Đặc Điểm Đánh Giá Chức Năng Sinh Lý, Năng Lực Hoạt Động Sức Bền Ưa Khí Của Vđv Chạy Cự Ly Dài [92, 86]


+ Tần số hô hấp đạt 50 lần / phút.

+ Thông khí phổi đạt 120 – 140 lít / phút.

+ Nhu cầu Oxy tương đối thấp, đạt 4,5 – 6,5 lít / phút, tổng nhu cầu Oxy toàn cự ly đạt 7 – 15 lít.

+ Trạng thái ổn định giả: Trong quá trình tập luyện tuy rằng lượng Vo2max không thỏa mãn đầy đủ nhu cầu oxy, cho nên cơ thể ở trạng thái ổn định giả, đó là đặt điểm sính lý quan trọng của môn chạy cự ly dài.

- Hệ máu: Do hoạt động trong thời gian dài nên hệ máu của VĐV chạy cự ly dài có một số dặc điểm sau:

+ Bạch cầu trung tính xuất hiện cơ động, sau khi hoàn thành cự ly, bạch cầu tăng nhiều, có lúc do trình độ huấn luyện kém, bạch cầu trung tính lại xuất hiện.

+ Axit lactic máu: Do quá trình hoàn thành cự ly, nợ O2 tích lũy tăng dần, hàm lượng Axit lactic cũng tăng theo, đạt 200mg%, Axit lactic niệu cũng tăng theo.

+ Lượng kiềm dự trữ giảm 40 -50 %.

+ Độ pH máu giảm từ 7,0 – 7,2 (lúc yên tĩnh pH là 7,35).

+ Hàm lượng đường huyết giảm ở mức khác nhau.

- Trao đổi năng lượng ưa khí: Cường độ chạy cự ly dài thấp, nhưng thời gian vận động kéo dài, trong tập luyện và thi đấu năng lực dựa vào khả năng ưa khí V02max là cơ sở sinh lý phát triển sức bền trong cự ly này, do đó chạy cự ly dài là môn thể thao phát triển tố chất sức bền chung.

+ Tiêu hao năng lượng: 5.000m tiêu hao 450 Kcalo.

10.000 tiêu hao 750 Kcalo.

+ Trọng lượng cơ thể sau khi kết thúc cự ly giảm 1 – 1,5 Kg.

- Thời gian phục hồi: Nói chung, sau khi vận động phải cần 5 – 10 giờ mới hồi phục các chỉ tiêu hô hấp và mạch đập.

+ Trong môn chạy cự ly dài cũng xuất hiện “cực điểm” và “hô hấp lần 2”.

1.5.5. Đặc điểm đánh giá chức năng sinh lý, năng lực hoạt động sức bền ưa khí của VĐV chạy cự ly dài [92, 86]

Trong môn điền kinh nói chung và nội dung chạy cự ly dài nói riêng thì sức bền ưa khí có vai trò quan trọng quyết định chủ yếu đến thành tích của VĐV, đảm bảo phát triển thành tích thể thao cao và bền vững. Tuy nhiên, để giải quyết nhiệm vụ huấn luyện này đòi hỏi phải có một quy trình huấn luyện nghiêm ngặt và thống


nhất. Đặc biệt quan trọng là việc kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV theo giai đoạn huấn luyện năm để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện hợp lý và kịp thời.

Thực tiễn đã cho thấy, nhiệm vụ phát triển sức bền ưa khí được giải quyết trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị chung, đây là giai đoạn chiếm tỷ lệ thời gian nhiều nhất, đặc biệt là đối với các VĐV trẻ. Nhiều HLV đã gặp khó khăn trong việc xác định tiêu chí đánh giá khả năng sức bền ưa khí của VĐV, qua đó không có cơ sở để xác định các phương tiện huấn luyện phù hợp, dẫn tới thực trạng công tác huấn luyện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và suy đoán cá nhân của HLV.

Theo từng giai đoạn huấn luyện, từ tuyển chọn ban đầu đến chuyên môn hóa ban đầu, chuyên môn hóa sâu và hoàn thiện thể thao nhất thiết cần phải xác định rõ các tiêu chí kiểm tra phù hợp nhằm mục đích đánh giá đúng trình độ tập luyện của VĐV để có định hướng và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện đúng và kịp thời.

Hiện nay, các tài liệu trong nước về công tác tuyển chọn, huấn luyện VĐV điền kinh cự ly dài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ở giai đoạn tuyển chọn và huấn luyện ban đầu, chưa có tác giả nào đề cập đến việc xác định các tiêu chí kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly dài trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu và hoàn thiện thể thao. Các HLV chủ yếu dựa vào test chạy 3000m hoặc thành tích kiểm tra, thi đấu toàn cự ly để đánh giá trình độ sức bền ưa khí của VĐV. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp tập luyện đốt cháy giai đoạn khi sử dụng các bài tập có cường độ cao, sản sinh axit lactic làm hạn chế khả năng ưa khí của VĐV và hoàn toàn mâu thuẫn với tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong các môn của điền kinh (tham khảo trong bảng 1.2).

Bảng 1.2: Tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong một số nội dung thi đấu của môn chạy CLD (Theo Gunter Lange - 2006) [84]

Nội dung

ATP/CRPH

Anaerobic-Lac

Aerobic

5000m

4 %

10 %

86 %

10.000m

3-2 %

12-8 %

85-90 %

42195m

0 %

5-2 %

95-98 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện - 6

Các hệ thống năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ bắp khi nỗ lực tối đa cũng có giới hạn nhất định. Việc sử dụng bài tập không đúng sẽ không phát huy


được hết công suất hoạt động của các hệ năng lượng, mặt khác còn tạo ra phản xạ ức chế hoạt động của các hệ năng lượng khác. Cũng theo tác giả cho thấy năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ bắp khi nỗ lực tối đa của VĐV như sau (bảng 1.3):

Bảng 1.3: Các hệ thống năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ bắp khi nỗ lực tối đa (Theo Gunter Lange - 2006) [84]


TT


Hệ năng lượng


Cự ly chạy

Thời gian cung cấp

(tương đối)

1

ATP-CP

100m, 200m

< 30 giây

2

ATP-CP, LA

200m, 400m

Từ 30-90 giây

3

AL, O2

800m

Từ 90-180 giây

4

O2

1500m

> 3 phút

5

ATP-CP: Yếm khí không lactac

30m

Khoảng 1-3 giây

6

Anaerobic glycolisis: Đường yếm khí lactac

400m

Khoảng 1 phút

7

Aerobic glycolisis: Đường ưa khí

10.000m

Từ 30 - 40 phút

8

Lipolysis: Đốt mỡ trong điều kiện đủ oxy

20.000m

> 1 giờ

Căn cứ vào tỷ lệ đóng góp và thời gian cung cấp của các hệ năng lượng như đã trình bày trong bảng 1.2 và 1.3 cho thấy, thời gian đủ để đánh giá về sức bền đối với các VĐV chạy cự ly dài và dài phải từ 30 phút trở lên.

Theo V.Aulic thì tần số nhịp tim là chỉ số thích hợp để đánh giá năng lực hoạt động và trình độ tập luyện. Ở trạng thái nghỉ tần số nhịp tim hay mạch đập phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi và trình độ thể lực (tham khảo trong bảng 1.4) [1, 66].

Bảng 1.4: Nhịp tim ở trạng thái tĩnh của VĐV chạy CLD


Môn chuyên

sâu

Nam

Nữ

N

Max

Min



N

Max

Min



Chạy CLD

17

59

46

51.7

4.3

16

61

51

52.2

5.6

Theo Lưu Quang Hiệp: ở người tập luyện sức bền, cơ tim phì đại rõ rệt, nhất là các thành tâm thất. Sự phì đại của thành thất trái thông qua chỉ số Sokolow là phù hợp với kết luận trên của Lưu Quang Hiệp (tham khảo trong bảng 1.5) [25].


Bảng 1.5: Các chỉ số về các sóng điện tâm đồ ở trạng thái tĩnh


Giới Tính


N

t năm

Thời gian dẫn truyền (giây)

Biên độ (mm)

Soko Low

mm

Nhịp Tim

P

PQ

QRS

QT

P

R

S

T


Nam

56

1-2

0.08

0.165

0.065

0.38

1.47

19.4

8.5

7.3

27.9

64

47

3-4

0.082

0.158

0.065

0.39

1.48

24.2

9.5

8.0

31.7

61

43

5-6

0.082

0.162

0.067

0.39

1.48

23.5

9.8

8.2

33.3

54

35

> 7

0.079

0.158

0.069

0.42

1.48

24.7

10.1

7.8

34.8

51

Người bình

thường (*)

0.08

0.155

0.07

0.32

1.50

14.0

8.0

3.0

22.0

76

Trong đó: - Biên độ và thời gian sóng P đo ở DII.

- Khoảng PQ đo ở DII.

- Thời gian QRS đo ở DII.

- Khoảng QT đo ở V4.

- Biên độ R đo ở V5.

- Biên độ S đo ở Vl.

- t: Thời gian tham gia tập luyện thể thao.

- (*): Hằng số sinh học của người việt nam – Nxb Y học 1975.

Chỉ số Ôxy - mạch đánh giá về khả năng cung cấp Ôxy của mỗi lần tim co bóp (tâm thu). Đây là chỉ số không những được sử dụng để đánh giá về chức năng vận chuyển Ôxy của tim mạch mà còn cả chức năng của hệ hô hấp. Chỉ số này được tính bằng VO2 max trên tần số nhịp tim ở thời điểm hấp thụ Ôxy tối đa. VĐV trình độ tập luyện tốt thường có chỉ số thể tích tâm thu khi vận động cực hạn lên rất cao, gấp 10 lần lúc nghỉ. Cùng với khả năng hoạt động của tim mạch thì quá trình trao đổi Ôxy ở phổi cũng tăng theo, dẫn tới chỉ số Ôxy – mạch tăng tối đa chứng tỏ chức năng của hệ tim mạch và hô hấp là tốt (tham khảo trong bảng 1.6) [66].

Bảng 1.6: Chỉ số Ôxy- mạch


Giá Trị

Bóng Đá

Bóng Rổ

Bóng Bàn

Điền kinh nam

Điền kinh nữ


Judo

Chạy

CL dài

Chạy

Ngắn

Chạy

CL dài

Chạy

Ngắn

N

81

17

21

9

16

6

18

28

Max

25.1

21

15.1

17.6

13.8

14.8

10.4

23.3

Min

14.1

10.7

6.9

11.8

10.2

7

6.2

16.9


19.6

17.6

10.4

14.7

12.1

11

8.7

20.6


2,81

3.315

2.71

1.78

1.41

2.78

1.41

1.93

Khả năng đáp ứng hệ hô hấp (ventilatory response) được đánh giá dựa trên các chỉ số: Thông khí hô hấp tính theo đơn vị lít/phút (VE l/min), tần số nhịp thở


và thể tích khí thở ra của mỗi nhịp thở (VT l/min). Có thể xác định các chỉ số trên ở VĐV bằng test thực hiện bài tập gắng sức tối đa trên hệ thống Medgraphics và Cosmed. Kết quả được tổng hợp ở bảng 1.7 [66].

Bảng 1.7: Các chỉ số chức năng hô hấp ở trạng thái gắng sức tối đa


Môn TT

N

Giá Trị

VE (l/min)

VT (l/min)

Rf (b/min)

VE/O2

max

%Db

max

%Db

max

%Db


Điền Kinh nam

Chạy CL

dài


16

Max

127

89.06

2.9

113.9

73.9

147.96

27

Min

100.3

65.48

1.42

76.05

51.11

102.38

21


116

76.89

2.27

90.43

56.4

113

24.33


10.323

8.652

0.451

13.824

7.88

15.778

1.886

Chạy CL

Ngắn


9

Max

134

116.56

2.14

117.12

64.2

128.47

30

Min

77.2

57.68

1.89

73.72

39.9

79.89

28


105

77.6

2.04

93.43

57

114.1

28.8


25.5

23.52

0.093

15.847

9.94

19.87

27.8

- %Db: tỉ lệ phần trăm so với dự báo theo chiều cao, cân nặng, giới tính, chủng tộc của VĐV trong điều kiện BTPS (Bodys Temperature Pressure and Saturated).

Trong điều kiện hoạt động gắng sức tối đa, VĐV nào có trình độ tập luyện tốt thì thể tích thông khí phổi thở ra trong một phút (VE –Ventilation Expiratory) sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nhận xét ở bảng 1.7 chúng tôi thấy VE max trung bình của VĐV các môn thể thao đều thấp hơn dự báo (chỉ đạt 56.33 – 77.6% so với dự báo). Trong khi đó nhịp thở đều đạt xấp xỉ 100% hoặc hơn. Điều này chứng tỏ nhịp thở tăng nhưng hô hấp không sâu.

Lượng vận động tối đa phụ thuộc vào năng lực hoạt động thể lực của từng người. VĐV nào có thể lực tốt hơn sẽ thực hiện được bài tập thể lực có cường độ vận động lớn hay công suất cao hơn và ngược lại (tham khảo trong bảng 1.8) [66].

Bảng 1.8: Lượng vận động tối đa



Giá trị


B. đá


B. rổ


B. bàn

Điền kinh nam

Điền kinh nữ


Judo

Chạy CL

dài

Chạy CL ngắn

Chạy CL dài

Chạy CL

ngắn

N

81

15

21

9

16

6

18

28

Max

350

350

210

300

240

240

210

350

Min

250

250

150

210

180

180

150

250


305

290

180

260

218

206

176

304


31

27

23.2

28

24.9

23.4

192

24

Mức độ hấp thụ Ôxy tối đa (VO2max) là chỉ số đặc trưng của tố chất sức bền.VO2max càng cao thì cường độ hoạt động trong điều kiện ưa khí càng lớn. Mặt khác VO2max càng cao thì cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ dàng và


vì vậy cơ thể dễ dàng sử dụng nguồn năng lượng ưa khí, tiết kiệm được nguồn năng lượng yếm khí gluco phân, hạn chế được sự tăng nồng độ axit lactic trong máu và dấu hiệu mệt mỏi xuất hiện muộn hơn.

Mức hấp thụ ôxy tối đa (VO2max) phụ thuộc vào chức năng vận chuyển ôxy từ môi trường bên ngoài vào cơ thể của hệ hô hấp, tim – mạch và máu đồng thời phụ thuộc vào sự hấp thụ ôxy ở mô, đặc biệt là cơ vân. Vì vậy VO2max là chỉ số có tính tổng hợp, đặc trưng nhất để đánh giá năng lực hoạt động của VĐV. Các nhà khoa học đã sử dụng test đánh giá khả năng hoạt động thể lực PWC170, hoặc test Cooper, hoặc hiện đại hơn là được tiến hành bằng bài tập hoạt động thể lực gắng sức tối đa trên xe đạp lực kế. Kết quả bảng 1.9 cho thấy [66]:

Bảng 1.9: Mức tiêu thụ Ôxy tối đa



Môn thể thao


N


Value

HR max (bpm)

Load max (W)

VO2max

ml/min

ml/Kg/min

% Dự

báo


Điền kinh


Chạy CL dài


16

Max

236

300

3201

55.19

105.3

Min

152

210

2290

38.17

73.46


X

188

260

2613

48.16

88.91

25.1

28

313.8

5.46

9.49

Xuất phát từ các cơ sở khoa học cộng với kinh nghiệm huấn luyện, các chuyên gia, HLV đội tuyển điền kinh trung bình và dài tại Trung tâm HLTT quốc gia Đà Nẵng đã lựa chọn tiêu chí kiểm tra, đánh giá về sức bền ưa khí đối với các VĐV chạy cự ly trung bình và dài gồm: Kiểm tra chạy nhanh liên tục 30 - 45 hoặc 60 phút tùy theo đặc điểm trình độ của VĐV, tính tốc độ chạy trung bình (m/s), đó là chỉ số Vcr (bảng 1.10).

Bảng 1.10: Tiêu chí kiểm tra, đánh giá sức bền ưa khí đối với cácVĐV chạy cự ly trung bình và dài tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng

Tiêu chí kiểm tra, đánh giá

Tiêu chí

Nội dung

Thời gian và mục đích kiểm tra


Vcr (m/s)

Chạy nhanh

liên tục 60 phút

Đầu chu kỳ huấn luyện và sau 3 đến 4 tuần tập

luyện để định hướng và điều chỉnh yêu cầu lượng vận động

Định hướng lượng vận động huấn luyện sức bền ưa khí đối với các VĐV chạy cự ly trung bình và dài:

Từ những căn cứ đã phân tích trên, phương pháp huấn luyện sức bền ưa khí cũng phải căn cứ theo thời gian và tỷ lệ cung cấp của các hệ năng lượng. Định


hướng lượng vận động theo phương pháp huấn luyện được khái quát như sau:

Phương pháp tập luyện khoảng cách (ngắt quãng): Để nâng cao công suất hoạt động của hệ năng lượng Anaerobic glycolisis (đường yếm khí sinh Lactac), tổng khối lượng từ 6 km đến 12 km, cường độ > 100% Vcr, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 10%.

Phương pháp tập luyện liên tục: Được sử dụng theo các mục đích huấn luyện sau:

Nâng cao công suất hoạt động của hệ năng lượng Aerobic glycolisis (đường ưa khí): Chạy nhanh liên tục từ 30 đến 60 phút, cường độ từ 90% - 97% Vcr, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 10%; chạy đều liên tục 60 phút, cường độ từ 85%

- 90% Vcr, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 60%.

Nâng cao công suất hoạt động của hệ năng lượng Lipolysis (mỡ): Chạy đều liên tục từ 90 phút đến 180 phút, cường độ 85% Vcr, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 60%.

Nâng cao khả năng hồi phục: Chạy thoải mái từ 15- 30 phút, cường độ 70% Vcr, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 30%.

Phương pháp Fartlek: Được sử dụng để tránh sự nhàm chán trong tập luyện, các bài tập được sử dụng không ấn định cường độ, với thời gian hoạt động liên tục từ 30 đến 90 phút, tỷ lệ trong 1 chu kỳ huấn luyện vi mô là 10%.

Qua việc xác định tiêu chí kiểm tra và định hướng lượng vận động huấn luyện sức bền ưa khí đối với các VĐV chạy cự ly trung bình - dài, các HLV đưa ra được những yêu cầu cụ thể cho từng bài tập theo các phương pháp huấn luyện đã sử dụng. Từ thực tiễn trong công tác huấn luyện đã tổng hợp được những kết quả cụ thể (bảng 1.11).

Bảng 1.11: Chỉ số Vcr và yêu cầu HL sức bền ưa khí đối với các VĐV chạy cự ly trung bình và dài tại trung tâm HLTT quốc gia Đà Nẵng


Vcr (m/s)

Các phương pháp huấn luyện

Tập luyện

hồi phục

Tập luyện liên tục

Khoảng cách

(Ngắt quãng)

70% Vcr

85% Vcr

90% Vcr

97% Vcr

> 100% Vcr

Tốc độ/km

Tốc độ/km

Tốc độ/km

Tốc độ/km

Tốc độ/km

3,8

6:16

5:10

4:52

4:31

4:03-4:13

3,9

6:06

5:02

4:45

4:24

3:56-4:06

4,0

5:57

4:54

4:38

4:15

3:50-4:00

4,1

5:43

4:47

4:31

4:11

3:44-3:54

4,2

5:40

4:40

4:25

4:05

3:38-3:48

4,3

5:32

4:34

4:19

4:00

3:33-3:43

4,4

5:25

4:27

4:13

3:54

3:27-3:37


4,5

5:17

4:21

4:07

3:49

3:22-3:32

4,6

5:11

4:16

4:02

3:44

3:17-3:27

4,7

5:04

4:10

3:56

3:39

3:13-3:23

4,8

4:53

4:05

3:51

3:35

3:08-3:18

4,9

4:52

4:00

3:47

3:30

3:04-3:14

5,0

4:46

3:55

3:42

3:26

3:00-3:10

Từ kết quả tổng hợp ở bảng 1.11 đã cho thấy việc xác định tiêu chí kiểm tra và định hướng lượng vận động huấn luyện sức bền ưa khí đối với các VĐV cấp cao là hoàn toàn phù hợp, giúp cho HLV điều chỉnh kịp thời các yêu cầu về lượng vận động, đảm bảo phát triển thành tích thể thao cao và bền vững. Chỉ số kiểm tra Vcr của các VĐV ở đầu và cuối giai đoạn chuẩn bị chung đã đạt được mục tiêu đặt ra và quyết định chủ yếu đến chỉ tiêu thành tích của VĐV. Điều đó được thể hiện trong bảng 1.12.

Bảng 1.12: Trình độ sức bền ưa khí và thành tích đạt được tại Seagames 26



VĐV


Môn thi đấu chính

Chỉ số Vcr (m/s)

Thành tích tại SEA

Games 26

Vcr đầu

GĐ chuẩn bị chung

Vcr cuối

GĐ chuẩn bị chung


Thành tích

Huy chương

Trương Thanh

Hằng

800m

4,35

4,63

2:02:65

HCV

1500m

4:15:75

HCV

Đỗ Thị Thúy

800m

4,2

4,41

2:05:62

HCB

1500m

4:18:94

HCB

Dương Văn Thái

800m

4,42

4,72

1:49:42

HCV

Ng. Đình Cương

1500m

4,4

4,75

3:49:48

HCĐ

Nguyễn Đăng Đức

Bảo

3000CNV

4,6

4,83

8:57:88

HCĐ

Nguyễn Văn Lý

3000CNV

4,5

4,72

9:09:66

Hạng 4

Phạm Thị Bình

10.000m

4,37

4,68

36:04:83

HCB

42195m

2:48:43

HCĐ


Nguyễn Văn Lai


5000m




14.04.42

HCV (KL)

Sea games 2015


Eduardo Buenavista


10000m




29.19.62

HCV (KL)

Sea games 2003

Ghi chú: Chỉ số Vcr (m/s) là chỉ số đánh giá tốc độ chạy trung bình trong bài test kiểm tra chạy nhanh 30p hoặc 45p hoặc 60p, dùng để đánh giá năng lực hoạt động sức bền ưa khí của VĐV theo các giai đoạn huấn luyện.

Có thể khẳng định rằng, trong huấn luyện thể thao thành tích cao, đặc biệt

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí