85
Sau khi tiến hành kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, chúng tôi tiến hành kiểm tra xem mô hình lý thuyết (đã xây dựng theo từng nhóm tương ứng với các nấc thang nhu cầu của Abraham Maslow) có phù hợp với thực tế không bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Sử dụng kiểm định KMO trong phân tích EFA). Nếu các biến đưa vào từng nhóm phù hợp và có quan hệ tuyến tính, chúng tôi sẽ giữ nguyên các biến thuộc từng nhóm (thể hiện ở 0.5≤KMO≤1.00 và SIG<0.05). Nếu hệ số tải nhân tố của các biến thành phần
<0.50, chúng tôi sẽ loại dần từng biến và tiến hành phân tích nhân tố lại để đạt được mô hình chuẩn nhất. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.17.
Bảng 3.17. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (KMO and Bartlett's Test) của các nhóm yếu tố đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp Hà Nội
Hệ số KMO (tổng) | .728 | |||||
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 210.809 | ||||
Df (Số lượng mục phân tích) | 18 | |||||
Sig. | .000 | |||||
Total Variance Explained (hệ số giải thích của các nhân tố) | ||||||
nhóm | Initial Eigenvalues | Extraction Sums of Squared Loadings | ||||
Tổng | % phương sai | % tích lũy | Hệ số tải nhân tố | % phương sai | % tích lũy | |
1 | 2.335 | 46.692 | 46.692 | 2.335 | 46.692 | 46.692 |
2 | .994 | 19.878 | 66.570 | |||
3 | .759 | 15.179 | 81.749 | |||
4 | .560 | 11.204 | 92.953 | |||
5 | .352 | 7.047 | 100.000 | |||
Component Matrixa (Tổng phương sai trích) | ||||||
Component | ||||||
1 | ||||||
Nhu cầu sinh lý căn bản | .744 | |||||
Nhu cầu an toàn | .739 | |||||
Nhu cầu được giao lưu tình cảm và hoạt động tập thể | .691 | |||||
Nhu cầu được quý trọng, kính mến | .634 | |||||
Nhu cầu tự thể hiện bản thân) | .695 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Tdtt Nk Của Học Sinh Thcs Tp. Hà Nội
- Những Khó Khăn Của Học Sinh Thcs Tp. Hà Nội Khi Tham Gia Tập Luyện Tdtt Nk
- Thực Trạng Và Nhu Cầu Tập Luyện Ngoại Khóa Môn Karate-Do Của Học Sinh Thcs Tp. Hà Nội (N=839)
- Thực Trạng Phát Triển Thể Chất Của Học Sinh Thcs Thành Phố Hà Nội (N=2400)
- So Sánh Thể Chất Của Học Sinh Lớp 9 (14 Tuổi) Thành Phố Hà Nội Theo Từng Nhóm Đối Tượng Tập Luyện Tdtt Ngoại Khóa (N=600)
- Xây Dựng Chương Trình Tập Luyện Ngoại Khóa Môn Karate-Do Cho Học Sinh Thcs Tp. Hà Nội Theo Hướng Đáp Ứng Mục Tiêu Tdtt Trường Học Và Nhu Cầu Xã Hội
Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.
86
Qua bảng 3.17 cho thấy: Các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội mà luận án đã xây dựng hoàn toàn phù hợp khi được kiểm định thực tế, thể hiện ở Hệ số KMO = 0.728, thỏa mãn yêu cầu 0.5≤KMO≤1.00 ở ngưỡng SIG<0.001. Hệ số tải nhân tố = 2.335 >1.00 và tổng phương sai trích đạt từ 0.634 tới 0.744, thỏa mãn yêu cầu trong khoảng từ 0.5 tới 1.00.
Kết quả phân tích nhân tố các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội được trình bày tại bảng 3.18.
Bảng 3.18. Kết quả phân tích nhân tố tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình Karate-do ngoại khóa cho học sinh THCS thành phố Hà Nội
Tiêu chuẩn 1 | Tiêu chuẩn 2 | Tiêu chuẩn 3 | Tiêu chuẩn 4 | Tiêu chuẩn 5 | |
TC4 | .875 | ||||
TC2 | .866 | ||||
TC1 | .841 | ||||
TC5 | .856 | ||||
TC9 | .853 | ||||
TC6 | .817 | ||||
TC7 | .813 | ||||
TC13 | .848 | ||||
TC10 | .837 | ||||
TC12 | .819 | ||||
TC17 | .827 | ||||
TC18 | .802 | ||||
TC15 | .801 | ||||
TC16 | .798 | ||||
TC22 | .825 | ||||
TC19 | .808 | ||||
TC20 | .793 | ||||
TC21 | .791 |
87
Qua bảng 3.18 cho thấy: sau khi kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và tiến hành phân tích nhân tố khám phá, luận án đã đã lựa chọn được 18 tiêu chí khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa cho HS THCS Tp. Hà Nội trên cơ sở 5 cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow. Cụ thể gồm:
Nhu cầu sinh lý căn bản: 3 tiêu chí: TC1, TC2 và TC4. Nhu cầu an toàn: 4 tiêu chí: TC5, TC6, TC7 và TC9
Nhu cầu được giao lưu tình cảm và hoạt động tập thể: 3 tiêu chí: TC10, TC12 và TC13.
Nhu cầu được quý trọng, kính mến: 4 tiêu chí: TC15, TC16, TC17 và TC18 Nhu cầu tự thể hiện bản thân: 4 tiêu chí: TC 19, TC20, TC21 và TC22.
Như vậy, qua phỏng vấn cũng như xác định độ tin cậy nội tại của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết trên thực tế bằng kiểm định KMO, luận án đã lựa chọn được 18 tiêu chí thuộc 5 tiêu chuẩn (tương ứng với 5 cấp bậc) đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS. Phiếu phỏng vấn vấn sau khi loại biến được trình bày tại phụ lục 6.
b. Đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do theo đai đẳng
Việc đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện Karate-do ngoại khóa cho HS THCS Tp. Hà Nội được tiến hành trên cơ sở điều tra xã hội học với 600 HS hiện đang tập luyện ngoại khóa môn Karate-do và 180 phụ huynh HS có con tham gia tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại 30 trường đã lựa chọn. Khảo sát được tiến hành theo thang Liket 5 mức. Cụ thể: Mức 1: Rất đồng ý (5 điểm); mức 2: Đồng ý (4 điểm); mức 3: Trung bình (3 điểm); mức 4: Không đồng ý (2 điểm); mức 5: Rất không đồng ý (1 điểm). Chúng tôi sẽ tính điểm trung bình cho từng tiêu chí đạt được để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình hiện tại theo thang đo Liket 5 mức:
1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng
1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng
2.61 – 3.40: Trung bình…
3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng
4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng Kết quả được trình bày ở bảng 3.19
Bảng 3.19. Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện Karate-do ngoại khóa cho HS THCS Tp. Hà Nội
Tiêu chí | HS (n=600) | Tổng | Trung bình | Phụ huynh HS (n=180) | Tổng | Trung bình | |||||||||
5 | 4 | 3 | 2 | 1 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | ||||||
Nhu cầu sinh lý căn bản | |||||||||||||||
1 | Lượng vận động phù hợp với độ tuổi, giới tính của người tập luyện | 56 | 102 | 267 | 135 | 40 | 1799 | 3.00 | 15 | 56 | 72 | 33 | 4 | 585 | 3.25 |
2 | Đáp ứng tốt việc hoàn thiện các kỹ năng cơ bản như đi, chạy, nhảy, phối hợp các hoạt động vận động | 58 | 115 | 227 | 178 | 22 | 1809 | 3.02 | 18 | 59 | 63 | 28 | 12 | 583 | 3.24 |
3 | Được vui chơi lành mạnh, phát triển thể chất | 87 | 128 | 208 | 103 | 74 | 1851 | 3.09 | 46 | 48 | 43 | 27 | 16 | 621 | 3.45 |
Nhu cầu an toàn | |||||||||||||||
4 | Hoạt động tập luyện an toàn, không gây chấn thương cho người tập luyện | 125 | 133 | 206 | 95 | 41 | 2006 | 3.34 | 23 | 45 | 61 | 33 | 18 | 562 | 3.12 |
5 | HS được trang bị các kiến thức tự bảo vệ bản thân trong quá trình tập luyện | 98 | 125 | 219 | 112 | 46 | 1917 | 3.20 | 41 | 38 | 55 | 32 | 14 | 600 | 3.33 |
6 | HS được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo vệ trong quá trình tập luyện | 89 | 135 | 201 | 106 | 69 | 1869 | 3.12 | 26 | 38 | 41 | 33 | 42 | 513 | 2.85 |
7 | HS được học tập các kỹ thuật tự vệ trong những tình huống nguy hiểm | 135 | 142 | 153 | 128 | 42 | 2000 | 3.33 | 35 | 51 | 56 | 22 | 16 | 607 | 3.37 |
Nhu cầu được giao lưu tình cảm và hoạt động tập thể | |||||||||||||||
8 | Chương trình tập luyện giúp người học giao lưu tốt với các bạn tập trong và ngoài CLB | 56 | 103 | 287 | 92 | 62 | 1799 | 3.00 | 32 | 36 | 58 | 39 | 15 | 571 | 3.17 |
9 | Tăng cường khả năng tự tin trong giao tiếp cho người học | 78 | 133 | 207 | 119 | 63 | 1844 | 3.07 | 37 | 35 | 41 | 39 | 28 | 554 | 3.08 |
10 | Đáp ứng nhu cầu thuộc về CLB và làm cho người học cảm thấy là một phần của CLB | 136 | 158 | 209 | 56 | 41 | 2092 | 3.49 | 56 | 55 | 43 | 19 | 7 | 674 | 3.74 |
Nhu cầu được quý trọng, kính mến | |||||||||||||||
11 | Giáo dục đạo đức, tôn sư trọng đạo | 122 | 156 | 198 | 99 | 25 | 2051 | 3.42 | 45 | 48 | 62 | 19 | 6 | 647 | 3.59 |
12 | Giáo dục ý chí, quyết tâm của người học | 136 | 167 | 203 | 92 | 2 | 2143 | 3.57 | 47 | 53 | 59 | 17 | 4 | 662 | 3.68 |
13 | Nhận được sự tôn trọng, động viên của HLV | 156 | 198 | 149 | 92 | 5 | 2208 | 3.68 | 51 | 45 | 42 | 29 | 13 | 632 | 3.51 |
14 | Nhận được sự tôn trọng của bạn tập | 201 | 195 | 138 | 62 | 4 | 2327 | 3.88 | 65 | 62 | 35 | 14 | 4 | 710 | 3.94 |
Nhu cầu tự thể hiện bản thân | |||||||||||||||
15 | Đáp ứng tốt các nội dung thi nâng cấp đai, đẳng định kỳ | 89 | 133 | 206 | 121 | 51 | 1888 | 3.15 | 35 | 48 | 52 | 26 | 19 | 594 | 3.30 |
16 | Giúp phát hiện các HS có năng khiếu | 112 | 138 | 201 | 95 | 54 | 1959 | 3.27 | 23 | 36 | 64 | 35 | 22 | 543 | 3.02 |
17 | Đã quan tâm tốt tới các HS có năng khiếu | 105 | 146 | 208 | 111 | 30 | 1985 | 3.31 | 35 | 41 | 67 | 23 | 14 | 600 | 3.33 |
18 | Giúp HS tự tin thể hiện hết năng lực của bản thân trong quá trình học tập | 111 | 135 | 216 | 87 | 51 | 1968 | 3.28 | 32 | 49 | 51 | 36 | 12 | 593 | 3.29 |
88
Qua bảng 3.19 cho thấy: Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện Karate-do ngoại khóa cho HS THCS Tp. Hà Nội trên đối tượng HS đang theo học môn Karate-do ngoại khóa và phụ huynh có con đang học Karate-do ngoại khóa có ý kiến đánh giá tương đối giống nhau và phần lớn các tiêu chí được đánh giá đáp ứng nhu cầu ở mức trung bình (với điểm đạt được ở mức 2.61-3.40). Cụ thể:
- Trong nhóm nhu cầu căn bản, trừ tiêu chí “Được vui chơi lành mạnh, phát triển thể chất” được phụ huynh HS đánh giá loại hài lòng các tiêu chí còn lại đều được cả HS và phụ huynh HS đánh giá ở mức trung bình.
- Trong nhóm nhu cầu an toàn, cả 4 tiêu chí đánh giá đều được HS và phụ huynh HS đánh giá ở mức trung bình, không có tiêu chí nào được đánh giá ở mức độ hài lòng hoặc rất hài lòng.
- Trong nhóm nhu cầu được giao lưu tình cảm, tiêu chí “Đáp ứng nhu cầu thuộc về CLB và làm cho người học cảm thấy là một phần của CLB” được cả HS và phụ huynh HS đánh giá ở mức độ hài lòng. Các tiêu chí còn lại đều được đánh giá ở mức trung bình với cả 2 nhóm đối tượng phỏng vấn.
- Trong nhóm nhu cầu được quý trọng, kính mến: Cả 4 tiêu chí đều được cả HS và phụ huynh HS đánh giá ở mức độ hài lòng. Đây là nhóm nhu cầu được đánh giá tốt nhất của chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do hiện tại.
- Trong nhóm nhu cầu được tự thể hiện bản thân: cả 4 tiêu chí đều được HS và phụ huynh HS đánh giá ở mức trung bình, không có tiêu chí nào được đánh giá hài lòng hoặc rất hài lòng.
Như vậy, ngoại trừ nhóm nhu cầu được quý trọng, kính mến được phụ huynh HS và HS đánh giá ở mức độ hài lòng, tất cả các nhóm nhu cầu còn lại, ý kiến đánh giá của HS và phụ huynh HS mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. Chính vì vậy, cải tiến chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và vấn đề cần thiết và cấp thiết.
3.1.3. Thực trạng mức độ phát triển thể chất của học sinh trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
3.1.3.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất của học sinh THCS Tp. Hà Nội
Để tiến hành lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất cho học sinh THCS Tp. Hà Nội trước tiên chúng tôi lựa chọn thông qua tham khảo tài
89
liệu (kết quả của các sách, tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GDTC và TDTT trường học) và phỏng vấn trực tiếp 6 chuyên gia GDTC (là các GS, PGS, TS chuyên nghiên cứu về lĩnh vực GDTC và TDTT trường học). Kết quả lựa chọn được 16 tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất cho học sinh. Cụ thể gồm:
Đánh giá hình thái cơ thể (4 tiêu chí) Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg) BMI (kg/m2) Quetelet
Đánh giá chức năng cơ thể (6 tiêu chí) Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW) Mạch yên tĩnh (lần/phút) Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Khả năng xử lý thông tin (bit/s) Đánh giá tố chất vận động (6 tiêu chí)
Lực bóp tay thuận (kG)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4 x 10m (s) Chạy tùy sức 5 phút (m)
Để lựa chọn được các tiêu chí khách quan, phù hợp nhất nhằm đánh giá mức độ phát triển thể chất cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 38 người, trong đó có 12 chuyên gia GDTC; 18 GV GDTC lâu năm (>10 năm); và 8 cán bộ quản lý ngành GDTC bằng phiếu hỏi (phụ lục 4).
Cách trả lời cụ thể theo 3 mức: Ưu tiên 1: 3 điểm
Ưu tiên 2: 2 điểm
Ưu tiên 3: 1 điểm
90
Luận án sẽ lựa chọn những tiêu chí đạt từ 80% tổng điểm tối đa trở lên để đánh giá mức độ phát triển thể chất cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.
Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.20.
Bảng 3.20. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất cho học sinh THCS Tp. Hà Nội (n=38)
Phân loại | Test | Kết quả | ||
Tổng điểm | % | |||
1 | Hình thái | Chiều cao (cm) | 95 | 83.33 |
2 | Cân nặng (kg) | 96 | 84.21 | |
3 | BMI (kg/m2) | 92 | 80.70 | |
4 | Quetelet | 78 | 68.42 | |
5 | Chức năng | Dung tích sống (l) | 93 | 81.58 |
6 | Công năng tim (HW) | 97 | 85.09 | |
7 | Mạch yên tĩnh (lần/phút) | 75 | 65.79 | |
8 | Phản xạ đơn (ms) | 98 | 85.96 | |
9 | Phản xạ phức (ms) | 92 | 80.70 | |
10 | Khả năng xử lý thông tin (bit/s) | 81 | 71.05 | |
11 | Thể lực | Lực bóp tay thuận (KG) | 94 | 82.46 |
12 | Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) | 82 | 71.93 | |
13 | Bật xa tại chỗ (cm) | 114 | 100.00 | |
14 | Chạy 30m XPC (s) | 95 | 83.33 | |
15 | Chạy con thoi 4 x 10m (s) | 87 | 76.32 | |
16 | Chạy tùy sức 5 phút (m) | 114 | 100.00 |
Qua bảng 3.20 cho thấy: Theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra, luận án lựa chọn được 11 tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất cho học sinh THCS Tp. Hà Nội gồm:
Đánh giá hình thái cơ thể (3 tiêu chí): Chiều cao (cm); Cân nặng (kg) và Chỉ số BMI (kg/m2)
Đánh giá chức năng cơ thể (4 tiêu chí): Dung tích sống (l); Công năng tim (HW); Phản xạ đơn (ms) và Phản xạ phức (ms).
Đánh giá tố chất vận động (4 test): Lực bóp tay thuận (kG); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30m XPC (s) và Chạy tùy sức 5 phút (m)
Các tiêu chí còn lại vì có tổng điểm phỏng vấn nhỏ hơn 80% tổng điểm tối đa nên bị loại theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra.
3.1.3.2. Đánh giá thực trạng thể chất của học sinh THCS Tp. Hà Nội
91
Đánh giá thực trạng thể chất của học sinh THCS Tp. Hà Nội thông qua kiểm tra trực tiếp 2400 học sinh THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội bằng 11 tiêu chí đã lựa chọn.
Đối tượng kiểm tra: Mỗi khối (khối 6, khối 7, khối 8 và khối 9) gồm 600 học sinh (300 nam và 300 nữ) thuộc 15 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội (Khu vực nội thành: 03 trường; Khu vực ngoại thành: 03 trường; Khu vực Hà Nội mới: 04 trường; Khu vực huyện miền núi thuộc Hà Nội: 05 trường. Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên - phân tầng). Danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 11.
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh được trình bày tại bảng 3.15 và kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh theo quy định của BGD-ĐT được trình bày tại bảng 3.21.
Qua bảng 3.21 cho thấy:
Kết quả kiểm tra của học sinh từ khối 6 tới khối 9 đều có xu hướng chung là các chỉ số đánh giá hình thái gồm Chiều cao (cm), cân nặng (kg), Chỉ số BMI (kg/m2) và 2 chỉ số đánh giá chức năng tâm lý gồm Phản xạ đơn (ms) và Phản xạ phức (ms) kết quả kiểm tra thu được của nam và nữ có giá trị trung bình gần tương đương nhau. Các chỉ tiêu còn lại gồm các chỉ số đánh giá chức năng sinh lý: Dung tích sống (l), Công năng tim (HW) và các chỉ tiêu đánh giá tố chất vận động có sự chênh lệch giá trị trung bình kết quả kiểm tra các test giữa làm và nữ lớn theo từng lứa tuổi (tương ứng với các lớp) và giới tính. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thể chất thu được của học sinh lớp THCS Tp. Hà Nội (từ lớp 6 tới lớp 9) nằm trong giới hạn sinh lý, thể lực bình thường của
người Việt Nam cùng lứa tuổi, giới tính.