Quy Định Trách Nhiệm Và Nhiệm Vụ Của Các Cơ Quan Liên Quan Đến Hoạt Động Du Lịch Tại Vqg Núi Chúa.

- Trong trường hợp động vật ở môi trường nuôi nhốt, nếu chúng không được nhốt trong những chuồng lớn và được chăm sóc cẩn thận, không được phép cho du khách vao tham quan. Du khách thường không thích ngắm động vật khi chúng bị nuôi nhốt trong những điều kiện không đầy đủ.

- Giáo dục và diễn giai đóng vai trò rất quan trọng. Các nhà quản lý phải tìm

cách gây ảnh hưởng tới du khách thông qua giáo dục. Nếu du khách không ngắm

động vật từ khoảng cách gần, làm thế nào để thay thế cảm giác đó? Các nhà quản lý cũng như những chủ đề được quan tâm để làm cơ sở cho diễn giải hay đề xuất để nâng cao chất lượng diễn giải.

- Hoạt động có hướng dẫn viên là phương pháp tốt nhất. Những hướng dẫn viên có chuyên môn, am hiểu và quan tâm đến vấn đề thường là những người tốt nhất để truyền đạt thông tin tới du khách.

4.4.4. Quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến hoạt động du lịch tại VQG Núi Chúa.

a. Vai trò của nhà nước trong hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Các địa điểm sinh thái quan trọng phải được bảo vệ trong hệ thống VQG, những khu được quản lý chặt chẽ nhưng cho phép sử dụng làm du lịch. Hầu hết khách DLST đều đi thăm các địa điểm công cộng, song các khu dự trữ tư nhân có vai trò riêng trong việc đưa ra các chương trình và dịch vụ đã được chuyên môn hoá.

Khu vực công cộng đóng một vai trò đặc biệt dựa trên cơ sở yêu cầu của xã hội, của sự cần thiết bảo vệ tài nguyên. Ðiều này bao gồm quy định về cách thức sử dụng và mức sử dụng. An toàn môi trường và an toàn xã hội là trách nhiệm của chính phủ. Ở những nước giàu có hơn thì đầu tư cho CSHT cơ bản cho du lịch được trích từ ngân quỹ chung, tại Núi Chúa thì số tiền dùng để đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ ngân quý là rất thấp, chủ yếu lấy từ tiền tài trợ nước ngoài và một số nguồn vốn được tạo ra từ chính hoạt động của vườn. Ở các nước giàu hơn, thông tin do cả khu vực tập thể lẫn tư nhân cung cấp, còn tại Việt Nam thì khu vực tư nhân chi phối thông tin, hầu hết những thông tin về các tour du lịch đều do các công ty du lịch cung cấp. Ðiều này gây ra những bất lợi nghiêm trọng cho các cơ quan quản lý thiên nhiên vì các thông tin về quản lý thiên nhiên, CSHT, các hoạt động được chính phủ cho

phép và các điểm du lịch thường không được phổ biến cho các cơ quan đó và thậm chí họ còn không biết gì về sự tồn tại của những thông tin đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Các cơ quan chính phủ đóng vai trò quan trọng trong thị trường DLST thông qua việc khuyến khích nghiên cứu khoa học trong các khu bảo vệ, cung cấp cơ sở hạ tầng và an ninh cho khách du lịch, và xây dựng một hệ thống tài chính để sử dụng được các chi phí du lịch có thể chi trả cho quản lý môi trường.

Vì vậy, muốn quản lý DLST hiệu quả phải quy định rõ những nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của các cơ quan quản lý DLST

1. Bảo vệ môi trường

2. Cơ sở hạ tầng (đường xá, sân bay, đường xe điện, điện, vệ sinh)

3. An ninh và thực hiện các điều luật

4. Giám sát tác động; Ðánh giá chất lượng

5. Phân phối quyền sử dụng

6. Hạn chế những thay đổi có thể chấp nhận được

7. Thông tin (phiên dịch, trung tâm dành cho du khách)

8. Giải quyết mâu thuẫn giữa các bên có liên quan trong hoạt động DLST

b. Vai trò của tư nhân trong du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi húa

Khu vực tư nhân cung cấp hầu hết các dịch vụ và hàng hoá cho khách hàng. Các công ty tư nhân cung cấp nơi nghỉ, thực phẩm, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, và quảng cáo. Khu vực tư nhân có khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách một cách nhanh chóng và phát triển các mặt hàng đặc sản. Khu vực tư nhân phụ thuộc vào khu vực nhà nước trong các lĩnh vực như bảo vệ tài nguyên, CSHT, và an ninh trật tự. Khu vực nhà nước lại dựa vào khu vực tư nhân để quản lý hoạt động của du khách.

Khu vực tư nhân cung cấp nơi ăn ở, bảo đảm các loại phương tiện đi lại, thành lập các dịch vụ thông tin và phiên dịch, cung cấp thực phẩm, và trợ giúp cho việc quảng cáo. Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của khu vực tư nhân thể hiện trong các hoạt động như tổ chức các đợt tham quan, tổ chức các loại hình du lịch từ

du lịch thông thường (đại chúng) đến các chuyến du lịch quan sát các loài (động thực vật) đặc biệt.

Một số vai trò của khu vực tư nhân trong hoạt động DLST:

1. Nơi ăn ở và thực phẩm

2. Phương tiện đi lại (ô tô buýt, xe cộ, máy bay)

3. Thông tin (tài liệu hướng dẫn, quảng cáo)

4. Phương tiện thông tin đại chúng (phim ảnh, sách, băng video)

5. Quảng cáo và khuyến mại

6. Hàng hoá tiêu thụ (quần áo, quà lưu niệm, trang thiết bị)

7. Dịch vụ cá nhân (giải trí)

c. Kết hợp với các tổ chức phi chính phủ.

Để đẩy mạnh quá trình phát triển DLST cần phải kết hợp với các tổ chức phi chính phủ. Hiện nay tồn tại nhiều câu hỏi về vấn đề làm thế nào để thu hút sự đầu tư ngược trở lại từ tổng thu nhập về du lịch cho các khu vực bảo tồn sinh vật quan trọng, những nơi mà thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản, thiếu đào tạo về hướng dẫn du lịch và dịch vụ, thiếu chuyên môn về tài chính và quản lý kinh doanh, và thiếu những hiểu biết về thị trường. Những nhà quản lý chương trình của các tổ chức phi chính phủ, những người đang tìm kiếm khả năng cho phát triển bền vững các dự án của mình đang đương đầu với hàng trăm địa điểm mà cần sự trợ giúp như vậy ở khắp các khu vực sinh học quan trọng trên thế giới. Tốt nhất, tài trợ cho phát triển nên tập trung vào việc giúp đỡ nhân dân địa phương mài rũa những kỹ năng kinh doanh của họ liên quan đến du lịch, trong khi cùng một lúc giải quyết được những nhu cầu cấp thiết của họ về giáo dục và phát triển. Khu vực tư nhân cũng giống như vậy, nhận được sự trợ giúp để tập trung vào cái mà nó có thể làm được tốt nhất - đó là phát triển, thành công trong thực thi và tìm kiếm thị trường, và chịu trách nhiệm về các sản phẩm của DLST. Nếu điều này làm được trong những khu vực được lựa chọn thành khu vực phát triển du lịch sinh thái do cộng đồng NGO, chính phủ, và khu vực tư nhân có chung mục đích, thì cơ hội cho sự thành công sẽ được cải thiện vượt bậc.

4.4.5. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Hoạt động du lịch hiện nay có ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái VQG Núi Chúa do nhận thức của cộng đồng và khách du lịch về DLST và bảo tồn ĐDSH còn hạn chế. Do vậy, việc nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết nhằm hướng tới sự cân bằng giữa phát triển du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế

- xã hội. Để đạt được sự cân bằng thì vai trò của cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng bởi nếu cộng đồng địa phương không đảm bảo được mức sống thông qua các hoạt động mưu sinh thường ngày thì việc họ vào VQG khai thác các loại tài nguyên rừng, biển là điều không thể tránh khỏi.

Khi đưa ra một quyết định có ảnh hưởng tới cộng đồng, lối sống, văn hóa và tương lại của cộng đồng, cần phải thảo luận và thống nhất với ý kiến với người dân tại VQG Núi Chúa. Cũng nên thảo luận với cộng đồng về những vấn đề khác vì cộng đồng có thể đưa ra những đề xuất rất hữu ích do họ có sự hiểu biết sâu sắc về khu vực và có thể báo trước về những vấn đề tồn tại mà người thực hiện không biết.

Tại VQG Núi Chúa có thể áp dụng mô hình du lịch sinh thái biển kết hợp bảo tồn san hô có sự tham gia của cộng đồng. Sau khi hội thảo lấy ý kiến về thực hiện mô hình này thì người dân địa phương rất nhiệt tình hưởng ứng. Nhưng để thực hiện tốt mô hình này chúng ta cần phải thực hiện tốt những điều kiện sau:

Thông tin và đào to đào to: Các cơ quan quản lý các công ty du lịch nên trao đổi thông tin với cộng đồng. Nên nhớ rằng trao đổi thông tin là một cơ chế trao quyền trong đó cộng đồng sẽ có cảm giác rất tích cực vì được coi trọng. Về đào tạo, có thể tổ chức các khóa đào tạo giúp thay đổi những hành động được coi là tiêu cực do bảo tồn thiên nhiên trong nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và đánh bắt thủy sản, cũng như cải thiện các dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục và nước sạch.

Cộng đồng thường không có kinh nghiệm đón tiếp khách du lịch. Do vậy họ cần được đào tạo những kỹ năng tiếp khách, ví dụ như một hướng dẫn viên, thiết lập quan hệ tốt đẹp với du khách. Tóm lại, cần tạo ra nền văn hóa dịch vụ trong đó du khách được đối xử tốt.

Đào tạo không thể tạo ra mọi nghề nghiệp mà cộng đồng đang thực hiện. Cũng cần phải xây dựng năng lực cho cán bộ VQG ở mọi cấp, trong đó đào tạo cả

về lĩnh vực quản lý. Vấn đề không chỉ tạo công ăn việc làm cho cộng đồng mà cộng đồng sẽ giữ vai trò chủ đạo trong tương lai.

Tiếp xúc vi du khách - quyết đnh ca cng đng: Cộng đồng có quyền quyết định tiếp xúc với du khách theo hình thức nào và mức độ nào (The Nature Conservancy, 1995). Người dân địa phương phải được giải thích về những quyền lợi họ có thể có từ DLST để họ ý thức được điều đó. Không cung cấp những thông tin mơ hồ, những thông tin được cung cấp đều phải được khẳng định nhằm tránh sự hiểu lầm trong tương lai. Nếu bị hiểu nhầm, các bên cần đàm phán để đạt được sự thống nhất ý kiến.

Tuyển nhân viên người địa phương: Việc tuyển nhân viên địa phương là

một trong những yếu tố quan trọng của DLST. Nếu chúng ta tuyển nhân viên là

người địa phương hay thuê các dịch vụ của họ trong các hoạt động DLST thì ta đã đóng góp vào làm giàu cho khu vực. Một mặt, chúng ta đóng góp về mặt kinh tế, mặt khác người dân thấy được rằng truyền thống và văn hóa của họ đựơc coi trọng và lòng tự hào dân tộc của họ tăng lên. Chính quyền địa phương phải quản lý việc này để đảm bảo việc thanh toán tiền cho các dịch vụ là thỏa đáng.

Nếu mô hình du lịch sinh thái biển kết hợp bảo tồn san hô có sự tham gia của cộng đồng thực hiện thành công thì chúng ta có thể mở rộng cho các đề tài khác như về rùa biển.

4.4.6. Chính sách tuyên truyền quảng cáo

Một trong những hạn chế của hoạt động du lịch trong thời gian qua ở Ninh Thuận nói chung là công tác tuyên truyền quảng cáo. Hiện nay đa số khách du lịch đến Núi Chúa đều chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về du lịch của vườn, các nguồn thông tin phát hành không được phong phú và còn hạn chế. Như vậy, để thúc đẩy phát triển du lịch Ninh Thuận nói chung, khu du lịch vườn Quốc Gia Núi Chúa nói riêng cần có những biện pháp sau:

- Tăng cường liên kết với các tổ chức với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các trường đại học, các trường cấp dưới đến tham quan, nghiên cứu đồng thời quảng bá hình ảnh của VQG Núi Chúa phổ biến tới những vùng khác. Cụ thể qua các cuộc thi vẽ tranh, vẽ logo mới độc đáo hơn, tạo ra các sản phẩm đặc trưng của Núi Chúa với hình ảnh rùa biển, Chà Vá chân đen - là hai biểu tượng chính

của vườn. Bằng mọi phương thức có thể chúng ta phải đưa hình ảnh của VQG Núi Chúa phổ biến tới người dân trong nước và người nước ngoài


Hình 4.6. Logo Vườn Quốc Gia Núi Chúa


Nguồn Phòng DLST – GDMT VQG Núi Chúa Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá 1

Nguồn: Phòng DLST – GDMT, VQG Núi Chúa

- Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch địa phương, đặc biệt là sử dụng các phương tiện có khả năng tuyên truyền cao như vô tuyến, phát thanh, báo, tạp chí, internet.

Vô tuyến: Tivi cho phép chúng ta truyền tải thông tin đến mọi địa điểm và chọn được thị trường mục tiêu thông qua nhiều chương trình khác nhau. Chất lượng quảng cáo có được khá tốt.

Đài: phương tiện này ít tốn kém hơn tivi. Ưu điểm là nhanh đưa tin về quảng cáo từ khi liên lạc với đài phát thanh.

Báo: Qua phương tiện này chúng ta có thể lựa chọn khu vực quảng cáo cần hướng tới.

Tạp chí: Khả năng chọn thị trường khá cao do tính định hướng của các tạp chí. Trong trường hợp này, phải tìm đến những tạp chí có đăng các bài báo về DLST hay tạp chí có đăng bài về du lịch dựa vào thiên nhiên.

Internet: Đây là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong 5 năm gần đây và có đóng góp rất lớn trong việc khuyến khích mọi người đi tham quan. Các trang web đưa thông tin đến nhiều người hơn là các tờ rơi, không phải tốn công sức đi lại để đưa thông tin, chi phí thấp hơn so với các phương tiện in ấn, có thể cập nhật trên

internet nhanh hơn và thường xuyên hơn và giá thành thiết kế thấp hơn so với các phương tiện in ấn. Phương tiện này cũng hấp dẫn khách quốc tế hơn. Vì vậy, VQG Núi Chúa phải có trang web riêng và có thể liên kết với các cơ quan khác hay quảng cáo ở những nơi khác. Để thu được thành công, hãy thực hiện quảng cáo ở những trang web mà được nhiều người sử dụng nhất và liên quan tới du lịch nhiều nhất.

Ngoài ra cần phải xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về văn hoá, các công trình kiến trúc, thắng cảnh, lễ hội của khu vực Vườn Quốc Gia Núi Chúa để giới thiệu với khách du lịch trong và ngoài nước. Những thông tin này rất bổ ích không chỉ đối với khách tham quan mà còn là điều kiện cần biết của các nhà đầu tư muốn đến hợp tác với địa phương.

- Cần biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch về con người, cảnh quan, tài nguyên du lịch, phải có những thông tin cần thiết cho khách như: các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, kèm theo giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống, v.v.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội để người dân hiểu lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng và bản thân từng gia đình do hoạt động du lịch mang lại. Và tự giác hỗ trợ tham gia việc xây dựng, bảo vệ du lịch.

4.5 Ước tính những hiệu quả kinh tế - xã hội mà các đề xuất chính sách tạo ra

Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển DLST tại VQG Núi Chúa, điều kiện đầu tiên cần phải thực hiện là xây dựng hệ thống CSHT cho khu vực. Sau khi xem xét và tính toán các chi tiêu thu thập được trong quá trình thực hiện đã có được những chi phí và lợi ích như sau:

Chi phí:

- Chi phí xây dựng tuyến đường DLST nối liền hai trung tâm chính là Vĩnh Hy và Bình Tiên. Đoạn đường này có chiều dài 7 km, mặt cắt là 8 m. Giả định là bỏ qua chi phí đền bù giải tỏa vì khu vực làm đường người dân ở rất thưa thớt, thì số tiền bỏ ra để đầu tư là 49 tỷ đồng.

- Trên đoạn đường này cần phải mở hệ thống điện 30 KW với chi phí là 1,2 tỷ/km, như vậy chi phí là 9,6 tỷ đồng.

Giả sử đoạn đường này hoạt động trong 20 năm, thì đến năm thứ 15 cần phải bỏ ra số tiền sửa chữa là 10 tỷ đồng.

- Hiện nay, tại VQG Núi Chúa vẫn chưa có trung tâm du khách và khu vực ngắm động vật hoang dã, khi đầu tư cho các lại cơ sở vật chất này, để tính toán các chi phí và lợi ích đạt được, có thể lấy những thông tin về chúng thông qua VQG Cát Tiên. Giả định là bỏ qua chi phí hoạt động, ta có các chi phí như sau:

+ Chi phí xây dựng trung tâm du khách: 300 triệu đồng.

+ Chi phí đầu tư cho khu vực cắm trại và ngắm động vật hoang dã với tổng chi phí là 500 triệu đồng, trong đó chi phí cho trang thiết bị là 400 triệu đồng, còn lại dùng để nâng cấp hệ thống đường mòn và các đoạn đường cho du khách ngắm động vật tại vườn.

Như vậy, tổng chi phí cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng khi phát triển DLST tại Núi Chúa là 69,1 tỷ đồng.

Lợi ích đạt được từ các hoạt động DLST:

- Theo tính toán của BQLVQG Núi Chúa, khi các dự án về xây dựng nhà nghỉ

sinh thái được hoạt động thì số đồng/năm.

tiền thu được cho ngân sách là khoảng 14,2 tỷ

- Dân số VQG Núi Chúa là 53.409 người, dự tính khi nhu hoạt động DLST tại đây phát triển mạnh thì sẽ có khoảng 2000 người tham gia vào hoạt động du lịch, tính cả số người hoạt động trực tiếp tại các khu trung tâm và người dân mở các dịch vụ ăn theo từ du lịch. Thu nhập bình quân của người dân trong vùng là 536.000 đồng, khi tham gia vào du lịch thì thu nhập ước tính là 1 triệu đồng

=> Thu nhập của người dân địa phương tăng lên là : (2000 x 1.000.000) – (200.000 x 536.000) = 928 triệu đồng/năm.

- Số tiền thu được nhờ hoạt động thu phí vào tham quan VQG Núi Chúa. Giả

sử, vé vào cổng VQG sẽ là 20.000 đồng cho khách nội địa, 50.000 đồng cho khách

quốc tế. Hiện nay số lượng khách đến Núi Chúa là 32.349 người, ước tính đến năm 2011 thì số khách sẽ tăng lên 40.000 người, trong đó khách quốc tế là thì số tiền vé vào cồng là : (36.000 x 20.000) + (40.000 x 50.000) = 920 triệu đồng.

- Số tiền thu được từ hoạt động ngắm động vật hoang dã. Ta tính toán lợi ích này thông qua số liệu từ VQG Cát Tiên. Theo BQLVQG Núi Chúa thì số lượng khách tham gia hoạt động cắm trại hiện nay là 5.500 người, đến năm 2011 số lượng khách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022