Đặc Điểm Các Giai Đoạn Huấn Luyện Vđv Chạy Cự Ly Dài


- VĐV phải có khả năng chịu đựng được lượng vận động tập luyện lớn và khả năng hồi phục nhanh.

- VĐV phải có ý chí tinh thần khổ luyện, quyết tâm đạt thành tích cao trong tập luyện và thi đấu.

- Thành tích thi đấu phải có sự tăng trưởng qua từng năm.

- Phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng phù hợp cho VĐV…

1.4. Đặc điểm các giai đoạn huấn luyện VĐV chạy cự ly dài

1.4.1. Quan điểm phân chia các giai đoạn huấn luyện trong quá trình đào tạo VĐV

Hệ thống kiểm tra đánh giá mức độ thích ứng tập luyện và sức khoẻ của VĐV là một trong những yếu tố quan trọng của quy trình huấn luyện nhiều năm. Chỉ trên cơ sở làm rõ đặc điểm các giai đoạn của quy trình huấn luyện nhiều năm, thì việc lựa chọn các chỉ tiêu và xác định các tiêu chuẩn đánh giá mức độ thích ứng tập luyện của VĐV mới đảm bảo được tính định hướng mục tiêu đào tạo của từng giai đoạn và của cả hệ thống.

Khái niệm “quy trình huấn luyện nhiều năm” được một số chuyên gia trong nước diễn giải theo những cách khác nhau, với những tên gọi khác nhau, song vẫn có sự thống nhất với nhau về quan điểm.

Theo quan điểm của tác giả Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái cho rằng: “Quy trình công nghệ đào tạo VĐV về thực chất là hệ thống các chuẩn mực được xác định chặt chẽ để có được chất lượng của sản phẩm tính từ đầu vào đến đầu ra trong một hệ thống đào tạo”. [9]

Việc chuẩn bị VĐV một cách hệ thống, nhiều năm nhằm hướng tới những thành tích thể thao cao nhất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Quá trình huấn luyện dài hạn bao gồm việc đào tạo các VĐV từ lúc bắt đầu tập luyện ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên tới khi trở thành các VĐV có trình độ cao. Quá trình đó bắt đầu từ việc huấn luyện cơ bản một cách toàn diện năng lực thể thao tới việc huấn luyện chuyên môn hoá sâu.

Theo Philin V.P, Ông đã chia quá trình huấn luyện nhiều năm của VĐV thành 4 giai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban đầu, giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu, giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn thể thao chính và giai đoạn hoàn thiện thể thao. Thời gian của các giai đoạn này phụ thuộc vào đặc điểm chuyên biệt của môn thể thao cũng như trình độ huấn luyện của người tập. [46].

Theo Novicốp A.D, Matvêép L.P (1980), quá trình huấn luyện nhiều năm chia làm 4 giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ, giai đoạn chuyên môn hoá thể thao bước đầu, giai đoạn hoàn thiện chuyên sâu và giai đoạn tuổi thọ


thể thao. Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ thường bắt đầu từ tuổi học sinh tiểu học. Giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu chủ yếu tạo nền tảng cho sự điêu luyện thể thao, đảm bảo sự phát triển toàn diện. Giai đoạn hoàn thiện chuyên sâu là thời gian tập luyện tích cực nhất nhằm chiếm lĩnh đỉnh cao của thành tích thể thao. Giai đoạn tuổi thọ thể thao là giai đoạn bắt đầu giảm sút theo lứa tuổi những khả năng chức phận và khả năng thích ứng của cơ thể [37].

Quá trình huấn luyện nhiều năm của VĐV được Nabatnhicova. M.I chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn huấn luyện ban đầu; giai đoạn huấn luyện cơ bản mang tính chuẩn bị; Giai đoạn huấn luyện cơ sở chuyên sâu (giai đoạn bắt đầu huấn luyện chuyên sâu); Giai đoạn phản ánh năng lực cá nhân ở mức độ cao nhất; Giai đoạn giữ vững sự ổn định thành tích thể thao. Năm giai đoạn huấn luyện này là một quá trình thống nhất, không gián đoạn [38].

Theo Harre. Dr (1996) [22], quá trình đào tạo nhiều năm được chia thành hai giai đoạn là: giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao. Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ lại được chia thành hai giai đoạn nhỏ là giai đoạn huấn luyện ban đầu và giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá. Mục đích của giai đoạn huấn luyện này là tạo nên các tiền đề chung và chuyên môn cho các thành tích thể thao cao nhất sau này. Các tiền đề đó diễn ra với sự tăng dần tính chất chuyên môn hoá trong tập luyện. Mục đích của giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao là xây dựng lại các cơ sở để vươn tới những thành tích thể thao trong quá trình huấn luyện chuyên môn hoá.

Đa số các nhà khoa học Việt Nam chia quy trình huấn luyện nhiều năm thành 3 giai đoạn như:

Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, quy trình huấn luyện nhiều năm được chia thành ba giai đoạn chính: Giai đoạn đào tạo ban dầu, giai đoạn hiện thực hoá tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao [60].

Nguyễn Thế Truyền chia hệ thống huấn luyện nhiều năm thành ba giai đoạn dựa trên quan điểm của nhân tài học: Giai đoạn phát hiện năng khiếu thể thao, giai đoạn đào tạo tài năng thể thao và giai đoạn bồi dưỡng nhân tài thể thao [65].

Như vậy đặc điểm đặc trưng nhất của quá trình huấn luyện nhiều năm là tính giai đoạn. Tuy sự phân chia các giai đoạn có khác nhau song nhìn chung phần lớn các tác giả đều thống nhất quy trình đào tạo VĐV trẻ gồm 4 giai đoạn huấn luyện và đây là một quá trình thống nhất, không gián đoạn, tỷ lệ thời gian của từng giai đoạn phụ thuộc vào đặc điểm chuyên biệt của từng môn thể thao, cũng như trình độ của người tập. Bảng 1.1 dưới đây sẽ nêu lên sự thống nhất trên theo cách nhìn tổng hợp.

Bảng 1.1: Tổng hợp sự phân chia các giai đoạn của hệ thống huấn luyện nhiều năm [37, 22, 62, 38, 68, 44]

Tác giả

I

II

III

IV


Mátvêép L.P


Chuẩn bị thể thao sơ bộ


Chuyên môn hoá thể thao bước đầu

Hoàn thiện sâu


Tuổi thọ thể thao


Tuổi thành tích cao

Duy trì thành tích đạt được


D. Harre

Huấn luyện VĐV trẻ


Huấn luyện VĐV cấp cao


Huấn luyện ban đầu

Huấn luyện chuyên môn hoá


Phạm Danh Tốn


Đào tạo ban đầu

Hiện thực hoá tối đa khả năng thể thao


Duy trì tuổi thọ thể thao


Đào tạo thể thao


Chuyên môn hoá ban đầu


Tiền cực điểm

Đạt thành tích thể thao tột đỉnh


Duy trì thành tích thể thao


Duy trì trình độ tập luyện chung


Nabatnhi- côva


Đào tạo ban đầu


Bắt đầu chuyên môn hoá

Huấn luyện chuyên sâu


Hoàn thiện thể thao




Nguyễn Thế Truyền


Phát hiện năng khiếu


Đào tạo tài năng thể thao


Bồi dưỡng nhân tài thể thao




Ozolin. M.G


Giảng dạy ban đầu


Huấn luyện cơ sở


HL nâng cao chuyên sâu


HL ban đầu


HL cơ sở

CMH

ban đầu

CMH

sâu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện - 5



dài

1.4.2. Đặc điểm, các giai đoạn huấn luyện nhiều năm cho VĐV chạy cự ly


Chạy cự ly dài bao gồm các loại cự ly chạy từ 5.000m đến 10.000m, là các

loại cự ly thi đấu chính thức trong các Đại hội Olympic và các cuộc thi đấu lớn. Ngoài vai trò là một môn thi đấu, trong giáo dục thể chất, chạy cự ly dài còn là phương tiện rèn luyện sức bền hiệu quả, có tác dụng giáo dục phẩm chất ý chí cho người tập.

Chạy cự ly dài thuộc vùng cường độ lớn, trong đó mức độ nợ ôxy tăng đến khi kết thúc cự ly thi đấu, lượng axit lactic trong máu tăng đáng kể. Vì vậy thông thường ở cuối cự ly chạy VĐV thường phải chịu đựng sự căng thẳng của thần kinh, mệt mỏi và rời rã cơ bắp. Để vươn tới các tầm cao kỷ lục, ngoài các yêu cầu thể lực thì VĐV chạy cự ly dài cần phải có sự nỗ lực ý chí tốt, kiên trì khắc phục khó khăn. Qua phân tích các chỉ số hình thái cơ thể của các VĐV chạy cự ly dài ưu tú trên thế giới có thể thấy, chiều cao đứng của các VĐV từ 175 - 180cm, trọng lượng vừa phải (từ 60 - 70 kg), tỷ lệ mỡ trong cơ bắp thấp, sức bền tốt, sau khi vận động hệ tim mạch hồi phục nhanh. Cũng như các môn thể thao khác, quá trình huấn luyện nhiều năm của VĐV chạy cự ly dài được chia thành các giai đoạn: Huấn luyện ban đầu, chuyên môn hoá ban đầu, chuyên môn hoá sâu và hoàn thiện thể thao.

- Giai đoạn huấn luyện ban đầu (9 - 12 tuổi).

Nhiệm vụ chủ yếu: Phát triển các tố chất thể lực và huấn luyện thể lực thông qua tập luyện đa dạng các môn thể thao (các môn bóng, thể dục, điền kinh), các bài tập phát triển chung, các trò chơi vận động.

- Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (từ 13 - 15 tuổi).

Nhiệm vụ chủ yếu: Phát triển sức bền và sức nhanh trên nền huấn luyện nhiều môn điền kinh, đạt tiêu chuẩn VĐV cấp III, II trong chạy trung bình.

- Giai đoạn chuyên môn hóa sâu (từ 16 - 18 tuổi).

Nhiệm vụ chủ yếu: Phát triển sức bền chung, chuyên môn và đạt thành tích VĐV cấp I trong chạy cự ly dài.

- Giai đoạn hoàn thiện thể thao (từ 19 tuổi trở lên).

Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này: là đạt được thành tích thể thao cao


trên cự ly thi đấu lựa chọn.

Đối với VĐV chạy cự ly dài, sức bền chung và sức bền chuyên môn đóng một vai trò rất quan trọng. Sức bền chuyên môn giúp cho VĐV không chỉ giữ được tốc độ cao trung bình trên toàn cự ly mà còn thực hiện được việc tăng tốc độ phối hợp với chiến thuật thi đấu. Mức độ phát triển sức bền chung cao là cơ sở để hoàn thiện sức bền chuyên môn và giúp cho VĐV thi đấu có kết quả cả ở những cự ly dài hơn. Để có bước chạy dài, hiệu quả và tiết kiệm, cần phải có sức mạnh cơ chân và có độ mềm dẻo, linh hoạt trong các khớp. Ngoài ra VĐV cần phải có kỹ thuật chạy hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm. Do đó trong huấn luyện VĐV chạy cự ly dài hiện đại cần phải sử dụng tổ hợp các phương pháp huấn luyện phản ánh những đặc điểm cá nhân của VĐV.

1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý của nam VĐV

Đặc điểm cơ bản của chạy cự ly dài là hoạt động mang tính động lực, môn có chu kỳ, cự ly hoạt động tương đối dài, tốc độ tương đối chậm, hoạt động ở vùng cường độ lớn. Việc đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly dài chúng ta nhất định phải định lượng được những thành tố bên trong cơ thể, đó là các chỉ tiêu y – sinh gồm có hình thái cấu trúc cơ thể, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ; đồng thời xác định những thành tố biểu hiện bên ngoài gồm các chỉ số sư phạm về thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật và những phẩm chất tâm lý của từng VĐV vào những thời điểm sung mãn nhất tức là trước khi thi đấu, mặt khác cần quan tâm đến các yếu tố của di truyền và một số các chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của môi trường của giáo dục…

1.5.1. Đặc điểm tâm lý VĐV lứa tuổi 15 -17

Lứa tuổi 15 – 17 là giai đoạn thứ 2 của thời kỳ dậy thì. Trong giai đoạn này có thể quan sát thấy sự phát triển tính cách cá nhân rất lớn. Do quá trình sinh học diễn ra một cách mạnh mẽ, với những biến đổi quan trọng của cơ thể trong giai đoạn phát triển này, trọng tâm của sự chú ý cũng thay đổi và chúng đặt ra những câu hỏi mới, những mối quan hệ và tình cảm riêng tư và cả những thay đổi về mặt sinh học đã dẫn đến sự mất cân bằng rất lớn về mặt tình cảm và sự thiếu ổn định về mặt tinh thần trong giai đoạn lứa tuổi này. Mặt khác họ cũng rất khát khao xây dựng những cách nghĩ riêng và muốn nhận được những lời nhận xét về mình. Từ


những đặc điểm trên, để giáo dục, huấn luyện VĐV toàn diện ở lứa tuổi này trước hết cần phải có sự động viên, khuyến khích từ người HLV, sau đó cần có sự chung tay từ phía gia đình, nhà trường, xã hội thì công tác giáo dục, huấn luyện và đào tạo mới đạt hiệu quả cao [69].

Lứa tuổi 15 – 17 là giai đoạn các em rất nhạy bén và có sự phát triển mạnh mẽ, linh hoạt về các đặc tính nhân cách như: điềm đam, hăng hái, nóng nảy, ưu tư,

… Song các em đang trên con đường hoàn thiện nên chưa có tính bền vững, bởi vậy trong giáo dục sức bền cần chú ý thường xuyên giáo dục đạo đức, ý chí, lòng kiên trì cho các em. Giúp các em vượt qua những trở ngại, khó khăn bên trong và bên ngoài bằng cách vận dụng ý chí để chịu đựng vững vàng sự căng thẳng trong tập luyện. Tuy nhiên, ở những mức độ tuy không giống nhau, để tập luyện và thi đấu tốt các VĐV ở tất cả các môn thể thao đều có một số đặc điểm tâm lý sau đây:

1. Có khí chất thuộc các loại linh hoạt, sôi nổi, điềm tĩnh. Điều này liên quan đến tính tình, mạnh và thăng bằng của hệ thần kinh.

2. Có sự phát triển cần thiết của các năng lực trí tuệ như: khả năng thu nhận thông tin (cảm giác, tri giác), tư duy thao tác, trí nhớ (thị giác, vận động), các phẩm chất chú ý (bao gồm cả tập trung, phân phối và di truyền).

3. Có sự phát triển tốt của các chức năng tâm vận động như: các loại phản ứng (đơn giản, lựa chọn, di động ), khả năng phối hợp vận động, cảm giác dùng lực, tri giác, không gian, thời gian, tính nhịp điệu…

4. Có khả năng nỗ lực ý chí cao, có các đức tính kiên trì, quyết đoán, dũng cảm, có hoài bão, có tính mục đích cao.

Tóm lại: Đây là lứa tuổi dậy thì nên rất quan trọng, vì lứa tuổi này bắt đầu hình thành nhân cách và ở lứa tuổi này quá trình hưng phấn chiếm ưu thế còn quá trình ức chế thì mới hình thành. Có thể nói lứa tuổi này là lứa tuổi nền tảng, định hướng cho sự phát triển tài năng, nhân tài thể thao và thành tích thể thao sau này.

1.5.2. Ảnh hưởng chức năng tâm lý đến thành tích thể thao

Chức năng tâm lý có vai trò chi phối đến mọi hoạt động sống của con người, có thể tạo nên những khả năng, những tố chất hoạt động - thiên hướng năng lực. Chức năng tâm lý là cơ sở nền tảng của mọi hành vi và thái độ của con người đối với hiện thực ở mọi hoạt động sống nói chung và hoạt động thể thao nói riêng.


Thực tế huấn luyện và thi đấu thể thao ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của yếu tố tâm lý, đặc biệt trong những cuộc thi đấu quan trọng, ở thời điểm gay go, quyết định, VĐV nào có tâm lý vững vàng thì phát huy được lợi thế và dễ dàng giành thắng lợi hơn. Bởi vậy hiện nay, ngay từ khâu tuyển chọn VĐV trẻ ban đầu, người ta cũng đã chú trọng đến yến tố tâm lý cá nhân của VĐV. Đồng thời chúng ta cũng thấy trong các đội tuyển của nhiều nước tham gia thi đấu các giải thể thao lớn đều luôn có chuyên viên hay bác sỹ tâm lý đi theo để tư vấn và huấn luyện tâm lý thi đấu cho VĐV.

1.5.3. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 15-17 [53]

Ở lứa tuổi này, cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận vẫn tiếp tục phát triển lớn lên, nhưng tốc độ lớn lên chậm dần. Chức năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng được nâng cao hơn. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng giai đoạn này đã chậm lại. Các tố chất về thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Cụ thể là:

Hệ thần kinh: Các tổ chức thần kinh của lứa tuổi này đang tiếp tục phát triển để đi đến hoàn thiện. Tuy nhiên, tổng khối lượng của vỏ não không tăng mấy, chủ yếu cấu tạo bên trong vỏ não phức tạp hơn, khả năng tư duy, nhất là khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa phát triển rất thuận lợi cho sự hình thành các phản xạ có điều kiện. Ngoài ra, do sự hoạt động mạch của các tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục, tuyến yên... làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế và ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng đến các hoạt động thể dục thể thao.

Hệ vận động:

+ Hệ xương: bắt đầu giảm tốc độ phát triển, các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay đã kết thành xương nên có thể tập luyện các bài tập nặng. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa được củng cố nên vẫn phải tiếp tục chú ý các bài tập rèn luyện tư thế để tránh bị cong vẹo cột sống.

+ Hệ cơ: Đặc điểm cơ bắp ở giai đoạn này là cơ co vẫn còn tương đối yếu, các cơ bắp phát triển tương đối nhanh (như cơ đùi, cơ cánh tay), còn các cơ nhỏ như cơ bàn tay, ngón tay, các cơ xoay ngoài, xoay trong phát triển chậm hơn. Các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, nhất là cơ duỗi của nữ lại càng yếu hơn.

Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn đang phát triển và hoàn thiện, trọng lượng và


sức chứa của tim tương đối hoàn chỉnh. Tim của nam mỗi phút đập 70-80 lần, của nữ mỗi phút đập 75-85 lần, cung cấp số lượng máu gần tương đương với lứa tuổi trưởng thành. Sau vận động, mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh.

Hệ hô hấp: Tần số hô hấp giống người lớn khoảng 10-20 lần / phút. Tuy nhiên, cơ thể vẫn còn yếu, sức co giãn của lồng ngực ít. Chú ý rèn luyện để cho các cơ ngực, cơ lườn, cơ mình phát triển, nên tập hít thở sâu.

1.5.4. Đặc điểm sinh lý môn chạy cự ly dài [76, 94]

- Hệ thần kinh: VĐV chạy cự ly dài có một số đặc điểm của hệ thần kinh như sau:

+ Tính ổn định cao, VĐV chạy cự ly dài hoạt động tập luyện và thi đấu trong thời gian dài với vận tốc nhất định, khắc phục các kích thích nhiễu loạn cảm giác của các cơ quan trong cơ thể, duy trì sự hoạt động tốt các xung động.

+ Tính nhịp điệu cao, trong lúc chạy yêu cầu trung ương thần kinh cao, thích ứng nhịp điệu tác động chạy, hệ thống thần kinh thay nhau giữ mỗi quan hệ điều khiển cơ bắp tốt.

Khả năng khống chế và phối hợp giao lưu các đơn vị vận động cơ thể; Do VĐV hoạt động kéo dài, nên cần phải tiết kiệm thể lực, cần phải biết khống chế và điều hòa các đơn vị vận động hợp đồng hỗ trợ với nhau có tính nhịp điệu, thả lỏng và tiết kiệm sức trong toàn cự ly chạy.

- Hệ tuần hoàn: VĐV chạy cự ly dài có một số đặc điểm của hệ tuần hoàn như sau:

+ Mạch đập 200 – 220 lần/phút.

+ Huyết áp: Huyết áp tối đa 150 – 180 mmHg.

Huyết áp tối thiểu giảm rõ rệt.

+ Lượng tâm thu 120 – 180 ml.

+ Lượng tâm thu / phút: 30 – 35 / phút.

Trong tập luyện môn chạy cự ly dài có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chức năng tim, phổi. VĐV ở trạng thái yên tĩnh tim xuất hiện “nhịp chậm”, mạch đập 36 – 42 lần / phút, huyết áp lúc yên tĩnh có hiện tượng giảm áp, huyết áp tối đa lúc yên tĩnh 95 – 105 mmHg. Theo kết quả nghiên cứu của Lêtunôp thì thể tích tim của VĐV phát triển lớn, có khoảng 46% tâm thất trái tăng, 20% tâm thất tăng lớn.

- Hệ hô hấp: Do hoạt động trong thời gian dài nên hệ hô hấp của VĐV chạy cự ly dài có một số dặc điểm sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022