Cơ Sở Khoa Học Của Việc Xây Dựng Hệ Thống Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Trình Độ Tập Luyện Của Vđv Chạy Cự Ly Dài


là đối với các VĐV chạy cự ly dài, việc xây dựng các chỉ tiêu và tiêu chí để đánh giá trình độ tập luyện của VĐV trong từng giai đoạn huấn luyện của kế hoạch huấn luyện năm là rất quan trọng. Đây sẽ là cơ sở để các HLV điều chỉnh kịp thời kế hoạch huấn luyện và giáo án nhằm đạt được mục tiêu huấn luyện đã đặt ra.

1.6. Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly dài

Từ những phân tích, đánh giá về Trình độ tập luyện; các công trình nghiên cứu có liên qua đến trình độ tập luyện; đặc điểm của môn chạy cự ly dài... làm cơ sở để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly dài thông qua một số phương tiện sau: Y học, Sư phạm, tâm lý, xã hội.

Về y học: đối với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác huấn luyện trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho các HLV phân tích, đánh giá được các chỉ số hình thái, sinh lý, trạng thái sức khỏe của cơ thể VĐV...

* Các chỉ tiêu về hình thái: Để đảm bảo các chỉ tiêu vận động trong quá trình thi đấu VĐV chạy cần phải có các chỉ tiêu về hình thái phù hợp. Với các chỉ tiêu hình thái phù hợp, thành tích thể thao cao nhất thường đạt được ở vùng có lứa tuổi tối ưu (bảng 1.13). Những VĐV xuất sắc môn chạy ở các đại hội Olympic có hệ số: chiều cao - trọng lượng = khoảng 12 đến 20 (chiều cao - 100 - cân nặng) [66].

Bảng 1.13. Các chỉ tiêu hình thái VĐV chạy


Cự ly (m)

Lứa tuổi

Chiều

cao (cm)

Trọng

lượng (kg)

Tổ chức mỡ

Tổ chức xương

Tổ chức cơ

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

5000 -

10000

22-

28


175-185


58-65

6,47

(+,-1,5)

10,11

(+,- 1,94)

9,51 (+,-

1,1)

15,5 (+,-

1,29)

22,99 (+,-

3,22)

46,99

(+,- 2,04)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện - 7

* Các chỉ tiêu về sinh lý: Như đã biết, sức bền tốt phụ thuộc nhiều vào hệ thống chức năng bảo đảm năng lượng và khả năng tiêu hao năng lượng tiết kiệm. Do vậy, VĐV chạy cần phải rèn luyện để có trình độ chức năng sinh lý nhất định.

Hiệu suất ưa khí được đặc trưng bởi các chỉ tiêu VO2max, tốc độ chạy đạt ngưỡng và tới hạn có nghĩa là tốc độ được phát triển ở ngưỡng trao đổi yếm khí và VO2max (xem bảng 1.14)

Hiệu suất yếm khí được đặc trưng bởi các chỉ số nợ O2 tối đa cũng như bởi khả năng chịu đựng lượng Axitlactic trong máu và trong cơ lớn, bởi khả năng của cơ thể chịu đựng được những thay đổi lớn của sự cân bằng toan-kiềm. Ngoài ra khả năng chức


năng cơ thể còn được xác định qua mạch đập, khối lượng tim và các chỉ tiêu huyết học. Một trong những vấn đề rất quan trọng là hệ thống tuần hoàn hô hấp. Hoạt động tiết kiệm của hệ tim - mạch được đặc trưng bởi nhu cầu O2 và mạch đập khi hoạt động với lượng vận động chuẩn.

Một trong những chỉ tiêu đánh giá VĐV chạy là tốc độ khi tần số mạch đập ổn định ở mức 170 lần/phút. Tốc độ đạt được càng cao thì tính tiết kiệm càng tốt (mạch vẫn 170 lần/phút). Trong chạy cự ly trung bình và dài, khi mạch ở mức 170 lần/phút tốc độ chạy lớn hơn 5m/giây thì được đánh giá tốt.

Huyết áp lúc yên tĩnh cũng là một nhân tố đánh giá sức bền của VĐV chạy. VĐV chạy lúc yên tĩnh thường có huyết áp tối đa (115-125 mmHg) và huyết áp tối thiểu (50-65 mmHg). Ở VĐV cự ly dài, hàm lượng hồng cầu (5 triêu/mm3) và tăng lưu lượng máu tuần hoàn. Vì 2 chỉ tiêu máu nói trên tăng song song với nhau nên thành phần máu ở mức bình thường. Sau khi tập nặng, lượng máu cũng tăng và giảm Hêmôglobin

Bảng 1.14. Đặc điểm mô hình một số hệ thống chức năng



Cự ly (m)

Dung tích sống (ml/kg/phú t)


VO2ma x

Khối lượng tim

Khối lượng tuần hoàn


Hêmôglobin


Tuyệt đối

Tương đối

1 lần đập ml

Trong 1

lít

5000-

10000

5,5-6,0

82-85

900-1300

15,0-

20,0

200

38

14-16

Phương pháp kiểm tra sư phạm có một vai trò vô cùng quan trọng vì thông qua kết quả kiểm tra có thể đánh giá mức độ phát triển các tố chất thể lực và nhịp độ phát triển chung của cơ thể. Chất lượng quan trọng của test là mức độ phù hợp. Tiêu chuẩn quan trọng khác của test là độ tin cậy; Mức độ ổn định cao của các chỉ số thể hiện tính tái hiện của chúng khi kiểm tra lại [41, tr77].

Phương pháp kiểm tra sư phạm thường dùng để kiểm tra kiểm tra về khả năng thực hiện các bài tập và thành tích tập luyện, thi đấu để xác định năng lực của VĐV thông qua các test sư phạm. Đặc biệt đối với môn chạy cự ly dài thì phương pháp kiểm tra sư phạm có ý nghĩa vô cùng to lớn đến công tác đánh giá thành tích và năng lực của VĐV.

Vì vậy, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các HLV, các chuyên gia, các công trình nghiên cứu của các tác giả cũng như dựa vào đặc điểm tập luyện và thi đấu của môn chạy cự ly dài. Luận án nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra các test thể lực để kiểm tra đánh giá năng lực và trình độ đạt được thành tích thi đấu thể thao.


1.7. Nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly dài [1, 55]

1.7.1. Các nội dung kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự

ly dài

Theo xu thế huấn luyện thể thao hiện đại ngày nay nói chung và huấn luyện

môn chạy cự ly dài nói riêng, ngoài việc trang bị cho VĐV khả năng thích nghi cường độ và lượng vận động lớn thì các HLV còn sử dụng khoa học kỹ thuật và Y học nhằm giúp cho VĐV phát huy tối đa thành tích thể thao ở môn chuyên sâu. Để đáp ứng những nhiệm vụ đề ra, cần sử dụng những phương pháp, hình thức mang tính đặc thù riêng. Việc kiểm tra được tiến hành không chỉ đơn thuần trong trạng thái tĩnh (trạng thái ổn định không vận động) mà cả trong trạng thái vận động nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cơ thể VĐV nói chung và từng cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể VĐV nói riêng đối với sự tác động của lượng vận động.

- Kiểm tra mức độ phát triển thể lực

Mức độ phát triển thể lực là tổ hợp các tính chất về hình thái và chức năng của cơ thể quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Như vậy mức độ phát triển thể lực không chỉ bao hàm các đặc tính hình thái mà còn cả khả năng chức phận của cơ thể. Việc đánh giá mức độ phát triển thể lực có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong lĩnh vực thể thao nhằm xác định tiềm năng hoạt động thể lực, mà còn có giá trị trong công tác dự báo thành tích thể thao sau này.

Để đánh giá mức độ phát triển thể lực thường sử dụng 2 phương pháp cơ bản là phương pháp quan sát và phương pháp nhân trắc.

Ngoài ra có thể kết hợp với các phương pháp chụp ảnh, chụp chiếu X quang...

- Kiểm tra chức năng của các cơ quan

Dưới tác động của lượng vận động, chức năng của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có sự biến đổi theo những định hướng nhất định nhằm chống lại tác nhân kích thích. Tuy nhiên phụ thuộc vào đặc tính của lượng vận động tác động đến cơ thể cũng như chức năng của từng cơ quan trong cơ thể mà sự biến đổi ở các cơ quan diễn ra rất khác nhau cả về không gian và thời gian. Do vậy trong kiểm tra y học thể thao không phải tất cả các cơ quan đều được tiến hành kiểm tra, mà chỉ tiến hành kiểm tra đối với các cơ quan có liên hệ mật thiết với quá


trình vận động, đồng thời các thông số chức năng nói chung phải nhạy cảm với sự tác động của lượng vận động, nghĩa là sự biến đổi của các thông số phải có đủ độ lớn cần thiết và diễn ra ngay khi có sự tác động của lượng vận động tới cơ thể. Thường các cơ quan được tiến hành kiểm tra là hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ máu, hệ thần kinh và thần kinh cơ. Đối với các VĐV đỉnh cao trong các kỳ kiểm tra sâu có thể tiến hành kiểm tra thêm chức năng của các cơ quan bài tiết, nội tiết.

- Kiểm tra y học sư phạm

Kiểm tra y học sư phạm, còn được gọi là quan sát y học sư phạm, là một hình thức kiểm tra được tiến hành ngay trong quá trình tập luyện, trong buổi tập với mục đích đánh giá mức độ tác động tức thời của lượng vận động cũng như điều kiện vệ sinh môi trường, sân bãi, dụng cụ tác động trực tiếp đến cơ thể người tập. Trên cơ sở đó xác định mức độ thích ứng của cơ thể người tập để đề ra những biện pháp điều chỉnh quá trình huấn luyện cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Nội dung cơ bản của quan sát y học sư phạm là xem xét công tác tổ chức luyện tập và điều kiện tập luyện có phù hợp với yêu cầu vệ sinh thể thao hay không, đánh giá mức độ phù hợp của phương tiện tập luyện (bài tập thể chất) với nhiệm vụ đặt ra và khả năng của người tập, đánh giá hiệu quả của phương pháp thúc đẩy hồi phục sau lượng vận động lớn. Trên cơ sở kiểm tra y học sư phạm người HLV và bác sĩ thể thao có được những nhận xét về trình độ luyện tập của mỗi VĐV về đặc điểm định tính và định lượng của bài tập, đồng thời đề ra những biện pháp phòng ngừa chấn thương, mệt mỏi và căng thẳng quá độ.

Kiểm tra y học sư phạm phải được tiến hành ngay trước tập luyện, trong luyện tập và ngay sau khi kết thúc buổi tập.

- Tự kiểm tra y học

Đây là một hình thức tự theo dõi của VĐV một cách thường xuyên về trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực của mình và những biến đổi của chúng dưới ảnh hưởng của quá trình tập luyện. Nội dung cơ bản của tự kiểm tra y học là việc theo dõi những dấu hiệu chủ quan đơn giản và các dấu hiệu khách quan không phức tạp, không đòi hỏi có chuyên môn y học sâu theo một biểu mẫu đã được định trước.

1.7.2. Các hình thức kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly dài.

Kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện thường được tiến hành dưới 3 hình


thức: Kiểm tra bước đầu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bổ sung.

- Kiểm tra bước đầu

Hình thức kiểm tra này được áp dụng cho tất cả những người mới bắt đầu tham gia luyện tập trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu, học sinh và sinh viên các trường chuyên nghiệp, cũng như các VĐV tham gia đội tuyển bắt đầu một chu kỳ huấn luyện mới. Đây là hình thức kiểm tra bắt buộc nhằm đánh giá trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực và khả năng thích ứng của cơ thể với lượng vận động.

Kết quả kiểm tra bước đầu cho phép các chuyên gia, HLV thể thao đưa ra chỉ định tập luyện cho những người mới lần đầu tham gia tập luyện và là cơ sở để phân loại nhóm sức khoẻ. Đối với VĐV, kết quả kiểm tra này được lưu lại làm cơ sở để theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình luyện tập sau mỗi giai đoạn huấn luyện.

- Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ là hình thức kiểm tra được định trước phù hợp với kế hoạch huấn luyện của HLV và thường được tiến hành sau khoảng thời gian luyện tập 1-3 tháng hay với kết thúc các giai đoạn huấn luyện thể lực, giai đoạn chuẩn bị thi đấu và giai đoạn thi đấu của một chu kỳ huấn luyện lớn.

Mục đích của việc kiểm tra định kỳ là đánh giá mức độ tác động của lượng vận động đến cơ thể người tập, khả năng thích ứng của cơ thể và mức độ phù hợp của phương tiện và phương pháp huấn luyện, đánh giá mức độ phát triển thể lực và trình độ luyện tập. Như vậy việc kiểm tra định kỳ có tác dụng đánh giá hiệu quả của một giai đoạn huấn luyện và phát hiện sớm những biểu hiện bệnh lý do quá trình tập luyện không hợp lý gây nên.

-Kiểm tra bổ sung

Kiểm tra bổ sung thường được tiến hành đối với VĐV sau giai đoạn ốm dậy, chấn thương hay trong các trường hợp xuất hiện dấu hiệu luyện tập quá sức, VĐV hoặc HLV đề nghị kiểm tra.

Theo luật thi đấu môn đi bộ, điền kinh và chạy cự ly trên 20km…các VĐV phải qua kiểm tra y học theo hướng đặc trưng chuyên môn, đồng thời đặc điểm thể chất và thể trạng bẩm sinh có thể tạo nên những thuận lợi cho việc đạt thành tích thể thao cao. Xuất phát từ đây, kiểm tra mức độ phát triển thể chất có những nhiệm vụ sau:


- Đánh giá sự tác động có hệ thống của các bài tập thể chất tới mức độ phát triển thể lực của người tập, xác định những ảnh hưởng âm tính và dương tính tới thể trạng nhằm lựa chọn phương tiện, phương pháp và lượng vận động tập luyện.

- Tuyển chọn và định hướng cho trẻ em tới các môn chuyên sâu phù hợp.

- Kiểm tra điều chỉnh mức độ phù hợp của quá trình phát triển thể chất của các VĐV theo từng môn chuyên sâu để bổ sung trước khi thi đấu.

1.7.3. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly dài

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kiểm tra sư phạm trong thể thao là kiểm tra trạng thái của VĐV. Có thể chia các hình thức cơ bản trong kiểm tra trạng thái của VĐV chạy cự ly dài thành 3 hình thức sau:

Kiểm tra tức thời: Mục đích của hình thức này nhằm đánh giá trạng thái của VĐV trong một thời điểm nào đó.

Kiểm tra thường xuyên: Nhằm xác định sự dao động hàng ngày trong trạng thái cơ thể VĐV.

Kiểm tra giai đoạn: Nhằm đánh giá và kết luận về trạng thái VĐV sau một giai đoạn huấn luyện. Mỗi hình thức kiểm tra trên đều có nhiệm vụ và các chỉ số đánh giá riêng của nó.

- Kiểm tra tức thời

Hiệu quả huấn luyện (như các thay đổi diễn ra trong cơ thể trong thời gian thực hiện bài tập và trong các thời kỳ hồi phục) sẽ được xác định trong quá trình kiểm tra tức thời. Hướng thực tiễn của hình thức kiểm tra này trước hết nhằm đánh giá sự hồi phục của VĐV sau khi thực hiện một bài tập hay tổ hợp bài tập. Sau 1 lần thực hiện bài tập, trong cơ thể sẽ diễn ra giai đoạn nghỉ ngơi hồi phục, mỗi giai đoạn này sẽ được phân biệt bằng các chỉ số khả năng làm việc cơ bắp như sức mạnh, tốc độ, sức bền và khả năng phối hợp vận động. Trong giai đoạn thứ nhất của nghỉ ngơi, tất cả các chỉ số khả năng làm việc của cơ thể ở mức độ thấp hơn khởi điểm; trong giai đoạn thứ 2 các chỉ số sức mạnh, tốc độ ở mức cao hơn so với mức khởi điểm còn sức bền thấp hơn; ở giai đoạn thứ 3 tất cả các chỉ số cao hơn không đáng kể so với mức khởi điểm ban đầu. Xem xét, tính toán quy luật này có thể chỉ ra phương hướng tác động đến sự phát triển khả năng của VĐV chạy cự ly dài.

Với sự giúp đỡ của các phương tiện kỹ thuật có thể đánh giá mức độ hồi phục sau khi thực hiện các bài tập. Thí dụ: dùng đồng hồ lực kế xác định chỉ số độ


cứng của các cơ chính đảm bảo sự thực hiện các bài tập huấn luyện. Khi không có các phương tiện đó, để đánh giá trạng thái tức thời của VĐV, HLV có thể sử dụng chỉ số mạch đập. Mạch đập tối ưu thể hiện mức độ sẵn sàng của VĐV thực hiện lặp lại bài tập trong đoạn dưới 80m không bị giảm tốc độ chạy là vào khoảng 115 - 118 lần/phút.

Một nhiệm vụ rất quan trọng được giải quyết trong quá trình kiểm tra tức thời đó là sự điều chỉnh độ lớn khối lượng VĐV trong giờ huấn luyện. Ý nghĩa của nó thể hiện ở chỗ giúp cho HLV xác định đúng số lần lặp lại các bài tập hoặc các tổ hợp bài tập trong 1 buổi tập.

Ở một chừng mực nào đó thì nhiệm vụ chính trong huấn luyện VĐV chạy cự ly dài là nâng cao khả năng sức bền ưa khí. Nhiệm vụ này được thực hiện trong hình thức kiểm tra tức thời qua sự xác định số lượng chung các bài tập ưa khí trong huấn luyện. Ở cự ly dài mức độ ảnh hưởng của khả năng ưa khí của VĐV chiếm đến 60 - 72%. Do vậy trong huấn luyện cự ly dài trong những năm qua các HLV luôn xem các bài tập ưu khí là quan trọng cơ bản đầu tiên và là nền tảng để phát triển các tố chất vận động khác. Sự giảm sút tốc độ chạy qua các cự ly (được so sánh với tốc độ tốt nhất đã đạt được) là chỉ tiêu chính của sự giảm sút hiệu quả khối lượng huấn luyện nhằm hoàn thiện sức bền tốc độ chạy và khả năng tăng tốc độ. Trong trường hợp này chế độ huấn luyện sẽ phù hợp với việc hoàn thiện không phải là tốc độ mà là sức bền tốc độ (sức bền chuyên môn đặc trưng của VĐV chạy cự ly dài). Nó chính là khả năng của VĐV duy trì hoạt động vận động có ưu thế về sức nhanh, sức mạnh có sự phối hợp phức tạp trong các điều kiện biến đổi liên tục đòi hỏi cơ thể VĐV hoạt động trong thời gian nợ dưỡng kéo dài vì thế trên cơ sở huấn luyện sức bền chung, sức bền chuyên môn cũng được huấn luyện cùng với các bài tập phát triển các tố chất mạnh và nhanh. Sức bền chuyên môn là yếu tố quan trọng để phát triển thành tích của cự ly dài; các phương pháp huấn luyện thường là các bài tập chạy lặp lại phân đoạn dài hơn cự ly hoặc ngắn hơn cự ly với các quãng nghỉ khác nhau để đạt được mục đích của giai đoạn huấn luyện như: Sử dụng bài tập chạy liên tục với mạch 150 lần/1 phút để tập luyện ưa khí; sử dụng chạy mạch 160 - 180 lần/1 phút để tập luyện các bài hỗn hợp; sử dụng chạy với mạch 180 - 200 lần/1 phút để tập các bài tập yếm khí.

Để phát triển sức bền chuyên môn là tiền đề cho thi đấu nên giai đoạn này cần phải tập huấn trên vùng núi cao để tạo điều kiện cho cơ thể VĐV có thể phát huy hết khả năng chịu đựng, giai đoạn đầu thì thường cho các VĐV chạy lặp lại các bài tập dài hơn cự ly và cự ly lặp lại ngắn dần đến cuối giai đoạn và cường độ yêu cầu tăng dần lên.


Tóm lại: Trong huấn luyện, việc sử dụng biện pháp kiểm tra tức thời sẽ giúp đảm bảo hiệu quả huấn luyện tức thời và tác động đúng hướng đến sự phát triển các khả năng quan trọng hàng đầu của VĐV chạy cự ly trung bình.

- Kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra hàng ngày nhằm đảm bảo sự hợp lý tối ưu giữa các khả năng chức phận trong cơ thể VĐV với khối lượng vận động tập luyện trong ngày. Biện pháp kiểm tra này thường được tiến hành vào buổi sáng sớm khi tập luyện.

Để tiến hành biện pháp kiểm tra này, có thể sử dụng chỉ số mạch đập (được đo ngay lúc nằm trên giường khi VĐV vừa thức dậy). Trong trường hợp chưa được hồi phục đầy đủ, còn mỏi mệt về thể lực, thần kinh, hoặc chế độ tập luyện không đúng... thì chỉ số mạch đập sẽ thấp hơn bình thường. Chỉ số mạch đập bình thường được xác định trong thời kỳ khi không có lượng vận động lớn và cơ thể được hồi phục hoàn toàn về thể lực cũng như các năng lực khác ở trạng thái đã sẵn sàng cho buổi tập tiếp theo. Chẳng hạn với VĐV chạy cự ly dài mạch đập lúc yên tĩnh khoảng 60 lần/phút, nếu khi kiểm tra kết quả thu được thấp hơn 150 lần/phút điều đó có nghĩa khối lượng vận động trong ngày trước quá lớn.

Sự đánh giá thông qua chỉ số mạch đập cho phép kiểm tra được những diễn biến hàng ngày trong trạng thái cơ thể VĐV và có thể chủ động điều chỉnh bằng các phương tiện tập luyện: như sử dụng các bài tập chạy chậm trên cự ly dài sẽ làm giảm tính hưng phấn, còn nếu thực hiện các bài tập với thời gian ngắn (như bài tập với trọng lượng tạ giảm dần) sẽ làm tăng hưng phấn trong buổi tập tiếp theo.

- Kiểm tra giai đoạn

Kiểm tra giai đoạn nhằm giải quyết nhiệm vụ đánh giá những diễn biến trong trạng thái cơ thể VĐV do tác động tổng hợp của nhiều buổi tập sau các chu kỳ huấn luyện hoặc các giai đoạn huấn luyện. Các chỉ số sử dụng trong biện pháp này phải đánh giá được trình độ phát triển các khả năng quan trọng hàng đầu của VĐV chạy cự ly dài. Thời gian giữa các lần kiểm tra có thể từ 4 - 6 tuần và có thể sử dụng các chỉ số sau:

Thời gian chạy 30m xuất phát cao.Trong quá trình thực hiện bài tập kiểm tra này cần kết hợp xác định độ dài trung bình bước chạy để từ đó xác định tần số bước. Kết quả trong bài tập kiểm tra thể hiện được tốc độ chạy tối đa và các thành phần cấu thành của tốc độ (độ dài và tần số bước).

Thời gian chạy 400m, Cooper test, 5.000m, 10.000m để đánh giá sức bền tốc độ và sức bền chuyên môn.

Kết quả bật 3 bước, 10 bước tại chỗ nhằm đánh giá kết quả huấn luyện sức

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí