, compa trượt nhỏ đo độ rộng, một compa đo nếp mỡ dưới da.
10 thông số nhân trắc học cần thiết để tính toán somatotype theo Heath và Carter (1967):
- Chiều cao đứng (cm),
- Cân nặng (kg),
- Nếp mỡ cơ tam đầu cánh tay (mm),
- Nếp mỡ hốc vai (mm),
- Nếp mỡ hông (mm),
- Nếp mỡ cẳng chân (mm),
- Vòng cánh tay co (cm),
- Vòng cẳng chân (cm),
- Rộng khuỷu (cm),
- Rộng khớp gối (cm).
Hearth – Carter (1968), tìm hiểu về di truyền kiểu hình (Somototype) chủ yếu là chụp ảnh chính diện, nghiêng và sau lưng ở cự ly nhất định, sau đó kết hợp với các số đo về hình thái và tố chất thể lực để đánh giá và phân loại con người. Phương pháp này đưa ra một hình chuông và chia 3 đỉnh của 3 góc ra 3 phần chính là: Nội mô (endomorphia), Trung mô (meromorphia), Ngoại mô (ectomorphia) được trình bày chi tiết tại phụ lục 10.
2.2.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý [66]
Luận án sử dụng phương pháp này để kiểm tra thành tích các tiêu chí đánh giá tâm lý cho khách thể nghiên cứu gồm các tiêu chí sau:
- Phản xạ mắt - chân (ms).
Dụng cụ kiểm tra: Gồm máy đo phản xạ (với ánh sáng).
Cách tiến hành: VĐV đứng trên một tấm đệm cảm biến, khi có tính hiệu VĐV bắt tính hiệu và bật 2 chân ra rồi bật trở vào càng nhanh càng tốt, tiếp tục lặp lại liên tiếp 10 lần lấy kết quả trung bình.
Đánh giá kết quả: Bỏ đi kết quả lần nhanh nhất và lần chậm nhất. Tính trung bình cộng của 13 lần còn lại. Theo đánh giá của Bôi Kô và kết hợp với số