Phương Pháp Tổng Hợp Và Phân Tích Tài Liệu


chưa được triển khai theo hình thức trung hạn hay dài hạn từ 3 đến 5 năm.

+ Công tác đào tạo, huấn luyện VĐV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chứ chưa có phương án triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và chưa có điều kiện sử dụng thiết bị hiện đại trong công tác huấn luyện VĐV.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá: chỉ thực hiện theo hình thức theo dõi, đánh giá thường xuyên qua thành tích tập luyện hàng ngày chứ chưa có thực hiện theo Thông tư số 03/2015/TT-BVHTTDL “Quy định về giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao và kiểm tra sức khỏe của VĐV”[56].

Vì vậy, đã đến lúc chúng ta, những người làm công tác huấn luyện cần phải có những định hướng tiếp cận với phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại nhằm tuyển chọn, đào tạo và đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV các môn thể thao trọng điểm loại 1 trong suốt quá trình huấn luyện một cách có hệ thống, khoa học nhằm mục đích khai thác hết tiềm năng của VĐV nhằm đạt được những thành tích cao nhất để từng bước đưa thể thao Khánh Hòa nói chung và Điền kinh Khánh Hòa nói riêng phát triển đi lên, góp phần vào việc nâng cao thành tích thể thao nước nhà.

* Tóm tắt chương:

Trình độ tập luyện là tổng hòa nhiều thành tố: Hình thái, chức năng, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực của VĐV ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp của quá trình tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác được phản ánh cụ thể thông qua sự phát triển của thành tích thể thao. TĐTL được đánh giá bằng các test sư phạm, tâm lý, sinh lý, kỹ thuật, chiến thuật và thông qua các cuộc thi đấu thể thao. Do ảnh hưởng của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu, năng lực thể thao của VĐV được nâng cao phù hợp với từng giai đoạn huấn luyện. Trong quy trình đào tạo VĐV, việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV theo tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu theo một tiêu chuẩn khoa học cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thành tích thi đấu của VĐV rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV.

Đánh giá TĐTL là một quy trình gồm hai công đoạn kiểm tra và đánh giá. Trong đó kiểm tra là việc sử dụng phương tiện, dụng cụ, phương pháp đảm bảo các thông số kỹ thuật để thu thập được các số liệu đủ độ tin cậy. Sau đó tiến hành đánh giá bằng cách sử dụng các phương pháp, các thuật toán mang tính khoa học nhằm so


sánh, đối chiếu với những tiêu chuẩn đã được xác định để làm căn cứ đánh giá sự phát triển của thành tích thể thao cho VĐV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Trong HLTT hiện đại, việc kiểm tra đánh giá TĐTL cho VĐV giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tuyển chọn và đào tạo VĐV. Trong thực tế việc tuyển chọn – huấn luyện – kiểm tra đánh giá TĐTL cho VĐV có mối liên hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau không thể thiếu trong quá trình HLTT. Việc kiểm tra đánh giá TĐTL của VĐV trong tất cả các giai đoạn của quá trình huấn luyện là một trong những khâu quan trọng và then chốt nhất trong quá trình huấn luyện nhiều năm. Từ những kết quả kiểm tra, đánh giá là cơ sở giúp cho HLV có những thông tin khách quan, tin cậy để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện một cách hợp lý và khoa học. Với tầm quan trọng trên, đánh giá TĐTL của VĐV cần được giải quyết đồng bộ cơ bản bằng các phương pháp nghiên cứu sư phạm, y - sinh, tâm lý và phân tích thống kê.

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu và luận án của các tác giả tập trung nghiên cứu hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL ở nhiều môn thể thao khác nhau, nhưng việc nghiên cứu đánh giá TĐTL đối với VĐV chạy cự ly dài thì chưa có nhiều tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu. Từ các cở sở lý luận trên có thể khẳng định, việc xây dựng được các tiêu chuẩn khoa học để đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly dài là cấp thiết và phải tiến hành một cách khoa học, toàn diện trên nhiều yếu tố hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện - 9

Do điều kiện thực tế, trong phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài tỉnh Khánh Hòa lứa tuổi 15 – 17.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài tỉnh Khánh Hòa lứa tuổi 15 – 17.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể khảo sát phỏng vấn: 30 HLV, giảng viên chuyên ngành Điền kinh ở tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.

Khách thể kiểm tra đánh giá: 09 nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa. Tất cả các VĐV đều mới tham gia tập luyện tại đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài từ 06 tháng đến 1 năm, chưa được tham gia thi đấu ở các giải trẻ khu vực và giải trẻ toàn quốc, thành tích ở cự ly 5000m và 10.000m chưa đạt được đến trình độ VĐV cấp 1.

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu

Trình độ tập luyện của VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa là: Tổng hòa các yếu tố y – sinh học, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý của VĐV trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi thích nghi ngày càng cao với quá trình tập luyện và thi đấu được phản ánh cụ thể thông qua sự phát triển của TTTT. Trong phạm vi nghiên cứu luận án chỉ nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện qua các yếu hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, luận án tiến hành tham khảo tổng hợp, phân tích các sách báo, tài liệu có liên quan như: Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của ngành thể thao nói chung, các sách báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, tài liệu khoa học và những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả trong nước và ngoài nước. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu, hình thành giả định khoa học và nhận thức lý luận - thực tiễn các vấn đề liên quan đến đề tài, xác định


các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu cũng như tiến hành tổ chức các quá trình nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.

Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn để tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi đối với các chuyên gia, nhà chuyên môn và các nhà khoa học là những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học trong nước nhằm tìm hiểu, thu thập các thông tin có giá trị về việc sử dụng các chỉ tiêu dùng để kiểm tra đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly dài.

2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Luận án sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá thể lực của VĐV đội tuyển chạy cự ly dài tỉnh Khánh Hòa gồm các chỉ tiêu sau:

* Test đánh giá sức nhanh:

- Chạy 30m XPT (giây)

Mục đích: Đánh giá sức nhanh.

Dụng cụ: Sân điền kinh, thước dây, hộp phát lệnh.

Quy cách thực hiện: Đối tượng điều tra đứng sau vạch xuất phát và thực hiện theo khẩu lệnh của người hướng dẫn “vào chỗ - sẵn sàng - chạy”. Khi có hiệu lệnh “chạy”, đối tượng điều tra chạy nhanh về trước và lao qua vạch đích nhanh nhất có thể.

Công nhận thành tích: Thành tích được xác định từ khi có hiệu lệnh “Chạy” cho đến khi vượt qua vạch đích. Đơn vị tính là giây (s).

Thiết bị đo: Đồng hồ bấm giây tiêu chuẩn.

- Chạy 100m XPC (giây)

Mục đích: Đánh giá sức nhanh.

Trang thiết bị: Đường chạy trong sân vận động.

Cách thức thực hiện: Người kiểm tra đứng sau vạch xuất phát 3 - 5m. Sau khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, tiến vào vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau cách nhau bằng 1 vai, trọng tâm hơi đổ dồn về trước, hay tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe thấy dự lệnh “sẵn sàng”, hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu đưa


ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý, đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước, tăng tốc độ thẳng tiến tới đích và băng qua đích. Không chạy lấn sang phần đường khác. Thành tích xác định bằng giây và tính đến số lẻ 1/100.

Thiết bị đo: Đồng hồ bấm giây tiêu chuẩn.

* Test đánh giá sức bền tốc độ:

- Chạy 400m XPC (giây)

Mục đích: Đánh giá sức bền tốc độ.

Trang thiết bị: đường chạy (vòng) trong sân vận động.

Cách thức thực hiện: Người kiểm tra đứng sau vạch xuất phát từ 5 - 10m. Sau khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, tiến vào vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau cách nhau bằng 1 vai, trọng tâm hơi đổ dồn về trước, hay tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe thấy dự lệnh “sẵn sàng”, hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷ đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý, đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước, thẳng tiến tới đích và băng qua đích. Không chạy lấn sang phần đường khác. Thành tích xác định bằng giây.

Thiết bị đo: Đồng hồ bấm giây tiêu chuẩn.

- Chạy 1000m XPC (giây)

Mục đích: Đánh giá sức bền tốc độ.

Trang thiết bị: đường chạy (vòng) trong sân vận động.

Cách thức thực hiện: Người kiểm tra đứng sau vạch xuất phát từ 5 - 10m. Sau khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, tiến vào vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau cách nhau bằng 1 vai, trọng tâm hơi đổ dồn về trước, hay tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe thấy dự lệnh “sẵn sàng”, hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý, đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước,


thẳng tiến tới đích và băng qua đích. Không chạy lấn sang phần đường khác. Thành tích xác định bằng giây.

Thiết bị đo: Đồng hồ bấm giây tiêu chuẩn.

* Test đánh giá sức bền:

- Test Copper (mét):

Mục đích: Đánh giá sức bền ưa và yếm.

Trang thiết bị: đường chạy (vòng) sân vận động. Trên đường chạy có đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ quãng đường sau khi kết thúc thời gian chạy, số đeo, thẻ ghi số, đồng hồ bấm giờ.

Cách thức thực hiện: Tất cả đội cùng chạy 1 lượt, khi có lệnh “chạy” tất cả VĐV chạy theo đường chạy vòng, VĐV chạy quay vòng lặp lại trong thời gian 12 phút. Tuỳ theo sức của mình mà VĐV phân phối hết sức chạy trong 12 phút đạt được quãng đường dài nhất.

Đánh giá: Mỗi VĐV khi chạy có 1 số đeo ở ngực và tay cầm thẻ có số tương ứng với số đeo. Khi có lệnh dừng chạy “Hết giờ”, lập tức thả thẻ của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó tiếp tục chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng, để hồi sức. Đơn vị đo quãng đường chạy là mét.

- Chạy 5000m XPC (giây)

Mục đích: Đánh giá sức bền ưa khí.

Trang thiết bị: đường chạy (vòng) trong sân vận động.

Cách thức thực hiện: Người kiểm tra đứng sau vạch xuất phát từ 5 - 10m. Sau khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, tiến vào vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau cách nhau bằng 1 vai, trọng tâm hơi đổ dồn về trước, hay tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe thấy dự lệnh “sẵn sàng”, hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý, đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước, thẳng tiến tới đích và băng qua đích. Không chạy lấn sang phần đường khác. Thành tích xác định bằng giây.

Thiết bị đo: Đồng hồ bấm giây tiêu chuẩn.


- Chạy 10.000m XPC (giây)

Mục đích: Đánh giá sức bền ưa khí.

Trang thiết bị: đường chạy (vòng) trong sân vận động.

Cách thức thực hiện: Người kiểm tra đứng sau vạch xuất phát từ 5 - 10m. Sau khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, tiến vào vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau cách nhau bằng 1 vai, trọng tâm hơi đổ dồn về trước, hay tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe thấy dự lệnh “sẵn sàng”, hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý, đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước, thẳng tiến tới đích và băng qua đích. Không chạy lấn sang phần đường khác. Thành tích xác định bằng giây.

Thiết bị đo: Đồng hồ bấm giây tiêu chuẩn.

* Test đánh giá sức mạnh chi dưới:

- Bật xa 10 bước (mét)

Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền.

Cách thức thực hiện: Đối tượng điều tra đứng 2 chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp gối, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới, ra sau (giống tư thế xuất phát bơi), dùng hết sức, phối hợp toàn thân, bấm mạnh đầu ngón chân xuống đất bật nhảy ra xa, thực hiện động tác bật nhảy liên tục trong 10 bước.

Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên sàn), chiều dài mỗi lần bật nhảy được tính bằng đơn vị (m).

Thiết bị đo: Thước dây tiêu chuẩn.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra y-sinh học

Luận án sử dụng phương pháp này để kiểm tra thành tích các chỉ tiêu đánh giá chức năng hô hấp, tuần hoàn và chuyển hóa năng lượng cho khách thể nghiên cứu gồm các chỉ tiêu sau:


- Kiểm tra nhịp tim yên tĩnh (lần/phút) [66, tr45]

Nhịp tim yên tĩnh là nhịp tim được đo trước khi vận động. Đây là chỉ số quan trọng góp phần đánh giá trình độ VĐV. Nhịp tim khi yên tĩnh thể hiện hiệu xuất làm việc của tim trong 1 lần co bóp có thể tống được lượng máu lớn đi nuôi cơ thể. Những người có tần số mạch yên tĩnh nhỏ chứng tỏ hiệu xuất làm việc của tim cao, bởi vậy đây là chỉ số quan trọng dùng để tuyển chọn các môn thể thao đòi hỏi sức bền.

- Yêu cầu trang thiết bị: Đồng hồ bấm giây.

- Phương pháp tiến hành: Phương pháp đo mạch ở động mạch cổ tay trái.

Để bắt mạch ta dùng các đầu ngón tay (2,3,4) đè nhẹ lên đường đi của động mạch cổ tay trái sẽ thấy mạch nảy dưới đầu ngón tay. Đếm mạch 15 giây và làm 3 lần liên tục nếu chỉ số trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ trong 15 giây, nhân 4 để có mạch tương ứng trong 1 phút. Trường hợp 3 lần bắt mạch liên tục không trùng nhau (có thể do loạn nhịp) ta lấy số trung bình của 3 lần đếm để lấy mạch lúc nghỉ trong 15 giây.

- Kiểm tra công năng tim (Ruffier- test) [66, tr55]

Chỉ số công năng tim dùng để đánh giá khả năng đáp ứng của hệ tuần hoàn đối với lượng vận động nhất định và đặc biệt là năng lực hoạt động của tim với lượng vận động nhất định, còn gọi là chỉ số Ruffier- Phép thử hệ tim.

Đây là phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị cho ta lượng thông tin tin cậy về trình độ tập luyện của VĐV.

- Yêu cầu trang thiết bị: Đồng hồ bấm giây, máy đếm nhịp.

- Phương pháp tiến hành:

Cho VĐV nghỉ ngơi 10-15 phút, đo mạch yên tĩnh (15 giây x 4) và ký hiệu

là P1.

Cho VĐV đứng lên ngồi xổm hết 30 lần trong 30 giây (Thực hiện theo máy

đếm nhịp).

Lấy mạch trong 15 giây ngay sau vận động và được ký hiệu là P2. Lấy mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút và được ký hiệu là P3.

- Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả:

Chỉ số công năng tim được tính theo công thức sau:

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí