Thực Hiện Các Hình Thức Hoạt Động Ngoại Khóa Nhằm Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Thái Nguyên

tích cực trong luyện tập các động tác kỹ năng thực hành; tích cực nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học (tự luyện tập) của bản thân; thực hiện tốt các quy định về chế độ tự học, tự luyện tập của GV và Cán bộ quản lý SV.

Trong thực hiện các chế độ rèn luyện: Tự giác, chủ động chấp hành các chế độ trong ngày, trong tuần; chấp hành quy định về xưng hô, chào hỏi, lễ tiết, tác phong; chấp hành quy định ra, vào Trung tâm và chế độ báo cáo; xây dựng nếp sống văn hóa, cảnh quan môi trường và tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động phong trào và ngoại khóa.

Trong kiểm tra, thi kết thúc các học phần: Không vi phạm quy chế.

- Xây dựng trung đội SV tự quản theo các bước sau:

Bước 1. Thu thập thông tin cá nhân của từng SV và biên chế các tiểu đội.

+ Thu thập thông tin: Thông qua quyết định kèm theo danh sách trích ngang và hồ sơ SV do nhà trường bàn giao khi Trung tâm tiếp nhận SV và kết hợp với nắm bắt tình hình qua chính SV trong trung đội, để biết khả năng nhận thức, kết quả học tập, rèn luyện ở nhà trường, biết sở trường, năng khiếu, tính cách và ý thức tổ chức kỷ luật của SV.

+ Biên chế các tiểu đội: Trên cơ sở thu thập thông tin, Cán bộ quản lý SV tiến hành biên chế theo các tiểu đội. Giữa các tiểu đội có sự đồng đều về số lượng, tương đương về giới tính, khả năng nhận thức và ý thức tổ chức kỷ luật của SV. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến sự tương đồng về điều kiện, hoàn cảnh sống và yếu tố vùng miền của SV. Sau đó các thành viên trong tiểu đội họp để bầu một SV có uy tín và có khả năng làm tiểu đội trưởng.

Bước 2. Xây dựng cán bộ trung đội và tiến hành công tác bồi dưỡng

+ Xây dựng cán bộ trung đội: Cán bộ quản lý SV nghiên cứu kỹ trích ngang, thăm dò ý kiến SV trong trung đội, tham khảo ý kiến của ba tiểu đội trưởng. Trên cơ sở đó, chọn ra và đề xuất với tập thể trung đội một SV sẽ kiêm nhiệm làm Trung đội trưởng và một SV sẽ kiêm nhiệm làm Trung đội phó. Phải chọn những SV có khả năng nhận thức khá trở lên, có ý thức kỷ luật tốt, tích cực và gương mẫu trong mọi hoạt động, có khả năng quy tụ và thuyết phục các SV khác. Sau đó lấy ý kiến của tập

thể SV trong trung đội để đi đến thống nhất. Cán bộ quản lý SV lập danh sách đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định chuẩn y đội ngũ cán bộ của trung đội do SV kiêm nhiệm, gồm: trung đội trưởng, trung đội phó và ba tiểu đội trưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

+ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trung đội: Tiến hành hướng dẫn các phương pháp và kỹ năng trong quản lý, duy trì SV trong môi trường quân sự tại Trung tâm cho SV kiêm nhiệm của trung đội, các thành viên còn lại của trung đội giao cho các tiểu đội trưởng thực hiện, gắn kết quả rèn luyện kỷ luật của các thành viên trong tiểu đội với trách nhiệm của từng tiểu đội trưởng. Trung đội trưởng, trung đội phó chịu trách nhiệm trước Cán bộ quản lý SV về kết quả học tập, rèn luyện của tập thể trung đội.

Định hướng bồi dưỡng chung là tăng dần khả năng tự quản của SV song song với việc giảm dần sự tham gia trực tiếp của Cán bộ quản lý SV. Cán bộ quản lý SV giữ vai trò là người cố vấn, trợ giúp giải quyết những vấn đề phức tạp, là người hướng dẫn chứ không phải là người làm thay. Trong giai đoạn đầu (tuần thứ nhất) là cầm tay chỉ việc, sau đó để cán bộ trung đội, tiểu đội từng bước tự lực trong công tác quản lý, duy trì và giải quyết các hoạt động trong thời gian học tập, rèn luyện tại Trung tâm, tất cả quá trình tổ chức hoạt động của SV luôn có sự theo dõi, uốn nắn của Cán bộ quản lý SV.

Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 12

Bước 3. Xây dựng uy tín cho cán bộ trung đội, tiểu đội: Cán bộ quản lý SV phải tổ chức quán triệt đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ trung đội, tiểu đội. Thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu mỗi cán bộ trung đội, tiểu đội phải thực sự gương mẫu trong mọi hoạt động. Thường xuyên theo dõi, động viên cán bộ trung đội, tiểu đội, tuyên dương các em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của SV, cán bộ trung đội, tiểu đội phải xung phong, đứng mũi chịu sào trong các hoạt động chung của tiểu đội, trung đội. Đối với những cán bộ trung đội, tiểu đội chưa gương mẫu, thiếu trách nhiệm, Cán bộ quản lý SV gặp gỡ riêng và cần khéo léo tế nhị, phê bình, uốn nắn nhưng không làm các em mất uy tín, mất tự tin trong tập thể tiểu đội, trung đội, song cũng không vì thế mà ư ái, dành đặc ân cho cán bộ trung đội, tiểu đội làm cho các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình, sớm nhiễm tính ham quyền chức, hách dịch, coi thường người khác. Đồng thời tiến hành xử phạt nghiêm minh những SV có thái độ coi thường, không chấp hành mệnh lệnh của cán bộ trung đội, tiểu đội.

Bước 4. Xây dựng nội quy của trung đội. Nội quy của trung đội được xây dựng trên cơ sở của nội quy Bộ GD&ĐT và nội quy của Trung tâm. Tuy nhiên, nội quy của trung đội được xây dựng hết sức cụ thể, tỉ mỉ ở mỗi hoạt động của các thành viên trong trung đội và được tập thể trung đội thảo luận, nhất trí thông qua, đồng thời có được sự đồng ý của Cán bộ quản lý SV. Trên cơ sở đó, Cán bộ quản lý SV và cán bộ trung đội, tiểu đội công bố nội quy trung đội để từng thành viên tự giác chấp hành và thành lập bảng điểm thi đua của cá nhân, của tiểu đội.

Bước 5. Theo dõi, giám sát hoạt động tự quản của các trung đội. Có rất nhiều cách theo dõi hoạt động tự quản của SV. Có thể cần có sự kiểm tra trực tiếp các hoạt động, nhưng đôi khi chỉ cần kiểm tra gián tiếp qua sổ ghi đầu bài, qua đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy, qua sổ ghi chép của cán bộ trung đội, tiểu đội, hoặc qua kết quả công việc được giao... Thông qua chế độ giao ban hàng ngày, hàng tuần Cán bộ quản lý SV trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với cán bộ trung đội, tiểu đội để nắm thông tin, làm công tác cố vấn, trợ giúp tháo gỡ những vướng mắc cho cán bộ trung đội, tiểu đội. Nhìn chung Cán bộ quản lý SV chỉ nên điều hành từ xa, trừ những công việc cán bộ trung đội, tiểu đội không thể làm thay Cán bộ quản lý SV được.

Bước 6. Tổ chức rút kinh nghiệm. Sau mỗi khóa chỉ đạo các cấp tham gia đóng góp ý kiến về nội dung và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm, để các khóa tiếp theo khi triển khai mô hình này đạt hiệu quả cao hơn. Kết thúc năm học, Trung tâm cần tiến hành công tác tổng kết thực hiện tổ chức mô hình trung đội SV tự quản, làm cơ sở để lãnh đạo Trung tâm rà soát điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí đánh giá mô hình trung đội SV tự quản, tiến tới hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kỷ luật của SV.

* Điều kiện thực hiện:

Huy động được sự tham gia của các lực lượng bên trong Trung tâm.

3.2.5. Thực hiện các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòngan ninh - Đại học Thái Nguyên

Tổ chức hoạt động ngoại khóa (HĐNK) ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên chặt chẽ, hợp lý, sáng tạo, sẽ phát huy được tính tích cực, sự hứng thú vốn có của SV trong học tập môn học GDQP&AN nói chung và tạo động cơ rèn

luyện kỷ luật cho SV nói riêng. Trong đó, các nội dung giáo dục kỷ luật cho SV thông qua HĐNK với đa dạng các loại hình hoạt động khác nhau sẽ tạo bầu không khí tích cực trong tập thể SV, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDQP&AN và hình thành, phát triển nhân cách cao đẹp cho thế hệ SV hiện nay.

HĐNK tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên, sẽ góp phần quan trọng trong hoạt động giáo dục kỷ luật cho SV ngay khi đang học tập tại Trung tâm và làm nền tảng xây dựng kỷ luật trong lao động sau khi ra trường, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, trở thành đội ngũ cán bộ khoa học có kỷ luật cao, nhà quản lý chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức và năng lực trong mọi lĩnh vực công tác, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

3.2.5.1. Tổ chức cho sinh viên xem phim tài liệu, phóng sự về lĩnh vực Quốc phòng - An ninh

* Mục tiêu:

Nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử dân tộc; bồi dưỡng, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng; góp phần củng cố và tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó chú trọng đưa công tác tuyên truyền GDQP&AN toàn dân đi vào chiều sâu, có nền nếp, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho SV đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Phim tài liệu, phóng sự về lịch sử cách mạng Việt Nam, chân dung bộ đội Cụ Hồ, về một số đơn vị và những cá nhân điển hình tiên tiến của lực lượng vũ trang nhân dân, trong xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật… Đây là những tấm gương sáng, những hình ảnh thực tế hết sức sinh động để SV học tập noi theo, từ đó xây dựng ý thức tự giác và thái độ nghiêm túc trong việc chấp hành kỷ luật.

* Nội dung và cách thực hiện:

Vào đầu năm học, khi có kế hoạch giảng dạy của các khóa học Ban Giám đốc Trung tâm chỉ đạo cơ quan chức năng lập kế hoạch tổ chức cho SV xem phim tài liệu, phóng sự mỗi khóa ít nhất một lần vào tuần đầu của khóa học. Kế hoạch phải thể hiện rõ: Mục đích, yêu cầu, nội dung phim tài liệu, phóng sự… thời gian tiến hành, địa điểm, đơn vị, người phụ trách và đơn vị đảm bảo.

Trong đó cần chú trọng ở mỗi khóa học, mỗi thời điểm trong năm phải tiến hành lựa chọn chủ đề, nội dung phim tài liệu, phóng sự cụ thể, được gắn với ngày truyền thống lịch sử của đất nước, của lực lượng vũ trang nhân dân, gắn với hoạt động của một đơn vị tiêu biểu trong xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật tốt và đặc biệt gắn với những cá nhân điển hình có tính kỷ luật tốt…

Tùy điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị… của Trung tâm mà lựa chọn đơn vị tổ chức cho phù hợp, có thể theo đội hình của các trung đội, đại đội hay toàn khóa học. Trước khi xem phim tài liệu, phóng sự… Cán bộ quản lý SV, cần làm tốt công tác quán triệt để SV nắm được mục đích, yêu cầu của buổi xem phim. Trong quá trình SV xem phim luôn có cán bộ phụ trách để duy trì và giám sát. Sau buổi xem phim, GV có thể lồng ghép trong quá trình giảng dạy, hoặc đội ngũ án bộ quản lý SV có thể lồng ghép trong quá trình tổ chức sinh hoạt, để tiến hành kiểm tra nhận thức và thái độ của SV về nội dung của phim tài liệu, phóng sự…

Sau mỗi khóa học căn cứ vào phản ánh của SV, Cán bộ quản lý SV và đội ngũ GV, Ban Giám đốc Trung tâm có thể điều chỉnh kế hoạch hoặc nội dung phim tài liệu, phóng sự… cho phù hợp, để góp phần đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm.

* Điều kiện thực hiện:

Lãnh đạo, chỉ huy Trung tâm có sự quan tâm, chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch cho cả năm học và cụ thể cho từng khóa học, đây là căn cứ để các cơ quan phối hợp tổ chức thực hiện được hiệu quả; có sự phối hợp, giúp đỡ của cơ quan tuyên huấn các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, khoa và các lược lượng giáo dục có liên quan trong Trung tâm; Trung tâm đầu tư mua sắm, sưu tầm phim tài liệu, phóng sự... cơ sở trang thiết bị và các vật chất bảo đảm khác phục vụ hoạt động xem phim tài liệu, phóng sự... cho SV.

3.2.5.2. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để sinh viên có điều kiện rèn luyện bản thân

* Mục tiêu:

Là một giải pháp quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng môn học và giải quyết tình trạng ngại rèn luyện, tạo ra sự hứng khởi, hấp dẫn đối với SV. Do đó, Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên cần coi trọng tổ chức các hoạt động

văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vì hoạt động này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không những hỗ trợ cho nội dung học tập chính khóa, đây còn là quá trình giáo dục rất khoa học, có tác dụng nâng cao hứng thú rèn luyện của SV tại Trung tâm.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao không chỉ là một sân chơi giúp SV thư giãn, mà còn là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho SV. Thông qua các loại hình hoạt động này, SV sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất; giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết và ý thức chủ động, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể; tạo cho SV có thói quen tự rèn luyện bản thân cả về phẩm chất và kỹ năng. Biến quá trình rèn luyện thành quá trình tự rèn luyện của bản thân. Hơn thế nữa, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cũng góp phần đắc lực vào việc giáo dục kỷ luật cho SV thông qua điều lệ thi đấu và quy chế hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

* Nội dung và cách tiến hành:

Nội dung của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao là rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện của Trung tâm, đối tượng SV và thời điểm tổ chức mà lựa chọn cho phù hợp. Hoạt động văn hóa, văn nghệ có thể lựa chọn hình thức sân khấu hóa, với những tiểu phẩm kịch mang nội dung phản ánh các hiện tượng vi phạm nội quy, quy định của Trung tâm như: Xưng hô, chào hỏi; mang mặc lễ tiết tác phong; chấp hành chế độ trong ngày; vi phạm quy chế thi, kiểm tra, ra vào lớp… Đối với hoạt động thể dục, thể thao có thể lựa chọn các môn thể thao đồng đội như: Tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền, kéo co…

Với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao các nên giao cho tổ chức Đoàn thanh niên chủ trì tổ chức thực hiện, dưới sự giám sát của Ban Giám đốc và cơ quan chức năng của Trung tâm. Vào đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch tổng thể của năm học, Ban chấp hành Đoàn tiến hành họp để trao đổi, thống nhất lựa chọn nội dung, chủ đề hoạt động cho từng khóa học trên cơ sở xem xét sự phù hợp với từng đối tượng SV, thời điểm tổ chức và các điều kiện bảo đảm thực tế của Trung tâm, sau đó xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể cho cả năm học, xin ý kiến góp ý của các Phòng, Khoa trong Trung tâm và trình Ban Giám đốc phê duyệt kế hoạch. Trước mỗi khóa học, Đoàn thanh niên căn cứ vào kế hoạch hoạt động tổng thể đã

được phê duyệt, tiến hành lập kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng khóa học, căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi khóa học mà có sự điều chỉnh về nội dung, hình thức, quy mô… cho phù hợp, để đem lại hiệu quả như mong đợi, chú ý những thay đổi, điều chỉnh đều phải báo cáo với Ban Giám đốc. Trong quá trình Đoàn thanh niên tổ chức thực hiện, Ban Giám đốc phân công cán bộ phụ trách theo dõi, giám sát và giúp đỡ để mọi hoạt động được diễn ra theo đúng kế hoạch.

Để hoạt động này có hiệu quả, cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và khả năng tự giác của SV với tư cách là chủ thể của các hoạt động. Đồng thời phải biết khai thác triệt để những điều kiện về cơ sở vật chất của Trung tâm, những tiềm năng, khả năng sẵn có của chính SV. Các nội dung, hình thức hoạt động phải luôn luôn mới, đa dạng, phong phú mang tính đặc thù trong môi trường quân sự, gắn với các hoạt động khác của Trung tâm, để tạo sự hấp dẫn và đạt hiệu quả cao trong giáo dục luật cho cho SV. Đặc biệt, cán bộ, GV phải nhận thức được đây không phải nhiệm vụ của riêng Đoàn thanh niên, mà là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan tổ chức trong Trung tâm và mong muốn thông qua các hoạt động này sẽ thu hút sự tham gia của các cá nhân và các tổ chức trong toàn Trung tâm.

* Điều kiện thực hiện

Cần có sự ủng hộ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần của các bộ phận có liên quan, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cần huy động các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể; Ban Giám đốc Trung tâm, Cán bộ quản lý SV, GV và các tổ chức đoàn thể luôn ủng hộ và có ý thức tham gia, đóng góp cho việc xây dựng, thực hiện các hoạt động; kế hoạch hoạt động phải cụ thể, thường xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời; phải nắm chắc đặc điểm sở thích hoạt động của SV từng trường trước khi vào học tập, rèn luyện tại Trung tâm, nhằm xây dựng môi trường hoạt động có ý nghĩa giáo dục kỷ luật và để nội dung hoạt động phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

* Mục tiêu:

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng rất quan trọng của hoạt động giáo dục, thông qua đó có thể đánh giá sự hợp lý, kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn

tại của việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, phương pháp giáo dục mà các lực lượng sư phạm đã áp dụng. Do vậy, trong quá trình thực hiện giáo dục kỷ luật cho SV cần phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, bảo đảm cho quá trình này được vận hành đúng mục đích, yêu cầu đã đề ra.

Kiểm tra đánh giá là một chức năng quan trọng của công tác giáo dục, là khâu quan trọng cuối cùng giúp nhà giáo dục tạo lập các mối liên hệ ngược, thường xuyên và bền vững nhằm thực hiện tốt chức năng giáo dục của mình trong một chu trình vận động khép kín của quá trình giáo dục kỷ luật. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá bên cạnh chế độ khen thưởng, xử lý kỷ luật kịp thời sẽ là động lực thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu, tự hoàn thiện của mỗi cá nhân, tập thể cũng như từng tổ chức, đoàn thể.

Kiểm tra, đánh giá nhằm phục vụ cho mục đích khẳng định năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong Trung tâm, năng lực thực hiện và chấp hành kỷ luật của SV. Qua kiểm tra giúp cho lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý các cấp trong Trung tâm đánh giá và đưa ra các quyết định giáo dục chính xác, như: bổ sung, điều chỉnh mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục sao cho phù hợp với thực tiễn và đối tượng giáo dục; chỉ rõ những mặt đạt được, những điểm còn hạn chế trong giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm; đồng thời tìm chọn ra được những gương SV tốt, tiêu biểu về kỷ luật để cổ vũ, động viên các SV khác noi theo; kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm kỷ luật, bảo đảm cho hoạt động giáo dục kỷ luật cho SV đạt được mục tiêu đã xác định.

* Nội dung và cách tiến hành:

Xây dựng quy trình, nội dung, tiêu chí và chuẩn của công tác kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm.

Việc kiểm tra, đánh giá phải theo đúng quy trình, đó là phải xây dựng tiêu chí để kiểm tra, giám sát và đánh giá; xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá; tiến hành kiểm tra, giám sát và đánh giá và phân tích kết quả kiểm tra, giám sát và đánh giá, nhận xét và kết luận.

Nội dung kiểm tra, đánh giá, cần tập trung vào việc xây dựng kế hoạch môn học GDQP&AN và kế hoạch giáo dục kỷ luật cho SV, về tính khoa học, tính hợp lý và tính khả thi; việc xây dựng cấu trúc tổ chức của các chủ thể quản lý, như Phòng chức năng - Khoa GV - Đơn vị quản lý SV; chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí