103
(bao gồm chức năng tâm lý và sinh lý. Có một số tác giả chỉ đánh giá chức năng sinh lý) và trình độ thể lực. Trong quá trình đánh giá thể chất cho học sinh, chúng tôi đánh giá cả đặc điểm phát triển hình thái, chức năng tâm – sinh lý và trình độ thể lực của học sinh.
Về các test đánh giá thể chất cho học sinh: Khi tham khảo các công trình nghiên cứu về phát triển thể chất của học sinh của các tác giả Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái và cộng sự (2002) [21); Hoàng Công Dân (2005) [27]; Bùi Quang Hải (2008) [41], Đỗ Đình Quang (2013) [70], Trần Đức Dũng và cộng sự (2014) [29], Đồng Thị Hương Lan (2016) [53] và tiêu chuẩn xếp loại thể lực HS, SV của BGD-ĐT [13] cho thấy: Trên 60% số tiêu chí chúng tôi sử dụng trong đánh giá mức độ phát triển thể chất cho học sinh lớp 8 (13 tuổi) Tp. Hà Nội trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây, trong đó có các tiêu chí thuộc cả 3 nhóm: Hình thái, chức năng cơ thể và đánh giá thể lực học sinh.
Có thể thấy, kết quả phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ quản lý và GV GDTC là đáng tin cậy, các test được lựa chọn qua phỏng vấn phù hợp để đánh giá mức độ thể chất cho đối tượng nghiên cứu.
3.2. Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình
3.2.1.1. Cơ sở lý luận
Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về TDTT nói chung và công tác GDTC, trong đó có hoạt động TDTT NK trong trrường học các cấp;
Căn cứ những vấn đề cơ bản về xây dựng chương trình, Căn cứ vào đặc điểm môn võ Karate-do
Căn cứ vào đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THCS
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan.
Các đặc điểm trên đã đươc luận án trình bày cụ thể trong chương 1 - tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
104
Ngoài ra, luận án còn kế thừa các nội dung trong chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS thường được sử dụng tại các CLB. Cụ thể gồm:
Kế thừa quy định về thời gian quy định tối thiểu thi nâng cấp mỗi đai Kế thừa nội dung thi nâng cấp mỗi đai
Kế thừa một số nội dung giảng dạy gồm: Kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện, thi đấu... đã được các HLV sử dụng trong giảng dạy tại các CLB [56]
Sử dụng các tài liệu hướng dẫn tập luyện môn võ Karrate-do, hệ phái Shotokan, một trong 4 hệ phái chính của môn võ Karate-do (gồm: Shotokan, Goju-ryu, Wado-ryu và Shito-Ryu, trong đó hệ phái phát triển mạnh nhất tại miền Bắc Việt Nam nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng là Shotokan).
Đồng thời, luận án còn sử dụng các tài liệu sách giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn tập luyện võ Karate-do, kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan để lựa chọn các nội dung giảng dạy: Kỹ thuật, chiến thuật, quyền pháp, đối luyện, thi đấu... Cách sách, tài liệu được trình bày cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo của luận án [1], [3]. [4], [32], [33], [47], [48], [52], [58], [59], [60], [64], [69], [120], [121], [122], [123], [124]…
3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Căn cứ từ thực trạng trạng hoạt động ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở Tp. Hà Nội với các vấn đề cụ thể đã được trình bày tại phần 3.1 của luận án gồm:
Thực trạng hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa của học sinh Trung học cơ sở Tp. Hà Nội;
Thực trạng nội dung và hình thức tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karate- do cho các trường THCS Tp. Hà Nội;
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác ngoại khóa môn Karate-do tại các trường THCS Tp. Hà Nội;
Thực trạng mức độ phát triển thể chất của học sinh THCS Tp. Hà Nội;
Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do theo đai đẳng.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án xác định được số buổi tập trong tuần là 2-3 buổi/ tuần; Thời gian tập mỗi buổi là 90 phút; thời điểm tập luyện từ 17h30’ tới 19h00’; địa điểm tập luyện: Trên sân trường; Trang thiết bị, dụng cụ
105
tập luyện được tiến hành theo hình thức học sinh và CLB cùng làm; Các HLV trưởng có trình độ từ nhị đẳng trở lên, HLV và cộng tác viên từ nhất đẳng trở lên.
Ngoài ra, luận án tiến hành lựa chọn các tiêu chuẩn và tiêu chí cần tuân thủ khi xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Cụ thể:
Thông qua tham khảo tài liệu, phân tích thực tiễn và xin ý kiến của các chuyên gia, luận án xác định được 7 tiêu chuẩn với 44 tiêu chí cần tuân thủ khi xây dựng chương trình môn học Karate-do ngoại khóa cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Cụ thể:
Tiêu chuẩn về tính phù hợp: 7 tiêu chí Tiêu chuẩn về tính trình tự: 7 tiêu chí Tiêu chuẩn về tính tích hợp: 4 tiêu chí
Tiêu chuẩn về tính cân bằng, cân đối: 8 tiêu chí Tiêu chuẩn về tính gắn kết: 5 tiêu chí
Tiêu chuẩn về tính cập nhật: 6 tiêu chí Tiêu chuẩn về tính hiệu quả: 7 tiêu chí
Để lựa chọn được các tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp nhất, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia (là các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực GDTC và TDTT trường học - 11 người, về xây dựng chương trình môn học - 7 người và 12 HLV Karate-do bằng phiếu hỏi (phụ lục 7).
Cách trả lời cụ thể theo 3 mức: Ưu tiên 1: 3 điểm
Ưu tiên 2: 2 điểm
Ưu tiến 3: 1 điểm
Luận án sẽ lựa chọn những tiêu chuẩn, tiêu chí đạt từ 80% tổng điểm tối đa trở lên làm căn cứ xây dựng chương trình ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.
Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.28.
Bảng 3.28. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chuẩn và tiêu chí xây dựng chương trình ngoại khóa môn Karate-do cho học
sinh THCS Thành phố Hà Nội (n=30)
Tiêu chuẩn | Tiêu chí | Tổng điểm | % | |
1.1 | Tính phù hợp | Phù hợp với chủ trương và chính sách Nhà nước | 79 | 87.78 |
1.2 | Phù hợp của công tác GDTC và thể thao trường học | 81 | 90.00 | |
1.3 | Phù hợp với học sinh cấp THCS | 78 | 86.67 | |
1.4 | Phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học Karate-do theo từng cấp đai, đẳng | 80 | 88.89 | |
1.5 | Quy mô, nội dung chương trình phù hợp với điều kiện về thời gian, nguồn lực triển khai giảng dạy tại các trường THCS | 70 | 77.78 | |
1.6 | Sự phù hợp giữa nội dung môn võ Karate-do với các hình thức tổ chức triển khai thực hiện chương trình (hình thức tổ chức giảng dạy và tập luyện ngoại khóa) | 81 | 90.00 | |
1.7 | Sự phù hợp giữa nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá với nội dung và hình thức tổ chức giảng dạy – tập luyện môn Karate-do | 76 | 84.44 | |
2.1 | Tính trình tự | Xác định vị trí tập luyện ngoại khóa Karate-do trong chương trình đào tạo học sinh bậc THCS nói chung và công tác GDTC nói riêng | 78 | 86.67 |
2.2 | Xác định rõ thứ bậc đẳng cấp tiên quyết và kế tiếp của môn võ Karate-do | 75 | 83.33 | |
2.3 | Trình bày các phần nội dung của chương trình chi tiết môn Karate-do đảm bảo theo cấu trúc nhất quán và phù hợp với đặc điểm công tác huấn luyện VĐV | 77 | 85.56 | |
2.4 | Trình bày nội dung môn học Karate-do theo trình tự lôgíc | 79 | 87.78 | |
2.5 | Trình bày nội dung môn học Karate-do theo trình tự đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến khái quát | 71 | 78.89 | |
2.6 | Tiến trình tích hợp các kỹ năng thực hành cần được đào tạo theo yêu cầu của tiêu chuẩn phân cấp đai đẳng trong môn Karate-do | 75 | 83.33 | |
2.7 | Các hình thức tổ chức triển khai môn Karate-do (kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện, thi đấuC) phù hợp với sự bố trí các phần nội dung cần trang bị | 79 | 87.78 | |
3.1 | Tính tích hợp | Tích hợp các chủ đề, nội dung trong chương trình môn học Karate-do | 70 | 77.78 |
3.2 | Tích hợp chuẩn phong cấp đai – đẳng môn Karate-do trong thực hiện chương trình | 77 | 85.56 | |
3.3 | Tích hợp đào tạo kỹ năng vận động và các kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng sống | 76 | 84.44 | |
3.4 | Kết hợp hình thức tổ chức, phương pháp, kỹ thuật dạy học trong triển khai các nội dung môn học | 67 | 74.44 | |
4.1 | Tính cân bằng, cân | Cân bằng về nội dung môn Karate-do với môn thể thao ngoại khóa khác về kỹ năng vận động | 75 | 83.33 |
4.2 | Cân bằng về thời lượng thời gian với môn thể thao ngoại khóa khác về kỹ năng vận động | 76 | 84.44 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Khám Phá (Kmo And Bartlett's Test) Của Các Nhóm Yếu Tố Đánh Giá Mức Độ Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội Của Chương Trình
- Thực Trạng Phát Triển Thể Chất Của Học Sinh Thcs Thành Phố Hà Nội (N=2400)
- So Sánh Thể Chất Của Học Sinh Lớp 9 (14 Tuổi) Thành Phố Hà Nội Theo Từng Nhóm Đối Tượng Tập Luyện Tdtt Ngoại Khóa (N=600)
- Phân Phối Chương Trình Tập Luyện Ngoại Khóa Môn Karate-Do Cho Học Sinh Thcs Thành Phố Hà Nội
- Ứng Dụng Và Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Tập Luyện Ngoại Khóa Môn Karate-Do Đã Xây Dựng Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hà Nội
- Kết Quả Kiểm Tra Mức Độ Phát Triển Thể Chất Của Học Sinh Khối 6 Các Nhóm Đối Chứng Và Thực Nghiệm Thời Điểm Trước Thực Nghiệm (N= 172)
Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.
đối | Cân bằng về cấu trúc nội dung các kỹ, chiến thuật, tâm sinh lý, thể lực môn Karate-do | 79 | 87.78 | |
4.4 | Cân đối về tỷ lệ giữa nội dung lý thuyết và thực hành của môn Karate-do | 71 | 78.89 | |
4.5 | Cân đối về bố trí thời lượng thời gian cho các phần nội dung của môn Karate-do | 69 | 76.67 | |
4.6 | Cân đối về hình thức tổ chức các hoạt động giảng dạy và tập luyện môn Karate-do | 74 | 82.22 | |
4.7 | Cân bằng về mức độ hoàn thiện kỹ năng và thể lực trong tập luyện môn Karate-do | 76 | 84.44 | |
4.8 | Cân bằng giữa mục tiêu và nội dung của môn Karate-do | 70 | 77.78 | |
5.1 | Tính gắn kết | Sự gắn kết giữa môn Karate-do với môn thể thao đã tập luyện và môn thể thao kế tiếp trong chương trình đào tạo THCS nói chung và giáo dục thể chất nói riêng | 78 | 86.67 |
5.2 | Sự gắn kết giữa các phần nội dung trong môn học: Nội dung trước là cơ sở để dạy học nội dung tiếp theo (từ kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện và thi đấu) | 76 | 84.44 | |
5.3 | Sự gắn kết giữa nội dung chương trình và hình thức tổ chức, phương pháp truyền tải chương trình | 65 | 72.22 | |
5.4 | Sự gắn kết giữa nội dung chương trình và hình thức, phương pháp kiểm tra - đánh giá | 69 | 76.67 | |
5.5 | Sự gắn kết giữa hình thức tổ chức, phương pháp thực thi chương trình và phương pháp kiểm tra – đánh giá | 77 | 85.56 | |
6.1 | Tính cập nhật | Cập nhật về mục tiêu của môn Karate-do đáp ứng sự thay đổi của thể thao trường học bậc THCS, nhu cầu xã hội | 76 | 84.44 |
6.2 | Cập nhật về nội dung phù hợp với nhu cầu thị trường lao động về tài năng thể thao | 63 | 70.00 | |
6.3 | Cập nhật về hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện | 79 | 87.78 | |
6.4 | Cập nhật về hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra – đánh giá thể lực và kỹ năng chuyên môn trong môn Karate-do | 78 | 86.67 | |
6.5 | Cập nhật về nội dung môn học để phù hợp với mục tiêu, tiêu chuẩn đẳng cấp VĐV của công tác GDTC và của môn Karate-do | 80 | 88.89 | |
6.6 | Cập nhật về nguồn học liệu bao gồm giáo trình, tài liệu tham khảo | 82 | 91.11 | |
7.1 | Tính hiệu quả | Nội dung môn Karate-do đảm bảo được tính truyền thống, đặc trưng của công tác GDTC | 78 | 86.67 |
7.2 | Nội dung, tính chất môn học đáp ứng được kỳ vọng của xã hội và của người tuyển chọn VĐV cho các đội tuyển Karate-do | 79 | 87.78 | |
7.3 | Nội dung môn học, các hoạt động triển khai môn học làm thoả mãn mong đợi của học sinh THCS | 81 | 90.00 | |
7.4 | Kiến thức, kỹ năng được đào tạo và rèn luyện trong môn Karate-do dễ chuyển đổi, ứng dụng trong thực tế đời sống xã hội | 76 | 84.44 | |
7.5 | Nội dung môn học ở từng giai đoạn có đảm bảo tính kế thừa | 69 | 76.67 | |
7.6 | Nội dung môn học bao hàm lượng kỹ năng đa dạng, có độ nén cao và mang tính tích hợp | 76 | 84.44 | |
7.7 | Chương trình môn Karate-do được định kỳ cập nhật thông tin mới | 74 | 82.22 |
106
Qua bảng 3.28 cho thấy: Theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra, luận án lựa chọn được 32 tiêu chí thuộc 7 tiêu chuẩn làm căn cứ xây dựng chương trình ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Cụ thể gồm:
* Tính phù hợp: 6 tiêu chí
1.1 Phù hợp với chủ trương và chính sách Nhà nước
1.2 Phù hợp của công tác GDTC và thể thao trường học
1.3 Phù hợp với học sinh cấp THCS
1.4 Phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học Karate-do theo từng cấp đai, đẳng
1.6 Sự phù hợp giữa nội dung môn võ Karate-do với các hình thức tổ chức triển khai thực hiện chương trình (hình thức tổ chức giảng dạy và tập luyện ngoại khóa)
1.7 Sự phù hợp giữa nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá với nội dung và hình thức tổ chức giảng dạy – tập luyện môn Karate- do
* Tính trình tự: 6 tiêu chí
2.1 Xác định vị trí tập luyện ngoại khóa Karate-do trong chương trình đào tạo học sinh bậc THCS nói chung và công tác GDTC nói riêng
2.2 Xác định rõ thứ bậc đẳng cấp tiên quyết và kế tiếp của môn võ Karate- do
2.3 Trình bày các phần nội dung của chương trình chi tiết môn Karate-do đảm bảo theo cấu trúc nhất quán và phù hợp với đặc điểm công tác huấn luyện VĐV
2.4 Trình bày nội dung môn học Karate-do theo trình tự lôgíc
2.6 Tiến trình tích hợp các kỹ năng thực hành cần được đào tạo theo yêu cầu của tiêu chuẩn phân cấp đai đẳng trong môn Karate-do
2.7 Các hình thức tổ chức triển khai môn Karate-do (kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện, thi đấu…) phù hợp với sự bố trí các phần nội dung cần trang bị
* Tính tích hợp: 2 tiêu chí
3.2 Tích hợp chuẩn phong cấp đai – đẳng môn Karate-do trong thực hiện chương trình
3.3 Tích hợp đào tạo kỹ năng vận động và các kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng sống
107
* Tính cân bằng, cân đối: 4 tiêu chí
4.1 Cân bằng về nội dung môn Karate-do với môn thể thao ngoại khóa khác về kỹ năng vận động
4.3 Cân bằng về cấu trúc nội dung các kỹ, chiến thuật, tâm sinh lý, thể lực môn Karate-do
4.6 Cân đối về hình thức tổ chức các hoạt động giảng dạy và tập luyện môn Karate-do
4.7 Cân bằng về mức độ hoàn thiện kỹ năng và thể lực trong tập luyện môn Karate-do
* Tính gắn kết: 3 tiêu chí
5.1 Sự gắn kết giữa môn Karate-do với môn thể thao đã tập luyện và môn thể thao kế tiếp trong chương trình đào tạo THCS nói chung và GDTC nói riêng
5.2 Sự gắn kết giữa các phần nội dung trong môn học: Nội dung trước là cơ sở để dạy học nội dung tiếp theo (từ kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện và thi đấu)
5.5 Sự gắn kết giữa hình thức tổ chức, phương pháp thực thi chương trình và phương pháp kiểm tra – đánh giá
* Tính cập nhật: 4 tiêu chí
6.1 Cập nhật về mục tiêu của môn Karate-do đáp ứng sự thay đổi của thể thao trường học bậc THCS, nhu cầu xã hội
6.3 Cập nhật về hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện
6.4 Cập nhật về hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra – đánh giá thể lực và kỹ năng chuyên môn trong môn Karate-do
6.5 Cập nhật về nội dung môn học để phù hợp với mục tiêu, tiêu chuẩn đẳng cấp VĐV của công tác GDTC và của môn Karate-do
6.6 Cập nhật về nguồn học liệu bao gồm giáo trình, tài liệu tham khảo
* Tính hiệu quả: 6 tiêu chí
7.1 Nội dung môn Karate-do đảm bảo được tính truyền thống, đặc trưng của công tác GDTC
7.2 Nội dung, tính chất môn học đáp ứng được kỳ vọng của xã hội và của người tuyển chọn VĐV cho các đội tuyển Karate-do
7.3 Nội dung môn học, các hoạt động triển khai môn học làm thoả mãn mong đợi của học sinh THCS
108
7.4 Kiến thức, kỹ năng được đào tạo và rèn luyện trong môn Karate-do dễ chuyển đổi, ứng dụng trong thực tế đời sống xã hội
7.6 Nội dung môn học bao hàm lượng kỹ năng đa dạng, có độ nén cao và mang tính tích hợp
7.7 Chương trình môn Karate-do được định kỳ cập nhật thông tin mới
3.2.2. Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội
Căn cứ và cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã đề xuất, chúng tôi tiến hành xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội. Cụ thể:
3.2.2.1. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung
Chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ Karate-do cung cấp cho học sinh môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động chung và chuyên môn Karate-do, đồng thời phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, phát triển thể chất… đảm bảo yêu cầu chuyên môn môn Karate-do, yêu cầu của công tác Thể dục thể thao ngoại khóa (bao gồm giáo dục, giáo dưỡng, phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao) và nhu cầu xã hội.
Mục tiêu cụ thể
Chương trình được xây dựng theo 10 giai đoạn, tương ứng với 10 Kyu. Mỗi chương trình của từng Kyu lại có mục tiêu riêng phù hợp với từng giai đoạn tập luyện. Khi học xong mỗi giai đoạn, tương ứng với 1 đai, học sinh có khả năng:
1. Hiểu biết những kiến thức chung về phương pháp, lợi ích của tập luyện thể dục thể thao (TDTT) nói chung và tập luyện Karate-do với sức khỏe. Có những hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của tập luyện TDTT và có ý thức tự tập luyện suốt đời.
2. Nắm vững và có khả năng thực hành các kỹ năng chuyên môn Karate-do tương ứng với mỗi đai (mỗi Kyu) (bao gồm cả kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện, thi đấu…).
3. Phát triển thể chất (gồm: hình thái, chức năng cơ thể, tố chất vận động).