Vài Nét Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Và Đặc Điểm Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Thành Phố Bắc Kạn

trong hoạt động thực tiễn mới có kết quả.

Tập thể HS là môi trường và phương tiện GDCT-TT quan trọng. Trong môi trường tập thể cái tôi bản sắc của mỗi cá nhân được bộc lộ rõ nét. Mặt khác, cái riêng chỉ có thể biểu hiện sự đa dạng, phong phú, tính đa chiều của mình trong mối quan hệ với cái chung. Bởi vậy, cần xây dựng các tập thể HS tự quản, tổ chức các hoạt động tập thể và xây dựng dư luận lành mạnh trong các tập thể HS,... Đó không chỉ là môi trường thuận lợi để năng lực, phẩm chất, cái tôi của mỗi HS được biểu hiện và thể hiện, mà còn là phương tiện GDCT-TT rất hiệu quả.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Công tác quản lý, chỉ đạo của cấp ủy đóng vai trò then chốt, là nhân tố đảm bảo sự thành công của công tác GDCT-TT. Công tác này góp phần tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn hệ thống, trong đó có các nhà trường; định hướng phát triển của hoạt động giáo dục trên cơ sở mục tiêu chung, hướng sự nỗ lực của mọi người vào mục tiêu đó; tổ chức, điều hòa, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong quá trình giáo dục; tạo động lực cho mọi cá nhân, tạo môi trường và điều kiện bảo đảm phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả.

* Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước

Sự đổi mới đường lối kinh tế - xã hội là sự lựa chọn mới về hệ thống giá trị cơ bản của xã hội ở nước ta đã đem lại sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người. Khi điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển thì hoạt động GDCT-TT càng được quan tâm phát triển, cả về mặt tinh thần và tài chính.

Những tác động của mặt trái cơ chế thị trường (vấn đề lợi ích cá nhân, vấn đề sa sút về đạo đức, lối sống, xa rời lý tưởng cao đẹp của Đảng, của dân tộc..) làm cho một bộ phận tri thức trẻ băn khoăn, dao động về thế giới quan, suy giảm niềm tin vào CNXH, sống buông thả, thờ ơ với cộng đồng, xã hội. Điều này càng

đòi hỏi mạnh mẽ trong công tác đổi mới hoạt động GDCT-TT.

Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới, tích cực, thì sự phát triển nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng bất lợi đến tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức, lối sống của một bộ phận HS.

Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tận dụng tối đa các cơ hội thuận lợi do hội nhập quốc tế mang lại để phát triển đất nước, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực đến công tác GDCT-TT cho thanh niên, HS trong giai đoạn hiện nay.

* Yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường

Cơ sở vật chất của nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác GDCT-TT cho HS vì nó tạo nên cảnh quan sư phạm, cung cấp các phương tiện cho các hoạt động học tập, rèn luyện của HS; tạo các điều kiện cần thiết để HS có thể thực hiện được những hành vi cần được giáo dục theo mục tiêu của nhà trường. Thực tế cho thấy, ở những trường được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất thì công tác GDCT-TT đạt được hiệu quả cao, các hoạt động sinh hoạt CT-TT thu hút được đông đảo HS tham gia.

Kết luận Chương 1


Giáo dục chính trị, tư tưởng là quá trình truyền bá và tiếp thu những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân.

Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng là sự tác động có mục đích, có hệ thống với các hình thức, biện pháp khác nhau của một chủ thể đến khách thể nhằm nâng cao tri thức, kiến thức, kỹ năng, tình cảm, của khách thể về hệ tư tưởng, đường lối chính trị, thực hiện, tập hợp, tổ chức giác ngộ họ tự giác trong hoạt động thực tiễn theo mục tiêu đã đề ra.

Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, HS và những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho HS để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức đề ra góp phần hình thành phát triển nhân cách người học một cách toàn diện.

Các con đường giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT bao gồm

(1) Thông qua giảng dạy các môn học; (2) Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể; (3) Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn;

(4) Thông qua sinh hoạt dưới cờ.

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT bao gồm (1) Lập kế hoạch GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông ; (2) Tổ chức bộ máy GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông; (3) Chỉ đạo, điều khiển hoạt động giáo dục GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông; (4) Kiểm tra hoạt động GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BẮC KẠN‌‌

2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội và đặc điểm giáo dục trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có 485.941ha diện tích tự nhiên và 359.560 nhân khẩu; có 1 thành phố và 7 đơn vị hành chính cấp huyện với 112 xã, 6 phường, 6 thị trấn. Có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng; có nền văn hóa đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam. Bắc Kạn là tỉnh nằm trong vùng giàu tài nguyên khoáng sản, đá quý như: Vàng, Sắt, Antimoan, Chì, Kẽm, Thiếc...(tập trung ở các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, Na Rì); là vùng nguyên liệu lâm sản và phát triển du lịch sinh thái (ở các huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì và Pác Nặm). Đặc biệt có Hồ Ba Bể được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/2012.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các mặt: Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,53%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 23,26 triệu đồng, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 đạt 421.690 triệu đồng; nhiều công trình, dự án được đầu tư xây dựng, công tác di dân tái định cư được đảm bảo. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo còn 15,39%; công tác giáo dục, y tế, khoa học-công nghệ, văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường được quan tâm thực hiện hiệu quả, chất lượng dân số, kế hoạch hóa gia đình được cải thiện. Quốc phòng, an ninh và đối ngoại được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Thị xã Bắc Kạn (nay là thành phố Bắc Kạn) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 QH khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngày 11/3/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập các phường Xuất Hóa, Huyền Tụng thuộc thị xã Bắc Kạn và thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, đây là kết quả nỗ lực to lớn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân dân tộc tỉnh Bắc Kạn nói chung và thành phố Bắc Kạn nói riêng. Thành phố Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 137 km² và 57.800 nhân khẩu gồm 05 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa; có 08 đơn vị hành chính gồm các phường: Đức Xuân, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu, Nguyễn Thị Minh Khai, Huyền Tụng, Xuất Hóa và các xã: Dương Quang, Nông Thượng; có vị trí địa lý, vai trò đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Bắc Kạn nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung, có vị trí thuận lợi về mặt phát triển thương mại và du lịch hàng hóa, nằm trên trục giao thông chính nối Đông Bắc với trung tâm phát triển kinh tế của cả nước là Hà Nội theo Quốc lộ 3 (cách thủ đô Hà Nội 170km về phía Nam). Những lợi thế vị trí trên giúp thành phố Bắc Kạn có vị trí quan trọng trong chuỗi liên kết các đô thị trong vùng Đông Bắc, giữa tỉnh Bắc Kạn với các tỉnh bạn. Thực tế sau gần 20 năm xây dựng, thành phố Bắc Kạn đã có những bước phát triển và đạt được nhiều kết quả trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội; bộ mặt đô thị đã được hình thành theo hướng hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Kạn.

2.1.2. Đặc điểm giáo dục trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn

Khối THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn gồm 3 trường, trường THPT chuyên Bắc Kạn, trường Phổ thông dân lập Hùng Vương và trường THPT Bắc Kạn. Tổng số học sinh: 1871 học sinh; tỷ lệ bình quân học sinh có hạnh kiểm tốt qua các năm qua là 79%, học sinh giỏi là 10,14%, khá là 36,66% còn học sinh yếu là 0,26%. Công tác xây dựng cơ sở vật chất và xây dựng trưởng chuẩn Quốc

gia được triển khai tích cực. Về đội ngũ giáo viên: số lượng giáo viên của 3 trường gồm có: 187 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, đáp ứng được nhu cầu công tác giảng dạy của các trường. Hầu hết giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, đạt chuẩn trình độ chuyên môn vững có kinh nghiệm trong giáo dục và quản lý, yêu nghề, tận tụy với công việc. Luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Vì vậy chất lượng dạy và học trong các nhà trường ngày càng được nâng cao khẳng định được uy tín thương hiệu của nhà trường.

Các trường THPT tiếp tục thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Duy trì tốt nề nếp, kỷ cương trường học, thi đua “dạy tốt, học tốt”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phát huy các mô hình giáo dục truyền lý tưởng, đạo đức, lối sống như: Cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác"; Học 6 bài lý luận chính trị, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ X, Đại hội Đoàn toàn quốc lần XI; Diễn đàn xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường; Chương trình rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ; Hoạt động hướng về biên giới, biển đảo; Quỹ “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ học đường Bắc Kạn; Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội; Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.... Về kết cấu hạ tầng 100% các trường THPT trên địa bàn đã được kiên cố hóa, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Hàng năm các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Kạn nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

Bên cạnh những mặt đạt được trong quá trình phát triển và trưởng thành thực tiễn hiện nay các nhà trường luôn cố gắng phấn đấu để nâng cao chất lượng dạy và học. Ngoài hoạt động dạy và học nhà trường luôn chú trọng và thực hiện các hoạt động khác theo sự chỉ đạo của cấp trên như “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện phẩm chất chính

trị, lỗi sống của cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viện đồng thời nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Xuất phát từ thực tiễn đó một trong những hoạt động rất quan trọng đối với các nhà trường đó là tăng cường công tác quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho các em học sinh. Đây cũng là một trong những mục tiêu để nhà trường hướng tới góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung mà nhà trường đề ra.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

- Mục đích khảo sát: Thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động GDCT-TT cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn nhằm xác định cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDCT-TT cho học sinh các trường THPT.

- Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và đã tiến hành khảo sát tại Trường THPT Bắc Kạn, Trường THPT Chuyên Bắc Kạn và Trường THPT Dân lập Hùng Vương Bắc Kạn. Cán bộ quản lý, giáo viên: 30 người. Cụ thể như sau:

Hiện là

Số khách thể tham gia nghiên cứu (N)

%

Không trả lời

0

0

Cán bộ quản lý

8

24

Giáo viên

19

57

Cán bộ Đoàn/Hội

3

19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn - 8

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Thu thập số liệu và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động GDCT-TT cho HS dựa trên nội dung hệ thống câu hỏi của Phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và HS.


lý:

Các thông tin và số liệu khảo sát được trình bày theo các chức năng quản


+ Lập kế hoạch cho công tác GDCT-TT cho HS

+ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác GDCT-TT cho HS

+ Tổ chức thực hiện công tác GDCT-TT cho HS

+ Kiểm tra, đánh giá công tác GDCT-TT cho HS


2.1.3. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ba trường để tìm hiểu sâu hơn nhận thức về giáo dục chính trị tư tưởng của học sinh, mức độ và hiệu quả việc giáo dục chính trị tư tưởng.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin về ý nghĩa, nhận thức, mức độ và hiệu quả giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn hiện nay.

Phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý, giáo viên gồm 8 câu hỏi và phiếu điều tra đối với học sinh gồm 7 câu hỏi. Kết quả thu được làm căn cứ đề xuất quy trình và giải pháp giáo dục truyền thống lịch sử địa phương.

2.1.4. Tiến trình khảo sát

- Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo tỷ lệ

% và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc.

- Điểm trung bình các mục trong các bảng được tính theo công thức:

X XiKi XiKi

Ki N


Các đại lượng trong công thức được quy định X : Điểm trung bình;

người cho điểm số X i ; N: Số người tham gia đánh giá.

Ki : Số


- Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng hoá các mức độ đánh giá, chúng tôi đã tiến hành cho điểm tương ứng với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022