Xem Xét Động Cơ Học Tập Bên Trong Với Thực Trạng Động Cơ Học Tập Bên Ngoài Và Không Có Động Cơ Học Tập Ở Học Sinh Trung Học Cơ Sở ‌


ĐCHT của học sinh THCS tại đây nhưng chỉ ở mức độ khá mạnh mẽ, chưa phải là động cơ cao nhất thúc đẩy HS học tập [7]. Đồng thời, sự hạnh phúc có được bởi những kết quả và thành tựu tất yếu từ quá trình kiên trì nỗ lực hoàn thiện bản thân, khắc phục những điểm chưa mạnh trong học tập cũng là một biểu hiện đặc trưng của học để tiến bộ ở học sinh THCS. Thêm vào đó, ĐTB giữa hai biểu hiện không mấy chênh lệch cho thấy dù có cảm xúc tích cực khi nhận thấy sự thay đổi của bản thân theo chiều hướng phát triển, vươn lên nhưng cần phải gắn với một tiêu chuẩn chung hay đạt được thành tựu nhất định mà mọi HS đều muốn đạt được. Nói cách khác, học sinh THCS vui thích khi tự ghi nhận những tiến bộ của bản thân trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ học tập và niềm vui ấy trở nên trọn vẹn hơn khi nhận ra những biến chuyển, cải thiện của hành trình mà HS dành nhiều công sức, thời gian và nguồn lực để thực hiện đem lại những thành phẩm có chất lượng vượt trội. Những sản phẩm này có thể đo đếm được là điểm số, giải thưởng, vượt qua các đối thủ trong từng vòng thi hay sự công nhận của thầy cô, bạn bè và những người xung quanh về một chút tiến bộ nho nhỏ của HS. Nhìn chung, học sinh THCS quan tâm tới năng lực thực tế của bản thân nhiều hơn việc mở rộng kiến thức về một nội dung học tập thú vị. Các em cần GV, CM và những người đồng hành tương tác trong bối cảnh có mục tiêu và tiêu chí rõ ràng để các em có cảm nhận năng lực, sự tiến bộ phát triển của bản thân và đạt được thành tựu nhất định.

Ở khía cạnh học để hiểu biết, các biểu hiện như “Em thấy vui khi khám phá những thứ mới mà em chưa từng biết” (ĐTB = 5,87) hay “Em thấy vui khi có thể mở rộng hiểu biết về những môn học thú vị đối với em” (ĐTB = 5,85) gần như chính xác với số đông học sinh THCS khi miêu tả về ĐCHT bên trong. Điều này cho thấy các em bộc lộ niềm hạnh phúc, vui sướng rõ nét khi có thêm nhiều kiến thức phong phú, từ chỗ chưa biết đến đã biết, hiểu ít đến hiểu nhiều, hiểu biết sơ sài đến biết sâu sắc, hiểu biết một phạm vi kiến thức nhất định đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau. Tuy vậy, những cảm xúc tích cực mà học sinh THCS có được trong quá trình lĩnh hội kiến thức, tiếp thu những điều mới lạ từ các môn học đa dạng không mạnh như niềm vui của các em khi nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân trong học tập. Biểu hiện học để hiểu biết kích thích khá nhiều học sinh THCS


học tập để tự làm giàu có tri thức khoa học lý thú đối với bản thân mình không chỉ giới hạn ở các môn học trong chương trình phổ thông tiêu chuẩn mà còn trong cả các chuyên đề, hoạt động giáo dục và hoạt động trải nghiệm khác nhau. Kết quả nghiên cứu này khẳng định mạnh mẽ nhu cầu mở rộng hiểu biết của học sinh THCS, tương đồng với biểu hiện học để “có kiến thức”, ở học sinh THCS tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu [7]. Tuy nhiên, học để “có kiến thức” là biểu hiện của ĐCHT mạnh và rõ nét nhất và đứng đầu trong các biểu hiện mà Nguyễn Chí Tăng và Phạm Văn Hiếu (2015) nghiên cứu. Có thể, sự khác biệt trong phạm vi, mẫu khách thể và đặc biệt là công cụ khảo sát đã dẫn tới sự chênh lệch trong thực trạng về biểu hiện học để trau dồi tri thức, mở mang hiểu biết của học sinh THCS. Quả thực, biểu hiện học để hiểu biết bộc lộ rõ nét ở học sinh THCS phù hợp các đặc trưng tâm lý lứa tuổi này như khát khao tìm tòi, khám phá những thứ mới lạ, độc đáo cả về hình thức lẫn nội dung; tư duy trừu tượng và tư duy phản biện phát triển mạnh khiến các em luôn có nhu cầu đi tìm nguyên nhân sâu xa, gốc rễ căn nguyên của vấn đề. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy các nhà giáo dục cần lưu ý đến tương tác với học sinh THCS để củng cố mạnh thêm những biểu hiện của ĐCHT bên trong (học để hiểu biết). Cụ thể, thầy cô giáo, CM HS và những người dẫn dắt HS trên con đường học tập cần cho các em cảm nhận được sự kết nối về cảm xúc, sở thích, giá trị để nuôi dưỡng trí tò mò khám phá những điều hứng thú.

Thực trạng nghiên cứu cho thấy học sinh THCS có những biểu hiện của học để trải nghiệm kích thích nhất định nhưng những biểu hiện ấy bộc lộ ít rõ nét hơn hai khía cạnh khác là học để hiểu biết và học để tiến bộ. Trong số các mặt biểu hiện của học để trải nghiệm kích thích, “…phấn khích khi trải nghiệm những chủ đề và dự án học tập thú vị” có ĐTB cao nhất, đúng với nhiều học sinh THCS khi mô tả về đặc điểm ĐCHT bên trong. Điều này có nghĩa các em có được những sự rung động, xúc động mạnh trước những nội dung học tập cần sự phối hợp của nhiều giác quan khác nhau để cảm thụ. Những cái đẹp, những điều mới có tính thẩm mỹ cao trong các dự án, chuyên đề giáo dục đẩy mạnh cường độ của tri giác và chiều sâu của sự nhận biết bằng cảm tính để rồi đem lại sự hào hứng, cảm xúc cao trào khiến cho HS vui thích với việc học tập. Bên cạnh đó, hạnh phúc đến từ việc trải


nghiệm các dự án học tập đã nhấn mạnh vai trò của tương tác xã hội, đặc biệt là tương tác với bạn học trong cả quá trình chuẩn bị, triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. Phải nói rằng, tình bạn là một trong những đặc trưng tâm lý nổi bật của lứa tuổi học sinh THCS chi phối nhất định đến ĐCHT bên trong của các em trong các chuyên đề, dự án học nhóm. Việc tương tác, học hỏi, tâm sự trao đổi, thể hiện, diễn tả cảm xúc, khẳng định cá tính, xu hướng và trí tuệ của bản thân, hợp tác trên cơ sở tin tưởng, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau khiến các em có cảm xúc thăng hoa và muốn học tập thông qua trải nghiệm nhiều hơn. Ngoài ra, nhiều học sinh THCS chưa thực sự tìm thấy cảm giác bị cuốn hút, chìm đắm “hấp dẫn bởi những gì em đọc được trong tài liệu học tập” (ĐTB =4,8) dù các em cũng có được niềm vui khi đọc sách và những tài liệu lý thú. Kết quả này phản ánh thực trạng rằng có thể các tài liệu, sách vở đang được Nhà trường và thầy cô giáo sử dụng trong các hoạt động dạy và học chưa gây được chú ý, thu hút, có nghĩa thực tiễn sâu sắc và tạo được cảm xúc tích cực cho học sinh THCS để các em ham mê tự đọc, tự mày mò khám phá. Qua đây, GV cần lưu ý xây dựng, chọn lựa nội dung học tập hấp dẫn, liên hệ được với những vấn đề trong đời sống thông thường bởi các em đang ở tuổi dậy thì tập trung khám phá bản thể [58]. Bên cạnh đó, bầu không khí học tập thân thiện, khuyến khích tự chủ, kết nối và tương tác với bạn bè sẽ giúp HS tự do cảm thụ, chủ động dám nêu lên ý kiến cá nhân và tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm học tập đầy hứng thú.

Như vậy, bên cạnh việc học để mở mang, lĩnh hội tri thức, biết thêm những điều mới lạ, học sinh THCS có xu hướng vươn lên chính mình trong học tập và đạt được thành tựu nhất định, đây là ĐCHT chính yếu của các em. Học bởi hạnh phúc có được khi đọc tài liệu, nêu lên ý tưởng hay trải nghiệm dự án học tập không thực sự tạo nên ĐCHT bên trong mạnh mẽ. Cả ba khía cạnh biểu hiện liên quan tới ĐCHT bên trong của học sinh THCS cần phải được tập trung giáo dục phát triển nâng cao hơn nữa, đặc biệt là khía cạnh ít được các nhà nghiên cứu và giáo dục để ý hơn như học để trải nghiệm kích thích. Do vậy, để nâng cao những mặt biểu hiện này, học sinh THCS rất cần được quan tâm và đồng hành của GV, nhà trường cũng như CM HS thông qua các cách thức như chú trọng, thúc đẩy sự kết nối và thấu hiểu để nuôi dưỡng tính tò mò, khám phá; sự hướng dẫn, hỗ trợ khi đặt mục tiêu và


đạt được thành tựu cũng như xây dựng tài liệu học tập gắn với thực tế đời sống và tạo ra bầu không khí học tập gần gũi, khuyến khích tự chủ để thúc đẩy ĐCHT bên trong của học sinh THCS.

3.1.3. Xem xét động cơ học tập bên trong với thực trạng động cơ học tập bên ngoài và không có động cơ học tập ở học sinh Trung học cơ sở

Để làm rõ thực trạng ĐCHT bên trong của học sinh THCS, bảng 3.4 sẽ xem xét ĐCHT bên trong với các ĐCHT bên ngoài và biểu hiện không có ĐCHT.

Bảng 3.4. Động cơ học tập bên trong và các động cơ học tập khác ở học sinh trung học cơ sở‌


Động cơ học tập bên trong

(ĐTB= 5,55; ĐLC=0,89)

Động cơ học tập bên ngoài

(ĐTB=5,49; ĐLC=0,89)

Không có động cơ học tập

Học để hiểu biết

Học để tiến bộ

Học để trải nghiệm kích thích

ĐC đồng nhất

ĐC

tiếp nhận

ĐC

bên ngoài

ĐTB

5,75

5,81

5,08

5,74

4,91

5,82

2,76

ĐLC

1,01

0,95

1,11

1,01

1,12

1,07

1,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Ghi chú:N= 745; Min = 1; Max =7; ĐC: Điều chỉnh

Phân tích thống kê mô tả về các kiểu ĐCHT nói chung cho thấy ĐCHT bên trong có ĐTB lớn nhất, tiếp đến là ĐCHT bên ngoài và cuối cùng là không có ĐCHT.

Khi xem xét dưới góc độ phổ động cơ, ĐCHT bên ngoài (điều chỉnh bên ngoài) mới là động cơ khiến HS học tập tốt nhất hiện nay (ĐTB=5,82). Điều này cho thấy nhiều học sinh THCS học tập bởi vì mong muốn có điểm số, điểm thi tốt, thi đậu trường vào trường THPT có chất lượng, uy tín. ĐCHT bên ngoài (điều chỉnh đồng nhất) ở mức trung bình cao cho thấy học sinh THCS đã có những định hướng học tập nhất định, hiểu được lợi ích của việc học sẽ giúp cải thiện năng lực và cho em cơ hội để vào trường phù hợp và yêu thích. Đây cũng chính là lợi thế giúp cho HS có thể chuyển ĐCHT bên ngoài thành ĐCHT bên trong dễ dàng hơn. Mặc dù cần được giáo dục tăng cường nhưng nếu quá chú trọng vào khía cạnh này thì HS dễ tự gây áp lực cho bản thân. ĐCHT bên ngoài (điều chỉnh tiếp nhận) có ĐTB thấp nhất trong các khía cạnh của động cơ (ĐTB=4,91) cho thấy HS đi học không


hẳn chỉ là muốn khẳng định khả năng, năng lực hay trí thông minh cho bản thân và mọi người xung quanh.

Bảng 3.5. Phân bố động cơ học tập theo mức điểm‌


Mức điểm ĐCHT bên trong

ĐCHT bên ngoài

Không ĐCHT


(%)

(%)

(%)

Thấp (<3)

1,1

1,2

64,8

Trung bình (3,01- 5,99)

62,1

66,7

33,0

Cao (6-7)

36,8

32,1

2,1


Bảng 3.5 cho thấy đa số học sinh THCS có ĐCHT bên trong (chiếm 62,1%) và ĐCHT bên ngoài (66,7%) ở mức trung bình và không có động cơ ở mức thấp (chiếm 64,8%). Tỷ lệ học sinh THCS có ĐCHT bên trong và ĐCHT bên ngoài ở mức thấp rất ít, chỉ chiếm 1,1% và 1,2%. Những con số này cho thấy học sinh THCS luôn có ít nhất một động cơ nào đó đối với việc học tập. Tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Chí Tăng và Phạm Văn Hiếu (2015) về ĐCHT của 838 học sinh THCS tại Bà Rịa- Vũng Tàu chỉ ra ĐCHT mạnh mẽ nhất vừa có biểu hiện ĐCHT bên trong như “học để có kiến thức”, “hiểu bản thân” cũng như biểu hiện của ĐCHT bên ngoài như “CM vui vui lòng”, “có việc làm ổn định trong tương lai”, “được mọi người tôn trọng”.

Học sinh THCS không có ĐCHT ở mức thấp với ĐTB = 2,76 và ĐLC = 1,33. Biểu đồ 3.3 có phân bố điểm dồn về phía điểm thấp với phân bố nghiêng trái (độ xiên Sk = 61) và tập trung nhiều ở khu vực điểm 1 đến 2,75 điểm (độ nhọn Kur= -3) cho thấy hầu hết học học sinh THCS đều có ĐCHT. Điểm cao nhất là 6,75 điểm chỉ chiếm 3% tổng mẫu nghiên cứu cho thấy số lượng HS không có ĐCHT là vô cùng ít. Tuy là ít nhưng cũng có những HS cảm thấy lãng phí thời gian khi ở trường hay không hiểu lý do đi học. Đây cũng chính là số lượng HS cần được tập trung làm mạnh để các em thấy được ý nghĩa của việc học và dần hình thành nên ĐCHT bên trong.



Biểu đồ 3.3. Không có động cơ học tập của học sinh Trung học cơ sở‌

Nổi bật ở bảng 3.6 là 48,6% học sinh THCS có ĐCHT bên trong và ĐCHT bên ngoài tương đương nhau ở mức trung bình. Gần ¼ số HS có ĐCHT bên trong cao và ĐCHT bên ngoài cũng cao. Tỷ lệ HS gần như không có ĐCHT ở mức rất thấp là 0,5%. Có 131 học sinh có ĐCHT bên trong vượt trội hơn bên ngoài (chiếm 18.1%) và 97 học sinh có ĐCHT bên ngoài trội hơn ĐCHT bên trong (chiếm 13.5%).

Bảng 3.6. So sánh chéo động cơ học tập bên trong với động cơ học tập bên ngoài‌


Động cơ học tập bên ngoài Tổng

thấp trung bình cao



N

%

N

%

N

%

N

%

Động cơ thấp

4

0,5

4

0,5

0

0,0

8

1.1

học tập trung bình

4

0,5

362

48,6

97

13,0

463

62,1

bên trong cao

1

0,1

131

17,6

142

19,1

274

36,8

Tổng

9

1,2

497

66,7

239

32,1

745

100

Ghi chú:N = số lượng

Do đó, ĐCHT bên trong tồn tại song hành với ĐCHT bên ngoài là đặc trưng của lứa tuổi THCS. Những con số này cho thấy đối với những HS có ĐCHT bên trong ở mức trung bình đến cao nên tập trung duy trì và nâng cao hơn nữa thông qua những chương trình phòng ngừa diện rộng. Với những HS có ĐCHT bên ngoài cao cần tham vấn, tư vấn nhóm để nâng cao ĐCHT bên trong. Còn lại những HS đang thiếu ĐCHT cần được can thiệp cá nhân để hình thành dần ĐCHT cả bên ngoài và bên trong.

3.2. Xem xét động cơ học tập bên trong theo các khía cạnh khác nhau‌


Các thành phần của ĐCHT bên trong và ĐCHT nói chung được phân tích ở các phương diện nhân khẩu học: giới tính, khối lớp, học lực và tình trạng kinh tế gia đình theo kiểm định t-test và ANOVA. Kiểm định trị trung bình T-test được sử dụng để xem xét sự khác biệt về giới tính trong từng thành phần của ĐCHT bên trong.

Bảng 3.7. Động cơ học tập bên trong theo giới tính‌



ĐTB

ĐLC


Động cơ học tập bên trong

Nam

5,53

0,91


Nữ

5,59

0,84


Học để hiểu biết

Nam

5,75

1,01


Nữ

5,78

0,98


Học để tiến bộ

Nam

5,79

1,01


Nữ

5,84

0,87


Học để trải nghiệm kích thích

Nam

5,04

1,13


Nữ

5,14

1,08

T p


-0,94

0,35


-0,47


0,64


-0,70


0,49


-1,22


0,23


Ghi chú:N=745; Min =1; Max =7

Hệ số sig. của ĐCHT bên trong p=0,35 > 0,05 nên kết luận không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về ĐCHT bên trong nói chung giữa HS nam và HS nữ. Bảng 3.7 cho thấy giá trị trung bình ĐCHT bên trong của HS nam là 5,53 và HS nữ là 5,59. Sự chênh lệnh của hai giá trị này không đáng kể nên thực sự không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.

Xem xét học để hiểu biết (p=0,6>0,05), học để tiến bộ (p=0,49>0,05) và học để trải nghiệm kích thích (p=0,23>0,05), hệ số sig của các thành phần ĐCHT bên trong đều lớn hơn 0,05; do đó, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai giới tính ở cả ba thành phần của ĐCHT bên trong. Nói cách khác, chưa có bằng chứng cho thấy HS nam và HS nữ có động cơ học để hiểu biết, học để tiến bộ và học để trải nghiệm kích thích khác nhau. Cụ thể, với chênh lệch 0,03 ở giá trị trung bình giữa HS nam và HS nữ là vô cùng nhỏ nên khó để thấy được sự khác biệt giữa hai nhóm HS trong việc học để mở mang tri thức mà các em hứng thú.


Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu trên THCS tại Hồng Kông của nhóm tác giả Hui và các CS (2011) cũng như nghiên cứu của McGeown cùng các CS (2014) cho rằng không có sự khác biệt về ĐCHT bên trong giữa nam và nữ.

Bảng 3.8. Động cơ học tập bên trong theo trường‌



ĐTB

ĐLC

f

p

So sánh


M1

5,64

0,86




Động cơ học tập

bên trong

M2

5,56

0,88

3,00

0,05

M1= M2= M3


M3

5,45

0,91






M3

5,59

1,09



M1

5,86

0,95




Học để tiến bộ

M2

5,87

0,92

2,28

0,103

M1= M2= M3


M3

5,71

0,97




Học để trải

M1

5,14

1,11




nghiệm kích

M2

5,05

1,17

0,53

0,588

M1= M2= M3

thích

M3

5,05

1,06




Học để hiểu biết

M1 5,92 0,91

M2 5,77 0,98


7,10 0,001


M1 = M2 =M3 (M1>M3)


Ghi chú:N=745; Min =1; Max =7; M1= THCS1; M2 = THCS2; M3= THCS3

Bảng 3.8 chỉ ra ĐCHT bên trong của HS không có sự khác biệt giữa các trường THCS (p= 0,05). Bên cạnh đó, HS ở cả ba trường đều có xu hướng học để có kết quả, thành tựu và mức độ học với những cảm xúc tích cực là tương đồng. Tuy nhiên, thành phần học để hiểu biết có sự chênh lệch giữa HS của trường THCS1 và THCS3. Cụ thể, HS ở trường công lập (THCS1) học với tâm thế để mở mang kiến thức về những điều mà các em cho là thú vị nhiều hơn HS trong trường bán công (THCS3).

Bảng 3.9. Động cơ học tập bên trong theo khối lớp‌



ĐTB

ĐLC

f

p

Kết quả so sánh


M1

5,83

0,85




Động cơ học

tập bên trong

M2

5,44

0,97

8,13

0,000

M4=M2=M3


M3

5,50

0,83




Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí