Ứng Dụng Và Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Tập Luyện Ngoại Khóa Môn Karate-Do Đã Xây Dựng Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hà Nội

116


Tác giả Nguyễn Đức Thành [2012] [87] đã nghiên cứu xây dựng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả lựa chọn được nội dung tập luyện TDTT ngoại khoá (gồm 5 môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông và Võ thuật) cũng như các hình thức tập luyện (3 hình thức: CLB, nhóm - lớp và đội tuyển). Tuy nhiên, tác giả chưa xây dựng được chương trình tập luyện ngoại khóa cụ thể cho từng môn thể thao trong suốt thời gian học đại học.

Nhiều tác giả khác cũng mới chỉ quan tâm tới việc nghiên cứu thực trạng công tác GDTC trong trường học hay mức độ phát triển thể chất, hay nhu cầu tập luyện TDTT NK của học sinh trong trường học các cấp như tác giả: Vũ Đức Thu, Phùng Thị Hòa, Vũ Bích Huệ, Nguyễn Trọng Hải [89] ,tác giả Nguyễn Ngọc Việt [109], các tác giả Lê Văn Lẫm, Nguyễn Văn Trạch, Phạm Trọng Thanh, Phạm Văn Vinh, Nguyễn Bích Vân [54]… các tác giả trên đã quan tâm tới nhiều mặt của việc nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trong trường học các cấp.

Nghiên cứu về chương trình môn học có thể kể tới nghiên cứu của các tác giả: tác giả Hồ Đắc Sơn (2004) [84] đã quan tâm tới nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh nhưng tiếp cận từ góc độ lựa chọn và tìm ra các giải pháp có hiệu quả để nâng cao năng lực giảng dạy môn học thể dục của các GV tiểu học. Tác giả Nguyễn Cẩm Ninh (2011) [61] đã xác định khung các kiến thức và kỹ năng, xây dựng các nội dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của xã hội, lựa chọn và xác định các tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của cử nhân ngành quản lý TDTT đảm bảo tính khoa học hợp lý, chính xác và khách quan. Tác giả Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012) [42] đã tiến hành đổi mới chương trình GDTC trong đào tạo GV của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 nhằm góp phần đào tạo đội ngũ GV trong tương lai có kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa phục vụ công tác giáo dục học sinh, cảm hóa và lôi cuốn học sinh tích cực hoạt động TDTT vì mục tiêu rèn luyện thân thể. Tác giả Nguyễn Duy Quyết (2012) [72] đã nghiên cứu ứng dụng chương trình “Điền kinh cho trẻ em” của Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh Quốc tế tại một số trường tiểu học khu vực phía Bắc Việt Nam. Hay tác giả Trần Vũ Phương (2016) [69] đã tiến hành

117


ứng dụng chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ Cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang…

Các tác giả trên đã quan tâm tới nhiều mặt của xây dựng chương trình tiếp cận từ nhiều mặt với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT nói chung góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC và TDTT trường học nói riêng nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng cho từng nhóm đối tượng ở từng thời kỳ (tương ứng từng khoảng thời gian) nhất định. Ở góc độ tiếp cận của luận án, ngoài việc xây dựng chương trình tâp luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội đã có những điểm đổi mới sau:

Chương trình được xây dựng kéo dài trong 4 năm học (từ lớp 6 tới lớp 9) nhưng lại rất linh động, áp dụng được cho nhiều đối tượng, học sinh có thể tham gia tập luyện ở bất cứ thời điểm nào mà vẫn có chương trình tập luyện phù hợp (miễn là đáp ứng điều kiện tiên quyết khi tham gia chương trình).

Chương trình được xây dựng đã quan tâm tới mọi mặt cần thiết khi xây dựng chương trình tập luyện TDTT NK như: đáp ứng các yêu cầu khi xây dựng chương trình môn học nói chung; thỏa mãn các yêu cầu của công tác TDTT trong trường học các cấp (Phát triển thể chất; giáo dục đạo đức, ý chí, trang bị các kiến thức về tập luyện TDTT; Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao cũng như phát triển phong trào TDTT) cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội về chương trình tập luyện TDTT NK.

Chương trình được xây dựng theo cấu trúc khoa học, xuất phát từ mục tiêu chương trình, căn cứ từ yêu cầu cần đạt được khi kết thúc mỗi trình độ (Kyu) để xây dựng nội dung tập luyện phù hợp. Mỗi chương trình nhỏ đều đảm bảo đầy đủ các phần: Vị trí môn học; Mục tiêu môn học (Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể); Thời gian; Điều kiện tiên quyết; Nội dung tóm tắt; Phân phối chương trình; Hình thức kiểm tra, đánh giá; Nội dung chi tiết; Nội dung thi nâng cấp đai (nội dung kiểm tra, đánh giá); Tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy. Ngoài ra, chương trình còn có các phần hướng dẫn sử dụng chương trình, các phụ lục về các bài tập sử dụng trong quá trình giảng dạy, các trò chơi… đây là những điều kiện đảm bảo để việc thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao nhất.

Chương trình được xây dựng với nội dung đa dạng, phong phú, được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau (với 10 mức độ tương ứng với yêu cầu của 10 chương trình nhỏ - 10 Kyu). Nội dung được sắp xếp logic, khoa học, đảm bảo

118


tính phù hợp, tính trình tự, tính tích hợp, tính cân bằng – cân đối, tính gắn kết, tính cập nhật và tính hiệu quả.

Ngoài ra, các nội dung huấn luyện và nội dung kiểm tra được xây dựng với mục đích ngoài để đánh giá đại trà (theo từng Kyu), còn có thể dễ dàng phát hiện các học viên có năng khiếu và bồi dưỡng trong quá trình tập luyện….

Tóm lại, ở góc độ tiếp cận của luận án, chúng tôi đã xây dựng được chương trình tập luyện theo đúng mục tiêu đặt ra: xây dựng chương trình tập luyện TDTT NK theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội.

3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh trung học cơ sở Thành phố Hà Nội

3.3.1. Tổ chức thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm: Luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song

Thời gian thực nghiệm: 12 tháng, từ tháng 6/2015 tới tháng 6/2016

Địa điểm thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành tại 17 trường THCS thuộc 8 quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (bao gồm khu vực nội thành, ngoại thành, Hà Nội mới và khu vực miền núi; địa điểm thực nghiệm bao gồm cả nhóm đối tượng thực nghiệm và các nhóm đối chứng). Danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 12.

Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng học sinh đai trắng (bắt đầu nhập học thời điểm tháng 6/2015) và được theo dõi dọc trong 1 năm. Thời điểm bắt đầu thực nghiệm có tổng số 1186 học sinh (trong đó có 597 nam và 589 nữ), trong đó có 310 học sinh lớp 6, 326 học sinh lớp 7, 280 học sinh lớp 8 và 270 học sinh lớp 9.

Đối tượng thực nghiệm được chia làm 3 nhóm:

Thời điểm bắt đầu thực nghiệm:

Nhóm thực nghiệm: Ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội mà luận án đã xây dựng trong giảng dạy ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh. Nhóm thực nghiệm gồm có 264 học sinh thuộc 8 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội. Danh sách các trường được trình bày tại Phụ lục 12. Nhóm thực nghiệm tập 2 buổi/tuần + 1 buổi tự tập,

119


mỗi buổi 90 phút, thời điểm tập luyện vào 17h30' tới 19h00'. Chi tiết thời gian, phân phối nội dung tập luyện của từng nhóm đối tượng được trình bày tại phụ lục 15.

Nhóm đối chứng 1: Tập luyện ngoại khóa môn Karate-do theo chương trình cũ thường được sử dụng tại các CLB. Nhóm đối chứng 1 có tổng số 282 học sinh thuộc 9 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội. Danh sách các trường được trình bày tại Phụ lục 12. Nhóm đối chứng tập 2-3 buổi/tuần. Mỗi buổi từ 90-120 phút, thời điểm tập luyện vào 17h30' tới 19h00'. Nhóm đối chứng tập luyện theo chương trình cũ tại các CLB (phụ lục 14).

Nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại sân các trường THCS, các điều kiện CSVC tập luyện, HLV, hướng dẫn viên... là tương đương nhau.

Nhóm đối chứng 2: Tập luyện ngoại khóa các môn thể thao khác. Nhóm gồm các em học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể thao ngoài Karate-do, thời gian tập luyện một tuần từ 3 buổi trở lên, mỗi buổi ít nhất 30 phút. Nhóm đối chứng 2 có tổng số 640 học sinh thuộc 17 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội. Danh sách các trường được trình bày tại Phụ lục 12.

Phân bổ chi tiết đối tượng thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.32.

Bảng 3.32. Phân bổ đối tượng thực nghiệm thời điểm bắt đầu thực nghiệm


Đối tượng

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nhóm thực nghiệm

35

41

42

38

31

23

26

28

264

Nhóm đối chứng 1

39

35

42

44

37

29

25

31

282

Nhóm đối chứng 2

80

80

80

80

80

80

80

80

640

Tổng:

154

156

164

162

148

132

131

139

1186

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 19


Thời điểm kết thúc thực nghiệm:

Sau 1 năm thực nghiệm, học sinh thuộc nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2 theo danh sách ban đầu đã giảm đi đáng kể. Thời điểm này, tổng số học sinh còn lại 637 người, trong đó nhóm thực nghiệm còn lại 182 người, nhóm đối chứng 1 là 137 người và nhóm đối chứng 2 là 637 người. Phân bổ chi tiết được trình bày tại bảng 3.33.

120


Bảng 3.33. Phân bổ đối tượng thực nghiệm thời điểm kết thúc thực nghiệm


Đối tượng

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nhóm thực nghiệm

29

25

26

24

21

18

20

19

182

Nhóm đối chứng 1

15

14

23

18

19

18

16

14

137

Nhóm đối chứng 2

42

47

41

39

40

41

35

33

318

Tổng:

86

86

90

81

80

77

71

66

637

Trong quá trình nghiên cứu, luận án chốt số lượng học sinh còn lại ở thời điểm kết thúc thực nghiệm làm số liệu so sánh theo dõi dọc trong quá trình đánh giá hiệu quả thực nghiệm.

Nội dung thực nghiệm: Ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng của luận án trong thực tế và đánh giá hiệu quả.

Công tác kiểm tra, đánh giá: Được tiến hành tại 2 thời điểm: Trước thực nghiệm và sau 12 tháng thực nghiệm. Riêng với nhóm thực nghiệm, luận án tiến hành theo dõi số lượng học sinh bỏ tập và tập mới tại các thời điểm thi nâng cấp đai định kỳ.

Nội dung kiểm tra: Gồm 9 tiêu chuẩn thuộc 2 nhóm đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học (4 tiêu chuẩn) và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội (5 tiêu chuẩn) được lựa chọn tại phần 3.3.2.1 của luận án.

Các bước tiến hành thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành theo 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực nghiệm, giai đoạn sau thực nghiệm. Chi tiết các công việc cần làm theo từng giai đoạn thực nghiệm được trình bày cụ thể tại sơ đồ 3.1.


Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn thực nghiệm

Giai đoạn sau thực nghiệm

In ấn chương trình và chuẩn bị các tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn kèm theo

Liên hệ với các CLB võ Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội để làm thủ tục thực nghiệm

Chuyển giao chương trình thực nghiệm, tập huấn các cộng tác viên, HLV về chương trình và cách thức sử dụng chương trình và giải đáp các thắc mắc (trước 1 tháng)

Thống kê về số lượng, danh sách đối tượng thực nghiệm

Kiểm tra trên đối tượng thực nghiệm (thời điểm trước thực nghiệm) làm căn cứ để đánh giá hiệu quả chương trình

Tiến hành thực nghiệm tại các trường đã lựa chọn

Kiểm tra quá trình thực nghiệm, tìm hiểu những khó khăn, bất cập trong quá trình thực nghiệm để có phương án điều chỉnh phù hợp

Thường xuyên kiểm tra thông tin của các cộng tác viên về tình hình hoạt động của đối tượng thực nghiệm

Kiểm tra, đánh giá đối tượng thực nghiệm (ở thời điểm kết thúc thực nghiệm)

Liên hệ với các trường hoàn thiện hồ sơ thực nghiệm

Tiến hành điều chỉnh lại chương trình cho phù hợp thực tế

Xin ý kiến các chuyên gia về chương trình đã điều chỉnh


Sơ đồ 3.1. Các bước tiến hành thực nghiệm ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội

121


Nhìn vào sơ dồ 3.1 có thể thấy rõ các công việc phải thực hiện được trong quá trình chuẩn bị và tiến hành thực nghiệm. Thực hiện tốt các công việc ở giai đoạn trước sẽ là động lực thúc đẩy giúp các công việc ở giai doạn tiếp theo tiến hành hiệu quả hơn và thu được kết quả cao hơn. Trong quá trình thực nghiệm ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, luận án đã tuân thủ tuyệt đối các bước trong từng giai đoạn theo quy trình đã đề ra.

3.3.2. Đánh giá hiệu quả của chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng

3.3.2.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội

Để lựa chọn được tiêu chuẩn phù hợp nhằm đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, thông qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp 4 chuyên gia GDTC, HLV Karate-do, luận án đã xác định được các tiêu chuẩn sau:

Đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học: 4 tiêu chuẩn. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội: 5 tiêu chuẩn.

Để lựa chọn được những tiêu chuẩn phù hợp nhất trong đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa cho học sinh THCS Tp. Hà Nội mà luận án đã xây dựng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các 30 chuyên gia GDTC, HLV, GV GDTC bằng phiếu hỏi (phụ lục 8). Cách trả lời cụ thể theo 3 mức: Ưu tiên 1: 3 điểm; Ưu tiên 2: 2 điểm và Ưu tiên 3: 1 điểm.

Luận án sẽ lựa chọn những tiêu chuẩn đạt từ 80% tổng điểm tối đa để đánh giá hiệu quả chương trình ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.

Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.34.

Qua bảng 3.34 cho thấy: Cả 9 tiêu chuẩn thuộc 2 nhóm khi đưa ra phỏng vấn đề đạt tổng điểm tối đa từ 83.33 tới 91.11% và được lựa chọn để đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.

Trong quá trình đánh giá hiệu quả chương trình, các tiêu chuẩn được sử dụng cụ thể như sau:

122


Bảng 3.34. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do

cho học sinh THCS Tp. Hà Nội (n=30)


TT

Nội dung

Tổng điểm

%

Tiêu chuẩn đáp ứng mục tiêu TDTT trường học

1

Mức độ phát triển thể chất

81

90.00

2

Hiệu quả giáo dục đạo đức

75

83.33

3

Mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao

76

84.44

4

Mục tiêu phát triển phong trào TDTT NK

78

86.67

Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội

1

Nhu cầu sinh lý căn bản

82

91.11

2

Nhu cầu an toàn

78

86.67

3

Nhu cầu được giao lưu tình cảm và hoạt động tập thể

79

87.78

4

Nhu cầu được quý trọng, kính mến

78

86.67

5

Nhu cầu tự thể hiện bản thân

80

88.89

Tiêu chuẩn mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học

Mức độ phát triển thể chất: Sử dụng 11 tiêu chí đã lựa chọn ở phần 3.1 của luận án;

Hiệu quả giáo dục đạo đức: Đánh giá thông qua xếp loại hạnh kiểm của học sinh quy định theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở [16];

Đánh giá kết quả mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao: Đánh giá số lượng VĐV năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng và bổ sung cho tuyến trên; Số lượng VĐV đạt thành tích thể thao trong năm;

Đánh giá mức độ phát triển phong trào TDTT NK: Số lượng học sinh duy trì tập luyện đều đặn; Số lượng học sinh bỏ tập; Số lượng học sinh tham gia tập luyện mới.

Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội: Sử dụng 18 tiêu chí thuộc 5 tiêu chuẩn đã lựa chọn tại phần 3.1 của luận án. Tiêu chí này chỉ tiến hành đánh giá trên nhóm đối chứng 1 và nhóm thực nghiệm.

3.3.2.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2023