Phân Tích Swot Về Thực Trạng Hoạt Động Thể Dục Thể Thao Ngoại Khóa Của Sinh Viên Trường Đại Học Sài Gòn


trình GDTC nội khóa đối với hoạt động TDTT ngoại khóa trong các nhà trường; vai trò định hướng, trách nhiệm tạo lập thói quen rèn luyện thân thể cho SV của TDTT ngoại khóa. Điều đó đồng thời là định hướng và nội dung cơ bản của giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV trường Đại học Sài Gòn.

3.2.1.2. Căn cứ thực tiễn

- Trên cơ sở thực trạng công tác GDTC, TDTT ngoại khóa của các trường ĐH, CĐ của ngành giáo dục nói chung, cũng như kế thừa kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao chất lượng thể chất của SV thông qua các hoạt động GDTC, TDTT ngoại khóa trong các trường ĐH, CĐ của các tác giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực thể thao trường học.

- Đặc điểm, tính chất của học chế tín chỉ: tính đồng bộ, liên tục, liên thông giữa giờ học trên lớp với giờ tự học; lấy tự học và phát triển năng lực tự học của sinh viên làm phương tiện để thực hiện mục tiêu đào tạo.

- Nhu cầu đổi mới, kiện toàn bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo tính cân đối giữa phát triển phong trào TDTT bề nổi với hoạt động tự học, tự rèn luyện thân thể của sinh viên. Trách nhiệm định hướng, dẫn dắt và hình thành thói quen tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên của GDTC nội khóa.

- Xuất phát từ thực trạng công tác hực trạng công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa của SV trường Đại học Sài Gòn như: Chương trình đào tạo GDTC nội khóa và ngoại khóa; Qui trình tổ chức đào tạo; Công tác kiểm tra đánh giá và đảm bảo chất lượng; Công tác tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa; Hệ thống các giải pháp đã và đang được sử dụng; Đánh giá của SV; Thực trạng nhu cầu của SV khi tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa; Đánh giá hiện trạng tác động của công tác TDTT ngoại khóa đối với sự phát triển thể chất của SV,…


- Trên cơ sở các vấn đề pháp lý và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu từng bước lựa chọn các giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho SV trường Đại học Sài Gòn.

3.2.1.3. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp

Khi triển khai xây dựng các giải pháp tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV, cần quan tâm đến một số yêu cầu mang tính nguyên tắc, tính khoa học, trong đó có các nguyên tắc về quản lý TDTT cũng như nguyên tắc về GDTC. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành lựa chọn các giải pháp dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:

- Giải pháp có tính thực tiễn: Nghĩa là giải pháp đưa ra mang tính thực dụng, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và quay trở về phục vụ hoạt động nghiên cứu của đề tài và quá trình ứng dụng vào hoạt động TDTT ngoại khóa của SV.

- Giải pháp có tính hợp lý: các giải pháp được lựa chọn trong quá trình triển khai phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của SV sẽ thúc đẩy sự tích cực của SV trong các hoạt động TDTT ngoại khóa.

- Giải pháp có tính toàn diện, nghĩa là các giải pháp đề ra phải giải quyết đòng thời tất cả những mặt còn hạn chế của công tác GDTC, TDTT ngoại khóa hiện hành nhằm mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn vận dụng.

- Giải pháp có tính khoa học, nghĩa là các giải pháp đưa ra để ứng dụng vào thực tiễn hoạt động TDTT ngoại khóa sẽ tác động tới nhận thức của con người, tuân theo các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, toàn diện và hợp lý; tuân theo nguyên tắc kết hợp TDTT với lao động và quốc phòng và nguyên tắc giữ gìn và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, các giải pháp được xây dựng còn mang tính đa dạng, đồng bộ.

Trong quá trình xây dựng các giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa, các nhà nghiên cứu cần quan tâm đến tính khoa học, toàn diện và hợp lý


dựa trên trình độ, đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu sở thích của cá nhân để xác định các môn thể thao cần tập luyện mới có hiệu quả trong hoạt động TDTT ngoại khóa. Hoặc có thể khẳng định trong quá trình đưa ra các giải pháp vào thực tiễn hoạt động TDTT ngoại khóa cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp, vì thực tế cho thấy không thể thực hiện một giải pháp vào đó một cách đầy đủ nếu loại trừ một giải pháp khác.

3.2.1.4. Phân tích SWOT về thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Sài Gòn

Công cụ phân tích SWOT là công cụ rất phổ biến được sử dụng trong việc lập kế hoạch chiến lược và giải quyết các vấn đề của tổ chức. Mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của một tổ chức và các cơ hội cũng như thách thức của tổ chức đó trong môi trường/ lĩnh vực hoạt động. Qua việc xác định các vấn đề đó, các nhà quản lý sẽ đưa ra được các yếu tố chiến lược để phát triển hơn nữa các điểm mạnh, loại bỏ hay giảm thiểu các điểm yếu, khai thác các cơ hội có được và phản ứng tích cực với các thách thức. Cho đến nay, công cụ SWOT đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng công cụ phân tích SWOT để đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV tại trường Đại học Sài Gòn. Qua kết quả phân tích SWOT, các thông tin thu được sẽ góp phần hỗ trợ cho việc xây dựng các giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho SV trường Đại học Sài Gòn. Qua phân tích kết quả thu được bao gồm các nội dung như sau:

Điểm mạnh (S)

- S1: Trường là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, đã khẳng định được thương hiệu sau hơn 44 năm hình thành và phát triển với quy mô đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực

- S2: Bộ môn GDTC có đội ngũ cán bộ, GV trẻ, đầy nhiệt huyết,


không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo SV trong giai đoạn hiện nay.

- S3: Trường có số lượng đội ngũ GV GDTC đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động TDTT ngoại khóa.

- S4: Trường nhiều mối quan hệ, liên kết với các trường, các cơ sở, tổ chức có liên quan đến chuyên ngành trong và ngoài nước, nhiều chương trình hợp tác đã được ký kết.

- S5: Hoạt động TDTT ngoại khóa luôn được sự quan tâm, ủng hộ của BGH nhà trường và các đơn vị liên quan

Điểm yếu (W)

- W1: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng để đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo và nhu cầu của SV rong hoạt động TDTT ngoại khóa.

- W2: Một số nội dung trong chương trình các môn TDTT ngoại khóa “Chưa đáp ứng và Đáp ứng một phần” của Nhà trường.

- W3: Phần lớn SV có xu hướng không hứng thú với việc tập luyện TDTT ngoại khóa tại Nhà trường (có đến 37% SV cho rằng “Không hứng thú, 9.6% SV cho rằng “Rất không hứng thú” với việc tập luyện TDTT ngoại khóa).

- W4: Đội ngũ GV của Bộ môn đa phần còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa đảm bảo chất lượng trong công tác giảng dạy.

- W5: Chất lượng các giờ học GDTC, hoạt động TDTT ngoại khóa còn “Chưa tốt”, chưa có nhiều tác dụng rèn luyện thể chất cho SV.

- W6: SV chưa dành thời gian nhiều cho hoạt động TDTT ngoại khóa, có đến 85.4% SV tập luyện dưới 3 buổi/tuần và chủ yếu là “<60 phút” (chiếm 53.8%).

- W7: Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV chưa được quan tâm: có đến 53.8% SV tham gia theo hình thức “Tự tập”.


Cơ hội (O)

- O1: Lãnh đạo trường Đại học Sài Gòn luôn quan tâm đến sự phát triển của công tác GDTC, hoạt động TDTT cho SV trong nhà trường.

- O2: Số lượng các môn TDTT ngoại khóa được SV quan tâm tập luyện rất đa dạng và phong phú (có đến 16 môn thể thao SV đang và có nhu cầu tham gia tập luyện).

- O3: Yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo cũng như yêu cầu thể chất với công việc luôn được công khai, đây là cơ hội để Bộ môn khẳng định vị thế và phát triển.

- O4: SV có nhu cầu đa dạng về hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa (53.6% SV có nhu cầu lựa chọn hình thức “Tập với CLB”, 27.2% SV chọn “Tập luyện với người hướng dẫn”, 13.2% SV chọn “Tập với nhóm, lớp” và chỉ có 5.4% SV chọn hình thức “Tự tập”.)

Thách thức (T)

- T1: Nhận thức của một bộ phận SV chưa cao đối với việc học tập GDTC cũng như tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa nói chung.

- T2: Các loại hình giải trí mới ngày càng nhiều khiến cho SV không dành nhiều thời gian cho các hoạt động TDTT ngoại khóa.

- T3: Yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo, đòi hỏi nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ, GV có trình độ chuyên môn cao từ Tiến sỹ trở lên là một thách thức đối với Bộ môn.

- T4: Đòi hỏi ngày càng cao của SV về TDTT ngoại khóa: có đến 46.8

% SV “Không hài lòng”, 4.4% SV “Rất không hài lòng” về hoạt động TDTT ngoại khóa được tổ chức giảng dạy và tập luyện.

- T5: Yêu cầu cao về sự phong phú của các môn học, các môn TDTT về cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, sân bãi đáp ứng cho NC học tập và rèn luyện của SV.

T6: Yêu cầu về phát triển toàn diện cho SV trong công tác đào tạo của Nhà trường đáp ứng theo xu thế xã hội.


3.2.1.5. Thiết kế ma trận SWOT để xây dựng giải pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

Trong nghiên cứu này, ma trận SWOT được thiết kế với các nội dung được trình bày chi tiết theo sơ đồ 3.1 dưới đây.

Những điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) là yếu tố bên trong nội tại từ kết quả đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV.

Những cơ hội (O) và thách thức (T) là yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động TDTT ngoại khóa của SV.

Sơ đồ 3 1 Định hướng thiết kế ma trận SWOT để xây dựng giải pháp tổ 1

Sơ đồ 3.1: Định hướng thiết kế ma trận SWOT để xây dựng giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho SV


Trên cơ sở kết quả phân tích SWOT (05 yếu tố là điểm mạnh (S), 7 yếu tố là điểm yếu (W), 4 yếu tố là cơ hội (O) và 6 yếu tố là thách thức (T)) và sơ đồ định hướng, nghiên cứu tiến hành phân tích ma trận SWOT để xây dựng giải pháp giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho SV. Kết quả phân tích bao gồm các nội dung cụ thể như sau:


Các yếu tố bên trong


Các yếu tố bên ngoài


Điểm mạnh (S)


Điểm yếu (W)


Cơ hội (O)

- Tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa phù hợp với nhu cầu của SV cũng như các điều kiện thực tế trong Nhà trường (S2, S3, S5 – O1, O2, O4)

- Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ngoại khóa trong nhà trường (S1, S3, S4-O1, O2, O4)

- Tăng cường công tác thanh tra và đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá công tác TDTT ngoại khóa trong nhà

trường (S1,S4,S5 -O1, O3)

- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi đáp ứng cho hoạt động TDTT ngọai khóa của SV. (W1, W5- O1, O3, O4)


Thách thức (T)

- Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ,giảng viên tham gia công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường. (S5- T3)

- Xây dựng các quy định về công

- Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của SV về ý nghĩa, vai trò của các hoạt động TDTT ngoại khóa. (W3, W6, W7– T1, T2)

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.



tác thi đua, khen thưởng cho công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường dành cho SV (S1, S5-T1, T3, T4)

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên phục vụ cho công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường (W2, W4, W5- T4, T5, T6)

- Xây dựng động cơ, thái độ tích cực cho SV khi tham gia TDTT ngoại khóa trong nhà trường (W3,

W6 -T1, T2)


3.2.2. Xây dựng các giải pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn

3.2.2.1. Kết quả xây dựng giải pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa của SV, các căn cứ lựa chọn, nghiên cứu tiến hành lựa chọn một số giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho SV trường Đại học Sài Gòn bao gồm các nội dung như sau:

1. Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của SV về ý nghĩa, vai trò của các hoạt động TDTT ngoại khóa.

2. Tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa phù hợp với nhu cầu của SV cũng như các điều kiện thực tế trong Nhà trường.

3. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi đáp ứng cho hoạt động TDTT ngọai khóa của SV.

4. Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên tham gia công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường.

5. Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ngoại khóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022