Bảng 3.1. Thực trạng nội dung môn Giáo dục thể chất trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Nội dung giảng dạy | Học phần | |||||
I | II | III | IV | V | ||
Giai đoạn 1: | ||||||
1 | Lý thuyết chung Lý thuyết chuyên môn | 6 2 | ||||
Thực hành: Thể dục | 22 | |||||
2 | Lý thuyết chuyên môn | 6 | ||||
Thực hành: Điền kinh | 24 | |||||
Giai đoạn 2: | ||||||
3 | Lý thuyết chuyên môn | 4 | ||||
Thực hành: Cầu lông cơ bản | 26 | |||||
4 | Lý thuyết chuyên môn | 4 | ||||
Thực hành: Cầu lông nâng cao | 26 | |||||
5 | Lý thuyết chuyên môn | 4 | ||||
Thực hành: Kỹ chiến thuật Cầu lông | 26 | |||||
Tổng cộng: | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu
- Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá - 10
- Thực Trạng Chương Trình Nội Khóa Môn Giáo Dục Thể Chất Tại Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Công Tác Giáo Dục Thể Chất Của Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa.
- So Sánh Mức Độ Phát Triển Thể Chất 3 Năm Học Theo Tiêu Chuẩn Rèn Luyện Thân Thể Của Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hoá, Thể Thao Và Du Lịch Thanh
- Nghiên Cứu Lựa Chọn Nội Dung Giảng Dạy Môn Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa.
Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.
Thông qua bảng 3.1 cho thấy thực trạng việc thực hiện nội dung môn GDTC nội khóa tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa gồm có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 phần bắt buộc gồm: Thể dục, Điền kinh, giai đoạn 2 phần tự chọn gồm: Cầu lông cơ bản, Cầu lông nâng cao, Kỹ chiến thuật Cầu lông. Tổng số môn học cả 2 giai đoạn gồm có 3 môn học. Bộ môn GDTC đã thực hiện đủ về số lượng học phần và số tiết học theo quy định, nhưng để áp dụng và vận hành vào trường thì vẫn còn đang bất cập, vì đối tượng sinh viên của trường là một sinh viên đa ngành nhiều lĩnh vực khác
nhau, các ngành như Sư phạm Mỹ thuật, Thanh nhạc, Thiết kế thời trang sắp xếp nội dung môn học ở mỗi học phần như trên thì có phần ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của nhà trường.
3.1.2. Thực trạng chế độ, chính sách, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kinh phí dành cho các hoạt động tập luyện và thi đấu của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
3.1.2.1. Thực trạng chế độ, chính sách của giáo viên thể dục của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Để tìm hiểu chế độ, chính sách đề tài đã tiến hành điều tra các vấn đề như tiền lương, chế độ bồi dưỡng theo tiết dạy ngoài trời, chế độ trang phục của giáo viên GDTC. Kết quả điều tra được trình bày trên bảng 3.3.
Bảng 3.2. Thực trạng chế độ, chính sách của giáo viên thể dục tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Nội dung | Chế độ chi trả | Ghi chú | |
1 | Tiền lương | Chi trả hàng tháng | Theo quy định Nhà nước |
2 | Bồi dưỡng phúc lợi | Chi trả theo quý | Theo quy định nhà trường |
3 | Chế độ trang phục | Chi trả theo năm | Theo quy định nhà trường |
4 | Chế độ bồi dưỡng theo tiết dạy ngoài trời | Chi trả cuối năm học | Theo quy định nhà trường |
5 | Tiền thừa giờ | Chi trả cuối năm học | Theo quy định nhà trường |
6 | Tiền lễ, tết | Chi theo các ngày cụ thể trong năm | Theo quy định nhà trường |
Thông qua bảng 3.2 cho thấy:
Các chế độ chính sách của giáo viên thể dục tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã theo kịp mặt bằng chung và các quy định của nhà nước về chế độ về trang phục giảng dạy, chế độ tiền giảng dạy ngoài trời....Từ thực tế chế độ, chính sách của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có thể thấy được, lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đến đời sống giáo viên, các khoản phụ cấp chính đáng như chế độ bồi dưỡng ngoài trời, trang phục giảng dạy, tiền thưởng ngày lễ, tết ....
3.1.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Trong quá trình xây dựng và phát triển của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tính từ tháng 7 năm 2011 đến nay đội ngũ giáo viên nhà trường cũng có từng bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng được phần nào nhiệm vụ giảng dạy của nhà trường. Việc đánh giá các mặt hoạt động của giáo viên cần phải phân tích sự chuẩn bị trực tiếp của người giáo viên khi họ nhận công việc giảng dạy, bên cạnh đó cũng cần xem xét các yếu tố như lời nói, quan hệ với sinh viên, hình thức bề ngoài và dấu hiệu khác, xác định năng lực sư phạm của người giáo viên, tình yêu nghề nghiệp, kỹ năng hoạt động sáng tạo, biết dựa vào lực lượng cốt cán và cả tập thể sinh viên...
Để thấy được thực trạng, đề tài tiến hành điều tra, thống kê số lượng, tỷ lệ nam, nữ, thâm niên công tác, trình độ và khối lượng giờ lên lớp của giảng viên tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Số lượng | Giáo viên nam | Giáo viên nữ | Thâm niên công tác | Trình độ | ||||
< = 10 năm | > 10 năm | Đại học | Thạc sĩ | Tiến sĩ | ||||
2011- 2012 | 3 | 2 75.0% | 1 25.0% | 1 25.0% | 2 75.0% | 1 25.0% | 2 75.0% | 0% |
2013- 2014 | 6 | 5 83.3% | 1 16.7% | 2 33.3% | 4 66.7% | 0 0% | 6 100% | 0% |
2014- 2015 | 8 | 7 87.5% | 1 12.5% | 2 25.0% | 6 75.0% | 0 0% | 8 100% | 0% |
Thông qua bảng 3.3 cho thấy từ tháng 7 năm 2011 tới nay, số lượng giáo viên thuộc bộ môn GDTC đã tăng lên theo từng năm học, cụ thể năm 2011 – 2012 tổng có 3 giảng viên, năm 2014 – 2015 tổng có 8 giảng viên. Vậy trong 3 năm số lượng đã tăng 5 giảng viên. Thời gian giảng dạy là dưới 10 năm chiếm tới 75% giảng viên trên 10 năm là 25%, trình độ đều là thạc sĩ và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phân công các giáo viên dạy tại bộ môn. Hiện bộ môn có 8 gảng viên, trong đó 02 cán bộ đi học nghiên cứu sinh, về lực lượng giảng viên như vậy là vẫn còn thiếu so với nhu cầu học tập của sinh viên.
3.1.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Vấn đề trang bị sân bãi dụng cụ tập luyện có tính chất thời sự bởi vì khối lượng kiến thức về GDTC tương đối đa dạng và thời gian cho một tiết học lại có hạn. Tình hình đó đòi hỏi phải tăng nhanh nhịp độ tập luyện cho sinh viên muốn vậy phải có đầy đủ sân bãi dụng cụ tập luyện, nhờ đó mà sinh viên được tập luyện luân chuyển nhiều hơn tránh được thời gian chờ đợi dụng cụ, làm tăng thời gian hữu ích của một buổi tập với lượng dụng cụ, sân bãi tập luyện như vậy thì không đảm bảo được hiệu quả công tác GDTC nhà trường.
Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ công tác GDTC của nhà trường được trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác Giáo dục thể chất của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Loại hình sân bãi – dụng cụ | Năm học 2014-2015 | ||||
Số lượng | Tốt | Trung bình | Kém | ||
1 | Sân Bóng chuyền | 1 | 1 | ||
2 | Sân Bóng đá | 1 | 1 | ||
3 | Sân Cầu lông | 4 | 1 | 2 | 1 |
4 | Đường chạy 100m | 4 | 4 | ||
5 | Đường chạy 400m | 4 | 4 | ||
6 | Nhà tập Bóng bàn | 1 | 1 | ||
7 | Phòng tập Thể dục | 1 | 1 | ||
8 | Phòng tập Aerobic – Khiêu vũ Thể thao | 1 | 1 | ||
9 | Sân bóng rổ | 1 | 1 | ||
10 | Đồng hồ bấm giây | 2 | 2 | ||
11 | Thước dây 50m | 1 | 1 | ||
12 | Vợt Cầu lông | 30 | 30 | ||
13 | Bóng rổ 20 quả | 20 | 20 | ||
14 | Bóng đá 20 quả | 20 | 20 | ||
15 | Máy tính + Loa đài | 2 | 2 | ||
16 | Vợt Bóng bàn 20 cái | 20 | 20 |
Thông qua bảng 3.4. cho thấy:
Trên thực tế, với số lượng sinh viên hiện tại của nhà trường, số lượng sân bãi dụng cụ phục vụ học chính khóa và ngoại khóa GDTC là không đủ, hơn nữa, phần lớn các sân bãi và dụng cụ chất lượng ở mức độ trung bình, có sân còn ở mức độ kém. Mặc dù đã được sự quan tâm của nhà trường, nhưng với số lượng trang thiết bị, dụng cụ như trên, việc đạt chất lượng cao trong giảng dạy nội khóa và ngoại khóa GDTC là vấn đề khó thực hiện.
Tóm lại chất lượng, số lượng về cơ sở vật chất so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, dụng cụ tập luyện TDTT không đáp ứng cho việc dạy và học ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC trong trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
3.1.2.4. Thực trạng kinh phí dành cho các hoạt động tập luyện và thi đấu của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Phong trào tập luyện và thi đấu thể thao rất cần một khoản kinh phí nhất định để duy trì hoạt động, điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm nỗ lực của nhà trường, đồng thời tranh thủ được sự quan tâm chia sẻ của phụ huynh học sinh cũng như các nguồn tài trợ khác.
Kinh phí dành cho các hoạt động thể dục thể thao là một trong những điều kiện để kích thích thầy và trò say mê tập luyện và thi đấu, hơn nữa nó còn là nguồn động viên cho phong trào tập luyện ngoại khóa của học sinh. Từ đó, nâng cao được thể chất cho học sinh nhà trường, không những đáp ứng được yêu cầu môn học mà còn có thể đạt thành tích cao trong những cuộc thi do các đơn vị liên quan tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, hàng năm đều không có nguồn kinh phí cố định cho hoạt động tập luyện và thi đấu. Sinh viên không tham gia tập luyện ở quy mô đội tuyển và không tham gia các giải thi đấu ngoài trường. Đây cũng là một điểm làm hạn chế sự phát triển phong trào thể dục thể thao tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Mỗi năm học, nhà trường có tổ chức giải bóng đá cho sinh viên nam và nữ. Kinh phí cho thi đấu thường trích từ nguồn kinh phí của nhà trường và tài trợ của các doanh nghiệp. Đây là nội dung được đông đảo sinh viên yêu thích. Tuy nhiên, để phát triển phong trào trên diện rộng thì 01 giải thi đấu/1 năm học là con số quá nhỏ.
3.1.3. Thực trạng về nhu cầu, thái độ, động cơ tập và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
3.1.3.1. Thực trạng về nhu cầu, thái độ, động cơ tập luyện môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Để tìm hiểu và đánh giá được nhận thức, nhu cầu, thái độ, động cơ của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về tập luyện Thể dục thể thao cũng như các vấn đề về động cơ rèn luyện TDTT, tác dụng của hoạt động thể thao, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 485 sinh viên nam, nữ trong trường. Các vấn đề phỏng vấn được đưa ra nhằm đánh giá về nhu cầu, thái độ của sinh viên đối với rèn luyện thân thể, tập luyện TDTT. Bên cạnh đó vấn đề động cơ tập TDTT cũng như các môn TDTT mà sinh viên mong muốn được rèn luyện đều được đánh giá thông qua phỏng vấn trực tiếp, và thống kê cụ thể. Kết quả về nhu cầu tập luyện TDTT được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Nhu cầu tập luyện thể thao của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (n = 485)
Đối tượng | Có nhu cầu | Không có nhu cầu | |||
Số lượng | % | Số lượng | % | ||
1 | Nam 216 | 160 | 74.08 | 56 | 25,92 |
2 | Nữ 269 | 145 | 53.90 | 124 | 46,10 |
Tổng 485 | 305 | 62.89 | 180 | 37.11 |
Bảng 3.5 cho thấy nhu cầu tập luyện TDTT của sinh viên nam và nữ có nhu cầu cao hơn là không có nhu cầu, cụ thể có nhu cầu 62.89%, không có nhu cầu 37.11%. Bên cạnh đó, còn cho thấy sự chênh lệch khá lớn giữa sinh viên nam và sinh viên nữ về nhu cầu tập luyện, cụ thể sinh viên nam có nhu cầu là 74.08% không có nhu cầu là 25.92%. Số sinh viên nữ có nhu cầu tập luyện 53.90%, không có nhu cầu tập luyện 46.10% tổng số sinh viên. Thực tế từ kết quả trên cho thấy rằng nhu cầu tập luyện giữa nam và nữ có sự chênh lệch nhau rõ ràng sinh viên nam có nhu cầu tập luyện nhiều hơn hẳn sinh viên nữ. Chúng tôi tiếp tục tiến hành phương pháp điều tra để khảo sát thái độ của sinh viên đối với hoạt động TDTT. Kết quả được trình bày tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về hoạt động Thể dục thể thao (n= 485)
Nội dung | Nam | Nữ | Tổng % | |||
Số lượng 216 | % | Số lượng 269 | % | |||
1 | Thích | 59 | 27.31 | 48 | 17.84 | 22.58 |
2 | Bình thường | 78 | 36.11 | 89 | 33.09 | 34.60 |
3 | Không thích | 41 | 18.98 | 65 | 24.16 | 21.57 |
4 | Chán ghét, sợ | 38 | 17.60 | 67 | 24.91 | 21.25 |
Thông qua bảng 3.6 cho thấy thực trạng thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về hoạt động TDTT là có đến 21,25% sinh viên chán ghét, sợ hoạt hoạt động TDTT, số sinh viên không thích hoạt động TDTT chiếm tới 21,57%, bình thường là 34.60% và thích là 22.58% trong đó số sinh viên thái độ bình thường là cao nhất, số còn lại là tương đương nhau. Đi sâu tìm hiểu thực trạng này thì thấy rằng đa số ý kiến đều cho rằng hoạt động TDTT không phù hợp với sinh viên nữ, đặc biệt với