Qtl Và Chỉ Thi Ḷ Iên Kết Vớ I Qtl Qui Điṇ H Hàm Lươn


Bảng 3.17. QTL và chỉ thi ḷ iên kết vớ i QTL qui điṇ h hàm lươn‌

khô

g chấ t


QTL qui điṇ h tính traṇ g chấ t khô

Chỉ thị nằm hai bên QTL

Khoảng cách giữa chỉ thị nằm hai bên đến QTL (cM)


LODa


R2 %)c

(

Nhóm liên kết

qCK1

PU026252 - CMTp133

8

3,2

18,21

55,7

LG-CK1

qCK4

CMTm230 - CMTm236

10

4,7

14,34

58,5

LG-CK4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Chú thích: a LOD: Log of odds score, cho biết khả năng có mặt QTL tại vị trí nghiên cứu (LOD > 2,0); c R2 %: tỷ lệ phần trăm quy định kiểu hình của tính trạng do QTL kiểm soát.

.Hình 3 29 Bản đồ chi ̉ thi p̣ hân tử liên kết vơ ́ i tính trạng qui điṇ 1

Hình 3.29. Bản đồ chỉ thi p̣ hân tử liên kết vớ i tính trạng qui điṇ h‌‌‌

lươn

g chấ t khô ở bí đo

Ghi chú: Tổng số 02 QTL hàm lượng chất khô được định vị trên bản đồ di truyền; giá trị bên phải là chiều dài khoảng cách; bên trái là các chỉ thị phân tử và QTL liên kết với hàm lượng chất khô.


Việc xác định được những chỉ thị phân tử SSR liên kết gần với QTL/ gen đích là rất cần thiết trong các chương trình chọn giống nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử. Trong nghiên cứu này, phần mềm WinQTLCart 2.5 xác định được 2 cặp chỉ thị SSR liền kề hai phía với 2 QTL hàm lượng chất khô. Kết quả tính khoảng cách giữa chỉ thị với QTL cho thấy có 2 chỉ thị SSR liên kết gần với các QTL hàm lượng chất khô (khoảng cách 5 cM) là chỉ thị CMTp133 và CMTm236 với khoảng cách tương ứng là 3,2cM và 4,7cM.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ‌

1. Kết luận‌

1) Đã tạo lập được bộ cơ sở dữ liệu về đặc điểm nông sinh học của tập đoàn 132 mẫu giống bí đỏ. Các tính trạng màu sắc lá, hình dạng quả có sự đa dạng là chỉ tiêu đặc trưng để phân biệt các giống. Đa số mẫu giống có thời gian sinh trưởng từ 130 - 160 ngày; khối lượng quả 0,7 - 5,3 kg; năng suất quả chín đạt 7,7 - 17,7 tấn/ha; thịt quả dày trung bình chiếm ưu thế 15,4

- 36,5 mm, hàm lượng chất khô từ 2,2 - 19,0%, độ Brix từ 3,1 - 12,3%, β- carotene từ 4,3 - 23,6 µg/g, vitamin C 2,1 - 23,4 mg/100g. Xác định được 14 mẫu giống có triển vọng có hàm lượng chất khô cao > 7,0%, năng suất (>15 tấn/ha), trong đó có 2 mẫu giống là Nhum xí (SĐK 8387) và Bí đỏ gáo (SĐK 3630) có hàm lượng chất khô cao nhất (19,0% và 13,3%). Các mẫu giống này là nguồn vật liệu quí để khai thác, sử dụng tạo tổ hợp lai trong chọn giống bí đỏ có hàm lượng chất khô cao.

2) Kết quả phân tích đa dạng di truyền của 132 mẫu giống bí đỏ với 48 chỉ thị SSR đã nhận được hệ số PIC trung bình 0,42; hệ số tương đồng di truyền dao động từ 0,64 đến 0,92. Tại hệ số tương đồng di truyền 0,64 đã phân tách 132 mẫu giống bí đỏ nghiên cứu thành 2 nhóm lớn: nhóm I (gồm 2 mẫu giống) và nhóm II (gồm 130 mẫu giống). Phát hiện được 10 locut cho nhận dạng alen đặc trưng của 10 mẫu giống bí đỏ (SĐK 3826), Bí nậm (SĐK 3639), Làng quả (SĐK 3825), Qua đeng (SĐK 9294), Bí đỏ (SĐK 6552) , Bí tẻ (SĐK 6741), Cặm quạ (SĐK 7560), Qua bạnh (SĐK 15108), Mơ luông (SĐK 15129), Bí tỏ (SĐK 19327). Các locut này sử dụng làm chỉ thị để xác định các giống bí đỏ.

3) Xác định được 01 tổ hợp lai F1 (SĐK 3630 x SĐK 8571) cho khả năng kết hợp và ưu thế lai cao, phù hợp để phát triển quần thể F2 phục vụ lập bản đồ liên kết và xác định các QTL hàm lượng chất khô. Xây dựng được bản đồ liên kết di truyền gồm 69 chỉ thị SSR, trải dài 887,9cM trên 10


nhóm liên kết. Khoảng cách giữa hai chỉ thị gần nhất là 6,4cM, xa nhất là 23,6 cM, với trung bình là 12,5cM.

4) Xác định được 02 QTLs liên kết với tính trạng hàm lượng chất khô là qCK1 và qCK4. Các QTL định vị trên các nhóm liên kết số 1 và số 4 với giá trị có LOD tương ứng là 18,2 và 14,2. Tỷ lệ % quy định kiểu hình (giá trị R2 %) dao động trong khoảng từ 55,7% đến 58,5%. Phát hiện 2 chỉ thị CMTp133 và CMTm236 liên kết gần với QTL hàm lượng chất khô với khoảng cách tương ứng là 3,2cM và 4,7cM.

2. Đề nghị‌

Tiếp tục nghiên cứu để xác định độ ổn định của các QTL liên kết với hàm lượng chất khô cao trong quần thể.

Phát triển và sử dụng những chỉ thị phân tử SSR liên kết gần với QTL chất lượng xơ vào nghiên cứu chọn tạo giống bí đỏ có hàm lượng chất khô cao ở Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN‌‌‌


1. Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Ngọc An, Nguyễn Thị Tâm Phúc, Trần Thị Huệ Hương, Lã Tuấn Nghĩa (2020), “Đánh giá đặc điểm hình thái, nông học nguồn gen bí đỏ thu thập ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 12 (111), tr 25 - 32. ISSN 1859 – 1558.

2. Trần Thị Huệ Hương, Hoàng Thị Huệ, Lê Thị Thu Trang, Đàm Thị Thu Hà, Lã Tuấn Nghĩa (2021), “Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen bí đỏ ở miền Bắc Việt Nam sử dụng chỉ thị SSR”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 1 (112), tr 34 - 40. ISSN 1859 – 1558.

3. Tran Thi Hue Huong, Nguyen Ngoc An, La Tuan Nghĩa, Tran Đang Khanh, Hoang Thi Hue. (2021), “Improving the Dry Matter Content of Pumpkin Lines by Conventional Breeding”, Journal of Scientific and Engineering Research, 8(5)/2021, 75-83, ISSN: 2394-2630.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

TIẾNG VIỆT

1. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXBY học.

2. Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Đình Thiều, Đỗ Thị Thủy, Nguyễn Thị Trang, Tống Văn Hải, Phùng Thị Duyên (2019), “Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và đa dạng di truyền nguồn vật liệu bí xanh bằng chỉ thị phân tử ADN, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 12 (109), tr 149 - 155.

3. Trần Văn Diễn, Tô Cẩm Tú (1995), Di truyền số lượng, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.

4. Nguyễn Văn Dự (2009), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu tuyển chọn bộ giống bí đỏ, Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm.

5. Ngô Thị Hạnh, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nông Thị Huệ, Nguyễn Thị Thủy, Phạm Thị Thu Hằng (2011), Quan hệ di truyền giữa các giống dưa chuột, các dòng tự phối được phân lập và ưu thế lai, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 6/2011, tr 875 - 883.

6. Ngô Thị Hạnh, Trịnh Khắc Quang & Trần Thị Hồng (2015), Kết quả đánh giá một số mẫu giống bí ngồi của Hàn Quốc trong vụ Đông 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2, tr 170-175.

7. Nguyễn Đình Hiền (1995), Phần mềm hệ số chọn lọc, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

8. Phạm Xuân Hội (chủ biên) (2019), “Công nghệ sinh học và triển vọng ứng dụng trong chọn tạo giống lúa ở Việt Nam”, 284-KHTN-2019, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia.

9. Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đình Hiền, Lê Quốc Thanh (2014), Thiết kế, thi công thí nghiệm, xử lý số liệu và phân tích kết quả trong nghiên cứu nông nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật.


10. Hà Minh Loan (2020), Nghiên cứu đa dạng nguồn gen bí đỏ địa phương (cucurbita spp.) phục vụ công tác chọn tạo giống, luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

11. Hà Minh Loan, Trần Danh Sửu, Nguyễn Thị Tâm Phúc (2020), Đánh giá khả năng kháng, nhiễm bệnh của tập đoàn bí đỏ địa phương trên đồng ruộng tại An Khánh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 2 (111), tr 71 - 76.

12. Lê Hùng Lĩnh, Lưu Minh Cúc (2016), “Ứng dụng chỉ thị phân tử tích hợp gen/QTLs trong cải tiến giống lúa”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Tuấn Phong, Lê Khả Tường, Đinh Văn Đạo (2011), “Sản xuất bí đỏ, tiềm năng và thách thức”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 2, tr 46 - 50.

14. Nguyễn Thị Tâm Phúc, Vũ Linh Chi, Đoàn Minh Diệp, Nguyễn Thị Kim Thúy, Nghĩa Lã Tuấn (2017), "Đánh giá ban đầu một số mẫu giống bí đỏ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia, Hà Nội", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 8 (81), tr 31-35.

15. Trần Danh Sửu, Nguyễn Thị Tâm Phúc (2018), "Tình hình nhiễm bệnh của tập đoàn bí đỏ tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội", Tạp Chí KHCN Nông nghiệp Việt Nam, số 3 (88), tr 21 - 26.

16. Lê Thị Thu, Đỗ Xuân Trường (2014), "Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống bí đỏ F1-LTP 868 tại Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 118(04), tr 107-110.

17. Nguyễn Đức Thành (2014), “Các kỹ thuật chỉ thị DNA trong nghiên cứu và chọn lọc thực vật”, Tạp chí Sinh học, 36 (3), tr 265-294. DOI: 10.15625/0866-7160/v36n3.5974.

18. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6427-2: 1998), Rau quả và các sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng axit ascorbic - Phần 2: Phương pháp thông thường.


19. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8972-2:2011), Xác định β-caroten trong thực phẩm bằng sắc ký lỏng.

20. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 10696: 2015), Sản phẩm rau, quả - Xác định chất khô tổng số - Phương pháp xác định hao hụt khối lượng sau khi sấy.

21. Tổng cục Thống kê (2021), Niên giám thống kê 2020” NXB thống kê, Hà Nội.

22. Trung tâm Tài nguyên thực vật (2015), Sổ tay bảo tồn nguồn gen thực vật nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 229-238.

TIẾNG ANH

23. Ahmed B., M. A. T. Masud, M. Zakaria, M. M. Hossain, M. A. K. Mian (2017), "Evaluation of pumpkin for yield and other characters, Bangladesh J. Agril. Res., 42(1), pp 1 - 11.

24. Ahmet Balkaya, Mehtap Özbakir and Onur Karaağaç (2010), “Pattern of variation for seed characteristics in Turkish populations of Cucurbita moschata Duch”, African Journal of Agricultural Research, Vol. 5(10), pp 1068 - 1076.

25. Ales Lebeda, M.P. Widrlechner, J. Staub, H. Ezura, J. Zalapa, and E. Kristkova (2006), “Cucurbits (Cucurbitacea; Cucumis spp., Cucurbita spp., Citrullus spp.)”, Genetic Resources, Chromosome Engineering, and Crop Improvement: Vegetable Crops, Vol 3, pp 271 - 376.

26. Andres, T. C. (2004a), “Diversity in tropical pumpin (Cucurbita moschata): a review of infraspecific classifications”, In Progress in Cucurbit Genetics and Breeding Research, Proceedings of Cucurbitaceae 2004, the 8th EUCARPIA Meeting on Cucurbit Genetics and Breeding, Labeda, A. and Paris, H. S., Eds., Olomouc, Czech Republic: Palacký University in Olomouc, pp 107-112.

27. Andres, T. C. (2004b), “Diversity in tropical pumpin (Cucurbita

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí